Tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đống đa – thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 35)

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động quan trọng trong việc phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa. Trong những năm gần đây, việc huy động vốn diễn ra vô cùng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, các phòng giao dịch trong và ngoài hệ thống. Tuy nhiên với nỗ lực, chính sách phù hợp, làm tốt công tác tiếp thị, cải tiến các mặt nghiệp vụ, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng và mở rộng mạng lưới hoạt động, uy tín của Chi nhánh ngày càng được khẳng định đã thu hút được một lượng vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt lượng tiền gửi tăng khá cao và luôn giữ ở mức ổn định. Điều này được thể hiện khá rõ nét ở tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng nguồn 1,034,74 5 100% 1,154,16 3 100% 2,159,897 100% Nội tệ 854,507 82.58% 970,906 84.12% 1,886,42 7 87.34% Ngoại tệ 180,238 17.42% 183,257 15.88% 273,470 12.66%

(Nguồn: NHNo & PTNT Đống Đa) Qua bảng số liệu ta thấy, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Đống Đa có sự biến động theo chiều hướng tăng lên qua các năm. Năm 2011, tổng vốn huy động đạt 1,154,163 triệu đồng, tăng 119,418 triệu đồng (tăng 11.54%) so với năm 2010. Sang năm 2012, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đã có sự chuyển biến vô cùng mạnh mẽ, đạt 2,159,897 tỷ đồng, tăng 915,521 triệu đồng (tăng 94,3%) so với năm 2011.

Hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 vẫn chịu ảnh hưởng bởi những dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Hoạt động huy động vốn cũng vì vậy mà gặp không ít khó khăn. Nhưng nhìn chung từ năm 2009, kinh tế Việt Nam đã có những khởi sắc trở lại với những chuyển biến tích cực nhờ vậy mà nguồn vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng qua các năm.

- Năm 2010, tăng trưởng kinh tế có những dấu hiệu khả quan hơn nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao và nền kinh tế chưa ổn định, giá vàng liên tục tăng cao, tỷ giá cũng biến động mạnh, lạm phát gia tăng nên tâm lý người gửi tiền muốn chuyển hướng đầu tư vào những kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, với vị trí vững chắc trên thị trường, nguồn vốn huy động của Chi nhánh Đống Đa năm 2010 vẫn cao và ổn định so vào thời điểm bấy giờ.

- Năm 2011 là năm đầy biến động, huy động tiền gửi gặp vô vàn khó khăn. Đặc biệt với sự chứng kiến giá vàng liên tiếp lập kỷ lục, có thời điểm đạt mốc 49 triệu đồng/lượng, người dân đổ xô đi mua vàng, coi đây là kênh đầu tư có lợi nhất. Cuộc đua lãi suất bất chấp các quy định của NHNN nhưng tổng huy động tiền gửi vẫn sụt giảm. Tuy nhiên với chính sách lãi suất linh hoạt cũng như có những hoạt động đinh hướng khách hàng hiệu quả, các sản phẩm tiền gửi đa dạng, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, Chi nhánh vẫn thu hút được lượng tiền gửi lớn, vượt 12,1% so với kế hoạch đề ra.

- Tháng 7/2012, Chi nhánh Agribank Thanh Xuân chính thức sát nhập vào Chi nhánh Đống Đa, mọi chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính đều có sự biến động mạnh mẽ bao gồm cả nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, nhờ các chính sách của NHNN trong việc ổn định kinh tế vi mô, lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính – ngân hàng đã trở lại, đồng thời, Chi nhánh đưa ra các sản phẩm đa dạng cùng chính sách ưu đãi, khuyến mãi đã thu hút được nhiều khách hàng nên vốn huy động cũng tăng lên rất nhiều.

Bảng 2.2: Tỷ trọng tiền gửi dân cư trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

% % % TGDC nội tệ 357,756 41.87% 407,542 41.98% 1,147,80 5 60.85% Nguồn vốn nội tệ 854,507 100% 970,90 6 100% 1,886,42 7 100% TGDC ngoại tệ 132,054 73.27% 142,12 1 77.55% 193,095 70.61% Nguồn vốn ngoại tệ 180,23 8 100% 183,257 100% 273,470 100%

(Nguồn: NHNo & PTNT Đống Đa) Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn từ 2010 – 2012, tỷ trọng tiền gửi dân cư có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt vào năm 2012, tỷ lệ tiền gửi dân cư nội tệ trên nguồn huy động nội tệ là 60.85% và tỷ lệ tiền gửi dân cư ngoại tệ trên nguồn huy động ngoại tệ là 70.61%.

Nhìn chung, trong cơ cấu nguồn vốn huy động nội tệ cũng như ngoại tệ thì tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng rõ rệt. Đây là điều dễ hiểu bởi kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, thu nhập người dân ổn định, có những khoản tiền nhàn rỗi muốn gửi tiết kiệm để sinh lời.

Mặc dù trong tình hình chung của ngành ngân hàng với khó khăn trong vấn đề huy động vốn nhưng những năm qua, Chi nhánh thường xuyên có lượng vốn ổn định dư thừa để điều hòa chung toàn hệ thống. Kết quả đó đã phản ánh phương châm đúng đắn trong định hướng phát triển của ngân hàng, biện pháp chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng. Bằng việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: Huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng…Uy tín của ngân hàng cũng được nâng lên khi chi nhánh được nâng từ chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I ( tháng 4/2008) cũng đã củng cố được sự tin tưởng của dân chúng vào hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên quy mô vốn còn chưa lớn, chưa thực sự đa dạng và các hình thức huy động vốn còn khá đơn điệu.

Trong những năm qua, với kết quả huy động vốn khá tốt tạo được 1 nguồn vốn huy động dồi dào nên Agribank Đống Đa luôn đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2010 – 2012, tổng dư nợ của Agribank Đống Đa liên tục tăng, và tăng mạnh vào năm 2012 (Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng dư nợ 630,92 3 100% 699,71 4 100% 1,283,90 7 100% Dư nợ ngắn hạn 405,049 64.20% 450,079 64.32% 799,932 62.30% Dư nợ trung dài hạn 225,874 35.80% 249,635 35.68% 483,975 37.70% Nợ xấu 16,106 2.55% 11,088 1.58% 298,827 23.27%

(Nguồn: NHNo&PTNT Đống Đa) Năm 2011, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 699,714 triệu đồng, tăng 68,791 triệu (10.9%) so với năm 2010. Sang năm 2012, tổng dư nợ tăng mạnh đạt 1,283,907 triệu đồng, tăng 652,984 triệu (93.32%) so với năm 2011.

Năm 2010 là năm có nhiều thay đổi pháp lý quan trọng, nhiều biến động trên thị trường, nhiều khó khăn đối với cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Do sự bùng nổ tăng trưởng tín dụng vào năm 2009 tăng tới 37% trong nền kinh tế gây áp lực mạnh lên lạm phát. NHNN đặt mục tiêu kiềm chế mức tăng trưởng tín dụng. Một loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng đặc biệt là Thông tư 13 đã đưa lãi suất trong nền kinh tế tăng cao trong suốt năm 2010. Trong những tháng đầu năm, lãi suất cho vay phổ biến 14 - 17%. Cuối năm 2010, cuộc đua lãi suất lại bùng phát trở lại trước áp lực lạm phát và các quy định của Thông tư 13. Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 19 - 20%. Do đó, dư nợ tín dụng của Chi nhánh ở mức 630,923 triệu đồng, nợ xấu chiếm 2.25% tổng dư nợ tín dụng là phù hợp với tình hình kinh tế.

Năm 2011, hoạt động tín dụng của Chi nhánh nói chung có cải thiện nhưng không nhiều bởi kinh tế vẫn vô cùng khó khăn. Lạm phát tăng cao trên 18%, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán triền miên chuỗi ngày lao đao. Có thể

nói năm 2011 là một năm đầy sóng gió với các doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm. Ước tính, khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá sản, các doanh nghiệp còn tồn tại không còn mặn mà với việc mở rộng sản xuất kinh doanh hơn nữa, nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng còn chưa cởi mở nên hoạt động tín dụng doanh nghiệp không còn sôi động như trước. Hàng trăm vụ vỡ nợ tín dụng đen liên tiếp lộ ra ở nhiều địa phương gây ra hiệu ứng domino khiến Chi nhánh Đống Đa phải cân nhắc kĩ lưỡng và thẩm định chặt chẽ hơn trong việc ra quyết định cho vay. Do đó, tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng nhưng không còn ồ ạt như trước và khâu giám sát, thu nợ cũng làm rất tốt. Điều đó giải thích vì sao tỷ lệ nợ xấu trong năm 2011 là 11,088 triệu đồng giảm 31.16% so với cùng kì năm ngoái và chỉ chiếm 1.58% tổng dư nợ năm 2011.

Năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh về mức định hướng của NHNN. Lãi suất cho vay giảm 5 – 9% so với cuối năm 2011, tổng dư nợ Chi nhánh tăng 652,984 triệu đồng, tăng 63.32% so với năm 2011.Tuy nhiên, nợ xấu cũng tăng đột biến, tăng 2595.05% so với nợ xấu của năm 2011, tỷ lệ nợ xấu chiếm 23.27% tổng dư nợ năm 2012. Do sự sát nhập của Chi nhánh Thanh Xuân vào Chi nhánh Đống Đa nên tổng dư nợ và nợ xấu tăng lên là điều dễ hiểu nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến như vậy là điều bất lợi cho Chi nhánh. Dù có thể hiểu bởi nền kinh tế còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, hàng tồn kho ứ đọng, sản phẩm khó tiêu thụ và tài sản đảm bảo còn vướng mắc nhiều vấn đề nhưng một phần cũng cho thấy quản lý tín dụng của Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch số tiền Chênh lệch % Chênh lệch số tiền Chênh lệch % Tổng thu nhập 129,599 171,479 276,590 41,880 32.32% 105,111 61.30% Thu từ tín dụng 105,625 145,683 237,281 40,058 37.92% 91,598 62.87% Thu từ lãi TG ĐTKD 6,293 8,125 15,321 1,832 29.11% 7,196 88.57% Thu phí từ DVNH 13,645 14,406 18,665 761 5.58% 4,259 29.56% Thu khác 4,036 3,265 5,323 -771 -19.10% 2,058 63.03% Tổng chi phí 110,184 145,141 251,717 34,957 31.73% 106,576 73.43% Chi phí trả lãi huy động 88,309 113,736 193,453 25,427 28.79% 79,717 70.09% Chi phí DVNH 1,041 1,235 4,542 194 18.64% 3,307 267.77% Chi phí quản lý chung 15,586 10,297 23,597 -5,289 -33.93% 13,300 129.16% Chi phí khác 5,248 19,873 30,125 14,625 278.68% 10,252 51.59% Lợi nhuận 19,415 26,338 24,873 6,923 35.66% -1,465 -5.56%

(Nguồn: NHNo & PTNT Đống Đa) - Doanh thu

Từ bảng số liệu cho thấy thu nhập của Chi nhánh Đống Đa tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Năm 2011 đạt 171,479 triệu đồng tăng 40,058.43 triệu đồng (37.93%) so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu đạt 276,590 tăng 105,111 triệu (61.30%) so với năm 2011. Trong cả 3 năm, doanh thu từ hoạt động tín dụng là khoản mục có tỷ trọng cao nhất.

Nguồn thu từ các dịch vụ này tăng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động của Chi nhánh. Bên cạnh đó, do sự bất ổn của nền kinh tế nên Chi nhánh còn thận trọng khi thực hiện các hoạt động trong các lĩnh vực khác.

Giai đoạn 2010 – 1012 chứng kiến nhiều biến động của nền kinh tế khiến hoạt động của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên bằng nỗ lực của cán bộ ngân hàng cùng với những chính sách hợp lý như chính sách giữ chân khách hàng truyền thống, chuyển đổi cơ cấu dư nợ sang cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, cầm cố… doanh thu của Chi nhánh vẫn tăng trưởng qua các năm.

- Chi phí của Chi nhánh Đống Đa có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 2012, cũng giống các chỉ tiêu khác, khi Chi nhánh Thanh Xuân sát nhập vào Chi nhánh Đống Đa, chi phí cũng tăng lên đáng kể. Chi phí trả lãi huy động là khoản mục lớn nhất trong hoạt động của Chi nhánh. Chi phí trả lãi huy động tăng bởi lượng vốn huy động của Chi nhánh là tăng qua các năm, hơn nữa, lãi suất huy động trong 3 năm qua có sự biến động rất lớn, tăng mạnh trong 2010 – 2011 và giảm vào năm 2012. Tuy nhiên chi phí dịch vụ ngân hàng giảm dần qua các năm do hoạt động của chi nhánh đã đi vào ổn định.

- Lợi nhuận: Tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu nên trong năm 2012, lợi nhuận của Chi nhánh bị giảm 5.56% so với năm 2011. Giai đoạn này là một trong những giai đoạn đầy khó khăn với tất cả các doanh nghiệp và Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đống Đa. Do vậy, cần có sự chỉ đạo và định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo và sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên để Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đống Đa có thể hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đống đa – thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w