1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử văn hóa làng đông chử, xã nghi trường, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (từ thế kỷ XVII đến năm 2014)

118 587 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 42,71 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ VÂN

LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG ĐÔNG CHỬ, XÃ NGHI TRƯỜNG, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN NĂM 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ VÂN

LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG ĐÔNG CHỬ, XÃ NGHI TRƯỜNG, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN NĂM 2014)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt NamMã số: 602.203.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa họcTS DUƠNG THỊ THANH HẢI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, ngoàisự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, dạy dỗ và hướng dẫncủa các thầy giáo cô giáo và những người thân.

Trước hết, cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.Dương Thị Thanh Hải là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tậntình trong suốt quá trình làm luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè đãđộng viên khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thànhkhóa học cao học và luận văn tốt nghiệp của mình.

Trong suốt quá trình làm luận văn, bản thân tôi đã rất cố gắng bằng tấtcả sự đam mê và năng lực của mình Song do còn nhiều hạn chế về nguồntài liệu và hạn chế về thời gian, đồng thời bản thân tôi chưa có kinh nghiệmtrong nghiên cứu đề tài khoa học nên chắc chắn luận văn này khó tránhkhỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy, tôi rất mong tiếp tục nhận được sựđóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng bạn bè.

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Vân

Trang 4

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu: 6

6 Đóng góp của luận văn: 7

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 12

1.2 Sự hình thành, phát triển và cộng đồng dân cư làng Đông Chử 16

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của làng 16

1.2.2 Dân cư 18

Tiểu kết chương 1: 25

CHƯƠNG 2: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LÀNG ĐÔNG CHỬ 26

2.1 Văn hoá phi vật thể: 26

Trang 5

3.1 Đông Chử - một làng quê văn hiến: 61

3.2 Những người trong thôn Đông Chử (Đông hương nhân vật ký) 64

3.3 Những dòng họ khoa bảng nổi tiếng ở làng Đông Chử 66

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

Nơi bảo tồn phát huy tinh hoa của nền văn minh Việt cổ suốt nghìnnăm Bắc thuộc vẫn không đâu khác là các làng Việt Làng Việt có lịch sửlâu dài như lịch sử đất nước, làng lúc nào cũng đóng vai trò quan trọng trêntất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Làng còn đóng vai trò quyết định trong quá trình trị thuỷ, khai hoangphát triển sản xuất, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của đất nước.Làng cũng chính là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường,là cơ sở nền tảng của văn hóa, văn minh Việt Nam Làng Việt Nam được vínhư hình ảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ.

Không chỉ có vai trò quan trọng đối với lịch sử đất nước mà làng còn lànơi sinh thành, là nơi mỗi người dân việt Nam gắn bó cả cuộc đời Cuộc sốngkhó khăn nhiều người phải xa quê hương, xa làng quê yêu dấu của mình.Nhưng trong con người họ luôn hướng về quê hương, bởi như ai đó đã nói:“Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người ” Vì thế, nghiêncứu làng Việt là để tìm hiểu quá trình phát triển, những đóng góp, vai trò và vịtrí của nó trong lịch sử, góp phần lý giải cuộc sống hiện tại của con người ViệtNam.

Làng ở Nghệ An được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, có làng ởven sông ven biển, ở vùng đồng bằng, có làng ở vùng trung du, bán sơn địa,có làng (bản) ở vùng rừng núi Ngay ở đồng bằng, có làng ở cạnh đườngthiên lý đi qua, có làng có chợ, có làng ở ven đô thị, có làng ở vùng đồngtrũng, có làng ở đồng bãi, có làng là làng nghề hay có người làm các nghềthủ công truyền thống, có làng nhiều người học hành, đỗ đạt, v.v Và thựctế cho thấy, bao nhiêu tên đất, tên làng là bấy nhiêu khát vọng, tự hào đượcnhân dân gửi gắm vào đó, nào là Bút Điền, Bút Luyện, Đa Văn, Văn Hiến,Văn Trung, Văn Xá, Nho Lâm… Trong số những làng cổ truyền nổi tiếngđó, tôi lựa chọn một làng ngay chính trên quê hương mình để tìm hiểu,

Trang 7

Nghi Lộc – một vùng quê nghèo nhưng nơi đây được coi là đất địa linhnhân kiệt, nơi có nguồn gốc lịch sử và văn hoá lâu đời Vùng đất hình thànhvới nhiều làng truyền thống, một trong số những ngôi làng đó là làng ĐôngChử, thuộc xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ngày nay

Đông Chử hình thành vốn là vùng đất bãi sông về phía Đông, do cóhiện tượng biển lùi, thuở trước là cồn khô cát bạc, nghèo, nhưng lại nổidanh trong huyện cả về học vẫn khoa bảng, cả về yêu nước cách mạng.Tìm hiểu về làng Đông Chử cũng là về tìm hiểu về một làng quê giàutruyền thống đấu tranh cách mạng Đây chính là nơi phát triển các cơ sởĐảng, là nơi huấn luyện chính trị cho cán bộ, Đảng viên của tỉnh uỷ, là nơithành lập hội nông dân tương tế và đây cũng là địa phương có nhiều đónggóp sức người sức của phục vụ cho cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lậptự do của dân tộc.

Trên địa bàn huyện Nghi Lộc, làng Đông Chử thể hiện sắc thái vănhóa riêng của làng, bởi vậy, tìm hiểu và nghiên cứu về làng Đông Chử tôimuốn làm rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển về đời sống văn hóavật chất, tinh thần của những con người nơi đây.

Bên cạnh đó, thông qua việc tìm hiểu sẽ giúp chúng ta, đặc biệt là lớptrẻ biết nâng niu, trân trọng và biết ơn những giá trị mà các thế hệ đi trướcđã để lại, giáo dục niềm tin vào quê hương, đất nước và góp sức vào việcgiữ gìn phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc.

Với tất cả những lý do trên, tôi chọn đề tài “Lịch sử - Văn hóa làng

Đông Chử, Xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An’’ (từ thế kỷ

XVII đến năm 2014).để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.2 Lịch sử vấn đề

Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, làng lúc nào cũngđóng vai trò hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinhtế, chính trị, văn hoá, xã hội… chính vì vậy, làng Việt luôn là đề tài nghiêncứu mới mẻ và hấp dẫn của các nhà khoa học Từ rất sớm đã có không ít ấn

Trang 8

phẩm giá trị nghiên cứu về làng, tiêu biểu là các công trình của NguyễnQuang Ngọc, Bùi Xuân Đính, Phan Đại Doãn, Từ Chi… Các công trìnhnày tiếp cận dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau của làng Việt như cơcấu tổ chức, tập quán, đặc trưng văn hoá, hoạt động kinh tế…

Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Công trình “ Một số vấn

đề làng xã Việt Nam ” của Nguyễn Quang Ngọc, tác phẩm đề cập đến sự ra

đời và biến đổi của làng xã Việt Nam trong tiến trình lịch sử, tác giả còn làmrõ về kết cấu kinh tế - xã hội của làng Việt cổ truyền, văn hoá xóm làng.Cuối cùng, tác giả đưa dẫn chứng cụ thể về làng xã Việt Nam qua trườnghợp làng Đan Loan Công trình này đã giúp tôi có cái nhìn khái quát về làngxã Việt Nam, cung cấp một số cơ sở lý luận quan trọng cho luận văn.

Khi viết “Về một số làng buôn ở Đồng bằng Bắc Bộ ở thế kỷ XVIII –

XIX ”, tác giả Nguyễn Quang Ngọc đã tập trung nghiên cứu về làng Việt ở

Đồng bằng Bắc Bộ, sự xuất hiện loại làng buôn và đặc điểm của làng buônở Đồng bằng Bắc Bộ Thông qua công trình này, tôi hiểu hơn về làng ởĐồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là làng buôn ở Đồng bằng Bắc Bộ.

Ngoài ra, còn có các công trình: “ Hương ước và quản lý làng xã ”

của Bùi Xuân Đính, Nxb Khoa học Xã hội Tác giả đã trình bày một số nộidung cơ bản của hương ước, qua đó tác giả đề cập đến vai trò và tác độngcủa hương ước trong quản lý làng xã, nêu lên mối liên hệ cũ và mới trongnội dung hương ước xưa và nay “ Hương ước và quản lý làng xã” giúp tôihiểu sâu hơn về đời sống kinh tế - xã hội của những người nông dân làngquê

Công trình “Lệ làng phép nước” của Bùi Xuân Đính, Nxb Pháp lý,

nghiên cứu về một hệ thống luật lệ thành văn rất có giá trị về mặt pháp lý.Nghiên cứu về làng xã chúng ta không thể không nhắc tới GS PhanĐại Doãn, ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng xã, trong số đó có

thể kể đến công trình nghiên cứu “Làng Việt Nam – cộng đồng đa chức

Trang 9

nhiều tổ chức xã hội mà trước hết là các dòng họ, làng Việt là một kết cấuchặt, trong làng có hương ước, có tộc ước lại có thêm cả phường lệ.

Nghiên cứu về làng xã ở Nghệ An cũng được đề cập đến trong công

trình của Ninh Viết Giao, trong đó tiêu biểu như: “ Tục thờ thần và thần

tích ở Nghệ An” Tác giả viết về sự tích các Thành hoàng, các nhân vật lịch

sử gắn liền với các di tích lịch sử - văn hoá ở các địa phương trong tỉnhNghệ An và các Nhiên thần, Thiên thần đã từng được nhân dân Nghệ An

thờ phụng Trong cuốn “ Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An”,

Ninh Viết Giao đã giới thiệu một số nghề, làng nghề với các quy trình sángtạo trong công nghệ để cho sản phẩm và cả việc truyền dạy nghề.

Trong số các công trình đó đã đề cập ít nhiều đến đề tài chúng tôi lựachọn, nhưng viết về vùng đất Nghi Lộc, về văn hoá làng xã ở Nghi Lộc,làng Đông Chử với nhiều lý do khác nhau nên đến nay vẫn chưa đượcnghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể trên tất cả các lĩnh vực Có chăng cũngchỉ là những bài viết mang tính chung chung hoặc đề cập đến một khíacạnh nào đó của văn hóa làng Đông Chử như:

Trong cuốn “Lịch sử xã Nghi Trường” Nxb Nghệ An, cũng đã khái

quát quá trình hình thành, phát triển, các sự kiện lịch sử của xã NghiTrường nói chung và làng Đông Chử nói riêng.

Ngoài ra, còn có một số bài viết, liên quan đến văn hóa làng Đông

Chử như trong cuốn “ Đền Diên Cờ” của Hoàng Anh Tài và Đào Tam Tĩnh

, Nxb Nghệ An, đề cập đến làng Đông Chử, trong tâm thức của người dânĐông Chử xưa và cả nay, đền Diên Cờ rất thiêng, các vị thần ở đây đã phù

hộ cho cuộc sống người dân rất lớn; Cuốn “ Hồ sơ di tích nhà thờ và mộ

Nguyễn Thức Tự”, Nghi Trường, Nghi Lộc, Nghệ An, phần lớn viết về nhà

thờ và mộ Nguyễn Thức Tự và chỉ dành một số trang để đề cập đến sự thayđổi của tên làng Đông Chử sau cách mạng tháng tám.

Luận văn cao học thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam : “ Dòng họ

Nguyễn ở Nghi Lộc và thầy giáo Nguyễn Thức Tự”, Nguyễn Thị Lan

Trang 10

Phương, Nghệ An, Đại học Vinh, 2008 Qua nội dung chính của luận văn cóthể thấy được quê hương, gia tộc và người thầy đáng kính Nguyễn Thức Tự,không chỉ làm nỗi danh cho làng Đông Chử, vùng đất Nghi Lộc mà cả vùngđất xứ Nghệ.

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập tới một khía cạnhđề tài lựa chọn, chưa có công trình nào đề cập hệ thống về diện mạo củalàng Đông Chử Tuy nhiên, trên cơ sở tiếp cận có chọn lọc những côngtrình đi trước cùng với quá trình tập hợp nguồn tư liệu điền dã, chúng tôi đãdựng nên phần nào diện mạo của làng Đông Chử từ khi thành lập đến nayvới mong muốn góp phần nhỏ cho việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa củalàng xã trên địa bàn Nghi Lộc nói riêng, Nghệ An nói chung.

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.3.1 Mục tiêu

Thực hiện đề tài này, tôi hướng đến một làng quê tiêu biểu của xãNghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An – Làng Đông Chử với quátrình hình thành phát triển của làng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với việc tìm hiểu lịch sử - văn hóa làng Đông Chử, luận văn nhằmgiải quyết những nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất: làm rõ hơn về mảnh đất và con người làng Đông Chử từxưa đến nay cùng với nét văn hoá riêng của làng, qua đó rút ra một số nétđặc trưng về văn hoá vùng quê này.

- Thứ hai: Làm rõ những giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thầncủa làng Đông Chử

- Thứ ba: nắm rõ hơn về truyền thống văn hóa của làng Đông Chử,qua đó rút ra được nét đặc trưng của mỗi vùng miền, gìn giữ và phát huynhưng tinh hoa văn hóa dân tộc.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 11

Đề tài tập trung nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của làng Đông Chửthuộc xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Thứ hai là nguồn tư liệu ở địa phương mà cụ thể là các công trình biênsoạn lịch sử của huyện, xã, làng, cá nhân, liên quan đến đề tài nghiên cứu.Đây là nguồn tư liệu giúp tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn.

Thứ ba: trong quá trình thực hiện luận văn của mình, tôi đã trực tiếptiến hành nhiều cuộc diễn giả, gặp gỡ trao đổi với các cụ già trong làng.Đây là nguồn tư liệu bổ trợ quan trọng giúp tôi làm rõ hơn những vấn đềvăn hóa làng Đông Chử.

5.2 Phương pháp nghiên cứu.

- Sưu tầm tư liệu : Để có nguồn tài liệu phục vụ cho luận văn tôi đãtiến hành các chuyến đi để sưu tầm, thu thập tài liệu tại thư viện Tỉnh NghệAn Thư viện Nguyễn Thúc Hào, thư viện Nghi Lộc, sao chép chụp ảnh lại

Trang 12

các đền, sử dụng các phương pháp phỏng vấn, thực tế điền dã tại các đền,nhà thờ họ ở làng Đông Chử.

- Xử lý tư liệu: Để xử lý tư liệu cho viết luận văn tôi đã sử dụngphương pháp chuyên ngành khoa học lịch sử, các phương pháp liên ngànhnhư tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích để thuận lợi cho việcnghiên cứu lịch sử văn hóa làng Đông Chử.

6 Đóng góp của luận văn:

- Thứ nhất: Dựng lại bức tranh có hệ thống về quá trình hình thành và

phát triển của làng Đông Chử, các giá trị văn hóa vất chất và văn hóa tinhthần của làng Đông Chử.

- Thứ hai: Góp phần nâng cao sự hiểu biết và lòng yêu quý vốn văn

hóa cổ truyền của quê hương Từ đó giúp cho mọi người ý thức về cộinguồn, về lịch sử quê hương mình, về công lao của ông bà tổ tiên đi trước,phát huy truyền thống yêu nước và uống nước nhớ nguồn.

- Thứ ba: Góp phần bổ sung thêm nguồn tài liệu lịch sử địa phương,

cung cấp nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu văn hóa, nghiêncứu làng ở Nghệ An nói riêng, của cả nước nói chung.

Trang 13

LÀNG ĐÔNG CHỬ – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.1 Khái quát địa lý tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm sátphía Bắc thành phố Vinh trên toạ độ từ 18 độ 40 đến 18 độ 55 vĩ độ Bắc, từ105 độ 28 đến 105 độ kinh Đông, phía Bắc giáp hai huyện Yên Thành vàDiễn Châu, phía Nam giáp thành phố Vinh và hai huyện Hưng Nguyên,Nam Đàn; phía Đông giáp biển Đông và huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh);phía Tây giáp huyện Đô Lương Có diện tích rộng gần 420 ki lô mét vuông.Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyện Nghi Lộc(từ năm 1954 về trước) có ghi: từ thuở các vua Hùng dựng nước, trên lụcđịa huyện Nghi Lộc ngày nay đã có cư dân người Việt cổ sinh sống Thuởấy nơi đây là lãnh thổ bộ Việt thường của nước Văn Lang sau, là nước ÂuLạc.

Cũng theo cuốn Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam huyệnNghi Lộc thì dân cư huyện Nghi Lộc hình thành sớm từ dọc ven sông Cấmvà đường Thiên Lý ( tên trước khi có đường quốc lộ I) rồi lan dần ra cácvùng trong huyện, trước hết là vùng phía Đông và Đông Nam theo sự lùidần của biển Trải qua hàng ngàn năm cai trị của các tập đoàn phong kiếnTrung Quốc và các triều đại phong kiến Việt Nam, cũng như các địaphương khác trong cả nước, địa giới và tên gọi quận, huyện ở vùng đấtNghi Lộc đã nhiều lần thay đổi Theo “Nghi Lộc – Đất văn hiến toả rạng”của Đào Tam Tĩnh có viết về huyện Nghi Lộc, thời Trần gọi là Tân Phúc;thời Minh đổi gọi là Chân Phúc; triều Tây Sơn gọi là Chân Lộc Sách “ ĐạiNam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi về huyện ChânLộc như sau:

Trang 14

“ Huyện Chân Lộc ở cách tỉnh thành 125 dặm về phía đông, đông tâycách nhau 25 dặm, nam bắc cách nhau 42 dặm; phía đông đến biển 18 dặm;phía tây đến địa giới huyện Hưng Nguyên 7 dặm; phía nam đến địa giớihuyện Nghi Xuân 70 dặm; phía bắc đến địa giới huyện Hưng Nguyên 25dặm; xưa là huyện Tân Phúc, có thuyết nói là huyện Nghi Chân; đời TâySơn đổi tên hiện nay; trước lệ phủ Đức Thọ; Bản triều (triều Gia Long) vẫntheo như thế; năm Minh Mạng 7 đổi lệ phủ Anh Sơn Nay lãnh 4 tổng 66xã thôn.”

Theo “Nghi Lộc – Đất văn hiến toả rạng” của Đào Tam Tĩnh thì thờiĐồng Khánh (1886 -1888), huyện Chân Lộc là huyện thống hạt thuộc phủAnh Sơn Huyện lị đặt ở địa phận hai xã Kim Nguyên và Cẩm Trường( thuộc hai xã Nghi Liên và Nghi Trung ), trước đặt ở hai làng Ngô Trườngvà Ngô Xá (nay thuộc xã Nghi Đức) Toàn huyện có 4 tổng 81 xã, thôn,phường Tổng Yên Trường gồm 26 xã, thôn (nay là thành phố Vinh) TổngĐặng Xá có 18 xã, thôn Tổng Thượng Xá có 24 xã, thôn Tổng KimNguyên có 13 xã, thôn.

Cuốn Lịch sử xã Nghi Trường, đến đời vua Thành Thái (1889 – 1907),mới đổi tên huyện Chân Lộc dưới triều Tây Sơn thành huyện Nghi Lộc,cắt phần lớn tổng Yên Trường về Hưng Nguyên, cắt tổng Vân Trình, tổngLa Vân về huyện Nghi Lộc Huyện Nghi Lộc có 5 tổng với 79 đơn vị hànhchính gồm : tổng La Vân, tổng Vân Trình, tổng Thượng Xá, tổng Đặng Xá,tổng Kim Nguyên.

Có thể thấy, huyện Nghi Lộc là huyện nằm kề thành phố Vinh – trungtâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh Nghệ An Lại là vùng đất hội tụđủ các yếu tố tự nhiên, xã hội, vừa có đồng bằng, có biển, có núi non, sôngngòi, vừa có giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, đường hàng

không thuận lợi Đây có thể coi là vùng đất “ địa linh, nhân kiệt” của xứ

Nghệ mà các nhà nghiên cứu thường nói.

Trang 15

Nằm trong địa thế đó, xã Nghi Trường là một trong 30 xã, thị trấn củahuyện Nghi Lộc, đây là vùng đất đã trải qua nhiều thay đổi về đơn vị hànhchính và tên gọi khác nhau.

Tháng 5/ 1946, thực hiện sắc lệnh của Chính phủ và Nghi quyết Hộinghị đầu tiên của hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc đãlãnh đạo tổ chức lại đơn vị hành chính, chính quyền trong huyện Cấp tổnglà cấp trung gian giữa huyện và làng, xã được xoá bỏ Huyện Nghi Lộc có79 đơn vị hành chính dưới chính quyền thực dân phong kiến, nay sát nhậplại thành 24 đơn vị hành chính cấp xã dưỡi chính thể nước Việt Nam dânchủ cộng hoà, với 24 xã thì lúc đo xã Nghi Trường gọi là xã Thịnh Trường[15, 6]

Để đảm bảo xây dựng địa bàn tác chiến, huyện Nghi Lộc từ 24 xã naysắp xếp lại thành 13 xã mới Khi sáp nhập thành 13 xã thì xã Thịnh Trườngvẫn giữ nguyên với ba làng Kỳ Trân, Đông Chử, Xuân Tình.

Qua đợt phát động giảm tô đơn vị hành chính xã và các tổ chức Đảng,chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở các cấp đều được chấn chỉnh, sắp xếp lạitheo yêu cầu mới Huyện Nghi Lộc từ 13 xã lớn lần lượt được chia thành38 xã mới và thống nhất lấy chữ đầu tên huyện làm chữ đầu tên xã: xãThịnh Trường chia thành hai xã: Nghi Trường, Nghi Thịnh Từ đó đến nayxã Nghi Trường ổn định về đơn vị hành chính.[15, 7]

Xã Nghi Trường nằm cách trung tâm huyện – thị trấn Quán Hành 5km về phía Đông Nam, cách trung tâm thị xã Cửa Lò 3 km về phía Tây.Phía Bắc giáp xã Nghi Thịnh, phía Nam giáp xã Nghi Ân, phía Đông giápxã Nghi Thạch, phía Tây giáp xã Nghi Trung Nghi Trường hiện nay là đấtđai của hai làng cổ Đông Chử ( phía Đông) và Kỳ Trân ( phía Tây) Theosố liệu của lịch sử xã Nghi Trường thì Nghi Trường hiện nay có diện tíchđất tự nhiên 826 ha, dân số 5.400 người.

Trong các làng cổ ở xứ Nghệ, làng Đông Chử là làng quê tiêu biểu,giàu truyền thống văn hoá Mặc dù đã trải qua thời gian dài, những dấu tích

Trang 16

cổ xưa không còn nguyên vẹn như xưa nữa, nhưng những gì còn lại vẫnnhắc nhỡ cho các thế hệ sau một quá khứ hào hùng mà ông cha ta đã viếtnên.

Đông Chử là một vùng quê yên bình, cách trung tâm văn hoá xãkhoảng 2 km về phía Đông, cách trung tâm huyện - thị trấn Quán Hànhkhoảng 5 km về phía Đông Nam, cách trung tâm thị xã Cửa Lò 3 km vềphía Tây, phía Bắc giáp xóm 5 xã Nghi Thịnh, phía Nam giáp xóm 13 xãNghi Trường, phía Đông giáp xã Nghi Thạch, phía Tây giáp xóm mới bệnhviện huyện.

Đây là một vùng đất có núi, có sông, sơn thuỷ hữu tình, một làng quêcó truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời của Nghi Lộc nói riêng và củaNghệ An nói chung, đặc biệt nơi đây còn là nơi nổi tiếng cách mạng trướcvà sau khi có phong trào cách mạng vô sản và xem ra dẫn đầu vẫn là giađình cụ Nguyễn Thức Tự Có câu ca dao rằng:

Ai về Nghi Lộc Nghệ An

Hỏi thăm con cháu cụ Sơn thế nào? Hỏi Canh hoạt động bên Tàu Hỏi Đường, Tây đã chặt đầu năm nao Dần dà hỏi đến Thức Bao

Côn Lôn tin bặt lần sau vượt vời Cha con sau trước bốn người Hiến thân cho nước cho nòi Việt Nam

[26, 378]

Làng Đông Chử trước đây thuộc tổng Thượng Xá, huyện Nghi Lộc,vốn là vùng đất bãi sông về phía đông (Đông Chử) do có hiện tượng biểnlùi Nay là xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Nơi đây, thuởtrước là cồn khô cát bạc, nghèo, trải qua bao biến thiên của tự nhiên, vùng

đất phía đông của huyện là kết quả của những lần biển lùi “ Xưa kia là biển

Trang 17

trăm năm trong lịch sử, giờ đây biển đã cách xa vùng quê So với các làngxã khác trong huyện, Đông Chử có điểm đặc biệt xa núi non, xa sông biển.

Đời vua Thành Thái (1889 – 1907) làng Đông Chử là một trong 26làng xã thuộc tổng Thượng Xá của huyện Nghi Lộc Nhưng đến năm 1946thì Đông Chử thuộc xã Thịnh Trường Đến năm 1953 thì Đông Chử thuộcxã Nghi Trường vì lúc này xã Thịnh Trường chia thành hai xã: NghiTrường, Nghi Thịnh Hiện nay Đông Chử tuy đã tách thành các đơn vịxóm, gồm 7 xóm, và 7 xóm này đều thuộc xã Nghi Trường, đều bắt đầumột quá trình phát triển mới, có tuyến tỉnh lộ 546 chạy từ thành phố Vinhxuống thị xã Cửa Lò, có tuyến tỉnh lộ 534 chạy từ thị xã Cửa Lò đến thịtrấn Quán Hành, một vị trí thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế.

Với vị trí địa lý thuận lợi, nên Đông Chử đã có điều kiện giao lưubuôn bán với các vùng miền trong và ngoài tỉnh Do vậy, có thể chọn lọc và

kết tinh những nét văn hoá độc đáo của các làng xã xung quanh.

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình, đất đai: Trong quá trình phát triển lịch sử, Nghi Lộc đã phải

trải qua một quá trình đầy khó khăn, cũng như các vùng ven biển của quốcgia Việt Nam thưở trước, cách đây khoảng 18 ngàn năm mực nước biểnthấp khoảng 120m so với ngày nay, con người có thể đi bộ đến Hải Nam –Trung Quốc, đến Hoàng Sa, Trường Sa, xuống tận Inđônêxia Cách ngàynay khoảng 11 năm, mực nước biển dâng lên và sau đó lùi thấp từ 10 – 15m so với mức bình thường Cách 5 ngàn năm thì nước biển dâng cao so vớimức đã có 4 – 5 m và lại dần thấp xuống và ổn định như ngày nay

Ở phía Bắc, phía Tây và Tây Nam từ tả ngạn sông Cấm trở lên là cácnúi, đồi kế tiếp nhau suốt địa giới và các huyện Diễn Châu, Yên Thành, ĐôLương, Nam Đàn và một phần hữu ngạn sông Cấm lấn sâu lan rộng dọcbiển phía Bắc Cửa Lò Dãy Đại Vạc từ Nghi Văn, phía Tây Bắc huyệnchạy dọc theo địa giới huyện Yên Thành, Diễn Châu về dãy núi Voi hữungạn sông Cấm, trong dãy Đại Vạc có động Thần Vũ (Nghi Hưng) cao

Trang 18

491m so với mực nước biển Phía Tây Nam có dãy núi Đại Huệ từ NghiKiều chạy dài đến Tam Toà Thánh Mậu xã Nghi Công Vành đai vị trí núi,đồi thuận lợi cho công trình quốc phòng, tạo thế phòng thủ chiến lược liênhoàn của huyện.

Có thể thấy, với địa hình đó đã tạo cho vùng đất phía đông Nghi Lộclà kết quả của những đợt biển tiến biển lùi tạo nên những dãi cồn cát chạydài theo hướng Bắc – Nam xen lẫn những hồ đầm, lạch nước hoang sơ.Trên các bãi bồi, dân cư được hình thành và khai phá đất đai trồng trọt,chăn nuôi để phát triển các nghề để sinh tồn, xây dựng cuộc sống Phía Tâyvà Tây Bắc nhiều đồi núi cao có độ dốc lớn bởi sự chia cắt khe suối, hồđầm và những vùng đồng bằng phù sa đan xen tương đối rộng, địa hìnhNghi Lộc có thể nói là đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông.

Đông Chử có địa hình không đều, xen kẽ giữa vùng dân cư, cánh đồngcao là những vùng thấp trũng và bàu nước Đông chử có nhiều dấu vết củabiển cổ xưa.

Tài nguyên đất có thể chia làm hai vùng lớn Vùng bán sơn địa có cácloại đất phù sa có nhiều giải đất này được biến đổi là vùng đất trồng lúanước, đất dốc tụ sử dụng trồng màu, đất này xói mòn chủ yếu trồng rừngbảo vệ đất và môi trường Đất ở phía Đông vùng trung tâm Đông nam cócác loại đất mặn phân bố ở vùng hạ lưu sông Cấm, qua cải tạo dùng trồnglúa, nuôi trồng thuỷ sản; đất phù sa không được bồi sử dụng rau màu, câycông nghiệp như lạc, ngô, vừng…Đất cồn cát dùng trồng cây chắn gió, cátthì cải tạo trồng lạc, vừng đậu.

Trải qua nhiều thế hệ, dưới bàn tay lao động cần cù, sáng tạo của nhândân đất đai được khai phá, cải tạo nên cũng thích hợp được một số loại câytrồng như lúa nước cây cao, lạc, ngô, khoai, sắn, đậu vừng…Đất đai ĐôngChử có hai loại đất là đất cát pha và cồn cát.

Đất cát pha chiếm hầu hết diện tích đất tự nhiên, gồm hai loại ruộng

Trang 19

nghiệp ngắn ngày với diện tích hàng trăm ha Ruộng thấp trũng và bàunước : cấy hai vụ lúa gần 100 ha Đất cồn cát ngang dọc các làng, lớn nhấtlà các giải cồn cát chạy theo hướng Bắc – Nam ở phía Tây làng Đông Chửvà phía Đông làng Kỳ Trân Các cồn cát này có chiều rộng từ 200 – 300mét, chiều dài 1 – 2 km Đất cồn cát cao, khô nóng, thiếu nước khó canhtác nông nghiệp Một số diện tích trên loại đất này là lùm, bụi, cây hoangdại, nhân dân trồng nhiều cây lấy gỗ và làm chất đốt như Bời lời, Bát bái,Phi lau…

Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, sông Cấm là dòng sông lớnnhất của huyện Nghi Lộc, sông dài 47 km, bắt nguồn từ chân các dãy núiĐại Huệ ở phía Tây Nam và dãy núi Đại Vạc ở phía Tây Bắc, phần lớnchạy qua Nghi Lộc 15 km từ Tây Nam đến Đông Bắc đổ ra Cửa Lò Với độnghiêng không lớn, sông Cấm mang đặc trưng của dòng sông đồng bằng.Sông Cấm cũng là ranh giới tự nhiên giữa hai vùng có đặc điểm riêng củahuyện Nghi Lộc.

Vùng phía Bắc và Tây, Tây Nam từ tả ngạn sông Cấm trở lên núi đồinối tiếp nhau dàn dày suốt dọc địa giới chung với các huyện Nam Đàn, ĐôLương, Yên Thành, Diễn Châu, lấn sâu vào nội địa và lan rộng ra dọc bờbiển phía Bắc Cửa Lò.

Vùng phía Đông và Đông Nam từ hữu ngạn sông Cấm trở xuống, tuykhông có nhiều đồi núi, song địa hình cũng khá phức tạp Bởi sau các đợtbiển lùi cứ cách nhau khoảng trên dưới 1 km lại nổi lên một cồn cát caorộng, kéo dài song song theo bờ biển.

Sông Lam có 6 km chảy qua phía Đông Nam huyện Nghi Lộc rồi xuôivề Cửa Hội Kênh nhà Lê ở phía Bắc từ Diễn Châu chạy về sông Cấm,ngoài ra còn có sông Rào Trường bắt nguồn từ các xã phía Đông của huyệnNghi Lộc rồi đổ ra hạ lưu sông Cấm.

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển nằm trong vùng chung của khíhậu Nghệ An – Miền Trung thuộc khu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc lạnh về

Trang 20

mùa đông, gió Tây Nam vừa nóng vừa khô (thường gọi là gió Lào) thổimạnh từ tháng 5 đến tháng 8, xen kẽ giữa gió Lào là gió Đông Nam mátmang hơi nước từ biển vào (thường gọi là gió nồm).

Khí hậu Đông Chử thuộc khí hậu của vùng ven viển Bắc Trung Bộ,quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam,bởi vậy có sự phân biệt rõ rệt giữa hai mùa nóng và lạnh, một năm có bốnmùa khá rõ rệt, tuy nhiên thời gian phân bố các mùa lại không đều nhau.

Ở đây mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thường có gió mùaĐông Bắc rét buốt, bầu trời đầy mây, buổi sáng thường có sương mù,sương muối, nhiệt độ xuống thấp trong tháng 11 và tháng giêng, có nămxuống tới 10 độ C, mưa ít nên gây hạn hán gây khó khăn cho sản xuất Mùanóng bắt đầu tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ tăng cao, nhất là tháng 7, cónăm lên 40 độ C, có những đợt khô nóng kéo dài hàng tuần, đây cũng làmùa thường có bão, mưa lớn, gây ngập úng thiệt hại cho mùa màng và tàisản của nhân dân.

Dư âm của những đợt gió mùa kéo dài cho hết mùa Đông trong cái réttê tái với mưa dầm, rét sương muối, khô hanh Có những đợt rét kéo dài từ10 đến 15 ngày, nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến đời sống của nhân dân và quá trình sản xuất nông nghiệp, chănnuôi, có khi làm trâu bò và cá nuôi nước ngọt chết rét hàng loạt

Song thiên nhiên cũng bù đắp cho con người nơi đây một lượng nhiệtkhá dồi dào, là vùng phù sa cát bồi đắp có tầng nước ngầm lớn, thuận lợi lấynước phục vụ đời sống nhân dân, các loại cây trồng phát triển tốt quanh năm,lại gần biển nên mỗi khi có mưa lũ, nước thoát nhanh không gây ngập úng dàingày.

Vượt lên mọi khó khăn, nhân dân Đông Chử với bản chất cần cù, sángtạo trong lao động sản xuất đã giành nhiều công sức chế ngữ thiên nhiên,thời tiết khí hậu Thêm vào đó là nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Trang 21

những khó khăn về điều kiện tự nhiên dần được khắc phục, đời sống sinhhoạt cũng như hoạt động sản xuất của người dân dần bớt lệ thuộc vào tựnhiên hơn.

1.2 Sự hình thành, phát triển và cộng đồng dân cư làng Đông Chử

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của làng

“Làng xã là một cộng đồng có tính chất dân tộc học, xã hội học và tínngưỡng Nó hình thành trong quá trình liên hiệp tự nguyện giữa người dânlao động trên con đường chinh phục những vùng đất gieo trồng” [42, 11].Theo GS Từ Chi, làng là từ nôm, để chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất trong hoànchỉnh của người nông dân, còn xã là chữ Hán để chỉ đơn vị hành chính thấpnhất ở các vùng nông thôn Việt Nam Xã của người Việt Nam có thể baogồm từ một đến nhiều làng, tuỳ từng trường hợp Mặt khác trong nhiềutrường hợp, xã chỉ gồm một làng Khi đi tìm hiểu về một làng cổ truyền vớinhững giá trị văn hoá truyền thống mang tính đặc thù của làng thì đòi hỏingười nghiên cứu phải tìm về nguồn gốc xa xưa của nó Ngay từ buổi đầulập làng, cư dân đã bắt đầu gây dựng đời sống vật chất ổn định, để từ đó tạonên một cộng đồng làng xã có đời sống văn hoá tinh thần phong phú, cùngvới kết cấu xã hội hoàn chỉnh.

Đông Chử xưa thuộc tổng Thượng Xá, huyện Nghi Lộc, nay thuộc xãNghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Đông Chử, nghĩa chữ Hán làvừng đất bãi bồi phía Đông Thư tịch cổ và các tài liệu địa chất cho biết:Thuở xa xưa, biển từng ăn sâu đến tận vùng này Sau những lần “biển tiến,biển lùi” diễn ra hàng trăm năm trong lịch sử, giờ đây biển đã cách xa vùngquê Đông Chử tới chục cây số Gần đây, có người khi khai móng xây nhàvẫn đào được những tấm ván thuyền đi biển từng bị vùi sâu dưới lòng đất.

Qúa trình “biển cải hóa tang điền” đã để lại trên địa bàn huyện NghiLộc nói chung, làng Đông Chử nói riêng những doi cát bạc màu, những cồncọi lúp xúp, cây phi lao, cây hoang dại xen giữa những ao đầm, rạch nước

Trang 22

nặng chua phèn, vì vậy mà người xưa đã có câu “Đất Nghi Lộc cỏ khôngmọc được”.

Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát và kết hợp với nguồn tài liệu ít ỏi đãcho thấy từ cuối thế kỷ XIV đã hình thành vùng đất Đông Chử với sự khaicơ, lập nghiệp, lấy nông nghiệp làm mưu sinh của một bộ phân dân cư.Theo sử sách thì làng Đông Chử xưa còn có tên gọi là Đông Chứ.

Theo cuốn gia phả họ Nguyễn Thức đây là dòng họ đầu tiên đến khaihoang lập cư ở làng, gốc tổ từ Thanh Hoá vào Đông Chử từ cuối thế kỷXVI, đầu thế kỷ thứ XVII, đến nay đã 20 đời Trong lời tựa của ông tổ

Nguyễn Huy Phước đã nói: “Chúng ta muốn biết công đức của sự nghiệp

tổ tiên như thế nào, đời trước và đời sau ra sao Là người con cháu nêntìm hiểu nguồn gốc sự nghiệp và công đức của tổ tiên ”.

Ông tổ đầu tiên của dòng họ là ông Trinh, vợ ông Trinh là bà Lợi, ôngbà sinh được hai người con trai Đây là một dòng họ lớn trong huyện, concháu phát triển rất thịnh vượng và đông đúc.

Sau khi thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược và bình địnhViệt Nam, Pháp nhanh chóng thiết lập bộ máy thống trị từ trung ương đếnđịa phương Lúc này huyện Nghi Lộc được chi làm 5 tổng, trong đó làngĐông Chử là một trong 26 làng thuộc tổng Thượng Xá Làng được chiatheo cụm dân cư và căn cứ vào đinh điền.

Đến cách mạng tháng Tám 1945, làng Đông Chử vẫn thuộc vào xãThịnh Trường Song, huyện Nghi Lộc từ quy mô 24 xã lớn nhập lại thành 13xã và làng Đông Chữ cùng làng Kỳ Trân và Xuân Tình vẫn thuộc xã ThịnhTrường Đến tháng 4 năm 1947, Nghệ Tĩnh bị giặc Pháp uy hiếp các phía.Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ngày 5/ 7/ 1947 nhận định: “ Việcquân Pháp tấn công vào Nghệ An đã rõ ràng”…Để công tác chỉ đạo tácchiến phù hợp với từng vùng khi chiến sự xẩy ra, Hội nghị quyết định lập raBan cán sự liên huyện Đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền các cấp

Trang 23

Huyện Nghi Lộc từ 24 xã nay xếp lại thành 13 xã mới, khi sáp nhập thành13 xã mới thì xã Thịnh Trường vẫn giữ nguyên với 3 làng là Xuân Tình, KỳTrân và Đông Chử.

Đến năm 1954, xã Thịnh Trường chia thành hai xã: Nghi Trường vàNghi Thịnh Lúc này hai thôn Đông Chử và Kỳ Trân sáp nhập thành xãNghi Trường và làng Đông Chử thuộc xã Nghi Trường cho đến ngày nay.

1.2.2 Dân cư

Làng Đông Chử trước đây nằm trong vùng đất phía đông của huyện,từ thưở xưa là biển, trải qua quá trình biến đổi dữ dội của địa chất, thiênnhiên, với hiện tượng biển tiến, biển lùi đã tạo nên những dọc cát cao, dàitheo hướng Bắc – Nam Giữa các dọc cát là vùng đất trũng, tạo nên địahình phù hợp cho việc khai khẩn lập làng, phát triển sản xuất.

Theo các nguồn tài liệu xưa, con người sinh sống ở vùng đất của xãNghi Trường rất sớm Ban đầu là những ngôi làng với thưa thớt dân cư.Cho đến đầu thế kỷ XIV, cùng với sự phát triển của các triều đại, vùng đấtnày là nơi hội tụ của nhiều dòng họ khác nhau Địa chí Nghi Lộc đã viết:“Tại làng Đông Chử có các họ Nguyễn Đăng, Nguyễn Thức, Lê, Phan,Nguyễn Đình…Cư trú đã nhiều đời là họ Nguyễn Đăng, 22 đời, từ ngoàiBắc vào Họ Nguyễn Thức từ Thanh Hóa vào cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷXVII; các họ Lê, Phan, Nguyễn Đình… cũng từ thế kỷ XVII đến thế kỷXIX tiếp tục đến khai canh cư trú tại Đông Chử” [26, 61]

Như vậy, trong sự hình thành dân cư ban đầu của Đông Chử đã chothấy các dòng họ đến định cư khai phá ở làng vào các thời gian khác nhau.Họ cùng nhau đoàn kết chống lại thiên tai, bão lũ, chống lại sự áp bức củabọn cường hào, chống kẻ thù xâm lược, cùng nhau xây dựng nên quêhương làng xóm ngày càng đông vui Đến nay, làng Đông Chử hiện có 35dòng họ cùng chung sống, góp phần tạo thành một cộng đồng dân cưkhăng khít, ổn định Ở mỗi gia đình, cá nhân đều tìm thấy ở làng mìnhkhông chỉ là chỗ dựa về vật chất mà hơn hết vẫn là tình cảm, tinh thần nên

Trang 24

họ luôn thể hiện được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng và dân tộc,“tối lửa tắt đèn có nhau”.

Căn cứ vào nguồn tư liệu điền dã, căn cứ vào gia phả của các dòng họNguyễn Thức, Nguyễn Đình, Phan Viết…chúng ta thấy rõ hơn về quá tìnhdân cư lập làng tại vùng đất này:

Dòng họ Nguyễn Thức là dòng họ lớn, sinh sống lâu đời lại làng ĐôngChử từ đầu thế kỷ thứ XVII, đến nay đã 20 đời.

Ông tổ đầu tiên của dòng họ là ông Trinh, vợ ông Trinh là bà Lợi, ôngbà sinh được hai người con trai, người con tên là Duyên (tức là Trần LưuQuân) Trần Lưu Quân là đời thứ hai của dòng họ Nguyễn Thức, ông lấyvợ và sinh được hai người con trai, con đầu đặt tên là Khương (tức là HộiTriều Bá) Hội Triều Bá là đời thứ ba của dòng họ, tiếp nối từ thế hệ nàysang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác Đây là dòng họ có truyền thốngkhoa bảng và là dòng họ đông nhất ở làng

Từ buổi khai cơ đến nay, dòng họ Nguyễn Thức luôn xây dựng vàphát huy những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh của dòng họ mình, góp sứccùng nhiều dòng họ khác xây dựng, bảo vệ làng.

Có thể nói dòng họ Nguyễn Thức là dòng họ lớn trong huyện, concháu phát triển rất thịnh vượng và đông đúc Trích gia phả họ Nguyễn

Thức, đoạn nguyên văn chữ Hán “Bồ đề nhất niên, đạt kính thành vu,

quảng đại chi môn; Lân chí gia phong, du phúc lý ư tuy tương chi hậu”.

Dòng họ Phan Viết cũng là một dòng họ lớn, có nguồn gốc từ ThanhHoá, một bộ phận đến Đông Chử sinh sống phát triển đến nay là đời thứ 10.Dòng họ chính gốc là từ họ Mạc, họ Mạc vốn gốc từ họ Cơ đời nhà Chu(khoảng thế kỷ 11 đến thế kỷ 3 TCN) đến thời Đông Chu liệt quốc (770 –256TCN) phải ly tán Đến đời Tây Hán (206 TCN-25) một hậu duệ làm quanđến chức Chấp Kích được hưởng thực ấp ở đất huyện Mạc, quận Cự Lộc từđó đổi họ Mạc.

Trang 25

Đến thời Tống, năm 1038 đời Cảnh Hữu, con cháu họ Mạc có MạcVĩnh Xương đỗ tiến sĩ làm huấn học ở Quảng Châu và đã chuyển đến đósinh sống, Mạc Vĩnh Xương sinh được ba người con trai là Mạc Ngu, MạcLỗ và Mạc Đôn Về sau Mạc Ngu dời cư sang nước Nam sinh thành ra họMạc ở Nam Tân, Chí Linh, tỉnh Hải Dương bây giờ.

Đến đời thứ năm, kể từ Mạc Hiển Tích lại có Mạc Đình Chi 1529) là một danh nhân kiệt xuất – Lưỡng quốc trạng nguyên dưới thờiTrần Thánh Tông Hậu duệ đời thứ 7 của Mạc Đình Chi là Mạc Đăng Dung(1483- 1541) chính là người sáng lập ra vương triều Mạc là vị vua họ Mạcđầu tiên (1527 – 1529) Họ Mạc tồn tại qua 10 đời vua từ Mạc Thái TổĐăng Dung đến Mạc Kính Vũ (1638 -1677) Theo Phan Đăng Thuận, họMạc ở Nghệ An (Thông tin khoa học và công nghệ, số 5, 2007) Năm 1592,sau khi chính quyền Lê – Trịnh chiếm được Thăng Long và tìm cách tiêudiệt con cháu họ Mạc, nên con cháu họ Mạc phải thay tên đổi họ, mai danhẩn tích, ly tán khắp nơi, mặc dù vậy nhưng vẫn để lại dấu hiệu của dòng họbằng cách đặt tên có mật hiệu riêng, ghi gia phả, đặt mật mã trong câu đốinhư:

(1272-“ Bốn trăm năm trước cuối cùng trở lại như ban đầu

Mười ba đời sau tuy khác biệt mà vẫn cùng chung một dòng”

Đến ngày 30/4/2000, đã xác định được 419 chi họ Mạc và chi họ gốcMạc với 50 họ khác nhau ở 26 tỉnh thành, trong đó ở Nghệ An đông nhấtcó 185 chi họ Mạc và gốc Mạc với các phái hệ [15, 21]

Trải qua hàng trăm năm kể từ khi phải mai danh ẩn tích vào Nghệ Tĩnh,các thế hệ con cháu họ Mạc đã cùng các dòng họ khác có những đóng góphình thành nên các vùng dân cư, làm giàu thêm truyền thống hiếu học, yêunước…

Họ Nguyễn Đình cũng là dòng họ có mặt từ rất sớm với công khaiphá, lập làng Đông Chử Theo lịch sử xã Nghi Trường, gốc tổ là cụ NguyễnSương làm quan với chức Tổng quân vệ Nghiêm Võ Hành Thuận hoá đại

Trang 26

Đô tổng binh sứ Phò mã Đô uý, thuộc chi thứ 2 Nguyễn Xí ở Nghi Hợp đếnNghi Thạch rồi một bộ phận chuyển về Đông Chử lập cư Đây là một dònghọ lớn trên địa bàn huyện Nghi Lộc Nguyễn Xí là đại thần phục vụ trải qua4 triều vua Lê, người có công lớn trong cuộc chống giặc ngoại xâm và củngcố vương triều Lê, được phong Thái sư Cương quốc công Sau khi đất nướcthái bình Nguyễn Xí được ban cấp nhiều đất, Ông đã cùng con trai cả làNguyễn Sư Hồi chiêu dân khai phá lập ra nhiều làng từ Cửa Lò đến CửaHội Các thế hệ con cháu sinh sống, phát triển ở nhiều làng trong huyện.

Theo các nhà dân tộc học thì từ xa xưa cho tới nay, con người chỉ cóhai phương thức tập hợp để hình thành nên cộng đồng dân cư, đó là tập hợpngười theo quan hệ láng giềng và tập hợp người theo quan hệ huyết thống.Làng Việt nói chung, làng Đông Chử nói riêng là những đơn vị tụ cư theotập hợp quan hệ láng giềng, cùng sinh sống trên một địa vực cư trú và sảnxuất.

Trong địa phận làng Đông Chử có nhiều xóm, mà trong một xóm thìlại có nhiều ngõ Bởi sự phân chia này thường căn cứ vào hai yếu tố đó làmật độ dân cư và sự phân nhánh của các con đường Cũng như bao làngquê khác ở mọi miền, làng Đông Chử có nhiều xóm tập trung, cùng sinhsống trên địa bàn cư trú của làng Làng Đông Chử gồm có sáu xóm Ở mỗixóm có cuộc sống và sinh hoạt riêng, nơi đó có những con người có tình cónghĩa với nhau.

Về mặt quyền lợi và nghĩa vụ, xóm không có tư cách pháp nhân, xómkhông có quyền quyết định mọi việc được mà phải phụ thuộc vào làng.Đứng đầu xóm là có xóm trưởng – đây là người có uy tín và có tiếng nóitrong làng, được nhân dân trong xóm bầu ra để làm khâu trung gian giữalàng với xóm, xóm có việc gì xóm trưởng phải đứng ra giải quyết Giúpviệc cho xóm trưởng, có vài ba người do xóm trưởng cử, cùng lo việcchung của xóm.

Trang 27

Trong mỗi đơn vị xóm, lại tổ chức thành hàng xóm, láng giềng, đơn vịquần cư, tất cả mọi người trong xóm tập hợp lại với mục đích là tương trợgiúp đỡ lẫn nhau trong các công việc tang ma, cưới xin, hoặc lúc gặp khókhăn trong cuộc sống.

+ Tổ chức hành chính của làng.

Theo GS Nguyễn Quang Ngọc “làng xã” như một đơn vị tụ, đơn vịkinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá cộng đồng, đơn vị hànhchính cấp cơ sở như ta hằng quan niệm xưa nay được hình thành trong thờiđiểm lịc sử này Còn theo GS Bùi Xuân Đính thì làng là đơn vị tụ cư truyềnthống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ sở hạ tầng cùng cơ cấutổ chức riêng, lệ tục riêng…nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất.

Cũng trong buổi đầu của thời kỳ độc lập, khi cấp xã được nhà nướcchính thống hoá trở thành đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn thì cấpthôn cũng đồng thời xuất hiện.

Như đã nói ở phần trên cư dân của Đông Chử là nơi hội tụ của nhiềudòng họ từ các vùng, miền khác nhau, mặt khác mối quan hệ hôn nhânchồng chéo giữa dòng họ này với dòng họ khác, đã tạo nên mối quan hệanh em, thông gia, xóm giềng thân mật gần gũi Trải qua nhiều biến cốthăng trầm của lịch sử, cùng với quá trình phát triển lâu dài, cơ cấu tổ chứchành chính của làng Đông Chử ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn.Dưới huyện có tổng, huyện Nghi Lộc được chia làm 5 tổng: tổng LaVân, tổng Đặng Xá, tổng Kim Nguyên, tổng Vân Trình và tổng ThượngXá Làng Đông Chử là một trong 26 làng xã thuộc tổng Thượng Xá Làngđược chia theo cụm dân cư và căn cứ vào đinh, điền Đứng đầu tổng làchánh tổng và một phó chánh tổng giúp việc.

Các đơn vị hành chính không thống nhất về tên gọi, nơi gọi làng, nơigọi thôn Quy mô các đơn vị khác nhau, không lấy diện tích đất đai, dân sốlàm căn cứ mà lấy nhân đinh là nam giới từ 18 tuổi trở lên.

Trang 28

Đứng đầu xã là lý trưởng, lý trưởng là người do nhân dân bầu ra (namgiới mới được tham gia vào tổ chức này) và được nhà nước quân chủ chấpnhận giúp việc cho ông ta có phó lý và Hội đồng chức dịch Hội đồng chứcdịch ở Đông Chử có 5 viên chức gọi là Ngũ hương, phụ trách các công việckhác nhau ở trong làng:

- Hương bộ: Phụ trách kết hôn, sinh tử

- Hương kiểm: Chịu trách nhiệm an ninh trật tự, hành pháp và tư phápở trong làng.

- Hương bản: Giữ công quỹ, sổ sách địa bạ, thuế khoá, tài sản củalàng.

- Hương mục: Coi việc đê điều, đường sá, các công sở, đền miếu có ởtrong làng.

- Hương dịch: Phụ trách thông tin như tế lễ, đình đám, hội hè Cắt đặtvà theo dõi mọi việc mỗi khi làng tổ chức các lễ tiết.

Để có thể hoạt động thì Hội đồng chức dịch lại lập ra một nhóm chứcsắc khác để giúp việc cho hội đồng Nhóm giúp việc gồm: Tuần đinh, Tuầntra, Thủ khoán Ngoài ra còn phải kể đến anh Seo hoặc anh Mõ là ngườiđưa tin trong làng.

Khi có lệnh của quan trên về xã, ví như việc đi phu chẳng hạn, lýtrưởng được sự cộng tác của Hội đồng ngũ hương, phân bổ số nhân côngcho các thôn xóm biết để thi hành Nhận được thông tin, Thủ khoán họpcác tộc biểu lại để cùng các vị này cử người cụ thể, sau đó nộp danh sáchcho lý trưởng, đồng thời động viên những người có danh sách lên đườngvui vẻ làm nhiệm vụ Lý trưởng quyết định moi việc trong làng và nắm “Mộc triện”.

Trong làng còn có đội tuần phu hay tuần sương có nhiệm vụ tuần tracanh gác trong làng và ruộng đồng.

Trang 29

Ở Đông Chử bộ máy hành chính cấp thôn xã đã phối hợp với dòng họ đểgiải quyết các công việc của làng xã Các chức sắc mang tính chất chuyên chếhành chính, còn dòng họ và người dân mang tính chất gia đình, dân chủ.

Hiện nay, ở Đông Chử có cơ cấu tổ chức đoàn thể là Mặt trận Tổ quốcxã, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân và dưới xãcó tổ chức các xóm hành chính là: xóm 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18.Những thiết chế cũ của xã hội phong kiến đều đã bị bãi bỏ, mọi người đềubình đẳng với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi theo Hiếnpháp và pháp luật.

Tiểu kết chương 1:

Làng Đông Chử nằm trong khu vực đồng bằng, được hình thành từ rấtsớm, vì vậy , ngay từ buổi đầu nơi đây đã có điều kiện tự nhiên tương đối

Trang 30

thuận lợi để cư dân ổn định cuộc sống, phát triển với nghề chính là nôngnghiệp.

Với vị trí gần đường quốc lộ 1A, nơi có hệ thống giao thông đườngbộ, đường sắt rất thuận lợi, lại gần trung tâm thành phố Vinh nên LàngĐông Chử có điều kiện thuận lợi để giao lưu, tiếp nhận nền văn hoá trongtỉnh và các tỉnh ngoài, từ đó chọn lọc và kết tinh những nét đặc sắc chomình.

Qúa trình hình thành Làng Đông Chử ấy được bắt đầu từ khi nhữngngười đầu tiên đến khai khẩn vùng đất này tới lúc dân cư ở nơi khác cùngtới khai hoang lập nghiệp ở đây Với bản tính cần cù chịu khó của ngườiViệt, những dòng họ đã phát triển, mở rộng dân cư, xóm làng, lập nênnhững cánh đồng màu mỡ Tuy khác về nguồn gốc xứ sở, dòng họ nhưngtất cả con người nơi đây đã chung lưng đấu cật để vượt qua mọi khó khăngian khổ để xây dựng cuộc sống tươi đẹp trên mảnh đất này – mảnh đấtvốn khô cằn Hình thành nên một làng cổ có lịch sử trên 500 năm – làngĐông Chử.

CHƯƠNG 2:

CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LÀNG ĐÔNG CHỬ

Trang 31

2.1 Văn hoá phi vật thể:

Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng, nó liên quan đến mọimặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Trên mỗi vùng miền của lãnh thổ Việt Nam, đều có những đặc điểmvăn hóa riêng, được biểu hiện ở các hệ thống giá trị vật chất, giá trị tinhthần mà con người sáng tạo, tích lũy được trong quá trình hoạt động thựctiễn Đặc trưng văn hóa đó được hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sởtác động của hoàn cảnh địa lý, phương thức sản xuất, trao đổi, đồng thời cósự giao lưu, tiếp xúc kinh tế văn hóa giữa các nước trong khu vực, các vùngmiền trong lãnh thổ quốc gia.

Có thể nói Việt Nam là một quốc gia phương Đông giàu truyền thống,có bản sắc văn hóa độc đáo, với sự góp mặt của 54 dân tộc anh em Tạonên tính “đa dạng” trong “thống nhất” dưới mái nhà chung Việt Nam đậmđà tình dân tộc Đông Chữ là vùng quê có bề dày văn hóa, được vun đắp vàtrải nghiệm qua hàng năm lịch sử Về cơ bản văn hóa nơi đây là văn hóalàng xã, phát triển trên nền tảng văn minh nông nghiệp lúa nước, lấy họhàng - gia đình - làng xã làm trung tâm.

Đông Chữ là vùng quê có diện mạo văn hóa vật thể và phi vật thể đadạng và phong phú mang đậm bản sắc văn hóa làng.

2.1.1 Ca dao, vè

Nói về nguồn ca dao, dân ca ở Nghi Lộc có nhiều điệu hát ví và hátdặm Hát ví còn gọi là hát ghẹo Ở Nghi Lộc có các loại hát ví như hátphường củi, phường đốt than, hát phường vải Hát ví có nhiều làn điệu,thường là hò hoặc hát đối đáp đùa vui, trêu ghẹo nhau một cách ý tứ, duyênthầm Ở Đông Chữ phổ biến việc hát đối (hát ghẹo) theo giọng hát đò đưa,mang âm điệu hát phường vải.

Trang 32

Không chỉ ở Nghi Lộc mà ở Đông Chử tuy không nhiều không phongphú nhưng cũng có một số câu ca dao, câu hát nói về những con người ởnơi đây, ví dụ như:

Gẫm như phong thổ xã ta,

Đền trên đình dưới thật là vui thay Xuân về ca hát đêm ngày,

Nơi thì đánh vật, nơi bày đánh đu

Hay như bài ca dao nói về làng Đông Chử mà ở xứ Nghệ thường lưutruyền:

Ngàn năm vật đổi sao dời

Nghi Trường ơi vẫn còn hằn dấu xưa Nhớ về cái thuở hoang sơ

Tay ai mở đất, đắp bờ lấn sông Biến vùng cát trắng mênh mông Mà nên Đông Chử, Kỳ Trân bây giờ

Trang 33

lên làm cách mạng Tinh thần đó đươc thể hiện qua các bài vè như: Lời kêugọi của Đảng cộng sản Đông Dương, này ai ơi mau tỉnh dậy

Đảng cộng sản truyền bá, Thuyết Các Mác, Lênin Nào cổ động thanh niên, Nào hô hào nữ giới Công nông binh một phái Anh em phải đồng tình Quyết một dạ nhiệt thành Để cùng nhau tranh đấu Trận cuối cùng chiến đấu

[26, 454].

2.1.2 Tín ngưỡng: dân gian, tôn giáo

Cũng như bao làng quê khác, ở Đông Chử có tín ngưỡng dân gian vàtín ngưỡng tôn giáo Đối với tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, dânlàng đều thực hiện làm tròn đạo hiếu với ông bà, cha mẹ, dòng họ Thờcúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dòng họ là nét văn hoá đặc sắc bao trùm lêntoàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam.

Con cái thì thờ tổ tiên đã sinh ra mình Dòng họ thì thờ thuỷ tổ, nhữngngười có công lớn, ví như họ Nguyễn Thứ , họ Nguyễn Đăng, họ NguyễnĐình…Hằng năm nhà thờ đại tôn, các tộc trưởng các chi họ đều tiến hànhđầy đủ các nghi thức tế giỗ, con cháu tập trung về đông đủ.

Ở Đông Chử cũng như bao làng quê khác, tục thờ cúng tổ tiên là hìnhthức tín ngưỡng phổ biến sâu sắc nhất và bền vững nhất Việc thờ cúng tổtiên luôn thể hiện tình nghĩa và lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên,các bậc sinh thành.

“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”

Trang 34

Theo tác giả Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục” nhận xét vềđặc điểm chung của nhân dân về tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên: “Xét cái tụcphụng sự tổ tiên của ta rất thành kính, ấy cũng là lòng bất vong bản, ấycũng là nghĩa cử của con người”.

Đối với tín ngưỡng thành hoàng: Thờ thành Hoàng chính là thờ ngườicó công với làng, với nước, các vị tổ sư nghề nghiệp Dân Đông Chử rất ýthức trong việc thờ những người có công với làng, với nước Đối với dânlàng thần thành Hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục đạo đức, nơi linhthiêng hy vọng chung của cả làng, một thứ quyền uy siêu việt, mối liên lạcvô hình, có thể tổ chức dân làng thành một khối đoàn kết có tổ chức và hệthống chặt chẽ.

Nhân dân Đông Chử thờ những người có công với nước, với làng: Tổsư, những nhân vật lịch sử, vị đại khoa như thờ Cao Sơn, Cao Các, Đỗ VănSỹ, Lê Văn Tần, Nguyễn Thức Vạn.…Việc thờ thần của nhân dân ĐôngChử cũng dựa trên nguyên tắc ứng xử chung của cộng đồng người Việttrong lịch sử: “Anh linh thì gọi là thần, lấy sức mình tác động đến đất nước,lấy công lao bình ổn được quốc gia thì đáng được thờ tế” [51, 45].

Có thể thấy rằng bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngưỡng thờthành hoàng làng đem lại cho người dân ý thức hướng về cội nguồn, về quêcha đất tổ bằng những biểu hiện sinh hoạt văn hoá truyền thống.

Với quan niệm “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”, bên cạnh thờphụng tổ tiên thì nhân dân Đông Chử còn chú trọng thờ thần Thổ công.Trong nhà của mỗi người dân Đông Chử có những vị thần quen thuộc nhưthần thổ địa, thổ công, thổ kì Thổ công là thần trông coi không gian baoquanh gian đình Thổ địa là thần long mạch, mạch đất của gia đình Thổ kìlà thần trông coi việc trồng trọt, chăn nuôi Song đa số nhân dân chỉ quengoi chung là thần Thổ công, trong Thổ công bao hàm cả thổ địa, thổ kì vàcả ông thần bếp Táo quân.

Trang 35

Về ông thần bếp Táo quân, đây là vị thần rất quan trọng trong mỗi giađình, theo tục lệ hàng năm của mỗi người dân thì cứ đến ngày 23 thángchạp âm lịch, mỗi gia đình lại làm xôi chè, mua cá chép, thắp hương khấnông thần bếp, làm lễ tiễn đưa ông bếp về chầu Ngọc Hoàng Ông thần bếpTáo quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong giađình với Ngọc Hoàng Bởi lẽ, quanh năm Táo quân ở trong bếp nên biết hếtmọi chuyện tốt xấu của mọi người trong gia đình.

Về tín ngưỡng tôn giáo, ở Nghi Lộc phật giáo không mấy phát triển,tuy nhiên vẫn có một số nơi tôn sùng, phật giáo được nhân dân tin và trởthành một hệ tư tưởng bao trùm mạnh mẽ góp phần tập hợp lực lượngchống giặc ngoại xâm, giữ gìn độc lập dân tộc Đạo phật đi vào quần chúngnhân dân và để lại dấu ấn khắp nơi bằng những ngôi chùa, ở Nghi Trườngcó ba ngôi chùa, mỗi ngôi chùa đều được xây dựng ở khu đất thu giữ khíthiêng trời đất, nơi đất cao, cây cối tốt lành.

Riêng ở làng Đông Chử có chùa ông Đột, đây là ngôi chùa lớn có 3toà, được xây dựng vào khoảng những năm đầu thế kỷ XVII, bao quanh làbờ cây lớn Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Thức, ông có tên huý làVạn, tên chữ là Sỹ Triều, thi đậu Tam Trường, giữ chức Tổng trưởng văn,về sau ông làm Hương trường Ông có đức tin đạo phật và tổ chức lạcquyên cùng với số đồng tích góp được rồi đem đúc thành 12 pho tượngQuan Âm ngồi trên toà sen Tuy nhiên do loạn lạc, chiến tranh, chùa bị phátừ năm 1962.

Ở Đông Chử nho giáo ảnh hưởng rất sớm, được nhân dân kế thừa,phát huy chọn lọc phù hợp với cuộc sống của nhân dân như cách ứng xửcho gia đình hoà thuận êm ấm, xã hội ổn định, hơn nữa là để động viênkhích lệ việc học hành, tôn vinh mỗi thành viên trong cộng đồng.

Ở xóm 14 làng Đông Chử có nhà văn thánh thờ Khổng Tử và các vịnho học, được xây trên khu đất rộng hơn 1000 mét vuông Tại nhà vănThánh hàng năm có lễ chính kỳ thượng nguyên (15 tháng giêng âm lịch) và

Trang 36

các lễ khác Nơi đây các vị túc nho, các chức sắc và con cháu đến thắphương tưởng niệm và bình thơ, bình văn, câu đối hoặc tôn vinh nhữngngười đỗ đạt qua các khoa thi, những người được phong chức, tước và đàmđạo thế sự.

Về đạo công giáo, tức là đạo thiên chúa giáo, ở Nghi Lộc rất pháttriển, tuy nhiên ở làng Đông Chử không có người theo đạo.

Về đạo Mẫu không phát triển, thịnh hành Mẫu là sản phẩm của tư duynông nghiệp, là thần đảm bảo cho mùa vụ thắng lợi Ở Đông Chử tại đềnDiên Cờ có thờ tam toà Thánh Mẫu, bao gồm: Mẫu Liễu Hạnh, MẫuThượng Ngàn, Mẫu Thoải.

2.1.3 Phong tục tập quán:

Cũng như nhiều địa phương khác, phong tục tập quán ở Đông Chử làsự kế thừa và phát triển những giá trị tinh thần của vùng đất Nghi Lộc, nằmtrong tổng thể văn hoá Đông Chử Đó là những phong tục như tôn trọngngười già, khuyến khích việc học hành, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tụccúng cơm mới, cưới hỏi, tang ma…Điều đặc biệt là ở làng Đông Chử cótục bán mua nhiêu và chức sắc ở làng Đông Chử, tục này không phải ở làngnào cũng có.

Về phong tục tôn trọng người già (trọng lão) Đây là một phong tụctruyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam nói chung và của người dânĐông Chử nói riêng Đối với người dân Việt Nam ta một gia đình có phúckhi ông bà, cha mẹ sống trường thọ cùng con cháu dưới một ngôi nhà sumvầy, êm ấm, mà người ta thường gọi là “tứ đại đồng đường”, “ngũ đại đồngđường” Trong dân gian có câu tục ngữ “ Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”,“ kính già, già để tuổi cho” đây như một lời khuyên răn dạy dỗ, phải biếtkính trọng người già, đối nhân xử thế trong không chỉ trong gia đình mà cảngoài xã hội Cho nên Đông Chử thường có bài văn:

Trang 37

“Giống tổ quốc bốn nghìn năm để lại Vẫn một nhà dòng dõi rồng tiên Xưa nay nhân thế tương truyền

Rành rành Nam cực chiếu miền Nam phương Trên nhà nước mở đường hiếu trị

Cõi sông lâu rủ rải đều lên Làng ta trọng kẻ cao niên Lạ gì lề thói trong làng

Báo cho kẻ dưới kính nhường người trên ” [45,45]

Ở Đông Chử, tôn trọng người già, hiếu thảo với cha mẹ được nhân dânđặt lên hàng đầu Sống lâu, con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là điềumà ai cũng mong muốn, không chỉ riêng một cá nhân nào mà cả làng, cả họai cũng mong muốn điều đó Chính vì vậy mà mỗi khi trong làng có ngườinào thọ từ 60 tuổi trở lên, gia đình, dòng họ, con cháu đều phấn khởi, tổchức mừng lễ mừng thọ Hôm ấy con cháu có mặt đông đủ, hàng xóm lánggiềng, bầu bạn khắp nơi đến mừng thọ, câu đối, trướng, thơ văn… của mọingười được treo trang trọng, không chỉ có vậy mà những ý thơ lời văn cònđược toát lên những điều hay lẽ phải.

Nhà nghèo không có điều kiện tổ chức mừng thọ, nhưng anh em, bàcon, họ hàng vẫn đến nhà chúc thọ.

Trong cuốn tục lệ thôn Đông Chử có ghi bài văn chúc thọ sau đây:“ Cúi trông:

Hoàng trù ngũ phúc mở ra thọ vực ở những nơi cực xa của támphương, các đời vua như mùa xuân ban điều tốt lành cho vạn thọ Quy trùcùng được an vui.

Kính duy! Thọ quan thọ dân nam cực tiền thân lạc anh tiên lữ hoặc khinhàn hạ cung kiếm cầm thư kéo dài đến nghìn năm, hoặc lúc đào giếngsiêng cần, để làm tấm gương trong phúc đường Diện mạo mái tóc tốt tươi

Trang 38

là nhờ vào sự linh thiêng hộ trì của sông núi Có được như ngày nay làphụng lễ lớn nhỏ trong làng xóm Thọ đến năm nay được hưởng điều lành,tốt đẹp…

Phục vọng! thấm nhuần tính trời, nhàn rỗi ung dung, hoá nhật tamniên là một tiết Liền nghiêng chén chúc thọ trăm tuổi để làm kỳ, trùng điệptích nhà hải trù” [64, 5]

Hiện nay phong tục trọng lão vẫn được duy trì ở địa phương, songnhững nghi lễ xưa đã được giảm bớt, bỏ đi một số công đoạn rườm rà, vừađỡ tốn kém, vừa phù hợp với đường lối, chủ trương chung, mà vẫn giữđược ý nghĩa.

Cổ vũ việc học cũng là một phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dânĐông Chử Để động viên khuyến khích việc học, mặc dù đời sống làng cònnghèo, nhưng làng vẫn giành một phần ruộng đất công để làm học điền,biếu điền, để đài thọ cho người đi học và cho những ai đỗ đạt.

Để tạo điều kiện cho việc học hành không bị bỏ dở, thì mỗi làng đềucó lớp học, nhiều phường hội tương tế ái hữu, hội tư văn xuất quỹ góp vàoviệc chống thất học.

Lúc nào cũng vậy, đối với những người đang đi thi, đi học thì đượchưởng quyền lợi nhiều hơn Tuỳ độ tuổi, theo quy định của làng thì đượcmiễn phu phen tạp dịch, hơn nữa còn được làng đón rước long trọng, đượccáo với thần, thánh ở đền, đình, nhà thánh, nhà thờ họ Có thể nói đối vớiviệc học làng có cơ chế cụ thể, được đưa vào khoán ước hẳn hoi để cổ vũcon em đua đòi nghiên bút, cố công học tập, vừa hiển vinh cho bản thânvừa tôn vinh cho làng xã.

Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau: “Bán anh em xa mua láng giềng gần” làcâu mà nhân dân Đông Chử luôn tâm đắc, bởi nhân dân thường xuyêntương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẽ tâm tình những lúc khó khăn hoạn nạn,khi ốm đau mất mát, khi giỗ chạp, đình đám Đó chính là nét văn hoá tốt

Trang 39

thương đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta, tục ngữ có câu: “lá lành đùm lárách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Ở Đông Chử trước đây còn tổ chức phường, hội theo nghề nghiệp, lứatuổi để giúp đỡ nhau làm ăn, sinh sống, đoàn kết chống thiên tai và ách ápbức của bọn thực dân phong kiến như phường buôn, phường làm nhà,phường ghép sân, phường ăn thịt tết… Phường ở đây là phường tương tếái hữu, mang tính chất tự phát Ngoài các phường còn có các hội như hộihiếu, hội hỉ, hội hộ sản, hội yến lão Có thể nói những con người nơi đây họsống với nhau chân tình, không so bì hơn thiệt, xóm làng lúc nào cũng “ tốilửa tắt đèn có nhau”.

Ngày nay khi đời sống được nâng cao, các phường hội tuy không cònnữa, nhà nào cũng xây những bức tường ngăn thế nhưng không vì thế màhọ sống tách biệt, tình làng nghĩa xóm vẫn còn đó với những bát nước chèxanh,chuyện trò tâm tình giúp đỡ lẫn nhau.

Về tục cúng cơm mới (lễ thượng tuần) đây là một nghi lễ rất quantrọng của người dân nơi đây, bởi đây là một vùng quê có nền kinh tế chủyếu là thuần nông, để làm ra hạt thóc hạt gạo họ phải đổ biết bao nhiêu mồhôi công sức, chính vì vậy họ rất tôn trọng thành quả của mình.

Sau mỗi mùa gặt, thóc lúa, rơm rạ đã được phơi khô khén các gia đìnhlại chuẩn bị làm mâm cúng cơm mới dâng lên bàn thờ để báo với ông bà tổtiên, nhưng hạt gạo mới này thường trắng, dẻo thơm ngon Cúng cơm mớilà lễ cúng tế sau một mùa lúa gặt hái đã xong, nhằm cảm tạ trời đất, ông bàtổ tiên, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mong sao cho mùa tới lại đượcbội thu.

Về tục cưới xin, trong cuộc đời của mỗi con người việc dựng vợ, gãchồng là một việc hệ trọng, đại sự trong đời Dưới chế độ phong kiến, việcdựng vợ gã chồng không phải do con cái quyết định mà phải do cha mẹquyết định, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

Trang 40

Khi hai gia đình đã đồng ý tổ chức lễ cưới thì phải trải qua các khâuchuẩn bị cẩn thận, chu đáo, phải tuân thủ theo những nghi lễ nhất định, quátrình đó diễn ra gồm các bước sau đây:

Tìm hiểu: Các gia đình khi có con cái đến tuổi trưởng thành, đến tuổidựng vợ gã chồng thì cha mẹ đi tìm hiểu để ý trong làng có cô gái nào tínhtính, phẩm hạnh có tốt không, gia đình đó có môn đăng hộ đối không, đểkhi nhỡ may cha me có già yếu có khuất núi cũng không phải lo nghĩ.

Lễ dặm hỏi: khi đã tìm hiểu xong bố mẹ nhà trai đến nói chuyện vớibố mẹ nhà gái, nếu bố mẹ nhà gái mà ưng thuận thì hai bên chọn ngày lànhtháng tốt để ăn hỏi, vấn đề này đôi trai gái không tự quyết được mà do bốmẹ hai bên quyết Lễ dặm hỏi có trầu cau, rượu, đại diện người cao tuổi củanhà trai cùng bố mẹ nhà trai đến nhà gái thưa chuyện.

Đám hỏi: Sau khi hai gia đình đã thống nhất với nhau thì nhà trai đưalễ vật sang nhà gái, lễ vật bao gồm trầu, cau, rượu, chè, bánh trái Nhà gáinhận lễ của nhà trai, họ đặt một ít lên bàn thờ gia tiên để báo với tổ tiên ôngbà Sau khi nhà trai chuẩn bị ra về thì nhà gái lại quả cho nhà trai một phầnđể nhà trai mang về, còn lại thì nhà gái đem biếu bà con, họ hàng để báo tinrằng con gái họ đã có người hỏi Kể từ ngày ăn hỏi đôi trai gái trở thànhcặp vợ chồng chưa cưới.

Lễ cưới: Lễ cưới được tổ chức vào ngày lành tháng tốt, mâm bàn tuỳthuộc vào điều kiện kinh tế của hai gia đình, họ mời họ hàng, anh em, bạnbè gần xa đến chung vui cùng cô dâu chú rể, những người đến dự đều cóquà mừng tiền hoặc lễ vật Giờ rước dâu cũng được chọn cụ thể, trước khiđón dâu nhà trai cử một người phụ nữ có tư chất đạo đức, gia thất ổn địnhmang trầu, rượu đến nhà gái xin dâu, sau khi xin dâu chú rể vào buồng rướccô dâu, đi theo con gái về nhà chồng chỉ có bố cô dâu, anh em, bạn bè chứmẹ cô dâu không được đi cùng, chỉ sau khi đám cưới được tổ chức xong thìchú rể đến nhà mẹ vợ đón mẹ vợ đến nhà mình cùng ăn bữa cơm.

Ngày đăng: 22/01/2016, 14:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w