Bia Văn khoa làng Liên Trì

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 54 - 57)

6 Bố cục luận văn

2.2.6Bia Văn khoa làng Liên Trì

Tiểu dẫn : Hiện nay ở làng Liên Trì, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An còn lưu giữ một bia cổ được làm vào năm 1860 (Tự Đức thứ 12 – Canh Thân). Cấu tạo của bia gồm 3 phần: bệ, thân và đầu. Toàn bộ bia cao 2.2m. Nội dung chính của bia được ghi vào phần thân, có bốn mặt hình chữ nhật.

Bản dịch.Liên Trì giáp văn từ bi ký

Ngày 15 năm nhuần Canh Thân, tôi ngồi nghỉ trong thư phòng được đón tiếp các vị Tú tài Phan Đức Trứ, Nguyễn Huy Viêm đến nhà và nói rằng: Văn quán cũ của làng Liên Trì chúng tôi trải qua các đời tế lễ các bậc tiên khoa, mùa đông

năm Đinh Tỵ xây dựng phía Tây thôn, bên tả sông, đã mời thợ đá tạc bia, mong muốn lưu truyền lâu dài, coi đây là một tủ quý báu lưu trữ những sự tích lâu đời của các bậc tiền bối, nhưng vẫn còn thiếu sót. Trước đây tuân theo biểu ghi chép cũ của ngài Thám Hoa cùng xã, nhưng vẫn còn nghi ngờ, chép cũng sơ lược, vậy nay nên thế nào? Tôi nghĩ rằng: Tôi cùng đồng quận với quí ấp, ở đây có núi Bồ Sơn, có sông Liên Thủy, hun đúc nên phong thổ tốt đẹp, con người có trí thông minh từ xa xưa. Từ trước há không có những bậc hoa hoạn tài giỏi, nổi tiếng làm tai mắt cho giang sơn, tiêu biểu cho nhân dân hay sao? Không phải như thế, hai vị tú tài đã kế tục vào hương trường, tiếp theo nhiều kẻ sĩ vào trường văn và võ. Vậy ai là kẻ đề xướng lên đầu sự nghiệp? Sự tích tuy khó khăn nhưng cũng phải ghi chép lại những gì đã hiểu biết để lại lâu dài và cũng để lưu truyền một việc tốt đẹp của ông cha hôm nay. Vì việc học hành của con cháu, mong muốn trong thôn xóm hiểu công trình xây dựng này là để chỉ dẫn cho kẻ hậu học mai sau.

Thật vậy! phải xây dựng bia để tôn thờ, hôm nay không tuyền lại, còn ngờ vực gì nữa. Hai vị tú tài phấn khởi cầm giấy bút cắp sách vở đi khắp làng tìm hiểu để ghi tạc sự nghiệp văn học của những người đỗ đạt vào bia đá.

- Đồng quận cử nhân Ngô Trí Khương cùng soạn

- Chế khoa Đệ nhị giáp cát sỹ Hàn lâm viện thị giảng học sỹ Lĩnh bản tỉnh học chính Phạm Huy cùng duyệt.

- Đồng huyện Trung Phường thôn cử nhân Nguyễn Cao Sính viết lên bia. Tên những người được khắc vào bia đá:

.Hương cống, cử nhân:

1. Nguyễn Trung Lâu. Hương cống thời Lê Trung Hưng khoảng thế kỷ XVII dòng họ Nguyễn Trọng.

2. Nguyễn Tâm Địch (1828-1895), Tân Dậu khoa 1861, cử nhân đời Tự Đức (1847-1883)

1. Nguyễn Đình Sơn 2. Nguyễn Phổ Chiếu 3. Nguyễn Viên Phúc

4. Nguyễn Ích - Chính Hòa (1680 -1705) 5. Phan Văn Hoa - Cảnh Hưng (1740-1786) 6. Nguyễn Hưng Đại - Chính Hòa (1680 -1705) 7. Nguyễn Sỹ Hưng - Chính Hòa (1680 -1705)

8. Nguyễn Trí Phúc - Ất Sửu - Chính Hòa (1680 -1705)

9. Nguyễn Sỹ Dư -Tân Mão khoa, đời Vĩnh Thịnh (1705 -1719) 10. Nguyễn Chương - Bảo Thái (1720 -1729)

11. Đậu Trụ - Bảo Thái (1720 -1729)

12. Nguyễn Đình Thiều - Quý Mão khoa, đời Bảo Thái (1720 - 1729) 13. Nguyễn Đình Hoa - Ất Dậu khoa, đời Cảnh Hưng (1740 - 1786) 14. Nguyễn Như Chu - Mậu Tý Khoa , đời Cảnh Hưng (1740 - 1786) 15. Nguyễn Trọng Tự

16. Nguyễn Trọng Vĩ - Đời Cảnh Hưng (1740 -1786) 17. Nguyễn Tiến Sinh

18. Phan Tiên Sinh

19. Ngô Tôn Bá - Bính Tý khoa, đời Cảnh Hưng (1740 -1786) 20. Nguyễn Trần Khoa

21. Nguyễn Trọng Kỳ

22.Phan Tuấn Đức- đời Cảnh Thịnh (1793 - 1802)

23. Phan Đức Trứ - Tân Dậu khoa, đời Tự Đức (1748 -1883)

24. Nguyễn Trung Hành - Mậu Ngọ khoa, đời Tự Đức (1748 - 1883) 25. Nguyễn Khắc Kiệm - Tân Dậu khoa, đời Tự Đức (1847 - 1883)

26. Phan Doãn Cát - Đinh Mão khoa, đời Tự Đức (1847 -1883)

27. Nguyễn Lơng (Lãng) - Mậu Thìn khoa 1868, đời Tự Đức (1847 -1883) 28. Nguyễn Chí Chính - Canh Tý khoa 1900, đời vua Thành Thái (1889 -1907).”[29;297- 300]

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 54 - 57)