Phương hướng

Một phần của tài liệu hoạt động của nhà văn hoá quận tây hồ - thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

Trong những năm qua, hoạt động của Nhà văn hóa ở quận Tây Hồ đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Song so với yêu cầu phát triển của Quận và nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa ngày càng lớn của nhân dân thì rõ ràng hoạt động của Nhà văn hóa còn bộc lộ những bất cập. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ trong thời gian tới thì việc tìm ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hoạt động. Các giải pháp phải được xây dựng trên quan điểm của Đảng về văn hóa và đổi mới quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, tổ chức tốt các hoạt động của Nhà văn hóa trong giai đoạn mới cũng như yêu cầu chung của sự nghiệp phát triển quận Tây Hồ trong giai đoạn hiện nay.

Trước hết, thực hiện những quan điểm, mục tiêu của Đảng về văn hóa và quản lý văn hóa.

Văn kiện Đại hội VIII, Đảng ta đã nêu rõ vai trò của văn hóa “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trong đó, Đại hội nhấn mạnh: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc”. Nghị quyết yêu cầu: “Củng cố, tăng cường mạng lưới văn hóa cơ sở. Quản lý tốt các hoạt động văn hóa. Khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước; tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam”1.

Trong nhiệm kỳ Đại hội VIII, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX ), NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tr. 123. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tr. 123.

5 (khóa VIII), ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết nêu rõ: “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng đại bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người..”1. Nghị quyết đã đưa ra 10 nhiệm vụ cụ thể để thực hiện về văn hóa, trong

đó có nhiệm vụ thứ 10 là: “Củng cố, hoàn thiện thể chế văn hóa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng, theo định hướng XHCN” 2. Nghị quyết đưa ra 4 giải pháp lớn, trong đó có giải pháp thứ 2 là: “Xây dựng ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa, gồm: xây dựng, ban hành luật pháp; xây dựng, ban hành các chính sách (chính sách kinh tế trong văn hóa; chính sách văn hóa trong kinh tế; chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa; chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc; chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hóa; xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho những loại đối tượng xã hội cần được ưu đãi tham gia và hưởng thụ văn hóa; chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế về văn hóa)” 3.

Đại hội IX (2001) của Đảng tiếp tục đặt vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiên đậm đà bản sắc dân tộc, đưa ra quan điểm thúc đẩy xã hội hóa hoạt động văn hóa: “Tăng nhanh mức đầu tư của Nhà nước và của xã hội cho sự nghiệp văn hóa”4. Hướng hoạt động văn hóa về cơ sở, Nghị quyết Đại hội IX xác định: Đẩy

mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; ngăn chặn việc phục hồi các thủ tục, khắc phục tình trạng mê tín đang có xu hướng lan rộng trong

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX ), NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tr. 161. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tr. 161.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX ), NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tr. 172. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tr. 172.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX ), NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tr. 176. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Tr. 176.

Một phần của tài liệu hoạt động của nhà văn hoá quận tây hồ - thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)