Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử

145 1.8K 0
Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành   huyện yên thành   tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ HIẾU LỊCH SỬ VĂN HÓA LÀNG LIÊN TRÌ (XÃ LIÊN THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN) TỪ THẾ KỶ XI ĐỄN NĂM 1945 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 602254 LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Vũ Tài VINH - 2012 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1 1 Lý do chọn đề tài …………………………………………… .1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………… 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………5 4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu…………………… 5 5 Đóng góp của luận văn………………………………………….6 6 Bố cục luận văn…………………………………………………6 NỘI DUNG…………………………………………………………………7 Chương 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG LIÊN TRÌ……………………………………………………….7 1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên ………………………………… .7 1.2 Sự hình thành làng Liên Trì…………………………………… 8 1.2.1 Làng Liên Trì thành lập…………………………………………8 1.2.2 Sự phát triển của cư dân làng Liên Trì………………………….9 1.3 Làng Liên Trì qua các thời kì lịch sử………………………… 11 1.3.1 Làng Liên Trì trước năm 1930…………………………………11 1.3.2 Làng Liên Trì từ năm 1930 đến năm 1945…………………….16 Tiểu kết chương 1………………………………………………………….33 Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ VĂN HÓA VẬT CHẤT LÀNG LIÊN TRÌ………………………………………………….34 2.1 Đời sống kinh tế.……………………………………………….34 2.1.1 Sản xuất……….……………………………………………… 34 2.1.2 Đời sống vật chất………………………………………………40 2.2 Văn hóa vật thể……………………………………………… .42 2.2.1 Đình Liên Trì………………………………………………… 42 2.2.2 Đền Bạch Mã………………………………………………… 45 2.2.3 Chùa Kim Liên ……………………………………………… .48 2.2.4 Nhà thờ họ Nguyễn Bá……………………………………… .49 2.2.5 Nhà thánh văn và nền văn chỉ………………………………….51 2.2.6 Bia Văn khoa làng Liên Trì……………………………………51 2.2.7 Bia Võ giai làng Liên Trì………………………………………53 Tiểu kết chương 2………………………………………………………….59 Chương 3. ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ LÀNG LIÊN TRÌ…………………………………………… 60 3.1 Cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ của làng………………… 60 3.2 Tín ngưỡng, tôn giáo………………………………………… 62 3.2.1 Thờ cúng tổ tiên……………………………………………… 62 3.2.2 Thờ thành hoàng làng………………………………………….63 2 3.2.3 Phật giáo……………………………………………………….63 3.3 Phong tục tập quán……………………………………………. 64 3.3.1 Phong tục sinh đẻ ở cự……………………………………… 64 3.2.2 Tục cưới hỏi……………………………………………………65 3.2.3 Tục tang ma……………………………………………………71 3.4 Giáo dục khoa bảng……………………………………………77 3.5 Văn học dân gian………………………………………………80 3.5.1 Văn xuôi dân gian…………………………………………… .80 3.5.2 Chuyện trạng………………………………………………… 92 3.5.3 Văn vần dân gian………………………………………………93 3.5.4 Ca dao, tục ngữ……………………………………………… 97 3.6 Các trò chơi dân gian…………………………………………. 99 3.7 Các ngày lễ tết……………………………………………… .103 3.7.1 Tết Khai hạ………………………………………………… .103 3.7.2 Tết Thượng Nguyên (ngày 15 tháng giêng)………………….103 3.7.3 Tết Đoan Ngọ (ngày mồng 5 tháng 5)……………………… 103 3.7.4 Tết Trung Nguyên (ngày 15 tháng 7 âm lịch)……………… 104 3.7.5 Tết Ông táo (ngày 23 tháng chạp)……………………………105 3.7.6 Tết Nguyên Đán………………………………………………105 3.8 Lễ hội đình Liên Trì ………………………………………….106 Tiểu kết chương 3……………………………………………………… .107 KẾT LUẬN………………………………………………………………109 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………… .112 PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1. Làng Liên TrìLiên Thành, huyện Yên Thành là một làng cổ, có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng. Theo gia phả một số dòng họ trong làng thì tổ tiên của họ đã đến định cư tại làng cách đây khoảng từ 700 đến 800 năm. Nhưng nhiều người cho rằng con người đã đến ở đây còn có thể sớm hơn. Theo truyền thuyết để lại thì vào thế kỷ XI, Lý Nhật Quang khi làm tri châu Nghệ An, trong một lần đánh giặc về bị thương, đã nghỉ lại và có những giọt máu rơi xuống đất này và khi ông mất nhân dân dựng đền (sau này là đình Liên Trì) để thờ Ngài. Một bằng chứng nữa là vào năm 1957, nhân dân làng Liên Trì đào đất, đắp đập ở đồng Nương Vông phía Bắc làng, đã tìm thấy hai ngôi mộ cổ, với cỗ quan tài hình trụ gồm hai nửa thân cây gỗ úp lại với nhau, phần giữa hơi phình to hơn. Mở ra bên trong, người ta thấy quan tài dày khoảng 10 cm không còn xương nhưng có chứa nhiều đồ trang sức của người Việt Cổ. Gần đây tháng 12/2009, hai nông dân ở xóm Liên Giang trong khi dùng máy xúc đào ao thả cá ở đồng Làng Cừa cách đình Liên Trì về phía tây bắc khoảng 300m cũng đã đào lên hai ngôi mộ cổ, quan tài hình trụ với xương còn gần đầy tiểu. Họ đã bốc chuyển lên nghĩa địa Động Eo, tháng 2/ 2012 quan tài đã được cất lên đưa về bảo quản tại đền Bạch Mã phía Bắc làng. Trong quá trình lịch sử lâu dài đó, người dân Liên Trì đã xây dựng nên một bản sắc văn hóa và truyền thống yêu nước cách mạng. 2. Liên Trì là nơi lưu giữ nhiều công trình văn hóa lịch sử, kiến trúc được xây dựng từ trước đến nay, có khoảng 10 di tích lịch sử và danh thắng, hiện đã có 2 di tích được xếp hạng là nhà thờ họ Nguyễn Bá và Đình Liên Trì (trong đó di tích đình Liên Trì được xếp hạng cấp Quốc gia). Nơi đây cũng còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể với nhiều truyền thống nổi bật như: truyền thống thượng võ, truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống nhân văn tương thân, tương ái. Không những thế, Liên Trì còn là một làng quê có nguồn văn nghệvăn hóa dân 4 gian phong phú. Điều đó thể hiện cội nguồn, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của quê hương và dân tộc nói chung… 3. Trải qua những thăng trầm lịch sử nhưng Liên Trì vẫn còn lưu giữ được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà ít làng quê có được một cách phong phú cho đến hôm nay. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ. Đề tài còn phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương 4. Riêng đối với chúng tôi, thực hiện đề tài này còn giúp có thêm phương pháp, kĩ năng, thông tin liệu để thực hiện các đề tài thuộc lĩnh vực văn hóa, địa chí, lịch sử địa phương đặc biệt là khi nghiên cứu về văn hóa làng. Đề tài này góp phần bổ sung nguồn liệu và phương pháp tiếp cận để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát huy giá trị văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An” mà chúng tôi đang chủ trì. Từ những lý do trên đây, tôi lựa chọn vấn đề: “Lịch sửvăn hóa làng Liên Trì (xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) từ thế kỷ XI đến năm 1945” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Lịch sửvăn hóa làng Liên Trì từ trước đến nay được đề cập ít nhiều từ những góc độ chuyên môn khác nhau trong các công trình nghiên cứu về làng xã. Trước năm 1945, nhiều công trình nghiên cứu làng xã được công bố như “Diễn Châu phong thổ ký”, “ Hoan Châu phong thổ thoại”, “ Nhân Sơn phong thổ ký”, “ Diễn Châu - Đông Thành huyện thông chí” . ít nhiều đề cập đến lịch sử văn hóa làng Liên Trì. Sau năm 1945, nghiên cứu văn hóa dân gian được quan tâm và đẩy mạnh, nhiều công trình có giá trị được công bố như: “ Hát ví Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Chung Anh, “ Hát Dặm Nghệ Tĩnh’’, “ Ca dao Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Đổng Chi và Ninh Viết Giao, “ Hát phường vải”, “ Vè Nghệ Tĩnh”, “ Thơ văn Xô Viết Nghệ 5 Tĩnh”, “ Chuyện kể dân gian xứ Nghệ” “ Truyện trạng xứ Nghệ “, “Truyền thuyết núi hai vai”, “Âm nhạc dân gian xứ Nghệ”, “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” “ Văn hóa các dòng họ tiêu biểu ở Nghệ An” “Nghề làng nghề thủ công truyền thống”, “ Hương ước Nghệ An” “ Trò chơi dân gian xứ Nghệ”, “ Tục thờ thần và thần tích Nghệ An”, “ Văn hóa ẩm thực xứ Nghệ”, “ Địa chỉ lễ hội Nghệ An”;…. Các công trình này đã tập trung nghiên cứu về văn hóa dân gian, văn hóa xóm làng về hương ước làng, về nếp sống, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng… làng xã xứ Nghệ. Trong các công trình chuyên khảo về địa chí văn hóa Nghệ An cũng đề cập đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu. Cuốn sách: Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh , NXB Nghệ An, 1995 do Viện Văn hóa dân gian (Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) biên soạn, Nguyễn Đổng Chi chủ biên là một công trình phản ảnh một cách sâu sắc và toàn diện về văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh. Tác phẩm đã đi sâu vào hệ giá trị văn hóa dân gian như: Tri thức dân gian, truyện kể dân gian, thơ ca nhạc dân gian, trò chơi dân gian, trò chơi múa, hội diễn và sân khấu dân gian; nghệ thuật và món ăn dân gian, phong tục tập quán dân gian. Công trình cũng cung cấp thông tin có độ tin cậy khoa học, nội dung cụ thể, sâu sắc toàn diện về giá trị văn hóa vật thể - phi vật thể truyền thống được lưu truyền trong các làng quê Nghệ Tĩnh. Tác giả Ninh Viết Giao với cuốn Về văn hóa xứ Nghệ, NXB Nghệ An, năm 2003 đã giới thiệu về văn hóa truyền thống của xứ Nghệ. Cuốn sách đã đưa ra một số bài viết về văn hóa, tính cách con người về những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hóa xứ Nghệ, cùng những bài viết có tính chất lí luận, viết về phương pháp, kinh nghiệm sưu tầm văn nghệ dân gian. Kỷ yếu hội thảo khoa học Gia phong xứ Nghệ trong bối cảnh đất nước đổi mới, NXB Nghệ An, 2005 của tác giả Phạm Đức Dương và Nguyễn Bá Thịnh đã tập hợp các báo cáo khoa học, bài viết về gia phong Xứ Nghệ trong bối cảnh đất nước đổi mới như: Gia phong xứ Nghệvấn đề tiếp xúc với văn hóa, gia phong trong kí ức của người con xứ Nghệ, gia phong với vấn đề phát triển dân số ở Nghệ An, sự mai một của gia phong xứ Nghệ . và đưa ra những lý giải cho vấn đề đó. Một số tác giả 6 đưa ra những kiến giải để gia phong xứ Nghệ thích ứng với bối cảnh mới, đồng thời bảo tồn được những giá trị tốt đẹp. Tuy nhiên các ý kiến đưa ra còn mang tính chung chung, rời rạc, chưa thật có hệ thống và logic. Trực tiếp đề cập đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu là một số công trình lịch sử, văn hóaLiên Thành.Cuốn “Lịch sửLiên Thành”, (NXB Nghệ An, năm 2012), đã đi sâu nghiên cứu tiến trình phát triển lịch sửLiên Thành, trong đó một phần khá nhiều đề cập đến văn hóa làng Liên Trì và tiến trình phát triển của lịch sử làng Liên Trì từ thuở khai hoang lập làng đến nay. Cuốn “Văn hóa dân gian làng Liên Trì trước cách mạng tháng Tám” của tác giả Phan Bá Hàm và Nguyễn Tâm Cẩn, (NXB Lao Động, năm 2011), bước đầu đã cung cấp những thông tin liệu quan trọng, khá phong phú về văn hóa dân gian làng Liên Trì. Ngoài ra, một số bài báo như : “ Một ông quan yêu nước, một người thầy đạo cao đức trọng” của tác giả Nguyễn Tâm Cẩn đăng trên Tạp chí Xưa và nay ; “Chuyện về ông Cả” tác giả Nguyễn Tâm Cẩn trên báo Người Cao tuổi; “ Liên Trì một làng văn hóa độc đáo” tác giả Nguyễn Bá Ngọc đăng trên báo Nhân Dân; “ Đình Liên Trì”, tác giả Nguyễn Thế Kỷ, đăng trên báo Nghệ An; Các bài: “ Liên Trì một làng quê hiếu học và cách mạng”, “ Giai thoại về các võ giai đình Liên Trì” “ Nguyễn Xuân Hiên một nhà cách mạng dũng cảm”… của tác giả Nguyễn Tâm Cẩn, đăng trên chuyên san Khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An, ít nhiều đã phản ánh đến văn hóa làng Liên Trì. Như vậy, đã có những công trình nghiên cứu được công bố ít nhiều đề cập tới vấn đề chúng tôi nghiên cứu, nhưng nhìn chung vẫn còn rời rạc và thiếu hệ thống. Trên cơ sở kế thừa các tác giả đi trước cả về liệu lẫn cách tiếp cận, chúng tôi mong muốn có cái nhìn tổng quan đầy đủ và khoa học hơn về lịch sử văn hóa làng Liên Trì trong tiến trình phát triển của văn hóa dân tộc từ thế kỷ XI đến năm 1945. 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu. 7 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lịch sử văn hóa làng Liên Trì, trong đó chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của làng Liên Trì. - Đi sâu nghiên cứu những giá trị văn hóa của làng Liên Trì để thấy được những nét chung và những nét riêng về văn hóa làng xã. - Phân tích những đặc trưng riêng của văn hóa làng Liên Trì. - Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng Liên Trì. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi không gian: Chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi làng Liên Trì xưa và nay (thuộc xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Phạm vi thời gian: Đề tài lấy mốc mở đầu từ thế kỷ XI khi Lý Nhật Quang khai hoang, mở làng và mốc kết thúc khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Phạm vi nội dung: Chúng tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề thuộc Lịch sửvăn hóa 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1 Nguồn tài liệu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tham khảo các nguồn tài liệu sau: Tài liệu lưu trữ: Bao gồm văn bia, gia phả, tộc phả, câu đối, hoành phi, sắc phong phản ánh về lịch sử văn hóa làng Liên Trì. Tài liệu thành văn: các công trình đã công bố liên quan đến lịch sử văn hóa làng ở xứ Nghệ nói chung và làng Liên Trì nói riêng. liệu hồi cố: ghi chép, hồi ức của các bậc cao niên và các thế hệ con cháu sống ở làng Liên Trì. liệu điền dã: liệu có được qua quá trình điền dã thực địa của tác giả ở làng Liên Trì, xã Liên Thành, huyện Yên Thành. 8 4.2 Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp luận: dựa trên lí luận của Đảng cộng sản Việt Nam tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa làng. - Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên ngành là lôgic và lịch sử, bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng các phương pháp liên nghành bổ trợ cho việc thực hiện đề tài như phương pháp thống kê, định lượng, phương pháp phân tích, xác minh nguồn liệu . đặc biệt là phương pháp điền dã dân tộc học, điều tra xã hội học, phỏng vấn báo chí để thực hiện đề tài này. 5. Đóng góp của luận văn. Luận văn có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như sau: - Làm rõ quá trình hình thành và phát triển về lịch sử của làng Liên Trì . - Làm nổi bật đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân làng Liên Trì. - Phân tích các đặc trưng cơ bản, các giá trị văn hóa truyền thống làng Liên Trì. - Làm tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương. - Bổ sung cứ liệu cho việc xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng. 6. Bố cục luận văn. Ngoài phần mở đầu đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được bố cục thành 3 chương. Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của làng Liên Trì. Chương 2: Đời sống kinh tế và văn hóa vật thể làng Liên Trì. Chương 3: Đời sống tinh thần và văn hóa phi vật thể làng Liên Trì 9 NỘI DUNG Chương 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG LIÊN TRÌ 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên. Làng Liên Trì thuộc xã Liên Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An, nằm ở phía Tây Nam vùng đồng bằng rộng lớn Diễn - Yên - Quỳnh, cách thành phố Vinh khoảng gần 60 km về phía Bắc, cách trung tâm huyện Yên Thành khoảng 8 km về phía Tây Nam. Phía Nam làng Liên Trì giáp làng Mậu Long (xã Liên Thành); phía Đông giáp làng Phúc Duệ (xã Liên Thành), Đông Bắc giáp làng Vân Nam xã Khánh Thành; phía Tây giáp làng Trụ Thạch cách một con sông Đào của xã Lý Thànhlàng Đậu Lý xã Liên Thành; phía Bắc giáp làng Tây Hồ (làng Sại) và làng Tiên Hồ của xã Nam Thành. Địa thế của làng nằm về phía Tây đường tỉnh lộ 538 với chiều dài từ Nam ra Bắc khoảng hơn 1km và chiều rộng Đông Tây khoảng hơn 800 m; Nhìn rộng về phía Bắc làng Liên Trì có dãy núi Xanh Gám (còn có tên là Động Nhổn) cao 260m, phía Đông có lèn Hai Vai, phía Nam có động Và (còn gọi là núi Bồ Lĩnh) cao 249m, Đông Nam là động Thờ (hay núi Cao Sơn) cao 210,5m và phía Tây Bắc là động Dốc Dài cao 269m (Theo bản đồ của Bộ Tổng tham mưu in năm 1967) cùng với lèn Voi, lèn Cờ, lèn Rùa. Nhân dân Liên Trì từ xưa có câu: Cao nhất là động Và, Thứ nhì Xanh Gám, thứ ba động Thờ Nhưng theo những con số nêu trên chứng tỏ động Và không phải là cao nhất như người xưa vẫn tưởng. Làng Liên Trì hiện nay gồm ba cụm dân cư, đông nhất là vùng phía Đông sông Liên Thủy (bàu Chèn), dọc tuyến đường 538 gồm 2 xóm: 2 và 3, vùng phía Tây sông là đất Lô Cộ (sau này gọi là xóm Liên Giang), phía Tây Bắc là xóm Chùa Thàng nằm trên một đồi thấp. Từ trong làng có 3 con đường rải nhựa thông ra đường 538 với ba cổng làng mới được xây dựng trong các năm 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:03

Hình ảnh liên quan

PHỤ LỤC 2. BẢNG KÊ CÁC DÒNG HỌ Ở LIÊN TRÌ. T - Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành   huyện yên thành   tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử

2..

BẢNG KÊ CÁC DÒNG HỌ Ở LIÊN TRÌ. T Xem tại trang 142 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan