Thiên nhiên mang vẻ thơ mộng, trữ tình

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong truyện tây bắc của nhà văn tô hoài (Trang 29 - 32)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2.Thiên nhiên mang vẻ thơ mộng, trữ tình

Bên cạnh một thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn của Tây Bắc là một thiên nhiên mang vẻ thơ mộng, trữ tình. Đó mới chính là bức tranh hoàn chỉnh và toàn diện về thiên nhiên Tây Bắc. Những sáng tác về miền núi của Tô Hoài vừa gợi ở người đọc một cảm giác ám ảnh, không dễ thiện cảm về mảnh đất này nhưng cũng đưa ra những khám phá, tìm tòi và cảm nhận cái đẹp, vẻ thơ mộng của thiên nhiên mà phải sống, phải hiểu cuộc sống nơi đây mới phát hiện ra.

Một âm thanh thu hút nhiều sự chú ý của bạn đọc, nó được coi là điểm nhấn cho khung cảnh nơi đây, đó là tiếng hót của con chim kỳ xanh biếc chân đỏ trong truyện ngắn Cứu đất cứu mường.

Tô Hoài đã giải thích ý nghĩa của tiếng hót thánh thót như tiếng kèn gọi phường săn của con chim kỳ: nghe tiếng người ta bảo điềm lành. Sự xuất hiện của con chim kỳ với tiếng hót thánh thót tạo nên không khí ấm áp, gần gũi, gợi cuộc sống thanh bình, yên ả. Trong toàn bộ câu chuyện, con chim kỳ xuất hiện bảy lần. Sau đoạn mở đầu, chim kỳ kêu “vi vu bốn phía” trên đường Nhấn cõng mẹ từ Mường Giơn lên khu du kích. Tiếng chim kỳ “kêu xa thăm thẳm” trong mùa phát nương mới. Tiếng chim kỳ “thánh thót gọi mưa tạnh sau những ngày mưa tầm tã. Khi giặc tràn lên nương, tiếng mõ báo động của Nhấn nghe như tiếng chim kỳ kêu. Khi mọi người chuyển nhà, chuyển đi làm nương ở lũng mới,

tiếng chim kỳ vẫn kêu đầm ấm, giục giã, đôi hồi”. Kết thúc Cứu đất cứumường

những kỉ niệm đau buồn: cuộc đời thảm thương của mẹ anh - bà Ảng và của đời mình. Và tiếng con chim kỳ “lanh lảnh như kèn giục phường săn”. Từ đấy trong cuộc đời chiến đấu của người bộ đội, mỗi khi nghe trên cánh rừng nào có tiếng chim kỳ kêu, Nhấn tưởng như hồn mẹ và hồn em mình vẫn đuổi theo để hỏi thăm mình. Rõ ràng tiếng chim kỳ kêu như một nhân vật sống, như tiếng gọi của quê hương, tiếng nói của tâm hồn, hòa vào niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Tác giả Nguyễn Văn Đệ đã ví “Tiếng chim kỳ như nốt nhấn, như phách, như nhịp

của bản nhạc tâm hồn bình dị nhưng giàu yêu thương của Nhấn” [1, 17].

Khi đặt chân lên miền Tây Bắc, chúng ta không chỉ ấn tượng với những ngọn núi cao nhấp nhô, những hang động bí ẩn dưới chân núi, sương mù bao phủ mà còn là những nương lúa, ruộng bậc thang. Trong ngày mùa chúng hiện lên thật đẹp. Lúc “vàng hoe, khi “đỏ ngọt. Đến mùa lúa chín cả cánh đồng và làng bản “đượm mùi thơm ngọt, bát ngát” [7, 91].Cánh đồng lúa ở Bản Pe (truyện Vợ chồng A Phủ) dưới con mắt của người nghệ sĩ nó “xòe như cánh quạt”. Cánh đồng Mường Giơn khi vừa gặt xong dưới ánh nắng chiều vừa hửng lên “mùi rơm mới còn thơm ngây ngất trên những mái lều đựng thóc. Những liên tưởng thú vị cùng với khả năng quan sát tinh tế đã giúp Tô Hoài vẽ nên những nét đẹp riêng của núi rừng.

Không những thế Tô Hoài còn rất tinh tế khi miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trong sự chuyển đổi của thời gian. Buổi sáng ở miền núi Tây Bắc không chỉ có cái “rét ngọt” của “hơi núi ngùn ngụt thở xuống” mà lẫn vào đó là âm thanh của

tiếng chim kỳ cuốn dài theo gió từ các hốc đá còn mù mịt sương sớm đưa ra

[7, 24], âm vang của tiếng nhạc ngựa làng Mèo ra nương thồ rau cải. Cảnh vật như chuyển động cùng đất trời “Từ mặt đất, mây mù cứ dần dần cất cao như một cái mành sương dần dần cuộn lên, đầu tiên trông thấy đồng lúa chín, rồi thấy nước suối Nậm Giơn óng ánh sáng, rồi nóc nhà trong làng nhấp nhô, rồi

thấy ngang lưng quả núi xanh ngắt” [7, 124].

Đến giữa trưa khi sương sớm tan , mùi thơm của lá hương nhu dìu dịu, thoang thoảng trong giọt nắng ấm khiến lòng người ngây ngất, nghĩ về một quá khứ tươi đẹp: “Giữa trưa, nắng hanh đang đọng từng vũng trong rừng trám cao vút,im lặng. Một chiếc cuống gẫy cũng nghe tiếng. Bó lá hương nhu để trên tảng

đá, bốc mùi thơm dìu dịu trong nắng” [7, 33]. Tô Hoài thật khéo tả cảnh rừng

yên tĩnh, ấm áp giữa mùa đông. Vì yên tĩnh nên nắng “đọng” thành “từng vũng” , chỉ một cuống lá gẫy ở đâu cũng nghe rõ tiếng. Và giữa không gian yên tĩnh

ấy, hương thơm của bó lá hương nhu để trên tảng đá dìu dịu tỏa hương thơm. Xế chiều, nắng “hắt ngược lên các chỏm đồi”, một “ buổi chiều vàng úa” từ trên đồi nhìn xuống chỉ thấy “những mái lá chen chúc, lụp xụp” của những ngôi làng tập trung chật hẹp dưới chân đồi. Ban đêm “ trăng sáng lờ mờ trong sương”, những đêm tình mùa xuân trai gái hẹn hò nhau, thổi sáo gọi bạn đi chơi. Thậm chí trong cái rét buốt và gió dữ của đêm rừng Tô Hoài vẫn phát hiện vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên bằng con mắt của một họa sĩ “ mây vỡ từng mảng rơi thấp xuống trôi rất nhanh ngay trên đầu.Mỗi đám mây tối đen vùn vụt đi, lại

thoáng ló ra một khoảng trời le lói sao” [7, 118].

Trong Truyện Tây Bắc không chỉ có những cảnh núi non xanh ngắt, hùng vĩ, những đêm trăng, những đêm xuân thơ mộng, những chim muông, hoa lá, cỏ cây, những chất liệu nguyên sơ, tự nhiên của tạo hóa mà còn có vẻ đẹp kì diệu khi chuyển màu của những cánh hoa thuốc phiện. “Cái hoa thuốc phiện vừa nở

trắng lại ra màu đỏ hau, đỏ thậm rồi sang màu tím man mát” [7, 135]. Khi thì

nở trắng, khi đỏ hau, thậm chí sang màu tím man mát. Thậm chí có một loài hoa đã trở thành chứng nhân của lịch sử, nó chứng kiến cuộc sống của những con người nơi đây lúc khó khăn đói rách, lúc bị bọn Tây đuổi phải đi làng khác và những lần chở đò đưa cán bộ đi giấu. Đó là cây hoa mai trắng tinh trên sườn núi ở Phàng Chải chung thủy như tình cảm người dân với cách mạng: “Nó như cái cây mặc quần áo trắng tang để chở bố mẹ. Cánh hoa là nước mắt, nước mắt bảo

người sống báo thù cho nó”. Nếu không có phát hiện tinh tế, ngòi bút sắc sảo,

không có một cảm quan hiện thực đời thường, không có kho từ ngữ phong phú, không có tình cảm gắn bó với thiên nhiên nơi đây thì không thể có được bức họa ấn tượng như vậy. Khai thác thiên nhiên cả trong bề sâu tâm trạng hay nói cách khác là thế giới tinh thần bí ẩn, Tô Hoài đã gặt hái kết quả cao trong việc phản ánh một thiên nhiên Tây Bắc tràn đầy sự sống, tràn đầy thơ mộng. Tô Hoài đã tạo một khung cảnh thiên nhiên đầy hương sắc, mùi vị. Có thể nói văn xuôi Tô Hoài có sự kết hợp hài hòa giữa chất thơ, chất nhạc và chất họa. Các nhà điện ảnh có thể tìm thấy trong sáng tác của Tô Hoài những gì gần gũi với chuyên môn của mình bởi ông đã hết sức khéo léo sử dụng ngôn ngữ miêu tả như một công cụ nghệ thuật đắc lực.

Nếu trong sáng tác của Nguyễn Tuân ta thấy một thiên nhiên luôn có vẻ đẹp rực rỡ, toàn bích từ màu sắc của nước biển Cô Tô đến cảnh đất trời Tây Bắc, nơi có con sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình, nơi có bạt ngàn hoa: hoa ban

trắng, hoa gạo, hoa đào hồng rực rỡ… và nếu đặc điểm của thiên nhiên trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng là khốc liệt, quay cuồng trong giông tố, luôn báo hiệu sự bấp bênh trong cuộc đời thì ở sáng tác của Tô Hoài, thiên nhiên vừa mang những yếu tố bí ẩn, hoang dại, vừa mang vẻ thơ mộng, trữ tình, độc đáo. Bởi vậy, khi tìm hiểu về thiên nhiên Tây Bắc trong sáng tác Tô Hoài, chúng ta cần chú ý cả hai đặc điểm trên.

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong truyện tây bắc của nhà văn tô hoài (Trang 29 - 32)