1. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ quận Tây Hồ, Hà Nội, 2010 Tr
3.5. Khuyến nghị
1. Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức cũng như sự ủng hộ của nhân dân trên địa bàn quận.
phạm vi cấp quận tới cấp cơ sở, các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng tuyên truyền, cổ vũ cho các phong trào thi đua yêu nước, tích cực rèn luyện tư tưởng đạo đức, tích lũy tri thức, học tập và lao động phát triển kinh tế, tự thân lập nghiệp tập trung vào mọi tầng lớp dân cư.
Chỉ đạo phát triển phong trào văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao, công tác thông tin cổ động ở cơ sở, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… chú trọng hướng về cơ sở.
Việc thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao là việc làm hết sức thiết thực và có ý nghĩa đối với đời sống của nhân dân, thông qua đó các chương trình nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị trọng tâm đi vào đời sống của nhân dân một cách thiết thực và hiệu quả. Qua đó nhằm phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời tận dụng tốt được nguồn lực từ nhân dân… làm nền tảng phát triển các hoạt động, phong trào xung kích, tình nguyện phòng chống các tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân ở các cấp cơ sở.
Tổ chức các buổi thông tin tuyên truyền lưu động với các chủ đề phòng chống dịch bệnh, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý HIV/AIDS, Người Việt dùng hàng Việt…
3. Đẩy mạnh phong trào xây dựng văn hóa nơi công sở, chú trọng nâng cao chất lượng giao tiếp ứng xử trong cơ quan hành chính, tạo môi trường làm việc văn hóa.
Đưa ra những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức nhất định đối với cán bộ nhân viên trong cơ quan.
4. Tham mưu với cấp uỷ Đảng tăng cường vận động, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Văn hóa - Kinh tế - Chính trị trong giai đoạn mới. Lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên, Đảng viên, Đoàn viên và thanh niên trong cơ quan phải đi đầu trong mọi hoạt động truyên truyền, tiếp đó mới vận dụng, tổ chức tại các cấp cơ sở.
5. Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn và khảo sát về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn
dành cho cán bộ ở các cơ sở trên địa bàn quận.
6. Cùng với việc quan tâm xây dựng Nhà văn hóa cơ sở, điều quan trọng là lãnh đạo địa phương cần chú trọng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các Nhà văn hóa và đào tạo bồi dưỡng cán bộ hoạt động cho Nhà văn hóa, đồng thời có một cơ chế chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ này. Đây là khâu quyết định đến sự tồn tại và hoạt động hiệu quả của Nhà văn hóa, có phong phú và gắn với nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân hay không.
7. Để thu hút các tầng lớp nhân dân, các Nhà văn hóa cơ sở phải tìm ra cách thức hoạt động hấp dẫn lôi cuốn với những hình thức hoạt động phong phú: Biểu diễn văn nghệ, gặp gỡ giao lưu, nói chuyện thời sự, và kể cả lồng ghép những hoạt động sinh hoạt các loại câu lạc bộ người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Thanh niên, rồi các hoạt động sinh vật cảnh...
8. Cán bộ văn hóa cơ sở là những người phải trực tiếp gắn với phong trào, lăn lộn với phong trào, sáng tạo ra các hình thức hoạt động đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân. Để làm được điều này, đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở phải chịu khó tìm tòi, sáng tạo nội dung và hình thức hoạt động, bảo đảm tăng công suất và hiệu quả hoạt động của Nhà văn hóa.
9. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước và địa phương, để có thể xây dựng các thiết chế Nhà văn hóa, đồng thời để hệ thống này tồn tại và hoạt động hiệu quả, cần phải có nguồn kinh phí thông qua việc thực hiện phương thức xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội tài trợ và sự đóng góp của nhân dân. Trong hoạt động của Nhà văn hóa, trước hết phải dựa vào các phong trào quần chúng ở địa phương với những đội văn nghệ, những diễn viên không chuyên xuất sắc.
10. Các địa phương cần quan tâm đổi mới hình thức hoạt động của các Nhà văn hóa và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ của Nhà văn hóa để họ yên tâm công tác, phát huy khả năng sáng tạo và nhiệt huyết trong xây dựng phong trào và qua đó góp phần cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
KẾT LUẬN
Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập, phát triển, Đảng Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc. Hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc để phát huy vai trò của văn hoá vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước về văn hoá, và quản lý văn hoá ở các cấp cơ sở được xem là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước.
Quá trình đô thị hoá, đặc biệt là ở các thành phố đang diễn ra với tốc độ nhanh, đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề quản lý văn hoá. Quản lý văn hoá cấp quận/huyện, đặc biệt ở các thành phố lớn, có vị trí quan trọng trong hệ thống bộ máy quản lý. Hiệu quả của quản lý nhà nước về văn hoá cấp quận/ huyện/ thành phố đang tác động to lớn đến sự phát triển cả về các mặt kinh tế và văn hoá xã hội.
Thực tế của công tác quản lý văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế bởi những yếu tố tác động, cản trở quá trình xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn cũng như quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Có thể nói, đó là những diễn biến tất yếu hai mặt trong công tác quản lý văn hóa tại quận đều là bài học quý, là những kinh nghiệm để soi rọi thực tiễn. Vì vậy, trong công tác quản lý văn hóa của quận, cần được nhận biết đầy đủ và có thái độ nhất quán, có khả năng điều chỉnh hợp lý để hạn chế tối đa những mặt yếu kém, mặt thiếu, nhằm phát triển những thành tựu, làm cho công tác quản lý văn hóa của quận ngày càng có nhiều hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, khát vọng về văn hóa của nhân dân, làm cho văn hóa không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn phải hiện diện từ niềm tin bên trong, thành tình cảm, tâm lý, tập quán, thành hành động, lối sống con người.
Trong quá trình đổi mới, đi lên của đất nước, diện mạo của quận Tây Hồ ngày càng khởi sắc. Đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quận Tây Hồ đang bước
những bước chuyển mình mạnh mẽ, đầy năng động, sáng tạo, mang bẳn sắc văn hóa riêng của vùng đất Tây Hồ. Với vị thế đó, trong tương lai, quận Tây Hồ trở thành Trung tâm Dịch vụ - Du lịch - Văn hoá của Thủ đô. Điều đó đòi hỏi công tác quản lý văn hóa tại quận càng phải có sự nỗ lực không ngừng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân, trong đó ngành văn hóa đóng vai trò trực tiếp, chủ yếu.
Để công tác quản lý văn hóa ở quận Tây Hồ đạt kết quả tốt, cần phải có sự kết hợp giữa yếu tố khoa học và nghệ thuật, giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực phong tục, tập quán, giữa yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, sử dụng một cách nhuần nhuyễn, đồng bộ và hiệu quả các công cụ kinh tế - chính trị - xã hội, các giải pháp quản lý về dự báo xu hướng phát triển văn hóa, phát huy nội lực, sức mạnh của xã hội thông qua xã hội hóa các hoạt động văn hóa để văn hóa phát triển theo đúng định hướng. Các giá trị văn hóa truyền thống phải được phát huy cùng với các giá trị văn hóa hiện đại, hòa quyện, bền chặt, hiện hữu trong mọi hoạt động văn hóa của đời sống nhân dân trên địa bàn qu ận, thể hiện qua cốt cách, trong ứng xử của người dân Thủ đô và các giá trị đó phải trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, góp phần thiết thực xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”.
Sau gần 10 tháng thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học “hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ - thực trạng và giải pháp” chúng em đã được trực tiếp tìm hiểu, đi sâu vào thực tế hoạt động của Nhà văn hóa quận Tây Hồ nói riêng và các Nhà văn hóa trên cả nước nói chung, từ đó nghiên cứu những thành tựu đạt được đồng thời chỉ ra những mặt còn hạn chế và kiến nghị những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho thiết chế văn hóa cơ sở.
Tất cả những vấn đề nêu trên đã được chúng em tổng hợp, đánh giá chi tiết, phân tích trình bày cụ thể trong đề tài nghiên cứu khoa học này. Do còn nhiều bỡ ngỡ và hạn chế chúng em kính mong thầy cô bổ sung, thẳng thắn đóng góp ý kiến để đề tài khoa học của chúng em được hoàn thiện hơn.