Phương châm hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn này là kinh doanh an toàn, hiệu quả nên cán bộ tín dụng rất thận trọng trong việc lựa chọn đối tượng vay và khoản vay. Do đó nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh thường xuyên được giữ ở mức thấp. Năm 2010, nợ xấu của Chi nhánh ở mức 4.9% tổng dư nợ CVTD trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) là 0.3%, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) là 3.87% và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Nếu so sánh với mức nợ xấu của toàn hệ thống là 3.2% vào cuối năm 2010 khi đã tính thêm số nợ của tập đoàn Vinashin thì 4.9% là con số cao, cho thấy quản lý tín dụng của Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, mặc dù đã thận trọng trong việc ra quyết định cho vay nhưng khâu quản lý và giám sát, thu hồi nợ chưa thực sự tốt.
Sang năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh là tín hiệu tốt cho Chi nhánh nhất là khi phải đối mặt với nhiều khó khăn. Có thể thấy, Chi nhánh đã làm tốt từ công tác thẩm định cho đến khâu giám sát, thu hồi nợ. Nhờ việc thực hiện quy trình thẩm định chặt chẽ, không cho vay ồ ạt cùng với quản lý, giám sát cầm cố, bám sát tình hình sử dụng vốn của các cá nhân, hộ gia đình mà tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống 0% vào năm 2011 và 0.48% vào năm 2012. Nhìn chung, nợ xấu không tập trung vào nhóm đối tượng vay vốn cụ thể mà rải rác ở một vài trường hợp ở một vài lĩnh vực như cho vay sửa nhà, cho vay tiêu dùng khác, cho vay kinh doanh bán lẻ.
Như vậy, so với tình trạng chung của các NHTM thì hiện nay, tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh Agribank Đống Đa được đánh giá khá tốt. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục cố gắng trong công tác giám sát, theo dõi các khoản vay tiêu dùng, tránh để tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá con số hiện tại.
2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Đống Đa No&PTNT Đống Đa