Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào ngày 6 tháng 5 năm 1951 theoSắc lệnh số 15/SL tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tháng 2/1951 là một bướcngoặt
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
Trang 2NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Báo cáo tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng
em, được hình thành và phát triển trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực hành thực tế Báo cáo được thực hiện với sự hướng dẫn của các cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đống
Đa Mọi số liệu được sử dụng trong Báo cáo là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Quán Thị Hồng Linh
Trang 4CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT THỰC TẬPNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa xác nhận:
Sinh viên: Quán Thị Hồng Linh
Ngày sinh: 09/09/1991
Mã sinh viên: 12A4010448
Trường: Học Viện Ngân Hàng
Lớp: NHD – K12 Khóa học: 2009 – 2013
Khoa: Ngân Hàng Chuyên ngành: Quản lý Tín dụng
Hệ: Đại học chính quy
Thời gian thực tập: Từ ngày 28/02/2013 đến ngày 28/05/2013
Đề tài báo cáo tốt nghiệp: "Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa – Thực trạng và Giải pháp"
1 Về tinh thần, thái độ, ý thức kỷ luật
2 Về công việc được giao
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Xác nhận của đơn vị thực tập
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG .3 1.1 Những nét khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng 3
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 3
1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 4
1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng 5
1.1.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng 6
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng 9
1.2.1 Nhân tố khách quan 9
1.2.2 Nhân tố chủ quan 11
1.3 Hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 13
1.3.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Mỹ 13
1.3.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc 14
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐNG ĐA 17
2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa 17
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa.17 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa .18 2.1.3 Tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa 20
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa 26
Trang 62.2.1 Danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT
Đống Đa 26
2.2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa 30
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa 32
2.3.1 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng 32
2.3.2 Cơ cấu cho vay tiêu dùng 34
2.4 Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Đống Đa 38
2.4.1 Những kết quả đạt được 38
2.4.3 Một số nguyên nhân 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA 42
3.1 Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa trong những năm tới 42
3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 43
3.2.1 Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ – cơ chế cho vay tiêu dùng 43
3.2.2 Xây dựng, hoàn thiện và phát triển sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng 44
3.2.3 Phát triển hoạt động Marketing ngân hàng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng 44
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 45
3.2.5 Hiện đại hóa cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng 46
3.2.6 Giảm thiểu rủi ro 46
3.3 Một số kiến nghị 47
3.3.1 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành 47
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 48
3.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 49
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 20 Bảng 2.2: Tỷ trọng tiền gửi dân cư trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh
giai đoạn 2010 – 2012 21 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012 23 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 201225 Bảng 2.5: Dư nợ CVTD của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 32 Bảng 2.6: Số lượng khách hàng vay tiêu dùng của Chi nhánh giai đoạn
2010 – 2012 33 Bảng 2.7: Tình hình CVTD theo mục đích vay của Chi nhánh giai đoạn
2010 – 2012 34 Bảng 2.8: Cơ cấu CVTD theo mục đích vay vốn của Chi nhánh giai
đoạn 2010 – 2012 35 Bảng 2.9: Tình hình CVTD theo thời hạn vay của Chi nhánh giai đoạn
2010 – 2012 36 Bảng 2.10: Cơ cấu CVTD theo thời hạn vay của Chi nhánh giai đoạn
2010 – 2012 37 Bảng 2.11: Tình hình các nhóm nợ CVTD của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 37
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào ngày 6 tháng 5 năm 1951 theoSắc lệnh số 15/SL tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) là một bướcngoặt lịch sử đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.Trải qua 62 năm, Ngân hàng đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam, hệ thốngngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, nhu cầu cho tiêu dùng ngàycàng tăng cao nhưng bị giới hạn bởi khả năng thanh toán dẫn tới sự ra đời của tíndụng tiêu dùng Phát triển tín dụng tiêu dùng không chỉ đáp ứng nhu cầu của ngườichi tiêu mà còn giúp cho ngân hàng phân tán rủi ro và tạo lợi nhuận không nhỏ Đây
là một trong những hình thức tín dụng đã phát triển từ lâu trên thế giới nhưng chỉmới nở rộ ở Việt Nam trong thời gian gần đây
Là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tếViệt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam luôn xácđịnh cho mình những mục tiêu và định hướng phát triển mạnh mẽ, đúng đắn Trongnhững năm qua Ngân hàng đã rất chú trọng tới hoạt động tín dụng nói chung, hoạtđộng CVTD nói riêng và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động kinh doanhcủa mình để đáp ứng tối đa yêu cầu của thị trường
Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng cùng với thờigian tìm hiểu, thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Đống Đa và quá trình nghiên cứu lý luận ở trường, em đã chọn đề tài: “Hoạtđộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Đống Đa – Thực trạng và Giải pháp” làm báo cáo thực tập
2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu những lý luận cơ bản về CVTD, đồng thời đánh giá tổng quát và
có hệ thống về thực trạng CVTD tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
Trang 9Trên cơ sở phân tích kĩ càng những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động CVTDcủa Chi nhánh, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển đa dạng, phongphú và hiệu quả hơn sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng
Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
- Thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: Tiếp cận hệ thống,thu thập – điều tra – thống kê – so sánh – phân tích – tổng hợp số liệu, duy vật biệnbiện chứng và duy vật lịch sử
5 Kết cấu báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa
Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1 Những nét khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Đời sống con người nâng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, cùng vớiđặc điểm là ngành dịch vụ đòi hỏi ngân hàng phải liên tục hoàn thiện và phát triểncác sản phẩm của mình đặc biệt là hoạt động tín dụng bởi đó là sản phẩm sinh lờichủ yếu, chiếm tỷ trọng cao nhất mà ngân hàng luôn quan tâm và chú trọng Trong
đó, CVTD là hoạt động đang có những bước tiến mạnh mẽ và được chú trọng trongthời gian gần đây
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về CVTD, nhưng khái niệm đầy đủ nhấtđược các NHTM sử dụng là: “CVTD là một hình thức qua đó ngân hàng chuyển chokhách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị trong một khoảng thời gian nhất định,với những thỏa thuận mà hai bên đã kí kết nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụngnhững hàng hóa và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ cóthể hưởng một cuộc sống tốt hơn khi chưa có khả năng thanh toán ở hiện tại.”
Tại Việt Nam, hoạt động CVTD mới bắt đầu khoảng 20 năm về trước, khi đómới chỉ tập trung vào cho vay trả góp, các sản phẩm cung ứng còn rất đơn điệu, đốitượng khách hàng chỉ dừng lại ở một số ít khách hàng cá nhân và chưa được coi làhoạt động kinh doanh chủ đạo của ngân hàng Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đến nay,khi mà một số văn bản pháp luật hướng dẫn ra đời, Nhà nước đã đưa ra một hànhlang pháp lý rõ ràng thì các NHTM không còn lúng túng trong việc áp dụng hìnhthức cấp tín dụng này, họ đã chủ động hơn trong việc thiết kế và đưa ra các sảnphẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, hoạt động CVTD của các NHTM đã cónhững bước tiến rõ ràng và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
Trang 111.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
1.1.2.1 CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ
Bản chất của CVTD là ứng trước các khoản tiền nhằm đáp ứng nhu cầu chitiêu của khách hàng khi họ chưa tích lũy đủ tiền nên khi nền kinh tế tăng trưởngmạnh, khách hàng sẽ mạnh dạn hơn trong chi tiêu bởi căn cứ vào tình hình pháttriển của nền kinh tế, họ tin trưởng vào khả năng trả nợ của mình Ngược lại, khinền kinh tế suy thoái, vì cuộc sống khó khăn nên người dân sẽ thắt chặt chi tiêukhiến nhu cầu vay tiêu dùng giảm sút
1.1.2.2 Quy mô tín dụng thường nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn
Đặc điểm này xuất phát từ đối tượng của CVTD là các cá nhân và hộ gia đìnhvới mục đích tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng nên quy mô giá trị từng khoản vaythường nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn
1.1.2.3 Chất lượng thông tin tài chính của khách hàng vay không cao
Các thông tin làm cơ sở cho phân tích thường do chính khách hàng cung cấp,việc xác nhận các thông tin này thường khó khăn Hơn nữa, khả năng trả nợ củakhách hàng được đánh giá chủ yếu qua thu nhập và tài sản hiện có của họ song ởnước ta việc sử dụng tài khoản cá nhân là chưa phổ biến, chế độ kê khai tài sản vàthu nhập còn chưa được thực hiện nghiêm túc do họ thường che dấu các thông tin
về mình
1.1.2.4 Chi phí CVTD là khá cao
Do thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng thường không đầy đủ,khó thu thập nên ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho công tác thẩm định và xétduyệt cho vay Hơn nữa, dù giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn nên ngânhàng phải dành chi phí đáng kể cho việc quản lý hồ sơ khách hàng Vì vậy, chi phítính trên một đơn vị tiền tệ trong CVTD thường cao hơn so với các loại tín dụngkhác trong ngân hàng
Trang 121.1.2.5 Lãi suất CVTD thường cao
Chi phí CVTD là khá cao, đồng thời rủi ro của khoản vay tiêu dùng lớn do nguồntrả nợ không ổn định, phụ thuộc vào thu nhập của người vay và sức khỏe của họ nên lãisuất CVTD thường cao và cao hơn so với lãi suất cho vay các lĩnh vực khác
1.1.2.6 Nguồn trả nợ không ổn định, phụ thuộc nhiều yếu tố
Thu nhập từ lương là nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng Mức thu nhập và
sự ổn định của thu nhập phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng, kinh nghiệmcủa bản thân khách khàng bên cạnh các yếu tố như bối cảnh kinh tế và điều kiện,chính sách nhân sự của công ty nơi khách hàng làm việc nên nguồn trả nợ của người
đi vay có thể có biến động lớn
1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.1.3.1 Đối với người tiêu dùng
Mong muốn của con người là vô hạn, cuộc sống không chỉ dừng lại ở sự đầy
đủ về vật chất mà còn có những ước muốn về tinh thần Tuy nhiên khả năng tàichính của mỗi người là có hạn, để đáp ứng được hoàn hảo các nhu cầu này, bản thân
họ cần có một khoảng thời gian dài tích lũy đủ số tiền đủ để thanh toán CVTD rađời đã giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu cần được đáp ứng và khả năng hạnhẹp về tài chính Nhờ đó, người tiêu dùng có thể thỏa mãn mong muốn của mình,đặc biệt trong các tình huống cấp bách liên quan đến sức khỏe người thân haychuyện học hành của con cháu, trước khi có đủ tiền chi trả, cuộc sống được cảithiện, tinh thần thoải mái khiến họ có thái độ lạc quan, tích cực hơn trong công việc,cuộc sống
1.1.3.2 Đối với ngân hàng
CVTD là một trong những sản phẩm tín dụng quan trọng của ngân hàng Pháttriển tín dụng là yêu cầu khách quan để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng caokhả năng cạnh tranh của ngân hàng Trước tiên, CVTD tạo điều kiện đa dạng hóahoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng Sau đó,hoạt động này giúp ngân hàng thiết lập và mở rộng mối quan hệ với khách hàng bởi
Trang 13được sự ứng trước về vốn, họ có thể đạt được mong muốn trước khi có đủ tiềnthanh toán từ đó sẽ tin tưởng và muốn dùng các sản phẩm khác của ngân hàng hơn,việc này giúp cho ngân hàng có thể làm việc hiệu quả và nhanh chóng mở rộng hoạtđộng kinh doanh Bên cạnh đó, vì là sản phẩm tín dụng nên CVTD sẽ giúp ngânhàng tăng được lợi nhuận tiềm năng, nhanh chóng nâng cao được hình ảnh và uy tíncủa mình trên thị trường từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế
Nền kinh tế phát triển hay không phát triển được thể hiện rõ qua điều kiệnsống của người dân Mức cầu về số lượng và mức độ của các nhu cầu có khả năngthanh toán cho thấy sự sung túc của nền kinh tế Với sản phẩm CVTD, các ngânhàng sẽ làm tăng đáng kể những nhu cầu có khả năng thanh toán, góp phần cải thiệnđời sống vật chất, tinh thần của người dân, hạn chế các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tạonên sự phát triển về chính trị – xã hội
Khi thị trường hàng hóa được kích thích sôi động hơn, các doanh nghiệp sảnxuất sẽ tìm cách nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nguồn lực sảnxuất của quốc gia được cải thiện tạo sức hút đầu tư vốn từ nước ngoài Từ đó, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập người dân, giải quyết tốt cácvấn đề phúc lợi xã hội
1.1.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng
1.1.4.1 Căn cứ vào mục đích vay
Trang 14Là sản phẩm cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc, cho vay và thu
nợ từ khách hàng Các hình thức của CVTD trực tiếp là: cho vay trả theo định kỳ,thẻ tín dụng và thấu chi
Theo hình thức CVTD trực tiếp, ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồngvay vốn Đồng thời, khách hàng sẽ ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán trướcmột phần tiền mua hàng cho công ty bán lẻ Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ thanh toánhết phần tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ Công ty bán lẻ giao tài sản cho ngườitiêu dùng và sau đó, người tiêu dùng sẽ trả góp số tiền vay cho ngân hàng
CVTD trực tiếp có nhiều ưu điểm:
-Linh hoạt: Ngân hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tạo điều kiện
để hai bên dễ dàng đàm phán các thỏa thuận thỏa mãn tốt nhất lợi ích hai bên
-Cán bộ tín dụng có cơ hội phát huy tối đa năng lực qua quá trình thẩm địnhkhách hàng Các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượngcao hơn so với trường hợp chúng được quyết định bởi các công ty bán lẻ
-Thiết lập, củng cố mối quan hệ với khách hàng giúp ngân hàng quảng báhình ảnh, gây dựng uy tín trong lòng khách hàng đồng thời tạo điều kiện bán chéosản phẩm, khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm khác của ngân hàng
Tuy nhiên, CVTD cũng còn một vài điểm hạn chế như:
Trang 15-Chi phí tốn kém do ngân hàng chịu trách nhiệm tất cả các khâu của quytrình tín dụng.
-Khó khăn trong việc tăng doanh số vay vì số lượng khách hàng lớn mà sốlượng cán bộ tín dụng có hạn không đủ khả năng để gặp gỡ trực tiếp từng khách hàng
b CVTD gián tiếp
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua lại các khoản nợ phát sinh docông ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa cho người tiêu dùng Các phương thức củaCVTD gián tiếp là: tài trợ truy đòi toàn bộ, tài trợ truy đòi hạn chế, tài trợ miễn truyđòi, tài trợ có mua lại
Trong trường hợp này, ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán
nợ Đồng thời công ty bán lẻ và khách hàng ký kết hợp đồng mua bán chịu, ngườitiêu dùng thường phải trả trước một phần giá trị tài sản Trên cơ sở các điều kiện đó,công ty bán lẻ sẽ giao tài sản cho người tiêu dùng và bán bộ chứng từ hàng hóa chongân hàng Ngân hàng dựa vào bộ chứng từ đó thanh toán tiền hàng cho công ty bán
lẻ Cuối cùng, người tiêu dùng thanh toán tiền hàng trả góp cho ngân hàng
Ưu điểm của CVTD gián tiếp là:
- Dễ tăng doanh số do ngân hàng chỉ cần mua lại các khoản nợ từ công ty bán lẻ
- Tiết giảm chi phí trong cho vay
- Mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác
Hạn chế của CVTD gián tiếp là:
- Ngân hàng không được tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng
- Kiểm soát người tiêu dùng chỉ được thực hiện qua công ty bán lẻ
Trang 16dụng cho các khoản vay có giá trị lớn, nguồn trả nợ là thu nhập ổn định theo kỳ hạncủa khách hàng.
b CVTD phi trả góp
Là hình thức CVTD mà tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàngchỉ một lần khi đến hạn thường thì các khoản CVTD phi trả góp được cấp cho cáckhoản vay có giá trị nhỏ và thời hạn vay không dài
c CVTD tuần hoàn
Là các khoản CVTD trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tíndụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Trongthời hạn được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm đượctừng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện vay và trả nợ nhiều kỳ mộtcách tuần hoàn theo một HMTD
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng
tự và hoạt động kinh tế xã hội nói chung không thông suốt và hiệu quả
b Môi trường kinh tế
CVTD là hoạt động có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế Doanh số CVTDtăng lên khi nền kinh tế phát triển, khi người dân cảm thấy an tâm về tương lai cũngnhư nhìn thấy được những nguồn thu đem lại khả năng chi trả cho những nhu cầu
Trang 17của mình trong hiện tại Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, phát triển không ổnđịnh hoạt tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng sẽ hạn chế hoạt động CVTD.
Sự tác động của môi trường kinh tế đến hoạt động CVTD được thể hiện quacác chỉ số:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, việc huy độngvốn cũng như sử dụng vốn của các NHTM dễ dàng hơn tạo điều kiện cho hoạt độngCVTD có môi trường thuận lợi để phát triển
- Lạm phát: Lạm phát tăng cao khiến cho sức mua của đồng tiền giảm mạnh,thu nhập thực tế của người dân giảm khiến họ phải cắt giảm trong chi tiêu, các ngânhàng cũng không còn dễ dàng trong việc cho vay nữa nên hoạt động CVTD sẽ giảm
- Lãi suất: Lãi suất thường có tác động không nhỏ đến tâm lý của người đi
vay Khi lãi suất CVTD cao, người dân sẽ đắn đo hơn trong việc ra quyết định vayhay không
c Môi trường chính trị - xã hội
- Chính trị: Đối với mọi quốc gia, chính trị ổn định là cơ sở quan trọng nhất đểphát triển kinh tế và duy trì sự phồn thịnh của xã hội Sự bất ổn của chính trị sẽ dẫnđến hậu quả xấu cho bộ mặt của đất nước Người dân sẽ không an tâm, mất niềm tinvào cuộc sống, không còn thích thú với việc mua sắm cải thiện cuộc sống Do đó,ảnh hưởng nhiều đến hoạt động CVTD của ngân hàng
- Xã hội: Có rất nhiều yếu tố thuộc môi trường xã hội ảnh hưởng đến hoạtđộng CVTD của ngân hàng như: Thói quen, tập quán sinh hoạt, trình độ dân trí, tâm
lý người dân, trật tự xã hội hay xu hướng gia tăng dân số thành thị
1.2.1.2 Môi trường vi mô
a Đối thủ cạnh tranh
Ngày càng nhiều các ngân hàng, tổ chức tài chính, quỹ tín dụng, được thànhlập Đây đều là các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng Để đạt được mục tiêu tăngtrưởng và lợi nhuận, các đối thủ cạnh tranh không ngừng đa dạng hóa hoạt độngkinh doanh, đưa ra sản phẩm cho vay tiêu dùng mới thu hút người dân hơn Vì vậy,
Trang 18nếu không chủ động trong việc cải tiến phương thức kinh doanh, nâng cao chấtlượng sản phẩm dịch vụ thì ngân hàng sẽ không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
b Khách hàng
Khách hàng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với mọi tổ chức kinhdoanh trong đó có ngân hàng Trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, có nhiều yếu tốthuộc về phía khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng của một khoản CVTD, cụ thể:
- Nhu cầu: Được hình thành dựa trên nhu cầu của khách hàng Có chiến lượcnghiên cứu, nắm bắt được thị trường sẽ giúp các ngân hàng biết được chính xácngười tiêu dùng đang cần gì từ đó xây dựng và đưa ra các sản phẩm CVTD phù hợp
và thu hút được nhiều khách hàng
- Phẩm chất đạo đức: Đây là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, đòihỏi cán bộ tín dụng phải hết sức chú ý khi thẩm định khách hàng, phải đảm bảo rằngkhách hàng vay vốn ý thức rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả đầy đủ đầy đủ và đúnghạn khoản nợ
- Thu nhập: Một khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh sẽ đảm bảo antoàn cho ngân hàng bởi đó là một khoản vay có hiệu quả, có khả năng thu hồi nợ cao
- TSĐB: Là cơ sở để phòng ngừa rủi ro tín dụng bên cạnh nguồn thu chính từthu nhập của khách khàng trong trường hợp khách hàng không đủ khả năng hoặckhông có thiện chí trả nợ
1.2.2 Nhân tố chủ quan
1.2.2.1 Định hướng phát triển của ngân hàng
Đây là điều kiện tiên quyết để hoạt động CVTD phát triển Nếu ngân hàng quantâm và coi tín dụng tiêu dùng là thế mạnh của mình thì sẽ xây dựng chính sách,đường lối cụ thể cho việc phát triển sản phẩm này Ngược lại, nếu ngân hàng không
đề cao thì dù nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có lớn tới đâu cũng sẽ khôngđược ngân hàng quan tâm, do đó hoạt động CVTD sẽ không có cơ hội phát triển
1.2.2.2 Chính sách tín dụng của ngân hàng
Trang 19Chính sách tín dụng sẽ giúp cho các nhà quản lý và cán bộ tín dụng ngân hàngnhững hướng đi cụ thể và khung tham chiếu rõ ràng trong việc xem xét nhu cầu vayvốn của khách hàng từ đó đưa ra quyết định tín dụng Do tính chất đặc thù củangành dịch vụ, sản phẩm rất dễ “bị sao chép” nên các ngân hàng không thể cạnhtranh với nhau bởi danh mục sản phẩm dịch vụ Do đó, một chính sách tín dụngđúng đắn, hợp lý, thông thoáng, linh hoạt và hiệu quả sẽ tạo ra những khoản vay antoàn và thu hút khách hàng, tạo ra sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh.
1.2.2.3 Quy mô hoạt động và mạng lưới chi nhánh
Chi nhánh được coi là kênh phân phối truyền thống của các NHTM, thông quaviệc xây dựng các trụ sở và hệ thống cơ sở vật chất tại những địa điểm nhất địnhtrên địa bàn các tỉnh thành phố Một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắpluôn sẵn sàng cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng sẽ có khả năng bán đượcnhiều sản phẩm hơn, chiếm lĩnh thị trường
Bên cạnh đó, vì mục tiêu của hoạt động CVTD là khách hàng cá nhân và hộgia đình nên có mạng lưới chi nhánh rộng lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiếpxúc được với mọi tầng lớp dân cư, ở mọi vùng lãnh thổ, khách hàng cũng sẽ đượctiếp cận với các sản phẩm của ngân hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn
1.2.2.4 Nguồn lực về vốn – con người
a Nguồn lực về vốn
Các khoản CVTD tuy có quy mô nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn Do
đó, muốn đẩy mạnh CVTD, ngân hàng cần tập trung một tỷ lệ nguồn vốn đáng kểvào khoản mục tài sản này Nếu ngân hàng không tạo ra được thế mạnh về vốn, cảvốn tự có và vốn huy động thì sẽ khó đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và cạnhtranh trên thị trường, cũng như nhu cầu vốn cho tín dụng tiêu dùng
b Nguồn lực về con người
Đối với mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, yếu tố con người luôn đượccoi là một trong những yếu tố chiến lược Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khôngphải chỉ ở lãi suất, các chương trình khuyến mãi hay quy mô vốn lớn mà còn ở
Trang 20phong cách phục vụ khách hàng của các cán bộ nhân viên ngân hàng đặc biệt là cáccán bộ tín dụng
Trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, chất lượng cán bộ tín dụng bao hàm cácyếu tố như trình độ, kinh nghiệm và đạo đức Việc phát hiện ra những biểu hiện bấtthường trong phẩm chất đạo đức, tính cách là những việc mà không một máy móc,chương trình tự động nào có thể làm được bởi đó là sự nhạy bén, là kinh nghiệmđược tích lũy trong khoảng thời gian không nhỏ của mỗi người Đồng thời, đạo đứccủa nhân viên tín dụng là yêu cầu quan trọng để ngân hàng có thể tránh được nhữngrủi ro và tổn thất về cả vật chất và uy tín
Một cán bộ tín dụng năng động, luôn chan hòa với mọi người, có trình độchuyên môn nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp tốt, nhiệt tình và luôn có trách nhiệmtrong công việc cộng thêm đạo đức nghề nghiệp chắc chắn sẽ tạo cho khách hàng sựtin tưởng trong giao dịch và lưu lại trong lòng họ ấn tượng tốt đẹp, qua đó quảng báđược hình ảnh của ngân hàng
1.2.2.5 Công nghệ
Công nghệ hiện đại là cơ sở quan trọng để các ngân hàng triển khai dịch vụngân hàng bán lẻ CVTD có số lượng khoản vay lớn nên rất khó để có thể quản lýthủ công, thay vào đó các ngân hàng sử dụng các phần mềm ngân hàng nhằm đơngiản hóa quá trình làm việc, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian Bên cạnh đó, nhờ
có công nghệ hiện đại, ngân hàng có thể xây dựng được những kênh phân phối antoàn, đa dạng và hiệu quả đến khách hàng là cá nhân
1.3 Hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM một số quốc gia trên thế giới
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Mỹ
Tại Mỹ, hoạt động CVTD rất được chú trọng phát triển, chiếm tỷ trọng lớntrong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Các ngân hàng tập trung một tỷ lệ vốnkhá lớn vào CVTD, đặc biệt là cho vay bất động sản, cho vay theo thẻ tín dụng vàcho vay qua hệ thống điện tử
Trang 21Khoa học tiên tiến và công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới được các ngân hàng
Mỹ sử dụng linh hoạt qua hệ thống máy tính kết nối mạng để tự động xét duyệt cácyêu cầu xin vay nhằm giảm bớt thời gian cho cả hai phía ngân hàng và khách hàng.Việc xét duyệt các khoản vay được dựa trên các tiêu chí về mức thu nhập, số dư tàikhoản, sự ổn định về công việc và nhà ở và hệ số đáo nợ Trên cơ sở đó, khách hàng
sẽ được xếp hạng tín dụng thông qua một hệ thống tín điểm với nhiều tiêu thức vàmức điểm khác nhau
Cuối năm 2002, thị trường nhà đất diễn ra vô cùng sôi động, thu nhập cá nhântăng và các khoản tín dụng dồi dào Người dân đổ xô đi mua nhà Người cho vaythoải mái hơn trong việc cho vay bởi với tình hình giá nhà liên tục tăng cao, rủi ro
vỡ nợ là rất nhỏ Các ngân hàng và các TCTD với suy nghĩ đó đã bất chấp rủi rocho vay cả những hợp đồng nhà ở dưới chuẩn Nó tạo nên trên thị trường nhữngbong bóng nhà đất khổng lồ và đến đầu năm 2006, bong bóng bắt đầu vỡ khi thịtrường nhà đất có những dấu hiệu suy giảm, cùng với việc FED đảo ngược chínhsách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt, lãi suất tín dụng tăng cao, người đi vay dướichuẩn không còn đủ khả năng thanh toán kéo theo sự vỡ nợ lan rộng trên toàn thịtrường Bên cạnh sự sụp đổ của Lehman Brothers hay BNP, một loạt các ngân hànglớn của Mỹ như Citigroup, BOFA, Morgan Stanley bị thua lỗ nặng nề Nền kinh tế
Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói riêng rơi vào khủng hoảng nặng nề
Mỹ được biết đến là một siêu cường quốc kinh tế nhưng chỉ với một suy nghĩ
và quyết định sai lầm đã dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng Hoạt độngcho vay dưới chuẩn của Mỹ trở thành bài học cho hoạt động CVTD không chỉ ởViệt Nam mà còn trên toàn thế giới
1.3.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc
Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc kinh tế mới không chỉ ở Châu
Á mà trên toàn thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế giữ vị trí số một liên tục trongnhiều năm Kinh tế phát triển cùng với dân số đông nhất nhì thế giới là cái nôi lớncho sự phát triển hoạt động CVTD
Trang 22Các NHTM Trung Quốc đã liên tục hoàn thiện, phát triển và đổi mới hoạtđộng CVTD của mình như kéo dài thời hạn cho vay có thế chấp lên tới 30 năm, giátrị khoản vay được nâng lên tới 80% giá trị TSĐB, đơn giản hóa các thủ tục cho vayđồng thời giảm số lần mà người tiêu dùng phải đến giao dịch với ngân hàng Cácngân hàng cũng đưa ra những sản phẩm của riêng mình thu hút tối đa khách hàng vềphía mình.
Một trong những ví dụ điển hình là ngân hàng Phát triển Thượng Hải – PhúĐông, Ngân hàng này đã phối hợp với các công ty du lịch lữ hành để đưa ra cáckhoản cho vay du lịch, đặc biệt dành cho các cặp vợ chồng trẻ mới cưới có cơ hội đi
du lịch tận hưởng tuần trăng mật thông qua khoản vay ngân hàng Ngoài ra, ngânhàng còn kéo dài các khoản cho vay dành cho đào tạo Đại học và thành lập một quỹđặc biệt dành riêng cho các bận cha mẹ vay vốn để trang trải học phí cho con cáimình Đồng thời, ngân hàng luôn chú trọng vào công tác marketing quảng bá vànâng cao hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng Hoạt động CVTD đã dầnphát triển mạnh mẽ hơn
Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi được xu thế chung khi hoạt động cho vayphát triển quá nóng và đặc biệt là cho vay qúa mức đối với khu vực bất động sản, longại về bong bóng xảy ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải tăng tỷ lệ dự trữbắt buộc đồng thời kiểm soát hoạt động cho vay của các NHTM nhờ đó, bong bóngbất động sản đã không xảy ra ở Trung Quốc
Thách thức lớn nhất hiện nay đối với các NHTM Trung Quốc là sự cạnh tranhgay gắt đến từ các ngân hàng nước ngoài trong cùng lĩnh vực CVTD Với kinhnghiệm, năng lực tài chính và sự hiện đại hơn hẳn các NHTM Trung Quốc, họ có
ưu thế vượt trội trong lĩnh vực CVTD Đây không chỉ là bài toán lớn dành cho cácNHTM Trung Quốc mà còn cho các NHTM ở các quốc gia đang phát triển, trong
đó có Việt Nam
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam
Trang 23Theo quy luật phát triển tất yếu của thời đại, CVTD sẽ dần được chú trọngphát triển mạnh mẽ hơn ở Việt Nam, đồng nghĩa với việc các NHTM sẽ gặp phảinhững vấn đề tương tự các nước khác Từ kinh nghiệm của các NHTM ở nhữngquốc gia khác như Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam cần rút ra cho mình bài học nhằmđảm bảo hoạt động CVTD phát triển một cách mạnh mẽ, an toàn, xứng đáng vớitiềm năng thị trường trong nước, cụ thể:
- Nới lỏng chính sách tín dụng, đơn giản hóa các quy định, cắt giảm các thủtục rườm rà, giảm số lần khách hàng phải đến ngân hàng giao dịch để người dân cóthể dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn vốn
- Phát triển hoạt động CVTD phải đi đôi với quy trình giám sát và quản lý rủi
ro tín dụng Từ bài học của Mỹ, nền kinh tế dù có phát triển vẫn tiềm ẩn những rủi
ro đặc biệt là với hoạt động cho vay Các NHTM cần tuân thủ các chuẩn mực vềquản trị rủi do, không vì chạy đua theo lợi nhuận trước mắt mà đẩy ngân hàng mìnhvào tình huống nguy hiểm
- Tăng cường hoạt động Marketing, giúp khách hàng biết đến và sử dụng sảnphẩm CVTD như một giải pháp tối ưu cho các nhu cầu tiêu dùng của họ và thông qua
đó, ngân hàng có thể quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình trong lòng khách hàng từ
đó nâng cao khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài ở trong nước
- Phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ CVTD Nhu cầu con người là
vô tận và đa dạng vô cùng, nắm bắt và đi trước xu thế của thị trường sẽ giúp cácNHTM trong nước đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng, phát triển mạnh
mẽ hơn các ngân hàng nước ngoài trong nước
Tổng kết: Chương 1 đã làm rõ vấn đề lý luận về hoạt động CVTD, trình bày
một số kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới về hoạt động CVTD, từ đó rút
ra những bài học cho các NHTM Việt Nam Những vấn đề trên tạo cơ sở lý luậncho việc phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động CVTD của Chi nhánhNHNo&PTNT Đống Đa giai đoạn 2010 – 2012 trong chương 2
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐNG ĐA
2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng ViệtNam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tếViệt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Đống Đa là chi nhánh cấp 2 của Chi nhánhNHNo&PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế trên địa bàn Quận Đống Đa và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của Chinhánh NHNo&PTNT Hà Nội, có trụ sở chính đặt tại số 154 Tôn Đức Thắng – QuậnĐống Đa – Hà Nội
Trong khuôn khổ thực hiện nghị quyết 15/NQ-TW của bộ tài chính về phươnghướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 – 2010: “Phát triển
Hà Nội thành trung tâm tài chính – tiền tệ của cả nước”, trong năm 2007, Chi nhánhNHNo&PTNT Quận Đống Đa thực hiện chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 37
Đê La Thành – Quận Đống Đa – Hà Nội đã góp phần nâng cao vị thế của chi nhánhNHNo&PTNT Quận Đống Đa trong con mắt nhìn nhận của khách hàng Đồng thời,chi nhánh vẫn duy trì hoạt động của phòng giao dịch tại số 154 Tôn Đức Thắng đểtạo điều kiện cho các khách hàng gửi tiền đã giao dịch từ trước đó nhằm duy trì vàphát triển nguồn vốn từ dân cư
Trang 25Ngày 01/04/2008 Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Đống Đa đã được nâng cấpthành chi nhánh ngân hàng cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam và được đổitên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa (Agribank Đống Đa)
Tháng 7/2012 Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân được sát nhập vào Chinhánh NHNo&PTNT Đống Đa đã làm tăng quy mô hoạt động của Chi nhánh Đến31/7/2012 mạng lưới hoạt động của Agribank Đống Đa có 1 hội sở chính tại địa chỉ
số 211 Xã Đàn – Quận Đống Đa – Hà Nội và 8 phòng giao dịch trực thuộc bao gồm:PGD Xã Đàn, PGD 23, PGD 24, PGD 25, PGD 32, PGD 33, PGD 34, PGD 46
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
Như vậy, dựa trên cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng NNo & PTNT ViệtNam, Agribank Đống Đa có sơ đồ tổ chức bộ máy gồm Ban Giám đốc, các phòngban & 8 phòng giao dịch
Phòng
Tổ Chức Hành Chính
Phòng
Kế Toán Ngân Quỹ
Phòng
Kế Toán Ngân Quỹ
Phòng Dịch
Vụ &
MKT
Phòng Dịch
Vụ &
MKT
Phòng Kiểm Tra KiểmToánNội
Bộ
Phòng Kiểm Tra KiểmToánNộiBộ
Trang 26Được coi là đầu mối tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành nguồn vốn, xâydựng kế hoạch kinh doanh trong ngắn, trung & dài hạn theo định hướng kinh doanhcủa Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam, thực hiện 1 số nhiệm vụ chính sau:
- Trực tiếp quản lý các vấn đề liên quan đến nguồn vốn như cân đối, sử dụng
& điều hòa vốn … nhằm đảm bảo các hệ số an toàn vốn theo như quy định
- Thực hiện hoạt động tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng
tháng, hàng quý, hàng năm.
- Thực hiện hoạt động tín dụng: tiếp nhận, thẩm đinh, xử lý & phê duyệt cáchợp đồng tín dụng, thường xuyên phân tích các thông số liên quan đến dư nợ, nợquá hạn
- Thực hiện hoạt động thanh toán trong nước & quốc tế
c Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ:
- Kiểm tra việc lưu chuyển các chứng từ trong hoạt đông ngân hàng
- Quản lý hệ thống thông tin trong ngân hàng, công tác lưu chuyển thông tin
có khớp với các chứng từ không
- Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động thu chi, lưu chuyển công văn giấy tờcủa các phòng ban
d Phòng kế toàn ngân quỹ:
- Hạch toán kế toán, thống kê & thanh toán các hoạt động ngân hàng
- Quản lý, xây dựng & sử dụng ngân quỹ hiệu quả
e Phòng dịch vụ & Marketing:
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp thị thông tin sản phẩm & dịch vụcủa ngân hàng
Trang 27- Tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng
- Xây dựng các kế hoạch tiếp thị, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là thông tin
các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh trên thị trường
2.1.3 Tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động quan trọng trong việc phát triển của Chi nhánh
NHNo&PTNT Đống Đa Trong những năm gần đây, việc huy động vốn diễn ra vô
cùng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, các phòng giao dịch trong và ngoài hệ
thống Tuy nhiên với nỗ lực, chính sách phù hợp, làm tốt công tác tiếp thị, cải tiến
các mặt nghiệp vụ, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng và mở rộng mạng lưới
hoạt động, uy tín của Chi nhánh ngày càng được khẳng định đã thu hút được một
lượng vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau Đặc biệt lượng tiền gửi tăng khá cao và
luôn giữ ở mức ổn định Điều này được thể hiện khá rõ nét ở tình hình huy động
vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012
Nội tệ 854,507 82.58% 970,906 84.12% 1,886,427 87.34%
Ngoại tệ 180,238 17.42% 183,257 15.88% 273,470 12.66%
(Nguồn: NHNo & PTNT Đống Đa) Qua bảng số liệu ta thấy, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Đống Đa có
sự biến động theo chiều hướng tăng lên qua các năm Năm 2011, tổng vốn huy động
đạt 1,154,163 triệu đồng, tăng 119,418 triệu đồng (tăng 11.54%) so với năm 2010
Sang năm 2012, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đã có sự chuyển biến vô
cùng mạnh mẽ, đạt 2,159,897 tỷ đồng, tăng 915,521 triệu đồng (tăng 94,3%) so với
năm 2011
Hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 vẫn chịu ảnh hưởng bởi
những dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới Hoạt
Trang 28động huy động vốn cũng vì vậy mà gặp không ít khó khăn Nhưng nhìn chung từnăm 2009, kinh tế Việt Nam đã có những khởi sắc trở lại với những chuyển biếntích cực nhờ vậy mà nguồn vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng qua các năm.
- Năm 2010, tăng trưởng kinh tế có những dấu hiệu khả quan hơn nhưng chấtlượng tăng trưởng chưa cao và nền kinh tế chưa ổn định, giá vàng liên tục tăng cao,
tỷ giá cũng biến động mạnh, lạm phát gia tăng nên tâm lý người gửi tiền muốnchuyển hướng đầu tư vào những kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn Tuynhiên, với vị trí vững chắc trên thị trường, nguồn vốn huy động của Chi nhánhĐống Đa năm 2010 vẫn cao và ổn định so vào thời điểm bấy giờ
- Năm 2011 là năm đầy biến động, huy động tiền gửi gặp vô vàn khó khăn.Đặc biệt với sự chứng kiến giá vàng liên tiếp lập kỷ lục, có thời điểm đạt mốc 49triệu đồng/lượng, người dân đổ xô đi mua vàng, coi đây là kênh đầu tư có lợi nhất.Cuộc đua lãi suất bất chấp các quy định của NHNN nhưng tổng huy động tiền gửivẫn sụt giảm Tuy nhiên với chính sách lãi suất linh hoạt cũng như có những hoạtđộng đinh hướng khách hàng hiệu quả, các sản phẩm tiền gửi đa dạng, phù hợp vớinhu cầu của từng đối tượng khách hàng, Chi nhánh vẫn thu hút được lượng tiền gửilớn, vượt 12,1% so với kế hoạch đề ra
- Tháng 7/2012, Chi nhánh Agribank Thanh Xuân chính thức sát nhập vào Chinhánh Đống Đa, mọi chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính đều có sự biến động mạnh
mẽ bao gồm cả nguồn vốn huy động Bên cạnh đó, nhờ các chính sách của NHNNtrong việc ổn định kinh tế vi mô, lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính –ngân hàng đã trở lại, đồng thời, Chi nhánh đưa ra các sản phẩm đa dạng cùng chínhsách ưu đãi, khuyến mãi đã thu hút được nhiều khách hàng nên vốn huy động cũngtăng lên rất nhiều
Bảng 2.2: Tỷ trọng tiền gửi dân cư trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh giai
Trang 29TGDC ngoại tệ 132,054 73.27% 142,121 77.55% 193,095 70.61%
Nguồn vốn ngoại
tệ
180,238 100% 183,257 100% 273,470 100% (Nguồn: NHNo & PTNT Đống Đa)
Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn từ 2010 – 2012,
tỷ trọng tiền gửi dân cư có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt vào năm 2012, tỷ lệtiền gửi dân cư nội tệ trên nguồn huy động nội tệ là 60.85% và tỷ lệ tiền gửi dân cưngoại tệ trên nguồn huy động ngoại tệ là 70.61%
Nhìn chung, trong cơ cấu nguồn vốn huy động nội tệ cũng như ngoại tệ thì tỷ lệtiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng rõ rệt Đây
là điều dễ hiểu bởi kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, thu nhậpngười dân ổn định, có những khoản tiền nhàn rỗi muốn gửi tiết kiệm để sinh lời Mặc dù trong tình hình chung của ngành ngân hàng với khó khăn trong vấn đềhuy động vốn nhưng những năm qua, Chi nhánh thường xuyên có lượng vốn ổnđịnh dư thừa để điều hòa chung toàn hệ thống Kết quả đó đã phản ánh phươngchâm đúng đắn trong định hướng phát triển của ngân hàng, biện pháp chỉ đạo kịpthời, nhanh chóng Bằng việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn,đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: Huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệmkhuyến mại, tiết kiệm dự thưởng…Uy tín của ngân hàng cũng được nâng lên khi chinhánh được nâng từ chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I ( tháng 4/2008) cũng đãcủng cố được sự tin tưởng của dân chúng vào hoạt động của ngân hàng Tuy nhiênquy mô vốn còn chưa lớn, chưa thực sự đa dạng và các hình thức huy động vốn cònkhá đơn điệu
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Trong những năm qua, với kết quả huy động vốn khá tốt tạo được 1 nguồn vốnhuy động dồi dào nên Agribank Đống Đa luôn đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụngcủa khách hàng trên địa bàn
Trong giai đoạn 2010 – 2012, tổng dư nợ của Agribank Đống Đa liên tục tăng,
và tăng mạnh vào năm 2012 (Bảng 2.3)