2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa là NHTM Nhà nước nên chưa thực sự nhạy bén trong công tác điều hành hoạt động. Vì vậy, khi gia nhập thị trường CVTD không tránh khỏi việc gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các NHTMCP, các công ty tài chính trong và ngoài nước có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động CVTD.
- Mặc dù đã cải thiện song quy trình thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp, gây tâm lý ngần ngại cho người đi vay. Bởi không phải bất kì khách hàng nào cũng hiểu biết hết về các thủ tục, các hồ sơ cần làm khi đến vay vốn.
- Công tác kiểm tra, giám sát đối với khách hàng sau khi giải ngân chưa được thực hiện một cách triệt để nhất là đối với khách hàng đã có mối quan hệ lâu dài với Chi nhánh.
- Công tác marketing của Chi nhánh không được mở rộng và thường xuyên, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng mới.
- Việc tìm kiếm và quản lý thông tin còn nhiều bất cập và thiếu sót. Thông tin khách hàng nhiều nhưng nhưng lại thiếu thông tin cần thiết nên dễ gặp phải tình trạng nhiễu thông tin khách hàng, gây khó khăn cho CBTD khi xử lý thông tin. Bên cạnh đó, công nghệ phần mềm ngân hàng được Chi nhánh sử dụng chưa thực sự hiệu quả, gây khó khăn trong việc quản lý và tìm kiếm thông tin.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh tế: Tuy nền kinh tế thị trường đã được hình thành hơn 20 năm, song còn kém phát triển và thiếu đồng bộ so với các nước khác. Đời sống người dân chưa thực sự phát triển, trình độ dân trí chưa cao nên các sản phẩm tín dụng tiêu dùng vẫn còn khá lạ lẫm ở nước ta, chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn.
Trong giai đoạn năm 2010 – 2012, dù thu nhập của người dân có khá hơn nhưng trong điều kiện kinh tế còn nhiều bấp bênh, thị trường chứng khoán ảm đạm, thị trường nhà đất đóng băng, bất động sản rớt giá làm, thị trường vàng biến đổi từng ngày ảnh hưởng đến người dân trong việc ra quyết định chọn kênh đầu tư hiệu quả nhất cho mình và thận trọng hơn cho việc chi tiêu mua sắm.
- Môi trường pháp lý: Ở nước ta, CVTD mới chỉ xuất hiện mạnh mẽ trong thời gian gần đây sau khi Nhà nước ban hành các quy định pháp lý, các văn bản hướng dẫn làm chuẩn cho các NHTM. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý này lại chưa cụ thể, rõ ràng, tính đồng bộ chưa cao nên dễ làm cho các NHTM trở nên bị động trong hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này, dẫn đến việc các NHTM vẫn hạn chế đầu tư vào nó một cách mạnh mẽ.
- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, thị trường tài chính trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực CVTD diễn ra ngày càng sôi động và có sự cạnh tranh khốc liệt khi hàng loạt các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các NHTM Nhà nước, NHTMCP không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm… trong lĩnh vực CVTD.
Tổng kết: Chương 2 của báo cáo đã tiến hành phân tích đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa và thực trạng hoạt động CVTD giai đoạn 2010 – 2012, qua đó đưa ra những thành công, những thiếu sót và nguyên nhân tồn tại của CVTD tại Chi nhánh. Thực trạng đã phân tích sẽ là định hướng xây dựng các giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng cho Chi nhánh Đống Đa trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA
3.1. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đống Đa trong những năm tới
Tiếp tục xây dựng và phát triển các sản phẩm ngân hàng truyền thống, kênh phân phối đa dạng trên nền công nghệ cao phù hợp với nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của khách hàng. Xây dựng một chiến lược rõ ràng về khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Đồng thời phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ đặc trưng, đa dạng, tiện ích gắn liền với nhu cầu khách hàng.
Để thực hực hiện các định hướng trên Chi nhánh Agribank Đống Đa cần phải xác định các yếu tố sau:
- Thực hiện chính sách nguồn nhân lực năng động, thực hiện tuyển chọn đào tạo và đãi ngộ trên cơ sở kết quả công việc, kết hợp tạo môi trường phát triển nghề nghiệp lâu dài.
- Hiện đại hóa công nghệ với công nghệ thông tin làm nòng cốt là động lực thực hiện đổi mới quy trình kinh doanh và quản trị của ngân hàng, đồng thời tạo cơ sở cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới.
- Tăng cường phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ cung cấp cho các đối tượng mục tiêu như: cho vay nông thôn, cho vay phát triển sản xuất, cho vay sinh viên, cho vay xóa nghèo...
- Hoàn thiện bộ máy hoạt động của Chi nhánh để không ngừng nâng cao uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.
- Phát triển loại hình CVTD truyền thống kết hợp với các dịch vụ tiện ích vì đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng khách hàng khá lớn và mang lại lợi nhuận khá lớn trong hoạt tín dụng của ngân hàng. Với thị trường mục tiêu hướng đến là khách hàng cá nhân và hộ gia đình, chi nhánh nên đưa ra các chính sách phù hợp để phát triển loại hình này như:
Cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ với nhiều sự lựa chọn cho khách hàng để đạt được mục tiêu có lãi suất thấp hơn, tặng bảo hiểm cho người vay, tăng hạn mức cấp tín dụng, triển khai hình thức cho vay tín chấp (không cần TSĐB)…
Định hướng phát triển CVTD đến nhóm khách hàng trẻ vì đây là nhóm khách hàng tiềm năng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dân của Việt Nam. Nhóm khách hàng trẻ đang có nhiều nhu cầu vay phục vụ mua sắm, sinh hoạt tiêu dùng bằng hình thức trả góp hàng tháng và không cần TSĐB.