Thiên nhiên mang vẻ hoang sơ, bí ẩn

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong truyện tây bắc của nhà văn tô hoài (Trang 26 - 29)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.1.Thiên nhiên mang vẻ hoang sơ, bí ẩn

Đã từng sống và gắn bó với Tây Bắc, coi đây là quê hương thứ hai, Tô Hoài đã để người đọc nhận thấy một thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ với sự bí ẩn của bóng tối, của những sườn đá sương mù, của những đám mây kỳ dị, của núi đá gớm ghê, của mưa rừng dữ dội, của thú dữ phá nương…

Hình ảnh bóng đêm luôn ẩn chứa những điều bí hiểm khiến người đọc có cảm giác ghê sợ, ngòi bút của Tô Hoài đã rất tinh tế khi nhấn mạnh cảm giác này ngay cả khi bóng đêm sắp tàn, dù chỉ qua một âm thanh “tiếng vượn hú giỡn

nhau trong vách núi thế là sắp sáng” [7, 96]. Để nhấn mạnh, khắc sâu những ấn

tượng về bóng đêm, Tô Hoài tiếp tục tìm kiếm ở đó những yếu tố khác, những yếu tố mang tính riêng mà có lẽ chỉ thiên nhiên Tây Bắc mới có. Đó là những ngôi làng mà nhìn từ xa chúng “lù lù như cái mả. Trên nóc mả, những cánh tay

tre, phên nứa phấp phới bay như những cái cờ, cái áo đen của ma” [7, 81] .

Trong bóng đêm những cơn gió lạnh buốt thổi qua những ngôi nhà có lỗ mái

thủng, vách nứa trống hốc như những hang gió” [7, 96].

Sương, núi và những cơn mưa là những hình ảnh xuất hiện với mật độ tương đối dày trong tập truyện. Nó có thể coi là những hiện tượng thiên nhiên phổ biến của núi rừng. Tô Hoài đã có một quãng thời gian sống ở núi rừng Tây Bắc nên ông hiểu cái giá buốt của sương đêm “ như cắt thịt da, ngón tay, ngón

chân buốt muốn rơi xuống” [7, 101]. Hình ảnh sương đọng lại trên đầu người đi,

trên mái nhà, “người đi sau chỉ trông thấy gót chân người đi trước” [7, 28], thậm chí ở trong làng hơi sương phủ mịt mù hành tháng, nhà nọ không thấy nhà kia càng gợi tính chất khắc nghiệt, bí ẩn của thiên nhiên Tây Bắc.

Khung cảnh núi rừng dữ dội hùng vĩ Tây Bắc cũng đã ám ảnh nhiều cây bút trong văn học từ thời trung đại đến hiện đại. Trong văn học trung đại, Nguyễn Quang Bích (1832 - 1889) được coi là một trong những nhà thơ đầu tiên của Việt Nam viết về thiên nhiên hùng vĩ Tây Bắc. Trong bài Đại Linh đao

trung ngộ vũ ( Gặp mưa trên đường Đại Linh ). Đại Linh là tên một bản thuộc

huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái xưa thuộc khu tự trị Thái - Mèo. Ông đã sử dụng bút pháp tả thực về thiên nhiên hùng vĩ nhưng hiểm trở, vắng vẻ và gợi sự cô đơn. Qua đó đưa ra bài học để giáo dục con người phải biết đoàn kết với nhau để chiến thắng thiên nhiên:

Núi cao ngất nghìn trùng

Khe chảy lượn bao vòng Lòng khe đá lởm chởm Mưa xuống sông đùng đùng Người xem đến kinh sợ Ngang trời nước mênh mông Chốc lát trời đã tạnh

Nước cạn núi chập chồng” [13,85].

Trong văn học hiện đại, Quang Dũng - một chàng trai đất Hà thành, với tâm hồn lãng mạn, bay bổng của tuổi trẻ thủ đô, anh cũng hăng hái theo binh đoàn Tây Tiến lên vùng cao Tây Bắc tham gia vào sự nghiệp cứu nước. Địa bàn

hoạt động chủ yếu của đoàn quân là ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa với nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới. Quang Dũng có những cảm nhận riêng về một Tây Bắc hoang sơ đầy bí ẩn. Những câu thơ vừa lột tả độ cao của đèo dốc đường rừng, vừa cho thấy cái vẻ nguy hiểm đến nghẹt thở, đe dọa con người:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi [14, 76].

Thiên nhiên Tây Bắc đã đi vào thơ Tố Hữu với vẻ khắc nghiệt đậm chất miền núi và chịu ảnh hưởng của chiến tranh tàn phá:

Quê hương anh đó: gió sương mù Và rú rừng đây của chiến khu Cỏ ngập đồng khô mờ lối cũ

Tan hoang làng cháy khói căm thù” [15, 133].

Trong Truyện Tây Bắc, Tô Hoài miêu tả thiên nhiên trong vẻ hoang sơ, bí ẩn ở khung cảnh núi rừng trùng trùng điệp điệp đẹp đẽ của Tây Bắc. Vì nhiều đồi núi nên tầm nhìn bị cản trở, lại thêm sương mù nên ấn tượng duy nhất, ám ảnh nhất với con người là âm thanh, mà âm thanh lại gợi sự hoang dã: “tiếng vượn vừa chạy vừa hú và tiếng chim kỳ kêu, càng xa thăm thẳm, lẫn tiếng cây

người ta ngả xuống, đương rào rào đổ” [7, 14]. Ngoài ra sự hoành hành của thú

dữ - một trở lực của thiên nhiên đối với con người. Ở đây giữa không gian chủ đạo là núi rừng, cuộc sống con người vốn đã khó khăn nhưng họ còn phải đối mặt với những kẻ thù nguy hiểm đến từ thiên nhiên. Dường như thiên nhiên chiếm thế chủ động đe dọa đối thủ của mình, tiếng động của những thú rừng phá lúa ban đêm, con người cũng không dám ra đuổi bắt. Thậm chí, ta còn bắt gặp hình ảnh thú dữ rừng núi miền Tây hù dọa con người trong bài thơ Tây tiến:

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”[ 14, 76].

Bên cạnh đó, còn có những hình ảnh mang giá trị biểu hiện một thiên nhiên hoang sơ. Đó là những hòn đá to tướng đương nhăm nhăm lao xuống: “những

mô đá lúc đen xì, lúc bóng nhoáng lô nhô trên nương” [7, 15]; đó là những cơn

từ “nách núi đùn lên và lốm đốm xám như đuôi con sóc nối nhau bay luẩn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt

quãng, đã thấy lồ lộ đằng xa một bức vách đá trắng toát” [7, 15]. Sự xuất hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của con người cũng làm nổi bật sự hoang dại của thiên nhiên “trên mỏm đá, người cứ tụt xuống các vách núi dựng đứng, vang động tiếng vượn hú. Người

leo sau đàn vượn chạy trước” [7, 14]. Tất cả đều mang vẻ kỳ dị, hoang dại tạo

nên cho người đọc một cảm giác rợn lạnh, một ám ảnh về mảnh đất này.

Tóm lại, chỉ qua vài chi tiết tiêu biểu, Tô Hoài đã tái hiện bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với đúng vẻ hoang sơ đầy bí ẩn. Đây là một bức tranh chân thực, chứ không phải là sản phẩm của sự bịa đặt, hay tưởng tượng. Để có được thành công này thì bản thân Tô Hoài phải là người tận mắt chứng kiến và cảm nhận một cách tinh tế sâu sắc tính chất đặc biệt của thiên nhiên Tây Bắc.

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong truyện tây bắc của nhà văn tô hoài (Trang 26 - 29)