Chùa Kim Liên

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 50 - 52)

6 Bố cục luận văn

2.2.3 Chùa Kim Liên

Nhà Lý vốn sùng đạo Phật, nên các đình đền thờ các vua quan Nhà Lý thường có với chùa và cây gạo. Bởi vậynăm 1801, sau khi làm xong đình Liên Trì,

nhân dân Liên Trì lại bắt tay vào xây dựng chùa Kim Liên. Chùa nằm về phía Đông trong khuôn viên đình. Phía Đông chùa có vài đám ruộng làng cấp cho người coi chùa và đảm bảo cuộc sống.

Chùa được xây dựng gồm 3 gian hai tầng, mỗi tầng gồm bốn mái trang trí rất đẹp. Phía trước ở gian giữa gồm có ba chữ Hán “Kim Liên tọa” (chùa Kim Liên) Ngoài sân gian giữa có một ban thờ lộ thiên, phía trước có một hàng râm bụt. Chùa được lợp bằng tranh săng. Tranh lợp đình chùa theo quy định của làng phải đánh 8 hom và hom được nhuộm ngũ sắc trước khi đánh. Đến năm 1942, chùa được quét vôi lại và thay tranh bằng lợp ngói.

Theo các cụ trong làng truyền lại, lễ hội chùa Kim Liên ba năm tổ chức một lần vào dịp tháng ba năm âm lịch (năm cúng không trùng với đình Liên Trì). Lễ cúng ở chùa là cúng âm hồn (tức cúng các âm hồn vô chủ không ai thờ - thực tế là cúng tất cả ma của làng không phân biệt được ngôi mộ nào có chủ hay không). Ngoài cúng mâm cỗ còn có lễ đốt đồ mã chủ yếu là quần áo cho người đã khuất. Mỗi gia đình làm một cỗ xôi đưa lên đặt tại sân chùa thứ tự theo nậu, nậu nhất, nậu nhì, nậu ba, nậu tư. Mâm chỉ có xôi không, còn thực phẩm thì mỗi nậu làm thịt một con lợn và phân chia đều cho các mâm. Ngoài mâm các nậu còn có một số mâm của Hội đồng tử, tức là hội những người bán con cho chùa. Cúng lễ xong các gia đình cho người lên đội mâm đưa về ăn uống tại nhà.

Trước phần cúng có phần rước Thần đi thăm đồng. các thanh niên trai tráng được chọn lựa, ăn mặc quần áo lính gánh kiệu và bồng súng (súng gỗ) cùng với mấy cụ già mặc áo dài đen và ban nhạc gồm đủ trống chiêng nao cùng một số người đi trước cầm cờ rước thần ra đồng. Đến nơi một đồng nào đó của làng, rước kiệu lượn quanh ruộng, cử một cụ già nhổ nguyên một bụi lúa bỏ vào chiếc bình đưa lên hương án rước về. Bộ phận còn lại chiếm số đông được phân theo từng nậu đem cuốc vét đi tảo mộ ở các cánh đồng. Vị hương mục của làng đứng ra phân công cho từng nậu đi đồng nào. Công việc tảo mộ được tiến hành chung cả làng, không phân

biệt ngôi mộ đó thuộc họ nào và có chủ hay không đều được đắp một lượt và mời về chùa.

Sau phần lễ đến phần hội, được tổ chức vào buổi chiều, một số năm đều tổ chức thi đấu một số môn như: cờ thẻ, vật tự do, chọi gà, thi diều, đi cầu chiền chiện…. kéo sang đến ngày hôm sau.

Sau năm 1950, cùng với việc rước thần xuống đình Đông thuộc xã Khánh Thành, ngôi chùa đã trở thành phòng học của các lớp cấp một. Những năm xây dựng hợp tác xã, người ta dỡ chuyển đi và sử dụng vào việc làm kho. Đến giai đoạn thực hiện cơ chế nhà nước chùa được bán cho một hộ gia đình tại xóm Liên Giang làm nhà và sau chuyển thành nhà thờ.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w