Tết Trung Nguyên (ngày 15 tháng7 âm lịch)

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 107 - 108)

6 Bố cục luận văn

3.7.4Tết Trung Nguyên (ngày 15 tháng7 âm lịch)

Tết Trung Nguyên vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Người Trung Quốc gọi là “tết ma” trong các chùa miếu có Hội Vu Lan báo hiếu cha mẹ, nơi nơi làm lễ siêu đỗ vong linh cho người quá cố. Theo quan niệm nhà Phật: những người mang trọng tội trên trần gian hay sống thiếu đức hạnh, khi chết thành “cô hồn tội phạm” bị giam cầm nơi địa ngục, ngày ngày bị ma vương quý sứ hành tội. Trong một năm chỉ có ngày rằm tháng bảy cửa ngục địa phủ mới mở cửa để “cô hồn tội phạm” được lên trần gian tìm lộc. Tội nhân được xóa tội một ngày để “kiếm ăn”, chiều đến lại phải về lại ngục thất tiếp rục chịu phạt.

Vào ngày này thường cúng tại bàn thờ gia tiên sau đó cúng ở họ tộc, cuối cùng mới cúng đến cô hồn bên ngoài. Dân làng Liên trì đón tết Trung Nguyên rất sôi động và cũng diễn ra nhiều hình thức phong phú. Từ trưa ngày 14 đến trưa ngày 15 tại nhà thờ tiểu chi, đại tôn, phục vụ hành lễ tế tự. Việc cúng tế Trung nguyên thường diễn ra tại ba nơi: trong các gia đình, các nhà thờ họ tộc và nơi đình Liên Trì.

Vào trưa hoặc chiều ngày 14/7 âm lịch tại các tiểu chi (họ nhỏ) cúng tổ tiên vào trưa chiều ngày mười bốn tháng 7. Đêm mười bốn và ngày 15 tổ chức lễ cáo yết, tế cỗ chay, còn trưa ngày rằm tại các họ đại tôn thường tế tự một cách bài bản cho vong linh tổ tiên và những vị tiền thân trong dòng họ. Việc tế vong linh tổ tiên ở gia đình chỉ quy định con cháu cúng đến năm đời, tính từ bản thân mình, đó là Cao (can), Tằng (cố) Tổ (ông) Khảo (cha), Cao Tằng tổ Tỷ (can bà, cố bà, bà mẹ) còn các vị tiền thân trước đó đến ngày rằm tháng Giêng hay rằm tháng bảy mới được cúng tế.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 107 - 108)