Chiến lược nêu mục tiêu cụ thể: “Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2015 và 2020, 90% - 100% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hố và thư viện; 80 - 90% số xã và thị trấn có nhà văn hố; 60 - 70% số làng, bản, ấp có nhà văn hố. Xây dựng một số cơng trình văn hố xứng tầm với thời đại tại Thủ đô Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ban hành các Thông tư quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của hệ thống thiết chế văn hố cơ sở, cụ thể là:
Thiết chế văn hoá cấp tỉnh thực hiện theo Thông tư số 03/2009/TT - BVHTTDL ngày 28/8/2009 của VHTT&DL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hoá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thiết chế Văn hoá - Thể thao cấp huyện thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh; Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hố -Thể thao và Du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Thiết chế Văn hoá -Thể thao cấp xã thực hiện theo Thông tư số 12/2010/TT -BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hố-Thể thao cấp xã.
Thiết chế văn hố - thể thao thơn, làng, ấp, bản thực hiện theo Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 06/8/2011 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hố - Khu thể thao thơn.
Như vậy, với đường lối, chủ trương nhất quán, đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Bộ VHTT&DL về văn hóa trong giai đoạn hiện nay, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các giá trị truyền thống, tạo sự vững chắc trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững của đất
nước. Theo đó, để đảm bảo cho lĩnh vực văn hóa phát triển đúng hướng đã đặt ra cho cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa những yêu cầu mới, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hóa nảy sinh trong hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa với các nước trên tồn thế giới.
Cơng tác xây dựng, phát triển văn hóa và quản lý văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ một mặt xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, mặt khác phải xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo chung về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quận Tây Hồ.
Đại hội Đảng bộ quận Tây Hồ lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã nêu phương hướng tổng quát trong thời gian tới, quận Tây Hồ tiếp tục đổi mới, phát huy nội lực để thực hiện mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục phát triển kinh tế theo cơ cấu Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; quản lý, giữ gìn cảnh quan, nâng cao chất lượng mơi trường, khai thác có hiệu quả hồ Tây và các vùng phụ cận; từng bước xây dựng đồng bộ, hiện đại hạ tầng đơ thị; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; xây dựng quận Tây Hồ trở thành Trung tâm Dịch vụ - Du lịch - Văn hóa của Thủ đơ” 1.
Văn kiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận cũng nhấn mạnh công tác văn hóa thơng tin trong những năm tới như sau:
“Phát triển tồn diện sự nghiệp văn hóa - xã hội; quan tâm giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. Tiếp tục quản lý, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh; tiếp tục đầu tư xây dựng mơ hình phường văn hóa; xây dựng hồn chỉnh hệ thống Nhà văn hóa phường và các nhà sinh hoạt khu dân cư. Tiếp tục phát