6 Bố cục luận văn
3.5.3 Văn vần dân gian
Vè: Hiện nay nhân Liên Trì đang còn lưu giữ nhiều bài Vè giá trị mang đậm chất văn hóa dân gian, tiêu biểu là bài về Đất Liên Trì. Bài do ông Phan Văn Cần thường gọi là Cố Lới ở làng Liên Trì sáng tác từ thế kỷ XIX. Bài vè ra đời sau khi làng dựng bia Văn khoa năm Canh Thân 1860. Liên Trì vốn là vùng quê giàu đẹp, có nhiều ông Tú, ông Cử, phong tục thuần hậu. Tác giả bài vè với lòng tự hào, đã hết lòng ca ngợi quê hương qua những trang viết này.
Hội này thiên hạ thái bình
Xem trong phong cảnh đất địa hình làng ta Chốn bạch hổ phong hoa
Nơi long hồi thủy tụ Ở miền bắc Vân Tụ Có thiên tạo địa đồ Dòng Liên Thủy quanh co Uốn khúc rồng đem lại, Nước Vực Vông đổ lại.
Trông gần rồi nhìn ngái
Phong cảnh cũng thường thường Nhìn trước cửa minh đường: Rú Thung Sơn xanh ngắt Thung Sơn xanh ngăn ngắt Chốn đường quan địa mạch Đất nhân kiệt địa linh Cùng tốn bút mòn nghiên Cũng chầu về đất nước Chầu cả về đất nước.
Diễn tiền nhìn phía trước Có Sông Xã, Cầu Thông Nhìn lại phía Bắc đông Có cầu Nghè, cầu Cống Cầu Nghè rồi cầu Cống Xem như trong vạn tổng Đất mô đẹp hơn ta Các Nho sĩ đi ra Kẻ làm nên chưa mấy, Đỗ khoa trường chưa mấy.
...
Mọi người đều nhìn thấy Bách tuế có lai quy Xem phong tục Liên Trì Rày đã nên khang thái Bù vừa leo bén choái Mướp vừa độ vững dàn, Văn đã tấn hàm quan, Võ đã lên cai đội, Nhiều người lên cai đội. Từ việc làng việc hội, Đã có kẻ văn thân, Trên có thầy Cử Nhân, Dưới có năm ông Tú Rõ ràng năm ông Tú. Xem như bên hội Vũ (võ) Có thầy Đội, thầy Cai. Võ lắm kẻ nhiều tài.
Văn lắm người hay chữ, Lắm người tài hay chữ.
Còn nhiều về sau nữa… Rồi sẽ đến sân rồng. Dừ ta kể bên nông Một vài lời cho tỏ, Nói mấy lời cho tỏ.
Ruộng đồng ta lắm ló (lúa) Khoai, bông, độ chứa chan Khắp thiên hạ thế gian Đất nơi này hiếm có, Cảnh nơi này hiếm có. Vừa giàu tiền, giàu ló Lại lập quỹ cứu dân
Kho Nghĩa thương đã mần, Xây kho này tích trữ, Kho Nghĩa thương tích trữ. Tiếng đồn xa càng tỏ: Đất nên đất Liên Trì Có đất mô như ở đất ni
Ruộng nhiều lúa tốt, dân thì siêng năng. Cầu cho phúc ấm với làng.
Mong cho con cháu đón bảng vàng đại khoa.
(Bài do Nhà giáo Nguyễn Tâm Cẩn ghi lại vào tháng 10/2009 theo lời đọc của ông Nguyễn Bá Tờn và ông Phan Văn Duận).
Câu ca xếp vần ru con: Điều độc đáo ở chỗ tác giả ghép các câu ca dao theo chủ đề đạo đức lại với nhau để nhằm răn dạy con cháu ăn ở cho phải đạo. Cái tài là ở chỗ các câu ca dao tuy không cùng một bài nhưng khi kết lại với nhau lại rất hợp vần vì thế nghe vẫn xuôi tai và gây xúc động.
Trăm năm bia đá cũng mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Dạy con dạy thuở còn thơ,
Dạy vợ dạy thuở khi xưa mới về. Tần ngần dặm liễu đường quê Thờ cha, kính mẹ trọn bề nước non.. Có con năn nỉ cùng con,
Có chồng gánh vác núi non cùng chồng. Dẫu trong cũng thể nước đồng,
Dẫu đục cũng thể suối rồng chảy ra. Ta về ta tắm ao ta
Dầu trong dầu dục ao nhà vẫn hơn. Khi đói thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ trạng ba nghìn chị em . Ở đời lúc xuống lúc lên
Nhớ khi tắt lửa tối đèn khó khăn . Nước khe, chè núi, củi rừng
Hơi đâu mà dận người dưng bề ngoài. Đi lâu mới biết đường dài,
Ở lâu mới biết con người có nhân. Quan nghiêm ai dám tới gần Bởi quan bạ chạ cho dân nói lờn. ...
( Bà Hoàng Thị Ba thường gọi là bà Tình xóm 2 nhớ lại 5/2010. Bài do cụ Tam trường Nguyễn Tâm Thông thường gọi là cố Giải là bác ruột của chồng dạy cho bà Ba).