Trong những năm qua, hoạt động văn hóa thơng tin trên địa bàn quận Tây Hồ đã đạt được những thành tựu to lớn, khá tồn diện, góp phần tích cực vào cơng cuộc đổi mới của địa phương. Nhà văn hóa đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa- thể thao nhân các sự kiện chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, đạt hiệu quả cao. Diện mạo văn hóa Tây Hồ đã có sự chuyển biến căn bản, bước đầu đã đạt được những kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương nhận thức sâu sắc về vai trị của văn hóa đối với q trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mơi trường văn hóa có những bước chuyển biến quan trọng. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa - sức khỏe, tổ dân phố văn hóa sức khoẻ, khu dân cư văn hóa sức khoẻ, đơn vị văn hóa, phường văn hóa... phát triển rộng rãi, đem lại hiệu quả thiết thực. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều tiến bộ. Nhiều cơng trình, thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa. Phong trào văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển làm cho đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn quận ngày càng được nâng cao. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa thu được những kết quả đáng mừng. Các dự án tu bổ, tơn tạo di tích đã được triển khai thực hiện. Các lễ hội cổ truyền được khôi phục, bảo tồn, khai thác, phát huy.
Hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ đã đạt được những kết quả đáng mừng nhưng cũng khơng ít khó khăn và tồn tại một số vấn đề bất cập cần phải giải quyết:
Trước hết chủ trương chính sách xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn là đúng đắn nhưng việc triển khai chưa phù hợp, thiếu những tiền đề vật chất như kinh phí, cán bộ, cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nhận thức của một số ngành, cá nhân về vai trị của văn hóa đối với sự phát triển xã hội, chưa đầy đủ, còn hạn chế. Trong chỉ đạo, điều hành cụ thể, triển khai thì văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, các chỉ tiêu kế hoạch giao cho văn hóa hàng năm hầu như chỉ là con số chứ chưa phải là pháp lệnh khơng cần mức độ chính xác, thực chất ra sao.
Chế độ đãi ngộ cán bộ làm cơng tác văn hóa ở địa phương cịn thấp. Ở phường, phụ trách cơng tác Văn hóa - Thể thao thường chỉ có một đồng chí, phải kiêm nhiệm cả hoạt động văn hóa, cả hoạt động thể thao, quá nhiều công việc nên dẫn đến không hiệu quả trong công tác quản lý, không bao qt hết được cơng việc. Vì vậy, do tính chất cơng việc cũng như sự phức tạp đã làm cho việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa có lúc, có nơi bị bng lỏng. Cơ chế báo cáo của các cơ sở chưa đầy đủ kịp thời, nên việc quản lý cịn gặp nhiều khó khăn.
Cơ chế phối hợp, chỉ đạo giữa cơ quan văn hóa ở các cấp với các tổ chức chính quyền và đồn thể trong hệ thống chính trị cịn lỏng lẻo, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của trong việc sử dụng quyền lực của Nhà nước để xây dựng và phát triển văn hóa. Có những phường, lãnh đạo cịn xem nhẹ hoạt động văn hóa, dẫn đến trong lãnh đạo, quản lý về văn hóa chưa lường hết được những tiêu cực của cơ chế thị trường, thiếu những biện pháp hữu hiệu trong việc xây và chống để phát huy nhân tố mới, đẩy lùi tiêu cực, chậm cơ chế đổi mới chính sách đối với văn hóa trong thời gian qua.
Một số doanh nghiệp Nhà nước có địa điểm, đã tiến hành liên doanh liên kết, hoặc cho doanh nghiệp tư nhân thuê tổ chức quán Bar, ca nhạc, karaoke đã khoán trắng cho tư nhân dẫn tới vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước về hoạt động văn hóa, an ninh trật tự, phịng chống tệ nạn xã hội.
Công tác quản lý và giáo dục về đạo đức, lối sống trong thanh thiếu niên, học sinh của gia đình, nhà trường và các đồn thể có lúc, có nơi cịn bng lỏng,
thiếu biện pháp đấu tranh kiên quyết. Do vậy một bộ phận thanh thiếu niên đã và đang lao vào con đường ăn chơi lêu lổng, nghiện ngập ma túy... Đây là một biểu hiện không lành mạnh trong tầng lớp trẻ, rất đáng lo ngại, là hồi chuông cảnh báo cho mọi cấp, mọi ngành, mọi gia đình.
Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động trực quan một số phường làm chưa tốt, chưa thường xuyên, kịp thời và sâu rộng, có nơi làm cịn mang tính hình thức, đối phó, chưa tập hợp được sức mạnh của các đoàn thể quần chúng, số lượng cịn ít, nội dung hình thức cịn nghèo nàn, đơn điệu.
Công tác xã hội hóa văn hóa trên địa bàn Quận chưa thực sự đem lại hiệu quả cao, chỉ mang tính hình thức, chưa thật sự đi vào chiều sâu lẫn chiều rộng, chưa khai thác được tiềm lực của nhân dân, của các đơn vị kinh doanh... chưa tạo được sự ủng hộ, đồng thuận trong việc xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, hạn chế trong việc tuyên truyền cho người dân hiểu và tự giác chấp hành các quy định của nhà nước.
Đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở cịn kém về trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm trong tham mưu, tổ chức, triển khai, chỉ đạo phong trào cơ sở nên hiệu quả công việc cịn thấp. Cơng tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chưa được chú trọng nên chưa đáp ứng ngang tầm với u cầu và địi hỏi của cơng tác quản lý xây dựng đời sống văn hóa, quản lý dịch vụ văn hóa hiện nay.
Chính sách đầu tư cho sự nghiệp văn hóa nói chung hiện nay chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa đáp ứng và theo kịp sự phát triển của văn hóa, do đó đã hạn chế khơng ít đến sự nghiệp tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng như thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần rất thích đáng của nhân dân. Chế độ kinh phí dành cho việc triển khai thực hiện phong trào Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa cịn thấp, kinh phí dành cho cơng tác thi đua khen thưởng cịn nhiều hạn chế, khơng đảm bảo và kịp thời.
Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ vẫn cịn một số hạn chế sau:
+ Ý thức chấp hành pháp luật và xây dựng nếp sống văn minh đô thị ở một bộ phận dân cư còn yếu, đặc biệt là việc chấp luật giao thông đường bộ. Vệ sinh
môi trường đã được cải thiện song hiện tượng vứt rác và các loại phế thải cịn xảy ra, trật tự đơ thị tại nhiều tuyến phố chuyển biến chậm, còn nhiều bất cập.
+ Bên cạnh số đông nhân dân, cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy ước cưới, còn một bộ phận nhân dân, cán bộ tổ chức cưới cịn mang nặng hình thức phơ trương, tốn kém. Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại UBND phường chưa được nhân dân thực sự coi trọng, nhiều nơi nhiều lúc cịn mang tính hình thức.
+ Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm còn diễn biến phức tạp, gây tư tưởng lo lắng cho các gia đình có con em trong lứa tuổi thanh thiếu niên, chính từ đây cũng là nguồn gốc phát sinh các loại tội phạm trong xã hội.
* Tiểu kết chương 2
Hoạt động của Nhà văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng một thực tế do nhận thức về vai trị văn hóa cũng chưa cao, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành chưa đồng đều nên hiệu quả vẫn còn thấp, những hạn chế còn tồn tại như: việc thực hiện và triển khai, áp dụng các văn bản pháp luật, như vấn đề cán bộ, việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chức năng trong quản lý các hoạt động văn hóa của các cơ quan chức năng, vấn đề tài chính cho hoạt động các thiết chế văn hóa... đang là những vấn đề cần được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể quan tâm đồng bộ, dứt điểm thực hiện và ưu tiên cho văn hóa.
Hoạt động văn hóa địi hỏi những nội dung, phương pháp, chính sách đồng bộ, ứng dụng linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể của thực tế đang diễn ra trên địa bàn, cơng tác xã hội hóa phải được thực hiện tốt để huy động được sức mạnh tổng hợp của cả xã hội trong việc tự quản cũng như xây dựng văn hóa, làm cho văn hóa của nhân dân, của dân tộc phát triển theo tinh thần tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tất cả vì con người, vì tiến bộ, công bằng xã hội...
Những vấn đề tồn tại của hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém, vì vậy, cần phải tăng cường hơn nữa những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động về lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ trong thời gian tới.
Chương 3