Thiên nhiên gắn với cuộc sống sinh hoạt, đậm sắc thái dân tộc

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong truyện tây bắc của nhà văn tô hoài (Trang 32 - 52)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.Thiên nhiên gắn với cuộc sống sinh hoạt, đậm sắc thái dân tộc

Tô Hoài rất có tài quan sát các đối tượng, ông nhanh chóng phát hiện được các đặc điểm riêng của nó. Ông đến với thiên nhiên Tây Bắc ngoài việc miêu tả một thiên nhiên với tất cả những đặc điểm tự nhiên, ông còn chú ý tái hiện thiên nhiên đó gắn với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc miền núi. Hay nói cách khác, sự độc đáo của thiên nhiên Tây Bắc qua ngòi bút của Tô Hoài là một thiên nhiên gắn với phong tục, tập tục của người Tây Bắc.

Mối quan hệ thiên nhiên với đời sống con người được biểu hiện ngay trong sinh hoạt hàng ngày. Nhà vừa là nơi cư trú, sinh hoạt của con người, vừa là nơi an toàn tránh thú rừng. Mỗi ngôi nhà thường gắn với không gian vườn tược, bếp núc… tất cả đều mang một màu sắc phong tục độc đáo: “Vợ chồng A Phủ thường nghĩ đến cái nhà tốt ấy, cho cả đời mình ở, đời đời con cháu ở, một cái nhà gỗ có tàu ngựa quanh mái hiên, đằng trước, đằng sau nhà có hai dãy đào. Trước cửa này ta sẽ nhặt hết đá sỏi dọn làm một khoảng vườn to, có ván gỗ rào

quanh, đến mùa khô ráo thì trồng đủ rau cải xanh, đậu răng ngựa. Trên những

tảng đá to quanh nhà Mị đem váy áo ra hong nắng” [7, 150]. Tuy đó chỉ là hình

ảnh mơ ước của vợ chồng A Phủ nhưng nó cũng phản ánh mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người theo quan niệm của người miền núi: một cái nhà gỗ chắc chắn, có tàu ngựa, có vườn tược sạch sẽ.

Không chỉ ông Mờng mà những người dân ở đất Mường Giơn đều có ý thức bảo vệ ngôi nhà của mình. Họ đem giấu kín những cái cột gỗ nghiến, sà ngang dìm xuống ruộng bùn để bọn Tây không cướp mất. Với họ những thứ đó không phải dễ dàng có được, phải mất hàng tháng, hàng năm để tìm và làm được. Ngôi nhà ấy là công sức của cha ông, là nơi lưu giữ những truyền thống, những sinh hoạt hàng ngày nên họ càng quý trọng. Hình ảnh vườn tược trong những sáng tác về đề tài miền núi của Tô Hoài được lặp đi lặp lại khá nhiều lần. Trong tâm trí của bà Giàng Súa “vườn có con chim nhỏ như lửa nỉ non hót vào

chiều. Trong sân đá tảng xếp quanh tường. Chen giữa những cây mận, cây lê,

có cây đào và một dây bầu lọ xanh xanh vừa nhú quả” [6, 43], hay một mảnh

vườn sau đợt lũ bão là một dây bí cạn đất, vươn ra, leo lên mỏm đá…”[6, 242]

đôi khi vườn còn là nơi mỗi ngày người đi nương lại nhặt về vài hòn đá kê lên thành “cái tường bờ đá, gặp ngày nắng, các chị đem phơi trên tường những cái

áo, chiếc váy chàm lốm đốm như hoa đỏ” [7, 197].

Khi miêu tả không gian sinh hoạt, lao động của đồng bào dân tộc miền núi Tô Hoài tập trung ở hai yếu tố: Yếu tố thứ nhất là những con suối, suối nước nóng ven rừng Mường Giơn “quanh năm bốc hơi ấm ngùn ngụt, ám trắng cả hai

bờ đá” [7, 131]. Con suối trở thành một người bạn thân thiết vừa cung cấp

nguồn thức ăn dồi dào, vừa là địa điểm lý tưởng cho những cuộc hẹn hò của trai bản, gái mường. Sống giữa thiên nhiên bao la, hoang sơ và có phần bí ẩn nhưng con người biết trân trọng và gắn bó với thứ quà tặng này của thiên nhiên “

mưa lũ hay mùa kiệt, chẳng lúc nào người Xá rời được con suối nuôi mình”.

Những con suối còn là nơi chứng kiến câu chuyện tình lãng mạn đẹp như trong cổ tích của Sạ và Mát. Tuy nhà văn chỉ miêu tả cuộc hẹn hò rất ngắn nhưng đọng lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc. Thiên nhiên mà cụ thể là dòng suối cùng những không gian khác như chợ phiên, chợ tết… có tác dụng thi vị hóa, lãng mạn hóa cuộc sống con người. Không gian lao động thứ hai là nương, đồi:

những khoảng nương mới đương vỡ từ quanh làng vỡ ra. Nương xén tròn

khoanh lên tận đỉnh núi còn một chỏm cây để giữ nguồn nước, thành ruộng bậc

thang” [7, 198]. Giữa bạt ngàn núi đồi, “ruộng Mường Giơn vằn vèo mờ mờ

chạy vờn quanh chân núi” [7, 40]. Những nương lúa ấy chín dần: “Có những

nương lúa chín vàng len lỏi từng hốc đá”. Những nương lúa “âm thầm cứ dần

dần vàng hoe rồi đỏ ngọt trong khe sâu” [7, 13]. Trên “cánh đồng một màu vàng

hây”, “rưng rưng chín trước mặt”[7,13]. Không gian đó thật đẹp và gợi cảm. Những chi tiết như trên góp phần chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế, sắc sảo và tình cảm gắn bó thiết tha với đất nước và người Tây Bắc.

Nhắc đến bức tranh về phong tục Tây Bắc, người đọc không bao giờ quên những buổi chợ phiên, chợ tết. Chợ là không gian thể hiện rõ nhất cảnh sinh hoạt và phong tục của một vùng miền. Bạn đọc đã từng biết đến một phiên chợ quê trong ca dao - những phiên chợ kết bạn, kết duyên, hay một phiên chợ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ trong thơ Đoàn Văn Cừ:

Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết Con gà sống mào thâm như cục tuyết

Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Tô Hoài đã miêu tả một phiên chợ miền núi nhằm lột tả một không gian sinh hoạt đậm màu sắc dân tộc. Đó là hình ảnh các chị Mèo xúng xính váy áo, các em bé cũng cõng địu trên lưng, vừa đi vừa xe lanh, có người nhảy khèn… Nếu coi cảnh phiên chợ là một bức tranh thì mỗi người, mỗi cảnh là mỗi yếu tố không thể tách rời của bức tranh đó.

Trong những sáng tác của mình, Tô Hoài chú ý tới quy luật chuyển mùa của thiên nhiên, qua mùa đông lạnh giá là mùa xuân của hoa cỏ, của lòng người, của tình yêu và tuổi trẻ. Là một người con của Tây Bắc, Tô Hoài cũng thực sự bị

cuốn hút, bị chinh phục và say sưa với cảnh xuân, tình xuân Tây Bắc. Bức tranh ngày xuân được Tô Hoài khám phá theo cảm nhận về thị giác “trời

cao mà như gần, cỏ tranh đã bắt đầu nở”, sự biến sắc mau lẹ của hoa thuốc

phiện “vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ han ,đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát” [7, 135] và sự nhạy cảm của thính giác “tiếng kèn, tiếng pháo, tiếng ném (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pao,tiếng thanh la, tiếng cúng… nhộn nhịp”. Tết của người vùng cao không

giống tết ở miền xuôi. Trong Vợ chồng A Phủ , người H'mông ăn tết khi ngô lúa đã gặt xong, mùa xuân có niềm vui thu hoạch mùa màng. Cho nên cái tết năm ấy đến Hồng Ngài giữa lúc “gió và rét rất dữ dội” nhưng cũng không ngăn được niềm vui đang trỗi dậy trong tâm hồn những người dân ở đây, đặc biệt là ở những đôi trai gái yêu nhau. Tô Hoài đã đặc tả không khí ngày tết với những từ ngữ giàu chất tạo hình, qua đó hiện lên bức tranh ngày tết miền núi tràn ngập màu sắc và âm thanh:“Trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên những mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi tết, chơi y,

cười ầm trên sân chơi trước nhà” [7, 135]. Khi viết về những ngày tết ở Hồng

Ngài, nhà văn Tô Hoài cũng rất chú ý miêu tả tiếng sáo. Sáo H’Mông có khả năng diễn tả ngôn ngữ của người H’Mông, thay họ nói lên tình cảm trong lòng:

Anh ném pao, em không bắt. Em không yêu, quả pao rơi rồi”. Đó là phương

tiện giao duyên hữu hiệu của chàng trai đối với con gái trong bản làng. Thời gian cứ tiếp nối, những ngày tết vùng cao và đêm tình mùa xuân của ngày xưa và ngày sau dường như vẫn thế. Tiếng sáo gọi bạn tình vượt qua thời gian, tồn tại vĩnh hằng trong trái tim biết bao chàng trai cô gái miền sơn cước.

Không khí tết của người dân vùng cao khi mùa xuân đến khiến cảnh vật vui tươi hẳn lên. Đây là không khí đón tết ở Mường Giơn: “Ngày nắng, trên các sân

ảng, khói bếp nấu rượu nghi ngút”. Chập tối, nhiều nhà treo đèn ra cây bưởi rồi

đánh trống, đánh chiêng gọi người đến tập xòe. Các cô gái Thái đi lấy lá thơm gội đầu. Các làng Mèo rục rịch ăn tết lại, “váy áo thêu đã cất đi, lại đem phơi

rực rỡ ngoài nắng” [7, 31]. Không chỉ miêu tả không khí chung khi Tết đến,

xuân về mà Tô Hoài còn khá dụng công khi đi sâu vào từng mái nhà để khám phá, lột tả tới mức tối đa không khí sôi nổi, náo nức. Công việc nương rẫy được gác sang một bên, bếp lửa thơm mùi gỗ thông, tiếng sáo réo rắt suốt đêm ngoài núi tranh, nhà ai cũng giã bánh giày, giết lợn làm tết.

Nếu như trước khi thực dân Pháp xâm chiếm thì những cuộc chơi ngày tết diễn ra trên mỏm đất phẳng đầu làng “trai gái trẻ con tụ tập đánh pao, đánh

quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy” [7, 135] nhưng khi có đồn tây, những tập

quán đó không hề bị súng đạn vùi lấp, phá hủy mà ngược lại nó vẫn diễn ra, thậm chí đặc biệt hơn, điều này phải chăng là ẩn dụ cho sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, phong tục và con người nơi đây mà Tô Hoài nhắc đến nhiều lần khi viết về Tây Bắc: “Trai gái kéo nhau lên núi chơi. Đi chơi trên núi rừng đoàn chỉ có trẻ con và người già ở lại… các chị Mèo đỏ, váy thêu, áo khoác, khăn hoa trùm rực rỡ. Các chị Mèo trắng chít khăn xếp nếp phẳng lỳ, tóc mai cạo nhẵn. Con trai thì áo chẽn, bịt đầu khăn trắng, thắt lưng màu thiên thanh… Vợ đi trước thổi sáo. Chồng đằng sau vẫn hát theo. Tiếng hát hú dài, mênh mông trong đồi tranh. Trời trong như một bóng sáng, trông xuống thấy chảy qua chân

núi nhu một dòng suối trắng tinh” [7, 163].

Bức tranh thiên nhiên gắn liền với đời sống và đậm màu sắc dân tộc đã được Tô Hoài thể hiện sinh động, sâu sắc. Người đọc như đang tận mắt chứng kiến một cuộc chơi xuân với những sắc màu sặc sỡ, với những âm thanh đặc trưng của miền núi, không hề nhầm lẫn với bất kỳ đâu.

Tiểu kết

Hành trình đi tìm vùng đất mới cho văn học của Tô Hoài đã gặt hái được nhiều thành quả ngoài mong đợi. Tô Hoài lần đầu đến với đồng bào Tây Bắc và đắm mình trong cuộc sống của các dân tộc miền núi. Ông cùng ăn, ở, sinh hoạt với họ. Ông tâm sự: “Tôi thích những người ấy lắm. Cô thì nhận là em. Cô thì nhận là con. Qua họ mình biết được người thật, việc thật, người bình thường,

việc bình thường. Vì thế trước kia tôi có biết tí gì về miền núi đâu. Nhưng bây giờ tôi dám viết về miền núi. Tôi say sưa về miền núi.Tôi đã để công phu vào việc học tiếng miền núi và đã tha thiết yêu người miền núi, coi miền núi như quê

hương mình vậy” [9, 532]. Chính vốn sống và tình cảm đặc biệt ấy giúp ông

am hiểu thiên nhiên và con người, thông cảm với các phong tục và những tình cảm riêng của các dân tộc miền núi .Thiên nhiên Tây Bắc qua ngòi bút của Tô Hoài không còn là mảnh đất kì bí nữa mà đã trở nên ấm cúng, gần gũi lạ thường trong lòng người đọc, nhất là khi thiên nhiên đó gắn với cuộc sống con người nơi đây.

CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI

3.1. Thiên nhiên Tây Bắc đƣợc miêu tả qua những hình ảnh độc đáo

Trong tác phẩm của Tô Hoài, thiên nhiên luôn xuất hiện như một nhân vật có cuộc sống, có tâm hồn. Tô Hoài không phải là một cây bút văn xuôi khô khan, chạy theo sự việc, kể lể sự việc. Ông tôn trọng tính khách quan của sự vật nhưng cũng không giấu những cảm xúc của mình trên những trang sách. Núi rừng Tây Bắc hiện ra trước mắt người đọc với những đặc trưng mà không phải một miền đất nào cũng có.

Trước hết là hình ảnh những vách núi dựng đứng, những dãy núi, khe sâu nối tiếp nhau, rồi “dưới chân đá chìa ra từng vạt rừng bí mật, những vạt rừng chạy nghiêng dài theo khe giữa hai lòng núi khép vào nhau, rồi ấp lại, khiến cho

người đứng núi khác không nhìn thấy đất mới vỡ…” [7, 14].

Hình ảnh bóng đêm luôn ẩn chứa những điều bí hiểm khiến người đọc có cảm giác ghê sợ, ngòi bút của Tô Hoài đã rất tinh tế khi nhấn mạnh cảm giác này ngay cả khi bóng đêm sắp tàn dù chỉ qua một âm thanh “tiếng vượn hú giỡn

nhau trong vách núi thế là thắp sáng” [7, 96]. Trong tiểu thuyết Miền Tây, bóng

tối bao trùm khắp nơi “Bóng tối trĩu xẫm từng quãng, nhanh và dữ… Những ngọn gió chồm lên rồi chết đứng từng đợt ngang giữa các triền đồi tranh mênh

mông lặng im” [6, 17]; hay “túp lều co ro chìm vào những lối đi đụng lưng vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cả vách… đêm xuống rừng lạnh buốt” [6, 43], có chăng chỉ còn sót lại chút nắng

loang lổ hoặc “mặt trời buổi chiều tưởng đã chìm hẳn lại rầu rĩ phô ra. Trong

Truyện Tây Bắc bóng đêm không được miêu tả kĩ nhưng nó xuất hiện với mật

độ tương đối dày và thường gắn với những cuộc sống sinh hoạt của con người. Dưới đêm trăng Nhấn cõng mẹ (bà Ảng) từ chân núi lên khe Mông Mang để kháng chiến cứu nước,cõng cha (ông Sênh) đi tìm lũng mới, Nhấn “cõng bố đi,

lùi lũi, câm lặng, bước thấp, bước cao” [7, 21]; những đêm giông bão bà Ảng

vẫn ngồi thức để canh nương của mình. Những ngày Mường Cơi bị lính Tây cướp phá, trong đêm khuya các bản làng Mường, Dao phải di chuyển đến lũng mới để sinh sống.

Tô Hoài luôn đặt thiên nhiên trong mối quan hệ với cuộc sống và sinh hoạt của con người. Đối với người dân Mường Giơn, những ngày Tây đến đây làm

đây người ta cứ trông mặt trời lặn nhanh cho đỡ khổ. Nhưng mặt trời lặn rồi,

những cái khổ, cái sợ khác lại đến. Càng đêm tối càng giật mình” [7, 46]. Họ sợ

đêm ngày lính tuần sùng sục vào làng, đàn bà con gái lại phải trốn đi nằm rừng. Chúng mà bắt được ai không bằng lòng thì cũng khiêng đi. Mặt trời và ánh trăng đã trở thành chứng nhân cho nỗi khổ đau của người Mường Giơn.

Cũng trong đêm khuya, hình ảnh người con gái Mường Giơn cày bừa suốt đêm hết hai tràn ruộng, những công việc thường họ chỉ làm ban ngày và lại do những người đàn ông làm nhưng vì bố Ính yếu, chị Mát lại bị Tây bắt nên Ính phải gánh vác công việc nặng nhọc ấy. Không những thế, trong đêm tối Ính

nhìn hướng rừng vẫn quen và bước nhanh… Ính theo suối qua những khoảng

rộng đã bỏ hoang ven rừng” [7, 82] để đi báo tin cho cán bộ về tình hình của

làng và cùng họp bàn kế hoạch không cho Tây đồn tập trung thóc của làng lên chứa kho ở sân nhà quan châu như mọi năm.

Bóng đêm không chỉ gợi cho ta cảm giác lạnh vắng, ghê sợ mà đôi khi chính không gian ấy lại thấm đẫm những tình cảm tình đồng bào, đồng chí. Suốt đêm sương rét buốt, những đồng chí cán bộ người Dao đến giúp bà con Mường Giơn dỡ nhà. Họ đem cất cột gỗ và sà ngang, dùi mè tốt dìm xuống ruộng bùn, dưới ao cá. Mặc dù “áo người nào cũng ướt sũng sương, rét run cầm cập nhưng

họ cứ nói chuyện cho quên lạnh” [7, 62]. Không những thế không gian đêm

khuya còn gợi nhớ cho người đọc những đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài:

tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã đến”, vang vọng âm thanh

của tiếng sáo gọi bạn đi chơi.

Những cụm từ nói về bóng đêm xuất hiện nhiều trong cả tập truyện: “Đêm

ấy”, “đến nửa đêm ấy”, “mặt trời đã lặn”,“trời tối mịt”, “đêm dài”, “làng đêm”,

đêm đêm”…, qua âm thanh tiếng trống ở vọng gác đầu làng những đêm tối lại

kéo về. Để nhấn mạnh và khắc sâu những ấn tượng về bóng tối, Tô Hoài tiếp tục tìm kiếm ở đó những yếu tố khác, những yếu tố mang tính riêng mà có lẽ chỉ

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong truyện tây bắc của nhà văn tô hoài (Trang 32 - 52)