1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng dân vận hồ chí minh vào công tác vận động nông dân huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

114 450 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 847 KB

Nội dung

dân vận, một bộ phận hết sức quan trọng trong toàn bộ Di sản vô giá màNgười để lại cho Đảng và nhân dân các dân tộc ở nước ta.Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh không những chứa đựng tinh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN HỮU HÙNG

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN HỮU HÙNG

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Trang 3

Qua thời gian học tập, nghiên cứu, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục; sự nỗ lực cố gắng của bản thân, sự động viên của gia đình bạn bè và đồng nghiệp; với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới:

Hội đồng Khoa học chuyên ngành Chính trị học, Phòng đào tạo Sau Đại học - Trường Đại Học Vinh và các thầy cô giáo đã giảng dạy, động viên, giúp đỡ tôi trong trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Hội Nông dân huyện Hưng Nguyên và các đơn vị có liên quan trong quá trình nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi

về thời gian và cung cấp tài liệu, số liệu cho luận văn.

Khoa Chính trị học - Trường Đại Học Vinh; bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Đặc biệt, tác giả biết ơn sâu sắc PGS TS Nguyễn Lương Bằng- Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận đựơc sự chỉ dẫn và góp ý của quí thầy cô giáo và bạn đọc.

Xin trân trọng cảm ơn !

Thành phố Vinh, tháng năm 2015

Tác giả

Phan Hữu Hùng

MỤC LỤC

Trang 4

A Mở đầu 1-6

Chương 1: TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG DÂN VẬN

HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1.1 Sự ra đời và nội dung tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí

Minh………

7

1.2 Sự cần thiết của việc vận dụng tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí

Minh vào công tác vận động nông dân trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

31

Chương 2 : THỰC TRẠNG SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN HUYỆN HƯNG NGUYÊN, NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ

An ảnh hưởng đến công tác vận động nông dân trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

39

2.2 Vận dụng tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh vào công tác vận động nông dân

thời gian qua ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

2.3 Những vấn đề đặt ra trong quá trình vận dụng tư tưởng dân vận Hồ Chí

Minh vào công tác vận động nông dân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ Antrong quá trình cong nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

3.1 Phương hướng vận dụng tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh vào nâng cao

hiệu quả công tác vận động nông dân ở huyện Hưng Nguyên trong quá

trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

67

3.2 Những giải pháp chủ yếu vận dụng tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh nhăm

nâng cao hiệu quả công tác vận động nông dân ở huyện Hưng Nguyêntrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

73

C KẾT LUẬN 99

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

E DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

106

F PHỤ LỤC CÁC BẢNG BIỂU 106

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 5

BCH : Ban Chấp hành

BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương

CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng về

Trang 6

dân vận, một bộ phận hết sức quan trọng trong toàn bộ Di sản vô giá màNgười để lại cho Đảng và nhân dân các dân tộc ở nước ta.

Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh không những chứa đựng tinh thầntrọng dân, thương dân, hết lòng chăm lo lợi ích của nhân dân, nhận rõ sức mạnhcủa nhân dân, mà còn chỉ ra nội dung và phương thức vận động, tập hợp đôngđảo nhân dân tich cực tham gia các phong trào do Đảng ta khởi xướng và lãnhđạo

Nhận thức và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn luôn xácđịnh rõ vai trò, vị trí quan trọng của công tác dân vận đối với sự nghiệp cáchmạng Bước vào thời kỳ mới, đất nước đứng trước nhiều thời cơ và thách thứclớn; trong đó thách thức lớn nhất là âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụngdân tộc, tôn giáo hòng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ViệtNam Do đó, công tác dân vận lúc này cần phải được đổi mới, đẩy mạnh vàtăng cường hơn nữa với những nội dung phù hợp với tình hình mới của đấtnước và thế giới nhằm phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thựchiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quêhương đất nước

Gần 30 năm đổi mới vừa qua (1986-2015), công tác dân vận do Đảng tổchức, lãnh đạo đã tạo ra động lực lớn cho các phong trào thi đua yêu nước,góp phần không nhỏ làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội, giữ vững ổnđịnh chính trị, chống lại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thùđịch, tạo thế và lực cho đất nước; đồng thời góp phần phát huy và mở rộngquyền dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin vững chắc củanhân dân đối với Đảng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác dân vận vẫncòn bộc lộ một số yếu kém cần được khắc phục Việc triển khai thực hiện một

số chính sách còn thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn làm hình thức, chiếu lệ Cónơi cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên vẫn chưa nhận thức đúng vị trí vàtầm quan trọng của công tác dân vận, thậm chí còn xem nhẹ công tác này,không coi đó là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị Một số cán bộ,

Trang 7

đảng viên quan liêu, ngại đi cơ sở, chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọngcủa nhân dân, thậm chí lợi dụng chức quyền, làm trái đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước để tham nhũng, trục lợi, vi phạm quyềndân chủ của nhân dân còn xẩy ra ở một số địa phương, đơn vị Tình trạng này

là nguyên nhân dẫn tới bức xúc trong quần chúng nhân dân, đơn thư tập thể,vượt cấp, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận là một công việccấp thiết trong giai đoạn hiện nay Do vậy, việc nghiên cứu này được nhiều cơquan, tổ chức nhiều nhà khoa học quan tâm thực hiện và đã có nhiều côngtrình nghiên cứu được công bố, có thể chia thành nhóm các vấn đề sau:

Nhóm thứ nhất: Nhóm vấn đề lý luận chung về dân vận bao gồm các bài viết: Ban Dân vận Trung ương (2000), Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Đặng Nguyên Anh (2003), "Lại bàn về dân vận", Tạp chí Dân vận, (1), tr.10 Hà Thị Khiết

(2012), “Tiếp tục đổi mới công tác Dân vận của Đảng, đáp ứng yêu cầu xâydựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới”, tạp chí Dân vận, (10), tr.6-9.Huỳnh Đảm (2004), "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin - Mục tiêu đổi

mới công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (7), tr.6-9 Trần Văn Đam (2005), Dân vận và dân chủ, in trong quyển "Vận dụng tư

tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội Trần Bạch Đằng (2002), "Cách mạng là sự nghiệp của quần

chúng", Tạp chí Dân vận, (10), tr.22-24 Trịnh Xuân Giới (2005), Cán bộ dân vận thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ

Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội Nguyễn Thạc Hân (2005), Mối quan hệ Đảng - dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân

vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nguyễn Văn Hùng

(2005), Tác phẩm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi tỏa sáng, soi đường cho công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới, in trong quyển "Vận

Trang 8

dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới", Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội.

Phạm Văn Khánh (2003), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh nhân dân

và công tác dân vận", Tạp chí Dân vận, (10), tr.16-18 Vũ Ngọc Khánh (2002), "Đôi điều nhớ lại về công tác dân vận", Tạp chí Dân vận, (10), tr.25-

26 Vũ Ngọc Lân (2003), "Công tác dân vận có phải một nghề", Tạp chí Dân vận, (1), tr.13-14.

Nhóm thứ hai: Vận dụng lý luận dân vận vào thực tiễn gồm: Bùi Đình

Phong (2003), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận vào việc thực

hiện đại đoàn kết toàn dân tộc", Tạp chí Cộng sản, (9), tr.12-15 Phạm Văn Tản (2004), "Vai trò của đội ngũ cán bộ đối với công tác dân vận", Tạp chí Dân vận, (7), tr.15-16 Văn Tạo (2000), "Học tập tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh", Tạp chí Dân vận, (5), tr.6-7 Nguyễn Đình Thuận (2002), "Vận dụng

tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng phong trào quần

chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc", Tạp chí Dân vận, (9), tr.8-10 Trịnh Trí Thức

(2002), "Hội quần chúng không chính thức với công tác dân vận ở nông thôn

nước ta", Tạp chí Dân vận, (9), tr.17-18.

Nhóm thứ ba: Các bài viết, văn bản liên quan đến vận động nông dân ở huyện Hưng nguyên bao gồm Huyện ủy Hưng Nguyên, Nghệ an (2014), Báo cáo tổng kết công tác dân vận năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015 Huyện ủy Hưng Nguyên, Nghệ An (2010), Báo cáo tổng kết công tác dân vận nhiệm kỳ 2005-2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2010-2015 Huyện ủy

Hưng Nguyên, Nghệ An (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Huyện ủy Hưng Nguyên, Nghệ An(2014), Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện phong trào thi đua sản xuất kinhdoanh giỏi giai đoạn 2010 - 2014, phương hướng nhiệm vụ 2014 - 2019.Chưa có công trình khoa học nào viết về vấn đề "Vận dụng tư tưởng dân vận

Hồ Chí Minh vào công tác vận động nông dân huyện Hưng Nguyên, tỉnh

Trang 9

Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn".

Thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, yêu cầu tậphợp, đoàn kết, vận động nhân dân tiếp tục được đặt ra một cách bức thiết Dovậy, công tác dân vận đã được đề cập trong nhiều nghị quyết của Đảng, đặcbiệt Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá IX), có baNghị quyết về công tác dân vận nhằm đáp ứng những yêu cầu bức thiết củanhân dân và huy động tối đa nội lực, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Quyết

định số 290 QĐ/TW ngày 25 tháng 2 năm 2010 của Bộ Chính trị về “công tác Dân vận của hệ thống Chinh trị”; đặc biệt là Nghị quyết số 25 NQ/TW

ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI)

về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình

hình mới” Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và

tích cực đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống, tạo ra sự chuyểnbiến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác vận động nhân dân là một đòi hỏi bứcthiết hiện nay

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề "Vận dụng tư tưởng dân vận

Hồ Chí Minh vào công tác vận động nông dân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học.

2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Dân vận, trên cơ sở đóđánh giá thực trạng, nêu ra phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng caochất lượng công tác vận động nông dân ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trongquá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở hình thành và nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh

về dân vận

Trang 10

- Phân tích thực trạng công tác vận động nông dân ở huyện Hưng Nguyên,tỉnh Nghệ An, từ đó rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của thực trạngtrên.

- Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và đánh giá thực trạngcông tác nông vận, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng công tác nông vận

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và việc quán triệt, vậndụng tư tưởng đó trong vận động nông dân ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ antrong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ nghiên cứu quá trình hình thành và nội dung cơ bản tưtưởng Hồ Chí Minh về dân vận; nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng đó trongcông tác nông vận ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ an trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

5 Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận

- Phương pháp luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng củatriết học Mác - Lênin

- Về phương pháp cụ thể, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lýthuyết, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, xử lý thông tin, lịch sửkết hợp với phương pháp lôgíc, ngoài ra còn sử dụng nhiều phương pháp khácnhư thống kê, so sánh

6 Giả thuyết khoa học

- Luận văn mạnh dạn nêu ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chấtlượng công tác nông vận ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ an trong quá trìnhCNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

Trang 11

- Luận văn góp phần làm rõ tính cách mạng và khoa học của tư tưởng HồChí Minh về công tác dân vận Tính cách mạng và tính khoa học của tư tưởngnày không chỉ có ý nghĩa và giá trị to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành lại vàbảo vệ độc lập dân tộc, mà cả trong quá trình CNH, HĐH đất nước vì mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

B NỘI DUNG Chương 1: TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN TRONG

Trang 12

QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1.1 Sự ra đời và nội dung tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.1.1 Bối cảnh ra đời và quá trình phát triển tư tương dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng dân vận, hình thành và pháttriển có nguồn gốc từ nhiều yếu tố, trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứngchủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hoánhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin

1.1.1.1 Tư tưởng và văn hoá truyền thống Việt Nam trong lịch sử

Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy tinhthần “trọng dân”, “yêu dân”, “dựa vào dân” của ông cha ta trong lịch sử đấutranh dựng nước và giữ nước Bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Lý ThườngKiệt có tác dụng “Dân vận” to lớn trong đấu tranh giữ nước và dựng nước.Bản Tuyên ngôn đã động viên toàn dân chống quân Tống xâm lược Từphòng tuyến Như Nguyệt đã vọng lên lời thơ “Thần diệu” thôi thúc lòngngười đứng lên giữ nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Tổng kết các bài học lớn của cuộc kháng chiến chống quân Mông, Trần Quốc Tuấn nhận thấy rằng nguyên nhân lớn nhất của chiến thắng

Nguyên-là “Vua tôi đồng tâm, anh em hoà thuận, cả nước góp sức”, và ông căn dặn:

"Phải khoan thư sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước”.Những lời tâm huyết đó đã thúc giục lòng người đứng lên giết giặc lập công

Lê Lợi, Nguyễn Trãi bằng chiến lược đánh vào lòng người đã động viêntoàn quân, toàn dân trên tư tưởng "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", "chởthuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân"

Trang 13

Như vậy, để tập hợp lực lượng, các chính quyền phong kiến đã biết pháthuy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, đứng dưới ngọn cờ cứunước Trước hoạ ngoại xâm, cứu nước là để cứu dân Kẻ ngoại xâm “nướngdân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”, nên cứunước và giành lại nền độc lập cho đất nước là để cứu dân Sau khi thắng lợi,các triều đại phong kiến Việt Nam đều có ý định thực hiện "kế sâu rễ, bền gốc

là khoan thư sức dân"

Đến đầu thế kỷ XX, các nhà yêu nước tiêu biểu như Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh vượt qua hệ tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng dân chủ

tư sản, thực hiện một bước tiến về chất trong lịch sử tư tưởng dân tộc nóichung và trong vấn đề vận động quần chúng nói riêng

Tuy nhiên, các nhà yêu nước nổi tiếng này chưa có phương pháp đánhgiá và công tác vận động nhân dân một cách khoa học, nên phải chịu “trămthất bại” mà không một thành công

Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống “yêu nước, trọng dân” củaông cha trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, do đó đã đưa công tác dân vận lênthành một khoa học

1.1.1.2 Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận tư tưởng chủ yếu của sự hình thành tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là nhà yêu nước Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác

- Lênin và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 Người coi chủ nghĩaMác - Lênin không những là cái “cẩm nang thần kỳ", mà còn là "kim chỉnam" và "là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới mục đích cuối cùng",

đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩaMác - Lênin là đến với tri thức tiên tiến của thời đại, là tiếp thu sức mạnh vàgiá trị tinh thần của nhân loại

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ các Đảng cộng sản đều phải làm công tácvận động nhân dân Đó là một công tác lâu dài và phải kiên trì thực hiện.Giai cấp công nhân phải làm công tác dân vận để giành lấy sự đồng tình,

sự ủng hộ của đa số nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cách mạng của

Trang 14

mình; và phải nhận thức rằng, mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau phải cónhững hình thức, nội dung công tác dân vận khác nhau.

Nghiên cứu lịch sử đấu tranh giai cấp ở Pháp năm 1848, C Mác và Ph.Ăngghen viết trong lời nói đầu tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848đến 1850” rằng: Đã qua rồi, thời kỳ những cuộc đột kích, thời kỳ những cuộccách mạng do những nhóm thiểu số tự giác cầm đầu những quần chúng không

tự giác tiến hành ở nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hoàn toàn chế dộ

xã hội, thì bản thân quần chúng phải tự mình tham gia vào công cuộc cải tạo

ấy, phải tự mình hiểu rõ vì sao phải tiến hành đấu tranh, vì sao mình phải đổmáu và hy sinh tính mạng [10, tr.775]

Như vậy, theo C.Mác và Ph Ăngghen, muốn thắng lợi, các cuộc cáchmạng xã hội không phải do những cá nhân, những nhóm người nhỏ bé cầmđầu, những quần chúng không tự giác tiến hành, mà phải do các chính đảng

có lý luận tiên phong của các giai cấp lãnh đạo; các đảng đó phải biết thuyếtphục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng dám

xả thân đấu tranh

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ rằng, sức mạnh của quần chúng nhân dân

là vô địch; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Tuy nhiên, quần chúngnhân dân chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình khi họ được tổ chức lạiTrong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen viết:

“Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt củatất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sựthống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền” [9, tr.615]

Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin khẳng định rằng:

1) Không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếukhông có một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm những ngườilãnh đạo;

2) Càng có đông đảo quần chúng được thu hút tự phát vào cuộc đấutranh, tạo thành cơ sở cho phong trào và tham gia phong trào, thì càng cấp

Trang 15

thiết phải có một tổ chức như thế và tổ chức ấy lại càng phải vững chắc (nếukhông thì bọn mị dân sẽ dễ lôi cuốn được những tầng lớp lạc hậu trong quầnchúng); một tổ chức như thế thì chủ yếu phải gồm những người lấy hoạt độngcách mạng làm nghề nghiệp của mình [42, tr.158-159].

Vì vậy, V.I.Lênin nhấn mạnh "hãy cho chúng tôi một tổ chức nhữngngười cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên!" [42, tr.162].Muốn có sức mạnh phải thống nhất ý chí, phải đoàn kết, phải có tổ chức

Vì thế trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen viết:

“Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!” [9, tr.646]

Vận dụng tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen vào thời đại của mình thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, Lênin kêu gọi mở rộng khốiđại đoàn kết của giai cấp công nhân với các dân tộc bị áp bức trên toàn thếgiới

-Về phương hướng công tác dân vận, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ cầnphải dùng phương pháp nêu gương và giúp đỡ; trong công tác dân vận thìnhững tấm gương, những mô hình thực tiễn cụ thể có tác dụng cổ vũ, độngviên, hướng dẫn quần chúng nhân dân rất to lớn; đối với quần chúng nhân dânkhông được dùng mệnh lệnh áp đặt ý chí chủ quan của cá nhân lãnh đạo đốivới họ

V.I.Lênin rất coi trọng công tác thuyết phục, giáo dục và nêu gương đốivới quần chúng nhân dân Người đề ra nhiệm vụ hàng đầu cho các đảng cộngsản là phải “thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cươnglĩnh và sách lược của mình” [44, tr.208]

Nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong thời kỳ giành được chính quyền,xây dựng chủ nghĩa xã hội là quản lý, nhưng “Chúng ta phải suy nghĩ kỹ rằngmuốn quản lý được tốt, thì ngoài cái tài biết thuyết phục, biết chiến thắngtrong cuộc nội chiến, còn cần phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn” [44,tr.210]

Đồng thời, V.I.Lênin phê phán những đảng viên, cán bộ, những tổ chứcđảng không gương mẫu, không dũng cảm hoặc “rất ít dùng những điển hình,

Trang 16

những tấm gương cụ thể, sinh động, lấy trong mọi lĩnh vực của đời sống, đểgiáo dục quần chúng” [45, tr.109] Người yêu cầu lấy kinh nghiệm, lấy ví dụthực tế để chứng minh cho quần chúng thấy rõ sự cần thiết của công việcđang làm và coi đó là một biện pháp có hiệu quả.

Để vận động quần chúng, V.I.Lênin khuyến khích mở rộng dân chủ,công khai làm cho mỗi người dân biết công việc của Đảng, của Nhà nước.Đây là phương pháp vận động quần chúng có tác dụng nâng cao tính chủđộng, tính tích cực sáng tạo, cách mạng của quần chúng V.I.Lênin viết: “Mộtnước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của quần chúng Nước mạnh là khi nào quầnchúng biết rõ tất cả mọi cái quần chúng có thể phán đoán được về mọi cái, và

đi vào hành động một cách có ý thức” [43, tr.23]

V.I.Lênin rất trân trọng ý kiến của quần chúng; xem tâm tư, nguyện vọngcủa quần chúng nhân dân là những nguồn thông tin cực kỳ quý báu để hìnhthành chính sách Vì vậy, Người đề nghị tìm mọi cách để duy trì, phát triển và

mở rộng hội nghị công nhân, nông dân ngoài Đảng, vì thông qua những hộinghị như thế, Đảng có thể “nhận xét tâm trạng của quần chúng, gần gũi họ,giải quyết những nhu cầu của họ, giao cho những phần tử tốt nhất, trong số họđảm nhiệm những chức vụ trong bộ máy nhà nước ” [46, tr.39]

Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan khoa học, là cơ sởphương pháp luận giúp Hồ Chí Minh tổng kết, tiếp thu có chọn lọc các họcthuyết tư tưởng của nhân loại, đường lối của cách mạng thế giới Với ý nghĩa

đó, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở, là nguồn gốc lý luận chủ yếu nhất đểNgười nâng cao truyền thống yêu nước của dân tộc theo phương hướng “Giảiphóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản”, hình thành và hoàn chỉnh

tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam nói chung, về tư tưởng dân vậnnói riêng để vận động, giáo dục, tổ chức nhân dân hành động dưới ngọn cờcủa đảng nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

* Cơ sở thực tiễn

Trang 17

Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử của nước ta đã tạo nên mối quan

hệ đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau trong chống chọi với thiên nhiên cũngnhư trong chống giặc ngoại xâm của cộng đồng người Việt

Lịch sử đã chứng minh truyền thống đoàn kết, ý chí độc lập, tự chủ, tựlực, tự cường của dân tộc ta đã được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước

và giữ nước

Hồ Chí Minh là người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước vàgiữ nước của dân tộc; đã nhận thức được lịch sử Việt Nam thời phong kiến,tuy chỉ là những việc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng đã ghi lại những tấmgương tâm huyết dựng nước và giữ nước của cha ông ta

Khi đất nước bị giặc xâm lăng, “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cảnước góp sức” và “Khoan thử sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc là thượngsách giữ nước” Hội nghị Diên Hồng đời Nhà Trần là một điển hình củatruyền thống đoàn kết toàn dân tộc nhằm tập hợp mọi lực lượng, thu phụctướng sĩ, nhân tài, phát huy sức mạnh của cả dân tộc để đánh đuổi kẻ thù.Truyền thống này được Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy lên một tầm caomới, trong thời đại mới

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầucuộc vũ trang xâm lược và áp bức của chúng đối với dân tộc ta Chúng đã thihành nhiều chính sách nguy hiểm và bằng mọi thủ đoạn độc ác, đê hèn để bóclột nhân dân ta, đặc biệt là chính sách “chia để trị”

Với chính sách đó kẻ thù hòng phân biệt, tách rời giữa đồng bào miềnxuôi với đồng bào miền ngược, giữa đồng bào không theo đạo với đồng bàotheo đạo … Nguy hiểm hơn, chúng đã chia đất nước ta thành ba miền: Bắc,Trung, Nam; mỗi miền có một chế độ cai trị khác nhau nhằm tập trung pháhoại khối đại đoàn kết dân tộc, một truyền thống có từ lâu đời của chúng ta Thực tế đó đặt ra cho cách mạng nước ta phải thực hiện chiến lược đoànkết để tập hợp mọi lực lượng yêu nước có thể đoàn kết được, không phân biệtđảng phái, giai cấp, giàu nghèo thành một mặt trận thống nhất, tạo thành sức

Trang 18

mạnh của toàn dân tộc Có vậy, mới giành được thắng lợi, đưa cách mạng tiếnlên.

Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước ViệtNam đã diễn ra rất mạnh mẽ Từ phong trào Cần Vương, Yên Thế cuối thế kỷXIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân đầu thế kỷ XX, các thế hệ ngườiViệt Nam yêu nước nối tiếp nhau đứng dậy chống ngoại xâm, nhưng đều thấtbại

Hồ Chí Minh nhận thấy được những hạn chế của các nhà yêu nước trongchủ trương tập hợp lực lượng và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quancủa lịch sử dân tộc trong giai đoạn này Đây cũng chính là lý do, là điểm xuấtphát để Hồ Chí Minh quyết tâm ra nước ngoài tìm chân lý cách mạng, rồi trở vềnước cùng với nhân dân cứu nước

* Thực tiễn thế giới

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khảo sát nhiều nước

tư bản chủ nghĩa và nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc ở hầu khắp các châu lục.Cuộc khảo nghiệm đó đã giúp Người nhận ra một sự thật là: Giới cần lao ởcác dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại; song cuộc đấu tranh của

họ chưa đi đến thắng lợi, bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại,chưa biết đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở

“chính quốc”, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức Hồ Chí Minh nghiên cứumột cách thấu đáo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 vànhững bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đem lại chophong trào cách mạng thế giới; đặc biệt là bài học về huy động, tập hợp lựclượng quần chúng công nông đông đảo để giành chính quyền cách mạng.Đối với phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc, HồChí Minh đặc biệt chú ý đến phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ

là hai nước có thể đem lại cho Việt Nam nhiều bài học rất bổ ích về tập hợpcác lực lượng yêu nước, tiến bộ để tiến hành cách mạng, như kinh nghiệm tậphợp lực lượng của Tôn Dật Tiên trong Cách mạng Tân Hợi (1911) ở TrungQuốc và của lãnh tụ đấu tranh đòi độc lập Mahatma Ganđi ở ấn Độ

Trang 19

1.1.1.3 Quá trình phát triển tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng dân vận của Người được hình thành, phát triển và hoàn thiệngắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Người; gắn liền với quá trìnhphát triển, thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Thời kỳ thơ ấu đến năm 1920: tham gia hoạt động yêu nước và hình thành tư tưởng yêu nước, tư tưởng dân vận

Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống yêu nước và lòngnhân ái từ gia đình và quê hương Tại quê hương, Hồ Chí Minh được khai tâmbằng chữ Hán, hấp thụ tinh thần yêu nước bất khuất của phong trào chốngPháp, cách đối nhân xử thế, nhân nghĩa thuỷ chung, khí khái của các nhà nhoyêu nước Tại Huế (1895 - 1901 và 1906 - 1909), Hồ Chí Minh học được kiếnthức về tự nhiên, xã hội, bước đầu tiếp xúc với văn minh phương Tây

Thời kỳ này, Hồ Chí Minh cũng đã chứng kiến cảnh đàn áp dã man củathực dân Pháp đối với những người yêu nước Việt Nam; cảnh sống cơ cực,đói rách của nhân dân lao động; cuộc sống xa hoa của bọn thực dân Pháp vàquan lại tay sai Hồ Chí Minh tham gia phong trào biểu tình chống thuế củanhân dân Trung Kỳ, thấy được thất bại của phong trào Đông Du (1906 - 1908) doPhan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo và phong trào “Đông kinh Nghĩa thục” (1907).Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ,

Hồ chí Minh nhận xét như sau: chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp củaPhan Bội Châu, “Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì đưa hổ cửa trước,rước beo cửa sau”

Chủ trương của Phan Chu Trinh dựa vào Pháp để “Duy Tân” đất nước

“chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”; còn cuộc khởi nghĩa Yên Thếcủa Hoàng Hoa Thám “Còn nặng cốt cách phong kiến”

Khi bị đuổi học khỏi trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành vào dạy học

ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) (9/1910-2/1911) Trong thời gian này NguyễnTất Thành đã phổ biến cho học sinh những thơ ca yêu nước, như bài “Ca hớttóc”:

Trang 20

Phen này cắt tóc đi tu,

Tụng kinh độc lập ở chùa Duy Tân,

Đêm ngày khấn vái chuyên cần,

Cầu cho ích nước lợi dân mới là,

Quyết tu sao phỉ chí dân nhà,

Tu sao độ được nước ta phú cường,

Lòng thành thắp một tuần nhang,

Nam mô phật tổ hồng bàng chừng tri

Ngày 5/6/1911 anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìmđường cứu nước, cứu dân Khi rời bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành có mộttâm nguyện rằng: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nướckhác Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.Trong thời gian làm việc trên tàu buôn của Pháp, Người gia nhập Hộiviên Công hội, Hội những người thuỷ thủ Việt Nam ở nước ngoài Năm 1917,

Hồ Chí Minh trở lại Pháp - một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn ởChâu Âu lúc bấy giờ, sau đó tham gia Đảng Xã hội Pháp (1918) Năm 1919,Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Vecxây

Bản Yêu sách của nhân dân An Nam, gồm 8 điểm đòi tự do dân chủ đơn sơ,

đòi có tiếng nói riêng của người bản xứ trong Quốc hội Pháp, đòi thay thế chế

độ sắc lệnh bằng các đạo luật Mặc dù không được Hội nghị Vecxây xemxét, song bản yêu sách đã có tiếng vang lớn Từ thực tế này, Hồ Chí Minh điđến kết luận về Kế hoạch 14 điểm của Tổng thống Mỹ Uyn-Xơn rêu rao vềquyền tự quyết dân tộc: “Chủ nghĩa Uyn - Xơn chỉ là trò bịp lớn”, và “muốnđược giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lựclượng của bản thân mình”

Trong thời gian này, Hồ Chí Minh qua nhiều nước ở châu á, châu Phi,châu Mỹ và châu Âu, chú ý xem xét tình hình các nước, suy nghĩ về thực tếđang diễn ra ở các nước đó và nhận định rằng: trên thế giới này chỉ có haigiống người: bị bóc lột và bóc lột mà thôi Người kết luận giai cấp công nhân

và nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn; chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù

Trang 21

Từ đó đã làm nảy nở ở Người tình cảm và ý thức giai cấp cũng như tình đoànkết quốc tế Người cũng đã tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới,khảo sát cuộc sống, tình cảnh của nhân dân bị áp bức và ảnh hưởng về conđường Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, một cuộc cách mạng đã thànhcông đến nơi, vì “Cách mạng rồi quyền giao cho dân chúng số nhiều” Bằngnhững hoạt động tích cực ấy, Hồ Chí Minh đã đi trước một đoạn đường kháthành công của công tác dân vận.

Năm 1920, đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộcđịa, Hồ Chí Minh tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước,tìm thấy lực lượng cách mạng hùng hậu cho thắng lợi của cách mạng thuộcđịa Tháng 12/1920, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hộiPháp họp tại thành phố Tua, Hồ Chí Minh bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc

tế III Tiếp đó, Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thànhngười cộng sản Việt Nam đầu tiên Sự kiện đó đánh dấu bước chuyển biến vềchất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người Từ đây, khátvọng giải phóng dân tộc của Người được soi sáng bởi một hệ tư tưởng cáchmạng và khoa học Đó là chủ nghĩa Mác - Lênin

Thời kỳ từ năm 1921 đến năm 1930: hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam và tư tưởng dân vận

Thời kỳ này Hồ Chí Minh vừa tiếp tục hoạt động cách mạng, vừa đi sâunghiên cứu tư tưởng Mác- Lênin, từng bước xây dựng tư tưởng, chiến lược,sách lược, phương pháp và lực lượng cách mạng cho sự nghiệp giải phóngdân tộc Việt Nam Năm 1921, Hồ Chí Minh cùng một số chiến sỹ cách mạng

ở nhiều nước lập ra tổ chức “Hội Liên hiệp thuộc địa” và xuất bản báo LeParia Tháng 12/1921, theo kiến nghị của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Phápthành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa Hồ Chí Minh được cử làm trưởng Tiểuban nghiên cứu Đông Dương

Năm 1923, trong bức thư "Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp”trước khi rời nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết: “Chúng ta phải làm gì?

Chúng ta không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc

Trang 22

Điều đó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi dân tộc chúng ta.

Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thứctỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự

do độc lập” [26, tr.192]

Những lời của Người trong bức thư ngắn gọn nêu trên cho thấy tư tưởng,quan điểm của Người với những nội dung hết sức rõ ràng cụ thể về cuộc vậnđộng quần chúng làm cách mạng, từ giáo dục, tuyên truyền, tổ chức, tập hợplực lượng và thực hành tranh đấu, ở đây có hai điểm:

Phải gắn bó mật thiết với quần chúng, sống và tranh đấu cùng quầnchúng, đoàn kết quần chúng

Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh ở thời kỳ này định hướng cho cáchmạng thuộc địa Sự định hướng đó thể hiện ở chỗ: “Giải phóng dân tộc bằngcon đường cách mạng vô sản” Đánh giá sức mạnh của nhân dân thuộc địa,Người viết:

Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh

để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hìnhthành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điềukiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡnhững người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn [26,tr.36]

Trong những năm 1925-1927, Hồ Chí Minh hoạt động Quảng Châu(Trung Quốc) ở đây, Người vận động, tổ chức Hội Việt Nam Thanh niêncách mạng, ra báo Thanh niên và viết tác phẩm “Đường Kách mệnh”, mở cáclớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ rồi đưa họ về nước hoạt động

Tác phẩm “Đường Kách mệnh” là ngọn cờ chỉ đạo; là bước chuẩn bị rất cơbản về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ViệtNam

Từ 6/1 đến 7/2/1930, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Hợp nhất các tổ chứccộng sản trong nước, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể cáchmạng Việt Nam như Thanh niên Cộng sản Đoàn, Hội Phụ nữ, Công hội, Hội

Trang 23

Cứu tế đỏ, Hội Nông dân và Hội Phản đế đồng minh Hội nghị Hợp nhất đãthông qua “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, “Sách lược vắn tắt của Đảng”,

“Chương trình tóm tắt của Đảng” và “Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản ViệtNam” Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hồ Chí Minh khởi thảo làbản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Văn kiện này đã thể hiện sự nhậnthức sâu sắc và đúng đắn của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về nhiều vấn đề cơbản nhất của cách mạng; trong đó có vấn đề dân vận

Từ năm 1930 đến năm 1945: tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh phát huy tác dụng tích cực đối với cách mạng Việt Nam

Trong những năm 1930 - 1940, do điều kiện khách quan, Hồ Chí Minhtiếp tục hoạt động cách mạng ở nước ngoài Lúc này, toà án thực dân, phongkiến ở Việt Nam kết án tử hình vắng mặt Hồ Chí Minh Tháng 6/1931 đếquốc Anh bắt giam trái phép Hồ Chí Minh tại Hương Cảng (Trung Quốc).Chúng bịa ra nhiều lý do để trao Người cho thực dân Pháp Nhờ sự giúp đỡcủa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của những nhân sĩ dân chủ vàtiến bộ, nhất là của luật sư Lô - Dơ - By và kinh nghiệm hoạt động bí mật củamình, Hồ Chí Minh đã thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù

Mùa hè năm 1933, Hồ Chí Minh sang Liên Xô ở đây Người vào học tạitrường Đại học Lênin và sau đó làm nghiên cứu sinh ở Ban sử của ViệnNghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản Người tậptrung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vàkinh nghiệm phong trào cách mạng thế giới Trong thời gian này, Người tiếptục bảo vệ và phát triển những tư tưởng, quan điểm đúng đắn của mình vềcách mạng vô sản, chống lại những biểu hiện tả khuynh và biệt phái trongphong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế

Tháng 7/1935, Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản được tổ chức ởMátxcơva, Hồ Chí Minh tham gia đoàn đại biểu Đảng ta với tư cách là đạibiểu tư vấn Căn cứ vào tình hình quốc tế lúc này, Đại hội 7 Quốc tế Cộng sản

đã thay đổi sự chỉ đạo chiến lược và chủ trương mở rộng mặt trận thống nhấtnhằm tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, đấu tranh chống phát xít, bảo

Trang 24

vệ tự do, dân chủ,hoà bình Đại hội 7 Quốc tế Cộng sản đã khắc phục đượcmột bước quan trọng xu hướng tả khuynh trong phong trào cộng sản và phongtrào quốc tế, tạo điều kiện để cách mạng nhiều nước có bước tiến mới.

Như vậy, thực tiễn cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam đã chứngminh những quan điểm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải tổ chức mặt trậndân tộc thống nhất rộng rãi, tập trung mũi nhọn chống đế quốc là đúng đắn vàsáng tạo

Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng ViệtNam Người chủ trì Hội nghị Trung ương VIII, cụ thể hoá đường lối doNgười vạch ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đặt nhiệm vụ giảiphóng dân tộc cao hơn hết Trong bài "Kính cáo đồng bào", Người chỉ rõ:

"Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy" [27,

tr.198]

Người chủ trương thành lập Việt Minh, vận động toàn dân thực hiệnđại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, tiến tới giành chính quyền, giảiphóng dân tộc Nhờnhững chủ trương đúng đắn, sáng tạo đó của Người,cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi Đó là thắng lợi đầu tiêncủa tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng dân vận của Người và tưtưởng đó có sức sống mãnh liệt trong thực tiễn đấu tranh vì độc lập tự do củadân tộc

Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1969: phát triển toàn diện tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đưa đến sự ra đời nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ra đời từ hệthống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Cách mạng Tháng Tám năm 1945thành công vì có những bước đi thích hợp và vì Việt Minh có những chínhsách phù hợp với lợi ích của nhân dân, được nhân dân cả nước nhiệt tìnhủng hộ, tham gia Nhưng ngay từ khi mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủCộng hoà phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách hiểm nghèo ở miềnBắc, 20 vạn quân Tưởng và sau chúng là bè lũ Việt gian phản động chống phá

Trang 25

cách mạng quyết liệt, mưu toan bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ ởmiền Nam, 6 vạn quân Anh giúp Pháp quay trở lại nổ súng xâm lược nước talần thứ hai Trong khi đó tình hình kinh tế - tài chính của Nhà nước mới cực

kỳ khó khăn, kho bạc trống rỗng; hơn nữa, nạn đói do hậu quả của chính sách

vơ vét của Pháp và Nhật trước đó vẫn diễn ra gay gắt

Đứng trước tình thế vô cùng khó khăn, nguy hiểm đó, Đảng và Chủ tịch

Hồ Chí Minh bình tĩnh, khôn khéo đề ra nhiều biện pháp linh hoạt, phát huyđược sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết những vấn đề vừa cơ bản, vừacấp thiết của cách mạng; nhờ đó từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặcngoại xâm, bảo vệ được chính quyền cách mạng và chuẩn bị lực lượng khángchiến

Thực dân Pháp vốn dã tâm cướp bằng được nước ta, chúng từng bướcđơn phương xoá bỏ những điều khoản đã ký kết với Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 Trước tình hình đó,

Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, quyết tâm chống thựcdân Pháp đến cùng Người viết: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịumất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [28, tr.480]

Trong lời kêu gọi lịch sử này, Hồ Chí Minh vạch ra đường lối khángchiến đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của đất nước; do đó đã vậnđộng, tập hợp, đoàn kết và huy động cả dân tộc Việt Nam vào cuộc trườngchinh vĩ đại, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc và từng bước xây dựngchế độ dân chủ nhân dân

Năm 1947, Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Qua tácphẩm này, Người ý thức cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân sự cần thiết phải

có phương pháp và cách thức làm việc, cách thức giải quyết các vấn đề trongđiều kiện kháng chiến Hơn thế nữa, tác phẩm còn nêu lên những phẩm chấtcần có của người cách mạng để tập hợp sức mạnh của quần chúng, đưa sựnghiệp kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công

Năm 1949, Hồ Chí Minh viết tác phẩm: “Dân vận” Ở tác phẩm này,Người đã nêu lên những quan điểm và phương pháp chỉ đạo công tác dân vận

Trang 26

với một tầm nhìn rộng lớn, khoáng đạt; với cách nghĩ, cách làm dân vận hết sứcmới mẻ, hiện đại Đây là một trong những tác phẩm ít chữ mà nhiều ý nghĩa Vớimột lượng tối thiểu ngôn từ, Người chuyển tải và biểu cảm một cách tối đa tưtưởng và triết lý của Người về công tác dân vận.

Năm 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân ta giành được thắng lợi tolớn, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hoà bình ởĐông Dương (20/7/1954) Theo hiệp định này đất nước ta tạm chia làm haimiền và sau hai năm sẽ tổng tuyển cử để thống nhất đất nước Song đế quốc

Mỹ lợi dụng sự thất bại của Pháp, nhảy vào xâm lược miền Nam, âm mưuchia cắt lâu dài đất nước ta

Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Đảng ta và Hồ Chí Minh dành nhiều côngsức, trí tuệ để có đường lối đúng đắn cho giai đoạn cách mạng mới Đó làCách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng Dân chủ nhân dân ởMiền Nam Trong thời gian này Hồ Chí Minh có hàng trăm bài viết, bài nóichuyện để giải thích, tuyên truyền đường lối của Đảng, đồng thời cổ vũ độngviên cán bộ và nhân dân ta hăng hái xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóngmiền Nam, thống nhất đất nước Để vận động quần chúng, động viên, cổ vũcán bộ, chiến sĩ và nhân dân tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ và tay

sai, ngày17/7/1966, Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch nước ra Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước Trong văn kiện quan trọng này, Người nêu lên chân lý

bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” [35, tr.108]

Tinh thần ấy đã cổ vũ, thúc giục quân dân ta vượt qua muôn vàn giankhổ, quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược

Năm 1968, Người đặt vấn đề về cuộc vận động “Người tốt việc tốt”; gặp

gỡ, nói chuyện với công nhân và cán bộ ngành than; sửa Điều lệ Hợp tác xã

nông nghiệp Trước khi vĩnh biệt chúng ta, Hồ Chí Minh để lại bản Di chúc

thiêng liêng, thể hiện tình cảm sâu nặng của Người đối với dân, với nước, nóilên niềm tin tất thắng của Người đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước và đề ra những phương sách lớn để đưa sự nghiệp kháng chiến đếnthắng lợi hoàn toàn; đồng thời nêu lên những suy ngẫm, những chỉ dẫn quý

Trang 27

báu của Người về những chủ trương, biện pháp lớn cần thực hiện trong cuộcsống xây dựng chủ nghĩa xã hội Người viết: “Để giành lấy thắng lợi trongcuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dụctoàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” [35, tr.505].

Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tưtưởng dân vận của Người nói riêng cho chúng ta thấy tư tưởng của Người làmột hệ thống lý luận gắn chặt với thực tiễn, có tác dụng to lớn đối với cuộcđấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại tiến bộ chống lạimọi hình thức áp bức, nô dịch để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giảiphóng xã hội và giải phóng con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận là sự phát triển sáng tạo luận điểm

“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác - Lênin vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng ViệtNam và đã đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đảng tanhận định, trong giai đoạn đổi mới và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,

tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng dân vận của Người nói riêng vẫn

“soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinhthần to lớn của Đảng và dân tộc ta”

1.1.2 Nội dung cơ bản tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh

1.1.2.1 Vị trí, vai trò của công tác dân vận

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ViệtNam, ông cha ta luôn biết dựa vào dân, phát huy lực lượng to lớn của toàndân để tiến hành cuộc đấu tranh chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm Bàihọc “Nước lấy dân làm gốc” đã được áp dụng trong nhiều thời kỳ, tạo nên sứcmạnh để dân ta trường tồn, chấn hưng nền văn hoá dân tộc và chiến thắng kẻthù mạnh hơn ta gấp bội

Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ sức mạnh to lớn của quần chúng nhândân khi được tổ chức, lãnh đạo; vì vậy, luôn coi công tác vận động nhân dân

là công tác hết sức quan trọng, có tính chiến lược quyết định thắng lợi củacách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt chân lý ấy bằng những

Trang 28

lời giản dị Bác nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thếgiới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [32, tr.276]

"Nước lấy dân làm gốc

Gốc có vững cây mới bền,

Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" [29, tr.409-410]

Người coi dân là chủ xã hội, là gốc của nước, mọi quyền hành và lựclượng đều phải ở nơi dân Người luôn luôn tin ở nhân dân, và đánh giá đúngvai trò của nhân dân Người nói: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúngchứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào Thành công của Đảng

ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhândân” [33, tr.197]

“Kinh nghiệm trong nước và các nước cho chúng ta biết: có lực lượng dânchúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được Không có, thì việc gì làmcũng không xong” [29, tr.295] Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn xem công tác dânvận là nhiệm vụ cốt yếu của Đảng và của cả hệ thống chính trị Theo Người,muốn làm cách mạng thành công thì phải làm tốt công tác dân vận

Trong bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày 15 tháng 10 năm 1949 thểhiện rất rõ nét sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác vậnđộng nhân dân trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong bài viết này Hồ Chí Minh nêu lên những quan điểm, tư tưởng,phương châm, nội dung và mục tiêu công tác vận động nhân dân rất sâu sắc,

có tính chỉ đạo chiến lược và có thể xem đây là một cương lĩnh trong công tácdân vận Trước hết Người khẳng định vai trò cực kỳ to lớn, quan trọng củanhân dân đối với sự nghiệp cách mạng nước ta Người viết: “quyền hành vàlực lượng đều nơi dân” [29, tr.698]

Sau đó, Người chỉ rõ thế nào là công tác dân vận và chỉ rõ tầm quan trọngcủa công tác này Người viết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗimột người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân ”[29, tr.698].Là làm cho dân được làm chủ, được hưởng quyền dân chủ Ngườicòn khẳng định: “Lực lượng của dân rất to Việc dân vận rất quan trọng Dân vận

Trang 29

kém thì việc gì cũng kém Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [29,tr.700].

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, công tác dân vận có vị trí, vai trò hết sức quantrọng trong cách mạng; quyết định thành công hay thất bại của cách mạng

1.1.2.2 Tư tưởng chỉ đạo công tác dân vận của Hồ Chí Minh

Thứ nhất : Tất cả vì lợi ích của nhân dân

Lợi ích của nhân dân là một vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng này đã trở thành mục tiêu duy nhất của Đảng do Người sáng lập,lãnh đạo và rèn luyện Người nói: “Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân,của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác” [33, tr.4]

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, ngay từ đầu Người đã đặt vấn đề vậnđộng quần chúng vì ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, trước hết là cho nhândân lao động Sau khi nước nhà độc lập, Người chỉ rõ rằng: “Nếu nước độclập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lýgì” [28, tr.56]

"Chúng ta đấu tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chếtrét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, củađộc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ" [28, tr.152] Từ đó, Người dạy rằng:

Chúng ta phải thực hiện ngay: “Làm cho dân có ăn, làm cho dân cómặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành

Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó [28, tr.152]

Đườnglối dân vận của Hồ Chí Minh đã cổ vũ, động viên toàn dân tiếnlên đánh thắng các đế quốc to, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xãhội

Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sứclàm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh Phải chú ý giải quyết hết các vấn

đề dẫu khó khăn đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống củadân Phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới Phải chăm lo việc cứu

tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân Nói tóm lại, hếtthảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải

Trang 30

được đặc biệt chú ý Nói tóm lại, muốn được dân yêu, muốn được lòng dân,trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có mộttinh thần chí công vô tư [28, tr.47-48].

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, muốn được dân yêu, cán bộ, đảng viên phảithể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với dân Người còn căn dặn: “Dânkhông đủ muối Đảng phải lo Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vảimặc đủ ấm, Đảng phải lo Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo Tất cả mọi việc, Đảng phải lo” [33, tr.463-464]

Về phương thức lãnh đạo phải giữ gìn tăng cường mối quan hệ máu thịtgiữa Đảng và nhân dân; coi trọng tác phong sâu sát thực tế, gần dân, nghedân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân Người chỉ rõ, Đảng phải:

Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết;

Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;

Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ;

Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh

nhân dân phê bình mình; Sẵn sàng học hỏi nhân dân;

Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo

Trang 31

Trước khi đi xa, viết Di chúc, Người dặn: “Đảng cần phải có kế hoạchthật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đờisống của nhân dân” [35, tr.511].

Thứ hai : Dân chủ là tư tưởng cơ bản, xuyên suốt của công tác dân vận

Theo Hồ Chí Minh, muốn phát huy vai trò to lớn của các tầng lớp nhândân, đoàn kết được mọi lực lượng của dân thì phải phát huy dân chủ, phát huyvai trò làm chủ của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực, bởi vì, “Nước ta lànước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân làm chủ" [30, tr.515]

Đây là một vấn đề thuộc bản chất của chế độ ta Vận động nhân dân thựchành dân chủ và tạo điều kiện cần thiết để bảo vệ và phát huy quyền làm chủcủa nhân dân là mục đích cao nhất và cũng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng củacông tác dân vận Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng cho thấy ở đâu việctriển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đượctiến hành theo quy trình dân chủ "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra",thì ở đó công tác dân vận có hiệu quả rõ rệt; ở đâu phát huy được quyền làm chủcủa nhân dân, thì ở đó Đảng tin dân, dân tin Đảng, mối quan hệ Đảng - dân đượccủng cố vững vàng

Dân vận và dân chủ là hai phạm trù khác nhau, nhưng luôn luôn gắn bómật thiết với nhau và người ta sử dụng chúng bên nhau như một nguyên lý:Dân vận luôn gắn bó với dân chủ và thực hành dân chủ; có dân chủ và thựchành dân chủ thật tốt mới dân vận tốt được, ngược lại dân vận không thànhcông nếu không thực hành dân chủ; dân vận phải đạt tới dân chủ và thực hiệndân chủ là kết quả của dân vận

Cũng theo Hồ Chí Minh, dân chủ và dân vận quan hệ chặt chẽ với nhau,

cụ thể: dân vận phải được đặt trên cơ sở một chế độ dân chủ thực sự, mục tiêudân vận là thực sự vì dân và do dân, ngoài ra không có mục tiêu nào khác.Dân vận là vì lợi ích, quyền hạn, trách nhiệm của nhân dân và phải do nhândân thực hiện

Trang 32

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, nói dân chủ thì phải làm dân chủ, phải lắngnghe ý kiến của người dân Đó là một tiêu chuẩn quan trọng trong công tácvận động quần chúng Chính Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương sáng ngời

về phong cách lãnh đạo dân chủ, tập thể, đi đúng đường lối quần chúng, đi tận

nơi, xem tận chốn, "làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm" [35, tr.223].

Trong suốt những năm tháng giữ cương vị đứng đầu Đảng và Nhànước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi rất nhiều nơi, từ miền xuôi đến miền ngược,

từ nhà máy đến nông thôn, bệnh viện, trường học tiếp xúc với đủ các giaitầng xã hội, các tôn giáo, các thành phần dân tộc Mục đích các chuyến đi củaNgười không gì khác là làm công tác dân vận Người tìm hiểu đời sống, sảnxuất, sinh hoạt của nhân dân, phát hiện những điển hình tiên tiến làm lợi chodân, cổ vũ toàn dân học tập làm theo và kịp thời ngăn chặn những việc làmsai trái có hại cho dân

Thứ ba : Đoàn kết, tập hợp lực lượng là nhiệm vụ cơ bản của công tác dân vận

Hồ Chí Minh là nhà chiến lược thiên tài, một nhà tổ chức vĩ đại, đặcbiệt trong đó, Người kết nối khối đại đoàn kết toàn dân, hình thành sức mạnhtoàn dân tộc Người luôn luôn khẳng định tầm quan trọng của đại đoàn kếttoàn dân tộc

Trong vận động cách mạng, Người coi đoàn kết, đại đoàn kết như mộtmục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu Vận động quần chúng để thu hút quầnchúng thực hiện nguyên tắc: "trên vì nước, dưới vì nhà, một là ích nước, hai làlợi dân", để đoàn kết mọi người, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội vàvăn hoá

Do đó, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đại đoàn kết và có rấtnhiều bài nói, bài viết về vấn đề này Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận độngquần chúng, đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện rõ ngay trong nhữngngày đầu thành lập Đảng Người chủ trương, trên cơ sở liên minh công nông,đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp, không phân biệt chính kiến, tôn giáo,

Trang 33

lứa tuổi, giới tính; đoàn kết tất cả những ai tán thành đánh đuổi đế quốc, taysai, giành độc lập dân tộc, lôi kéo, phân hoá, cô lập cao độ kẻ thù

Chủ trương đó được trình bày rõ trong Chính cương vắn tắt của Đảng,Sách lược vắn tắt của Đảng Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh được phát triển,hoàn thiện ở Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5-1941

Theo sự lãnh đạo của Người, Hội nghị này quyết định thành lập ViệtNam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) Chương trình ViệtMinh gồm 10 chính sách rất phù hợp với nguyện vọng giành độc lập, tự do,dân chủ của nhân dân ta Việt Minh chủ trương liên hợp hết thảy các giớiđồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già, trẻ, gái trai, không phânbiệt tôn giáo, tín ngưỡng và xu hướng chính trị, cùng nhau mưu cuộc giảiphóng và sinh tồn

Do có đường lối đúng, phù hợp với nguyện vọng của mọi giai cấp, tầnglớp nhân dân từ mục tiêu, hình thức tổ chức, phương thức hoạt động, nênngay sau khi thành lập, Việt Minh đã nhanh chóng phát triển thành một tổchức đông đảo thu hút mọi người Việt Nam yêu nước trong và ngoài nướctham gia Chưa bao giờ trên đất nước ta, cho đến thời điểm lúc bấy giờ, cómột tổ chức rộng lớn như vậy Cũng chưa bao giờ cho đến lúc bấy giờ, ởnước ta tinh thần đoàn kết lại cao như vậy

Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động quần chúng, đại đoànkết dân tộc được nêu trong Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắtcủa Đảng đến năm 1941 mới thực sự trở thành hiện thực Mặt trận Việt Minh

đã làm được công việc giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập hợp mọigiai cấp, tầng lớp nhân dân; không chỉ tập hợp công nhân, nông dân, tiểu tưsản, tư sản dân tộc mà cả địa chủ yêu nước, nhân sĩ dân chủ, thân hào tiến bộ

Hồ Chí Minh coi sức mạnh của nhân dân được tổ chức lại một cáchkhoa học là sức mạnh vô địch; vì vậy trọng tâm của công tác dân vận là phảiđoàn kết, tổ chức được nhân dân trong các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnhđạo của Đảng

1.1.2.4 Phương thức cơ bản chỉ đạo công tác dân vận

Trang 34

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc dân là chủ, do đó phương thức cơ bản củacông tác dân vận phải là phương thức dân chủ, không phải là những thủ thuậtchính trị Dân chủ và dân vận là không tách rời nhau, dân chủ tất yếu đòi hỏicông tác dân vận phải đi vào chiều sâu, dân vận tốt thì dân chủ càng thuận lợi,càng được nâng cao một cách có ý thức Dân chủ là cơ sở và bản chất của dânvận Vì vậy phương thức cơ bản của công tác dân vận là "dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra".

Sinh thời, Hồ Chí Minh không nói "dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra", nhưng cách nói của Người trong bài báo "Dân vận" (15-10-1949)cũng đầy đủ những nội dung như vậy:

Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để

sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân

Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu

rõ ràng: việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm

cho kỳ được

Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến vàkinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnhđịa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành

Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinhnghiệm, phê bình, khen thưởng [29, tr.698-699]

Như vậy, từ quan niệm tất cả "lực lượng đều ở nơi dân", nhìn thấy vàtin tưởng ở sức mạnh của dân và để nhân dân có điều kiện tham gia trực tiếpvào việc thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Hồ ChíMinh đã đưa ra một quy trình rất khoa học của công tác dân vận Quy trình đónhư sau:

- Trước hết phải làm cho dân biết: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để pháthuy đầy đủ vai trò, trí tuệ, khả năng to lớn của quần chúng nhân dân trong sựnghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng vàNhà nước cũng như mọi cán bộ, đảng viên phải biết làm tốt công tác giáo dục,

Trang 35

tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ và vận động quần chúng nhân dân thực hiệnmọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;phải giúp nhân dân hiểu đầy đủ, sâu sắc về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụcủa người công dân đối với Đảng, với Tổ quốc và với dân tộc, từ đó họ tíchcực, chủ động, tự giác phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.Người dặn: "cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: nhữngviệc đó, là vì lợi ích của họ mà phải làm" [29, tr.246]

Vì rằng "dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được" [29, tr.293].Nước ta là nước dân chủ, dân là chủ và dân làm chủ Cho nên "dân biết" tức

là quyền được thông tin Dân chủ "giả" hay dân chủ "thật" cũng từ khâu này

Vì vậy, trong nội hàm khái niệm "dân biết", "dân hiểu", Hồ Chí Minh nhưmuốn làm cho mỗi người tự thấy rõ, hiểu thấu ý nghĩa lớn lao của vị thế "làchủ" của người dân, nhất là bà con nông dân, những người vốn có trình độhọc vấn thấp lại chiếm số đông trong xã hội

Phải chăng để phát huy sức mạnh của nhân dân, nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả của mọi công việc đều có nguồn gốc từ đây; bởi ở đây, nhân dân

đã phát huy được quyền làm chủ bằng năng lực và sức sáng tạo của mình

- Khi dân được biết, được hiểu, được bàn bạc công việc chung, họ sẽ tựgiác tham gia thực hiện Lúc này nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo là "động viên

và tổ chức toàn dân ra thi hành Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đônđốc, khuyến khích dân" [29, tr.699]; phải biết "đem hết sức dân, tài dân, củadân làm cho dân" [29, tr.61]; có như vậy mới động viên được đông đảo nhândân tích cực tham gia thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước

Những lời dạy trên đây của Bác là bài học kinh nghiệm quý báu chocán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước trong công tác dân vận, một công tácquan trọng của cách mạng

Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độvăn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng

Trang 36

ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng Do đó mà định cách làmviệc, cách tổ chức Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng.

Như vậy, trong phương thức chỉ đạo công tác dân vận, ngoài phươngthức "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh:cách tổ chức, cách làm việc cũng phải phù hợp với quần chúng; có vậy mớitập hợp được sức mạnh, tính sáng tạo, tự giác của quần chúng cho thắng lợicủa sự nghiệp cách mạng

Như vậy, cán bộ dân vận phải sống trong lòng dân, được dân tin vàphải biết tin dân Thái độ và phong cách của đội ngũ đảng viên, cán bộ,công chức là một yếu tố không thể thiếu để cho chính quyền làm tốt nhiệm

vụ dân vận Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất, đạo đứctrong sáng, có năng lực thực sự, "xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy

tớ thật trung thành của nhân dân" là phương thức làm dân vận có hiệu quả;

"dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" [29, tr.700]

1.2 Sự cần thiết của việc vận dụng tư tưởng dân vận của Chủ tịch

Hồ Chí Minh vào công tác vận động nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

1.2.1 Khái niệm, mục đích, nội dung, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

- Khái niệm: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình tạo lập cơ

sở vật chất kỹ thuật và cơ cấu kinh tế hợp lý để phát triển sản xuất nôngnghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng gắn nôngnghiệp với công nghiệp, dịch vụ, nhờ đó cho phép phát huy có hiệu quả mọilợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong sự mở rộng giao lưu hội nhậpquốc tế

Quá trình này được thực hiện không nhằm mục đích tự thân mà phục vụcác mục tiêu kinh tế - xã hội của nông thôn cũng như của cả nước Nhưng đốivới một nước khoa học công nghệ, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo thìĐảng và Nhà nước ta đã xác định: CNH là quá trình chuyển đổi căn bản toàndiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội từ

Trang 37

sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sứclao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đạidựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ranăng suất lao động xã hội cao.

- Mục đích: Nhiệm vụ quan trọng bức thiết nhất, được đặt ra là phải xây

dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội chủ nghĩa trong đó có công nghiệp vànông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến

Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết phảitiến hành công nghiệp hóa, tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậuthành nền kinh tế công nghiệp Từ thập niên 60 của thế kỉ XX,

Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối công nghiệp hóa, là nhiệm

vụ trung tâm xuyên suốt thời gian quá độ lên CNXH Công nghiệp hóa ởnước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế XHCN

Đó là 1 quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằmcải tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp gắn với việchình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơnbản chất ưu việt của chế độ xã hội mới XHCN Nước ta đi lên CNXH xuấtphát điểm là nền nông nghiệp lạc hậu, bình quân ruộng đất thấp, 80% dân cư

có mức thu nhập thấp, nghèo đói, sức mua hạn chế Một đất nước sống chủyếu dựa vào nông nghiệp lạc hậu, canh tác trên ruộng đất nghèo nàn, cơ sở vậtchất thô sơ, tự chế tạo là chính

CNH không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng pháttriển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và HĐH nềnquốc phòng an ninh

Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển vănhóa, kinh tế, xã hội Thành tựu CNH tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triểnđồng bộ về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh Thànhcông của sự nghiệp CNH nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắnglợi của con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn

Trang 38

- Nội dung: CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với côngnghiệp chế biến và thị trường, thực tiễn cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa,ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trước hết là nông nghiệp nhằmnâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hànghóa trên thị trường

- Ngoài ra CNH, HĐH nông nghiệp cũng chính là phát triển lực lượng

sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH Trên cơ sở thực hiện cơ khí hóanền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.Quá trình CNH, HĐH trước hết là quá trình cải biến lao động thủ cônglạc hậu thành lao động sử dụng máy móc Nền nông nghiệp với kỹ thuật thủcông, lao động chân tay thì không thể gọi là nền nông nghiệp phát triển được,nhất là nền nông nghiệp đó phải gánh trên vai cả một nền kinh tế

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động cácngành công nghiệp dịch vụ , giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động cácngành nông nghiệp Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch pháttriển nông thôn, bảo vệ môi trường, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệsản xuất phù hợp, xây dựng nền dân chủ công bằng, văn minh, không ngừngnâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn

- Yêu cầu:

Trước hết, Cần phải có biện pháp, chính sách để bảo vệ đất nông nghiệp,

trong đó đặc biệt bảo vệ đất lúa Cần tạo điều kiện để điều tiết việc sử dụngđất đạt hiệu quả cao theo hướng kéo dài thời gian sử dụng đất, tăng mức hạnđiền, chấm dứt tình trạng chênh lệch giá khi chuyển đổi quỹ đất nông nghiệpsang các mục đích khác, tạo điều kiện để tập trung hóa ruộng đất mở rộng quy

mô sản xuất

Hiện tại ở một số địa phương nhân dân đã có rất nhiều sáng kiến nhằm

đạt hiệu quả sản xuất cao như dồn điển đổi thửa, thực hiện “cùng trà khác

Trang 39

chủ” những việc này cần phải được khuyến khích tạo điều kiện để nông dânsản xuất quy mô lớn.

Thứ hai, Các ngành các cấp cần nhận thức rõ đầu tư cho nông nghiệp,

nông dân, nông thôn là sự đầu tư cho phát triển, bảo đảm phát triển kinh tế và

ổn định chính trị xã hội của đất nước Do đó, tăng đầu tư cho nông nghiệp,nông thôn để phục vụ đời sống và sản xuất ở khu vực này Trước mắt đầu tưvào kết cấu hạ tầng như: đường xá, mạng điện, thủy lợi, thông tin, các công

trình phục vụ sản xuất thủy sản, ).

Thứ ba, Nghiên cứu để có những biện pháp tổ chức các hình thức hợp

tác sản xuất và liên kết giữa sản xuất với chế biến, kinh doanh có hiệu quả.Tạo điều kiện để nông dân có thể kết nối trực tiếp với thị trường, tiếp cậnnhiều thông tin từ đó không chỉ sản xuất được cái mà thị trường cần, mà cònbiết tìm ra những kênh tiêu thụ phù hợp cho sản phẩm của mình một cách phùhợp nhất

Thứ tư, Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đời sống cho nông

dân và thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay, cần có chính sách gắn kết côngnghiệp với nông nghiệp, công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp, đưa dịch vụ

về nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn để một mặt, công nghiệphóa nông nghiệp (cung cấp máy móc cho nông nghiệp, chế biến sản phẩm củanông nghiệp), giải quyết vấn đề thừa lao động trong nông nghiệp, mặt khác,tăng thêm cơ hội cho người dân nâng cao đời sống của mình

1.2.2 Vai trò của việc vận dụng tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh với công tác vận động nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay

1.2.2.1 Vai trò của nông dân trong quá trình cong nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Bác Hồ đã khẳng định: “Trảiqua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nôngdân, củng cố được liên minh công nông

Trang 40

Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng “hữu khuynh” và “tảkhuynh” đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng,

là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lựclượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội”

Có thể nói, tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ phùhợp trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước màcho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta suy ngẫm và học tập Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Bác Hồ đã dành một chương viết

về tổ chức của nông dân, phân tích hết những nỗi tủi nhục, cực khổ của giaicấp nông dân và Người đã vạch ra lối thoát: “Nếu dân cày Việt Nam muốnthoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giảiphóng”

Lúc này Bác muốn nông dân Việt Nam có một tổ chức để tập hợp lựclượng của giai cấp mình với tên gọi là “Nông hội” Ý tưởng của Bác đãđược Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào tháng10/1930 tán thành và đề ra nhiệm vụ thành lập Tổng nông hội Việt Nam,nhưng chủ trương này không được Quốc tế cộng sản đồng ý, mãi đến năm

1949 cơ quan Trung ương của Nông hội Việt Nam mới được chính thứcthành lập và đã tập hợp được lực lượng, tạo nên sức mạnh to lớn góp phầngiúp Đảng ta hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình

Trong chế độ phong kiến, người nông dân là lực lượng sản xuất chính

và cũng là giai cấp cơ bản bị áp bức trong xã hội

Vốn là những người sản xuất nhỏ và bị hạn chế trong tầm nhìn hẹp củalàng xã, họ thường thụ động trước các vấn đề xã hội và trước các cuộc cáchmạng xã hội chủ nghĩa Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, songtrước sau họ vẫn không thay đổi được phương thức sản xuất để hình thànhmột mô hình xã hội tiến bộ hơn

Vì vậy, họ không trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng mà chỉ có thểliên minh với giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và các giai tầng xã hội

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Nguyên Anh (2003), "Lại bàn về dân vận", Tạp chí Dân vận, (1), tr.10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại bàn về dân vận
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Năm: 2003
2. Ban Dân vận Trung ương (2000), Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay
Tác giả: Ban Dân vận Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
4. Ban Bí thư (2009) (Khóa X) về Đề án “nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển, xây dựng Nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” Kết luận số 61 KL/TW ngày 03/12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển, xây dựng Nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020
5. Ban chấp hành Trung ương hội nông dân Việt Nam (2014) (Khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 14 NQ/TW ngày 20/7/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới
6. Ban chấp hành Trung ương hội nông dân Việt Nam (2008) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 5/8/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
8. Nguyễn Lương Bằng (2013), Giám sát, phản biện xã hội của mặt trận và các đoàn thể trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 13 tháng 2/ 2013, tr.40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát, phản biện xã hội của mặt trận và các đoàn thể trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2013
9. C. Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1995
10. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 22, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1995
11. Trần Văn Đam (2005), Dân vận và dân chủ, in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới
Tác giả: Trần Văn Đam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
12. Huỳnh Đảm (2004), "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin - Mục tiêu đổi mới công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (7), tr.6-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin - Mục tiêu đổi mới công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Đảm
Năm: 2004
13. Trần Bạch Đằng (2002), "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", Tạp chí Dân vận, (10), tr.22-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
Tác giả: Trần Bạch Đằng
Năm: 2002
14. Trịnh Xuân Giới (2005), Cán bộ dân vận thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới
Tác giả: Trịnh Xuân Giới
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
15. Nguyễn Thạc Hân (2005), Mối quan hệ Đảng - dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới
Tác giả: Nguyễn Thạc Hân
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
22. Phạm Văn Khánh (2003), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh nhân dân và công tác dân vận", Tạp chí Dân vận, (10), tr.16-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh nhân dân và công tác dân vận
Tác giả: Phạm Văn Khánh
Năm: 2003
23. Vũ Ngọc Khánh (2002), "Đôi điều nhớ lại về công tác dân vận", Tạp chí Dân vận, (10), tr.25-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều nhớ lại về công tác dân vận
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Năm: 2002
24. Hà Thị Khiết (2012), “Tiếp tục đổi mới công tác Dân vận của Đảng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới”, tạp chí Dân vận, (10), tr.6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới công tác Dân vận của Đảng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới
Tác giả: Hà Thị Khiết
Năm: 2012
25. Nguyễn Bá Linh (2005), Khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân vận", in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới
Tác giả: Nguyễn Bá Linh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
36. Bùi Đình Phong (2003), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận vào việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc", Tạp chí Cộng sản, (9), tr.12-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận vào việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc
Tác giả: Bùi Đình Phong
Năm: 2003
37. Nguyễn Đình Thuận (2002), "Vận dụng tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc", Tạp chí Dân vận, (9), tr.8-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
Tác giả: Nguyễn Đình Thuận
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w