Các trò chơi dân gian

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 102 - 105)

6 Bố cục luận văn

3.6Các trò chơi dân gian

Nhảy cò: Cuộc chơi thường có hai đến bốn em nhỏ. Thường là con trai chơi với con gái. Các em vạch ra một đường chỉ làm đích trên một cái sân hay một vùng đất nào đó bằng phẳng. Từ chỗ xuất phát đến đích khoảng 25 - 30 mét. Các thành viên lần lượt co một chân (chân trái hay chân phải tuỳ nhóm quy định) rồi thi nhau nhảy lần lượt lên đường chỉ. Ai lên trước là chiến thắng. Người thắng cuộc có quyền

chỉ định một bạn cõng mình trở lại nơi xuất phát. Trò chơi này là cách rèn luyện gân cốt cho dẻo dai.

Đá kiện : Kiện được làm từ lông vịt, lông cò, lông vạc xâu qua lỗ đồng tiền, sau đó gài lại với nhau cho chặt ở phần dưới như hình chong chóng. Cách chơi: Số người chơi gồm 2 đến 5 em. Tùy cách chơi từng nhóm mà chọn cho phù hợp: Lòn tay dưới đầu gối, ngã bàn tay vừa hất kiện lên vừa đi từ từ; lấy mép bàn chân đá kiện lên; lấy mu bàn chân đá kiện lên; lấy đầu gối hất kiện lên. Khi đá các thành viên trong nhóm thi nhau đá theo một trong những kiểu trên, kiện không được rơi xuống đất. Người nào khấc được nhiều lần nhất sẽ thắng cuộc. Đây là trò chơi rèn luyện gân cốt dẻo dai và làm cho tinh tái, tinh mắt nên được trẻ con ưa chuộng.

Bắn súng bắp : Dụng cụ chơi là một cái ống thóc cấu tạo có hai phần. Phần trên là ống tre hay ống hóp dài độ 2 dm. Phần dưới là một chiếc que đẩy bằng chiếc đũa dài gần bằng ống, phía dưới đính vào một khúc gỗ hay khúc tre để làm tay cầm. Đạn bắn thường là trái xoan đâu hoặc khoai sống, quả Đùng đình bịt kín đầu ống lại, lấy lá chuối bịt phía dưới ống lại, lấy que đẩy từ đầu đến cuối ống làm áp lực, không khí bị nén trong ống sẽ đẩy « đạn » bay đi xa và phát ra tiếng to.

Tập tầm vông. Cách chơi : Một nhóm chơi từ 2 đến 6 người, dơ hai tay và một cái gì đó (một cái xoan đâu hoặc một cái lá) ra trước mặt cho bạn xem. Sau đó hai tay dấu sau lưng. Trong khi thu hai tay bí mật chuyền vật dấu trong một bàn tay, cuối cùng dơ hai tay ra trước mặt vừa hát vừa đập vào tay nhau : « Đập tầm vông tay không tay có, đập tầm vó tay có, tay không, đố ai biết tay mô có, tay mô không ? ». Nếu bạn chỉ vào một tay nói « tay ni » thì người kia mở tay ra. Tay đó có vật bị dấu là bạn thắng, nếu không là bị thua. Ai thua phải cõng bạn đi một vòng quanh sân hay bị đấm một cái vào lưng. Trò chơi này rèn luyện cách phán đoán cho thiếu nhi.

Bịt mắt bắt dê : Các thành viên bắt thăm ai trúng phải thăm ngắn thì đứng ra để người khác dùng khăn bịt mắt. Còn những bạn khác làm dê đi trốn trong khoảng không gian quy định (không gian trốn không quá hẹp và cũng không quá rộng, nếu qúa hẹp thì dễ bắt, rộng quá thì khó tìm làm trò chơi mất hấp dẫn).

Các bạn đi trốn vỗ tay để bạn bị bịt mắt có hướng đi tìm. Người bị bịt mắt giơ hai tay cờ quạng. Người đi trốn thấy người đi bắt lại gần sẽ im lặng không vỗ tay nữa để đánh lạc hướng. Cái vui nhất, hồi hộp nhất của trò chơi này là những người làm dê đi trốn vỗ tay lúc xa, lúc gần, lúc mạnh, lúc yếu, còn kẻ đi bắt thì giơ hai tay cờ quạng nơi này, nơi kia như người mù.

Kẻ nào đi trốn bị chạm vào người coi như bị bắt, bị đấm vào lưng một cái và phải thua, bạn đó phải bịt mắt làm dê. Cứ thế luân phiên nhau cho đến kỳ hết. Trò chơi này rèn luyện óc phán đoán cho trẻ em và cũng là trò chơi vui nhộn, vận động nhiều.

Thả diều : Con diều thường kéo dài khoảng nửa mét đến một mét. Phải chọn tre già làm khung, chọn giấy loại bền, cắt dán lên khung bằng một thứ hồ chặt. Tiếp theo là làm sáo. Sáo gồm hai phần: ống sáo bằng tre và miệng sáo bằng gỗ mềm như gỗ vàng tâm hoặc gỗ quả bầu nước. Phải khoét lỗ sáo thế nào để gió thổi vào thì có âm du dương nhất. Từ dây dài ta sẽ nối thân diều bằng các cây lèo. Chờ ngày có gió, sẽ thả diều lên trời. Con diều bay cao, không lúc lắc và nhất là tiếng sáo phải âm vang cả một khoảng không gian rộng lớn. Nhân dân Liên Trì truyền nhau bài ca về thú chơi điều.

Đi ô ăn quan: Trò chơi này thường dùng cho các trẻ em gái. Ta lấy một cái que hay một viên phấn vạch lên 10 ô. Mỗi ô dân bỏ 5 hạt gì đó (ví dụ hạt sỏi hay hạt xoan đâu). Hai ô hai đầu là ô quan thì bỏ 10 hạt.

Cách chơi: giả sử lần này bên A đi trước thì lần sau bên B đi trước. Bắt đầu đi, người đó bốc một ô dân 5 hạt và bỏ vào mỗi ô một hạt đi về phía tay phải hay tay trái tùy mình. Đi đến ô có ô trống (không có hạt) mà ô bên cạnh tiếp theo là đối thủ có hạt thì mình được ăn ô đó, bốc hạt về của mình.

Ô quan Ô dân Ô dân Ô dân Ô dân

Ô dân Ô dân Ô dân Ô dân Ô quan

Đến lượt người thứ hai đi cách bỏ cũng như vậy, đến ô quan là tịt không được bốc, ô dân là được bốc tự do, gặp ô trống là được ăn ô bên cạnh của đối phương. Khi

đi nếu gặp ô trống mà bên cạnh là ô quan của đối phương thì vẫn được ăn ô quan của họ. Đi khi số hạt đựng trong các ô ấy hết. Ai lấy được nhiều hạt hơn là người đó thắng cuộc, trường hợp bằng nhau coi như hòa.

Đánh cờ gánh: Trên một bàn cờ, mỗi bên có 8 quân. Quân cơ thường làm bằng khúc tre hoặc gỗ có đường kính khoảng 0,8 cm dài khoảng 1,5 cm chẻ làm đôi, một bên ngả, một bên sấp được sắp xếp trên đường biên chu vi hình vuông, ở giữa có năm hoa thị. Khi đi mỗi bên cầm quân đi theo các đường trên bàn cờ: bên này đi một nước thì đến lượt bên kia như đánh cờ tướng. Nếu một bên có hai quân ở hai điểm nằm trên đường thẳng mà ở giữa có một điểm trống thì nười kia có thể đẩy quân mình vào giữa để gánh hai quân của đối phương và lật quân họ lại làm quân của mình. Nếu một bên sơ hở có đến hai cặp hoặc ba cặp cùng tình thế như vậy thì bên kia có thể đẩy quân mình vào điểm trống để có thể gánh một lúc 4 quân hay 6 quân. Trường hợp một bên còn lại một ít quân nhưng bị quân đối phương bao vây không còn nước đi thì quân đó bị chẹt và cũng bị lật lại theo quân bên kia.

Trong khi chơi cần lưu ý các hoa thị làm sao chiếm các hoa thị để cho quân đối thủ bị chẹt không tiến thoái được. Trong quá trình đi phải biệt nghi binh lừa đối thủ để gánh được nhiều và phải trù tính từng nước, có khi hai ba nướcc, mình đi quân ấy thì đối phương sẽ đi quân nào.

Ván cờ có thể kéo dài 30 phút hoặc đến một tiếng tuỳ theo trình độ của hai người chơi. Mặc dầu mức độ thấp hơn nhưng đi cờ gánh phải tính toán như đi cờ tướng, cờ gánh có tác dụng rèn luyện tư duy logic cho trẻ em.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 102 - 105)