Xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới quản lý ngành văn hóa từ quận tới cơ sở

Một phần của tài liệu hoạt động của nhà văn hoá quận tây hồ - thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

1. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ quận Tây Hồ, Hà Nội, 2010 Tr

3.2.2. Xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới quản lý ngành văn hóa từ quận tới cơ sở

hóa từ quận tới cơ sở

Trong nhiều năm qua, công tác quản lý văn hóa ở quận Tây Hồ đã có nhiều cố gắng nỗ lực và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Một trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế trên vì hệ thống mạng lưới quản lý văn hóa từ Phòng Văn hóa - Thông tin quận xuống các phường còn nhiều bất cập, cụ thể: cán bộ làm văn hóa ít so với khối lượng công việc, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị sự nghiệp, đơn vị văn hóa cơ sở với Phòng Văn hóa thông tin quận chưa chặt chẽ, công tác chỉ đạo chưa kịp thời, sát sao, cơ sở vật chất thiếu thốn ... Để công tác quản lý văn hóa ở quận Tây Hồ trong thời gian tới đạt được những hiệu quả tốt hơn thì việc xây dựng, củng cố mạng lưới quản lý văn hóa xuống các phường chiếm vị trí quan trọng, cần phải:

- Chăm lo, xây dựng, củng cố, kiện toàn và đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy làm công tác văn hóa ở quận và phường. Quan tâm đến công tác công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trình độ quản lý, phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành, có chiến lược đào tạo cán bộ nguồn, chú trọng việc phát hiện và đào tạo tài năng văn hóa nghệ thuật trẻ để xây dựng một đội ngũ cán bộ văn hóa có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa. Thực hiện tốt chủ trương công chức hóa, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nhất là cấp cơ sở, có cơ chế đánh giá thực chất công chức và định kỳ sàng lọc cán bộ quản lý, công chức kém.

- Xây dựng kế hoạch triển khai, điều tra khảo sát đến từng khu dân cư về lĩnh vực hoạt động văn hóa thông tin- thể dục thể thao và các thiết chế văn hóa. Xây dựng các quy chế hoạt động văn hóa văn nghệ, lễ hội, việc tang, việc cưới, thẩm định các điều kiện cần thiết trước khi cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ văn hóa. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả: Chương trình phát triển văn hóa xã hội và xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội trên địa bàn quận Tây Hồ, giai đoạn 2010 - 2015; Đề án những giải pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn quận; Đề án những giải pháp nâng cao chất lượng giáo

dục toàn diện trên địa bàn quận; Đề án phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và chi bộ dân cư đối với nhiệm vụ xây dựng Phường văn hóa...

- Xây dựng cơ chế thích hợp để mở rộng các dịch vụ văn hóa và quản lý giám sát chặt chẽ các dịch vụ văn hóa, có kế hoạch cấp đất và xây dựng các thiết chế văn hóa từ thành phố xuống cơ sở.

- Có cơ chế phối hợp chặt chẽ chế độ kiểm tra, nhắc nhở công tác quản lý văn hóa của Phòng Văn hóa Thông tin quận đối với các Ban Văn hóa phường. Các Ban văn hóa phường có chế độ báo cáo, thông tin kịp thời trong hoạt động quản lý văn hóa mang tính thường kỳ cũng như đột xuất, thực hiện công tác sơ kết, tổng kết đều đặn, làm tốt công tác thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tập thể.

- Phối hợp tốt hơn nữa với phòng Nội Vụ và UBND các phường , tổ chức bố trí, sắp sếp đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở có đủ khả năng tâm huyết với sự nghiệp văn hóa mà trước hết là đồng chí trưởng ban văn hóa và chuyên trách văn hóa phường.

- Tăng cường đầu tư tài chính, tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa. Trong đó, đội ngũ làm công tác thông tin tuyên truyền mà trực tiếp là đội thông tin lưu động cần được trang thiết bị đồng bộ như: xe thông tin lưu động, âm thanh, ánh sáng, loa đài, máy ảnh, máy quay camera hiện đại, máy chiếu...phù hợp với thời đại khoa học, công nghệ phát triển. Cần quan tâm và có cơ chế đãi ngộ đối với các thành viên tham gia đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa quận như trang bị một số phương tiện cần thiết cho đoàn đi kiểm tra, dành một số kinh phí dưỡng hợp lý cho lực lượng kiểm tra liên ngành văn hóa làm việc ngoài giờ, xâm nhập thực tế...

Thực hiện xây dựng các thiết chế văn hóa từ quận đến cơ sở như: Nhà văn hoá phường, Nhà văn hóa (nhà sinh hoạt) khu dân cư, thư viện quận, thư viện phường, tủ sách pháp luật, các thiết chế văn hóa từ quận đến cơ sở.

Một phần của tài liệu hoạt động của nhà văn hoá quận tây hồ - thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w