Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn.
Khi khách hàng đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành. Nếu khách hàng chấp thuận thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn để Ngân hàng chính thức nghiên cứu thẩm định.
Hồ sơ vay vốn gồm có: - Chứng minh nhân dân - Giấy đề nghị vay vốn.
- Hợp đồng thế chấp, cầm cố bảo lãnh và các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp cầm cố đó.
- Bản sao hộ khẩu, giấy tờ thường trú hoặc tạm trú tạm vắng. - Giấy chứng minh thu nhập.
Bước 2 : Điều tra thu thập tổng hợp các thông tin về khách hàng
Một số nguồn thông tin quan trọng cần điều tra: - Phỏng vấn người vay.
- Những thông tin từ hồ sơ khách hàng vay vốn cung cấp. - Các thông tin khác có liên quan về công việc người vay - Điều tra thực tế tại nơi làm việc, nơi ở của người vay vốn.
Bước 3 : Chấm điểm tín dụng khách hàng
Các tiêu thức quan trọng trong hệ thống tiêu thức chấm điểm tín dụng khách hàng: - Năng lực pháp lý, tính cách và uy tín của khách hàng.
- Trình độ và khả năng tài chính của khách hàng. - Tình trạng công việc. - Tình trạng sức khỏe. - Tình trạng cư trú. - Tình trạng gia đình - Mục đích sử dụng khoản vay. - Tình trạng tài sản đảm bảo.
Căn cứ vào tờ trình và kết quả thẩm định có ý kiến đề xuất cụ thể của cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng và hồ sơ vay vốn của khách hàng, giám đốc Ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay trong phạm vi quyền hạn.
Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ vay, hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố và bảo lãnh.
Trước khi phát tiền vay cán bộ tín dụng phải kiểm tra đầy đủ hồ sơ. Sau khi tiến hành kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo có liên quan sẽ chính thức ký vào nơi quy định trong hồ sơ.
Bước 6: Phát tiền vay.
Phát tiền vay và chuyển tiền thanh toán phải đúng mục đích sử dụng tiền vay trên hồ sơ vay vốn, số lượng tiền vay được giải ngân phải phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của khách hàng.
Bước 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro.
Nhằm kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề để có những giải pháp xử lý kịp thời.
Bước 8: Thu hồi và gia hạn nợ.
- Thời gian gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa là 6 tháng.
- Thời gian gia hạn nợ đối với cho vay trung và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ đến hạn chưa trả được và nếu không được gia hạn nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất quá hạn.
Bước 9: Xử lý rủi ro.
Đối với các nợ đã dùng mọi biện pháp để giải quyết nhưng không thu hồi được nợ điều này đồng nghĩa với rủi ro xảy ra và ngân hàng phải căn cứ vào chế độ, văn bản quy định, lập đầy đủ hồ sơ pháp lý, hợp hội đồng tín dụng để xứ lý theo thẩm quyền hoặc lập văn bản trình lên tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giải quyết.
Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ cho vay đã được xử lý xoá nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán đối chiếu tất cả tài khoản của món nợ đó, chuyển toàn bộ hồ sơ cho vay liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu.