Đối với Chính phủ và các Bộ ngành

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đống đa – thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

CVTD là sản phẩm tất yếu được sinh ra từ chính nhu cầu của nền kinh tế – xã hội. CVTD kích thích sản xuất và tiêu dùng, lợi ích nó đem lại không chỉ đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, với ngân hàng mà còn đến toàn bộ kinh tế – xã hội. Do đó, để phát triển hoạt động CVTD, không chỉ cần sự cố gắng nỗ lực từ phía người tiêu dùng, nhà sản xuất và ngân hàng mà còn cần sự chỉ đạo, hỗ trợ từ Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước.

Dưới đây là một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành:

- Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: CVTD muốn phát triển cần có một môi trường kinh tế – xã hội trong sạch, lành mạnh, tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động này. Song song với đó, Nhà nước cần xác định rõ mục tiêu phát triển, nghĩa là xác định rõ ràng ngành mũi nhọn, ưu tiên nhất là gì, cơ cấu ngành một cách hợp lý, đưa các ngành đi đúng định hướng, tránh tình trạng ôm đồm tất cả và không có ranh giới rõ ràng giữa các hoạt động mũi nhọn cần phát triển với hoạt động hỗ trợ phát triển.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý về nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng: Luật pháp Việt Nam đã tạo ra cơ sở pháp lý ban đầu cho các hoạt động tín dụng nhưng nó chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng và thống nhất. Sự chồng chéo giữa Luật, các quy chế, thông tư vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó, việc trước mắt là Nhà nước cần sớm ban hành Luật Tín dụng tiêu dùng, sao cho rõ ràng, đồng bộ và thống nhất với các Luật khác, đồng thời Luật này đưa ra cần sát với thực tế, đơn giản dễ hiểu và dễ thực hiện, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các NHTM yên tâm phát triển hoạt động CVTD.

- Phổ cập thông tin về hoạt động CVTD: Hiện nay, việc ngân hàng quảng cáo các sản phẩm CVTD của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn còn hạn chế. Do đó, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các NHTM trong việc phổ cập thông tin về hoạt động CVTD nói riêng và các thông tin về hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc Nhà nước đứng ra truyền đạt thông tin sẽ giúp người dân an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ bởi nó có độ chính xác cao và được bảo đảm bởi cơ quan do dân, vì dân.

- Chính phủ nên triển khai mạnh mẽ chủ trương kích cầu nội địa với các chương trình như “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, một trong những biện pháp kích cầu là các NHTM thực hiện các chương trình hỗ trợ cho vay tiêu dùng trả góp bằng hình thức tín chấp với lãi suất ưu đãi. Như vậy, chính phủ vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ngân hàng cũng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho vay tiêu dùng.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho giao dịch đảm bảo tiền vay.

- Khuyến khích các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển cho vay tiêu dùng trong tương lai.

- Cho phép thành lập các công ty thông tin tín dụng tư nhân hoạt động song song với CIC. Đây là một trong những chỉ dấu tích cực cho việc phát triển tín dụng cá nhân nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Khi thông tin người vay rõ ràng minh bạch thì các thủ tục sẽ thuận tiện và thông thoáng hơn.

Một phần của tài liệu hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đống đa – thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w