Tết Nguyên Đán

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 108)

6 Bố cục luận văn

3.7.6 Tết Nguyên Đán

Ngày lễ tiết quan trọng nhất trong năm là ngày lễ tết Nguyên đán – ngày mở đầu một năm mới. Tết là biến âm từ chữ “ Tiết” gốc Hán nghĩa là một đoạn thời gian được chia ra theo sự vận động chu kì của khí trời đất trong một năm. “Tết là nói tắt của hai chữ lễ tiết”. Tết thường tập trung chủ yếu từ ngày 30/ 12 đến 3/1 âm lịch.

Sau lễ Ông Táo (ngày 23 tháng chạp) không khí tết bắt đầu nhà nhà sắm sửa đón tết, nhà nào cũng chuẩn bị một cành đào để trang trí trong nhà. Nhiều gia đình có

đào trồng sẵn trong vườn thường cắm một cành trên bàn thờ tổ tiên, người dân Liên Trì xưa quan niệm rằng hoa đào trừ được ma quỷ vì vậy cành đào cắm trên bàn thờ không chỉ tăng được vẻ huy hoàng, tươi vui cho ngày Tết, mà còn là bảo vệ cho Tổ tiên về hưởng Tết, vì ma quỷ thấy cành đào sẽ không bén mảng tới, và như vậy tổ tiên không bị quấy nhiễu trong những ngày tết. Ngày nay người dân Liên Trì chơi đào cho đẹp, cho xuân.

Vào sáng hoặc chiều 30 tết nhà nào cũng ra nghĩa trang thắp hương Tổ tiên và họ hàng thân thích đã qua đời, mời ông bà tổ tiên về ăn tết. Chiều 30 tết làm cỗ cúng Ông bà, ông Vải (gọi là rước ông Vải). Nhà nào cũng sắm hai cây mía cao thẳng để hai bên bàn thờ (làm gậy ông Vải).

Trước kia vào đêm giao thừa, làng làm lễ Trừ Tịch tại đình làng, tiễn và đón các vị Hành khiển phán quan của năm cũ, năm mới, đồng thời cầu cúng cả bản cảnh Thành Hoàng và Thổ Địa Thần Kỳ. Lễ vật gồm hương, vàng trầu cau, hoa quả, xôi gà, lễ được làm rất trọng thể và chu đáo.

Sau khi lễ tiễn quan đương niên cũ sẽ tiến hành lễ đón quan đương niên mới (tống cựu nghinh tân). Lễ vật cũng được chuẩn bị trước (gà lễ thường để cả con, giữ nguyên bộ lòng đặt trên miếng tiết, cài cánh tạo thế gà chầu, khiến nghi lễ thêm phần trang trọng), đến giờ phút giao thừa sẽ thắp đèn nhang, làm thủ tục đọc văn khấn.

3.8 Lễ hội đình Liên Trì.

Ngày trước lễ hội đình Liên Trì được tổ chức 3 năm một lần (tam niên đáo khóa), vào dịp tháng Chạp, cụ thể là ngày 17 tháng chạp. Mỗi lần tổ chức mâm cỗ do hội Văn và hội Võ trong làng chịu trách nhiệm. Mâm được dọn với đủ loại cỗ chén gồm cả thịt lợn, thịt dê, thịt bò, được nấu tại đình. Số lượng tuỳ năm từ 20 đến 30 mâm. Những vị chức sắc có tên tuổi trong làng, các vị khoa bảng, người cao tuổi mới được ăn uống tại đình. Khi ngồi ăn cỗ được xếp theo tuổi, những người cao tuổi nhất được ngồi mâm trên.

Trước phần cúng là lễ rước thần với gồm 3 kiệu: Một kiệu thành hoàng làng, một kiệu thần Bạch Mã và kiệu thứ ba là kiệu thần Cao Sơn. Đường đi xuất phát từ đình theo đường trong làng qua các xóm ra đền Bạch Mã rồi trở về đình. Thời gian rước thường phải đủ cho bộ phận hậu cần kịp chuẩn bị mâm cỗ. Bộ phận làm lễ cúng có 18 người với vị trí phân công như sau: Chủ tế (người quỳ ở chiếu giữa), bồi tế (hai người quỳ ở hai chiếu hai bên); Thông xướng (người điều hành buổi lễ), 6 người hành tế ( chia làm ba đôi đứng hai bên chủ tế), 5 người đội nhạc (gồm 1 người đánh trống to, hai người đánh 2 trống con, một người đánh nao, một người đánh chiêng), 2 người Khai cổ (gồm hai người làm nhiệm vụ đánh trống cấy và khai chiêng đầu tiên), tiêu chuẩn chọn người khai cổ phải là những người tuổi cao, thanh cát, nhà không có tang và là người tốt có uy tín trong làng.

Với làng Liên Trì việc chọn người vào vị trí chủ tế và bồi tế rất nguyên tắc. Ngoài các tiêu chuẩn thanh cát, có uy tín còn phải là người “trong tre”, tức là những người thuộc dòng họ đã có nhiều đời định cư tại đất Liên Trì. Trước đây làng quan niệm rằng những người mới đến làng Liên Trì còn ít đời thì gọi là người “ngoài tre”, và không được chọn vào các vị trí đó. Còn bài văn cúng do Hội Văn viết. Cũng như khi cúng ở chùa Kim Liên, ngày tết ở đình làng thì gần như mọi công việc đều dừng lại. Tất cả đinh trong làng đều phải có mặt tại đình làng, phụ nữ có đến chỉ được đứng ngoài xem không được vào.

Sau phần lễ là đến phần hội. Dân làng Liên Trì thường tổ chức vui chơi giải trí từ hai đến ba ngày tuỳ theo mùa màng được hay mất, công việc bận hay rảnh, thời tiết thuận hay không. Các trò chơi diễn ra là đánh cờ thẻ, đánh đu, chọi gà, đi cầu chiền chiện, thi bơi, thi vật cổ truyền, thi đấu vật…Có những năm làng còn thi bơi, thi lặn, đua thuyền trên sông Liên Thùy. Nhiều năm đội tuồng làng dựng rạp hát hai ba đêm liền, tạo cho không khí lễ hội thêm sôi động,

Tiểu kết chương 3.

Liên Trì là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đây là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của làng. Ngoài

những thành tựu về văn hóa vật chất, làng Liên Trì còn xây dựng nên giá trị văn hóa tinh thần khá phong phú, đậm chất nhân văn. Được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hóa mang giá trị truyền thống: từ mái đình, giếng nước đến các bản gia phả, hương ước, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống, những làn điệu dân ca, tục ngữ, ca dao... mang đậm sắc thái quê hương.

Có thể khẳng định văn hóa làng Liên Trì được đúc kết từ triết lý sống, kinh nghiệm ứng xử với thiên nhiên và xã hội của cư dân nơi đây tạo nên những giá trị tinh thần đặc sắc, góp phần làm nên những sắc thái văn hóa riêng của làng quê cách mạng kiên cường.

KẾT LUẬN.

Khi thực hiện đề tài lịch sử văn hóa làng Liên Trì, dựa vào những công trình nghiên cứu, cứ liệu liên quan, cùng với những tư liệu điền dã thu thập được đã cho phép chúng tôi có một cái nhìn tổng quan, nhận định mang tính khoa học và rút ra một số nhận xét sau:

1. Liên trì là một làng quê giàu truyền thống văn hóa.

Theo truyền thuyết tên cổ của làng là làng Chèn, làng được ôm bọc bởi Bàu Chèn uốn khúc quanh co. Làng Chèn được hình thành nên từ cư dân của hai làng: Làng người Kinh – làng Lô Cộ và làng của người Mường – làng Cừa, vì vậy văn hóa làng Liên Trì còn mang nét đặc trưng riêng của văn hóa người Kinh và người Mường. Bên cạnh những vùng đầm lầy Cồn Trửa, Cồn Me người kinh trồng lúa nước, người Mường khai khẩn vùng cao nương Dong, Nương Mát, Bò Rò, trỉa lúa nương, trồng ngô, người Mường lấy vùng Choi biểu hiện tín ngưỡng của mình; nơi mà người mất được chia phần tài sản là ngôi nhà mồ đẹp với những tài sản quý được chôn theo trong chiếc quan tài bằng thân cây gỗ to đục rỗng. Bằng chứng là nhân dân làng Liên Trì đã khai quật được mộ của người Mường ở vùng Choi này. Vào những năm đầu thế kỷ XX ở Liên Trì còn lưu giữ nhiều tổ chức phường hội mang sắc thái của hai dân tộc như: phường Hội đi râm của người Mường, lên rừng lượm hái củ nâu, trái cây, lấy hạt dẻ về bán tại các chợ. Phường gỗ, đốt than, bẫy bắt cá của người Kinh.

Trải qua thời gian người Kinh và người Mường trong làng đã đoàn kết cùng nhau để tồn tại và phát triển, từ đó văn hóa làng được hình thành và bổ sung cho nhau vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc lại vừa chứa đựng những yếu tố mang tính đặc trưng riêng của làng Liên Trì mà ít làng quê có được. Đó là sự hội tụ kết tinh những giá trị văn hóa tinh thần, phong tục tập quán, truyền thống học hành khoa bảng và một nền văn hóa dân gian phong phú; đó là quần thể văn hóa vật chất: Đình Liên Trì, nhà thờ họ Nguyễn Bá, Bia hội văn, bia Võ giai, giếng làng …

2. Liên Trì là mảnh đất của những con người giàu lòng yêu nước và cách mạng. Tấm bia Võ giai mà nhân dân thường gọi là bia Hội võ ở Đình Liên Trì đã ghi tên 82 vị Võ Giai trong đó nhiều người có công lớn trong công cuộc đánh giặc giữ nước của dân tộc qua các triều đại là một minh chứng sống động.

Trong giai đoạn chống ách đô hộ của thực dân Pháp, đình Liên Trì đã diễn ra nhiều cuộc họp lớn của các sỹ phu yêu nước thuộc các tổng phía Nam huyện Yên Thành biểu thị quyết tâm ủng hộ cuộc khởi nghĩa Trần Tấn ở Thanh Chương, Đặng Như Mai ở Nam Đàn.

Trong phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Liên Trì là một trong những địa phương có phong trào sôi nổi và diễn ra từ đầu đến cuối. Những cán bộ lão thành cách mạng thời kì vận động dân tộc (1930 -1945) như Nguyễn Xuân Hiên, Phan Đức Vinh, Nguyễn Tâm Đệ, Nguyễn Bá Hàn cùng nhiều đồng chí khác dưới sự lãnh đạo của Đảng đã anh dũng đấu tranh không sợ gian khổ, hiểm nguy cống hiến xuất sắc trong phong trào giải phóng dân tộc, cùng nhân dân cả nước nói chung nhân dân làng Liên Trì nói riêng làm nên cách mạng tháng Tám 1945.

3. Cùng với dòng chảy của thời gian, với những thăng trầm và biến cố của lịch sử Làng Liên Trì đã có nhiều thay đổi phù hợp với xu thế phát triển. Để tiếp tục bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống và phát huy nó trong thời đại hội nhập phù hợp với đặc điểm của địa phương theo tôi chúng ta cần những giải pháp sau:

+ Nâng cao nhận thức của người dân về việc giữ gìn bản sắc văn hóa làng. Chính quyền địa phương cần tuyên truyền cho mọi người biết đầy đủ nội dung của giá trị văn hóa, xác định vị trí, ý nghĩa của nó trong xã hội ngày nay. Vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa địa phương trong công tác xây dựng đời sống văn hóa.

+ Tiếp tục tôn tạo và sử dụng di tích lịch sử văn hóa vào hoạt động sinh hoạt văn hóa địa phương. Địa phương cần sử dụng đình Liên Trì làm nơi sinh hoạt tập thể, tổ chức vui chơi, sinh hoạt văn nghệ dân gian, lễ hội dưới mái đình để tình cảm xóm làng được thắt chặt hơn. Tạo điều kiện để người dân trong làng nhớ về cội nguồn,

truyền thống quê hương và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa của quê hương trong những giai đoạn tiếp theo.

+ Đẩy mạnh sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian để làm giàu thêm văn hóa tinh thần.Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian ở làng là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân, nó tạo điều kiện cho người lao động vừa được hưởng thụ, vẫn có điều kiện trực tiếp tham gia và sáng tạo. Sinh hoạt dưới nhiều hình thức như: tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng, thi hát dân ca, hát tuồng, kể chuyện, thi nấu các món ăn truyền thống của làng, tổ chức các trò chơi dân gian vào các ngày lễ lớn của đất nước hay dịp đầu xuân năm mới, ngày hội làng.

+ Mở rộng xã hội hóa công tác giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của làng. Huy động nội lực, kêu gọi sự đóng góp của mọi người, mọi gia đình, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, nhất là con em quê hương trong việc đầu tư cơ sở vật chất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An (1998), Lịch sử Đảng bộ Nghệ An (tập 1) từ năm 1930 -1945, NXB Nghệ An.

2. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1981), Xô Viết Nghệ Tĩnh, NXB sự thật.

3. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1997), Những người cộng sản trên quê hương Nghệ Tĩnh, NX B Nghệ An.

4. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh ủy Nghệ Tĩnh (1982), Danh nhân Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ Tĩnh.

5. Nguyễn Nhã Bản (2001) Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh (trên dẫn liệu ngôn ngữ), NXB Nghệ An.

6. Bùi Xuân Đính (1998), Hương cống Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.

7. Bùi Xuân Đính, Hương ước và quản lý làng xã, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Cao Xuân Dục, Khoa bảng Nghệ An (1075 -1919), Vinh 2000.

9. Danh nhân Nghệ An (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Đồng Tháp

10. Đào Đng Hy, Địa dư Nghệ An (bản lưu tại thư viện tỉnh Nghệ An). 11. Diệp Đình Khoa (1990), Tìm hiểu làng Việt, NXB Khoa học Hà Nội. 12. Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân – UBMT Tổ quốc xã

Liên Thành - Huyện Yên Thành (2012), Lịch sử xã Liên Thành (Sơ thảo), NXB Nghệ An.

14. Hà Văn Tấn (1996), Làng liên làng và siêu làng - Mấy suy nghĩ về phương pháp, NXB Hà Nội.

15. Lịch sử huyện Yên Thành (Sơ thảo) tập 1, NXB Nghệ Tĩnh. 16. Lịch sử Nghệ Tĩnh (1982), tập 1, NXB Nghệ Tĩnh.

17. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2005), Gia phong xứ Nghệ trong bối cảnh đất nước đổi mới, NXB Nghệ An.

18. Một số giá trị văn hóa truyền thống với đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn hiện nay(1998), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

19. Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (tập1), NXB Khoa học Xã hội. 20. Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2), NXB Khoa học Xã hội. 21. Ngô Đức Thịnh, Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Viện văn hóa Nhà

xuất bản văn hóa – Thông tin.

22. Nguyễn Đổng Chi (1995), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ An

23. Nguyễn Ánh Hồng (2010), Lịch sử - văn hóa làng Phú Điền xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An từ thế kỷ XV đến năm 1945, TT Thư viện Đại học Vinh.

24. Nguyễn Văn Thành (2009), Lịch sử văn hóa làng Lý Trai xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An từ thế kỷ XV đến năm 1945, TT Thư viện Đại học Vinh.

25. Ninh Viết Giao (1996), Kho tàng ca dao Xứ Nghệ, NXB Nghệ An. 26. Ninh Viết Giao (1998), Hương ước Nghệ An, NXB Chính trị Quốc gia

Hà Nội.

27. Ninh Viết Giao (1999), Nghề làng nghề thủ công truyền thống ở Nghệ An, NXB Nghệ An.

28. Ninh Viết Giao (2000), Kho tàng vè xứ Nghệ (Tập I đến tập IX), NXB Nghệ An.

29. Ninh Viết Giao (2000), Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, Sở VHTT Nghệ An.

30. Ninh Viết Giao (2001), Văn hóa ẩm thực dân gian xứ Nghệ, NXB Nghệ An.

31. Ninh Viết Giao (2005), Nghệ An lịch sử và văn hóa, NXB Nghệ An. 32. Ninh Viết Giao (2004), Văn bia Nghệ An, NXB Nghệ An.

33. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loạn chí (tập 3),Viện sử học, Hà Nội.

34. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam Nhất thống chí (tập 1, 2), NXB Thuận Hóa.

35. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục. 36. Trần Từ (1984), cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, NXB

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

37. Trương Thìn (2004) Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền, chùa, miếu truyền thống và hiện đại, NXB Hà Nội.

38. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, NXB Khoa học Xã hội.

39. Viện sử học, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (tập 1,2), NXB Khoa học xã hội.

40. Văn hóa dân gian làng Liên Trì (xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), NXB Lao Động.

41. Vũ Tiến Vinh (2002), Gìn giữ bản sắc văn hóa làng vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An, TT Thư viện Đại học Vinh.

43. Hồ sơ di tích lịch sử Đình Liên Trì, nhà thờ họ Nguyễn Bá và một số tư liệu điền giã khác tại làng Liên Trì, xã LiênThành, huyện Yên Thành, Nghệ An.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1.

Bài vè Làm Đê nông giang

(Hoàng Triều Bảo Đại ngũ niên – Năm Canh Ngọ 1930).

Mùa xuân năm Canh Ngọ Các quan lên hội trù, Ta nghe lời quan hiệu

Mở trù ra một chiếu Quan hiện thị cho dân

Sức cai lý ra mần Giữa đồng điền thiên hạ, Giữa ruộng đồng thiên hạ. Nghe quan nói ở ngoài Thanh Hóa

Bốn mùa thu, đông, xuân, hạ

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w