Bia Võ giai làng Liên Trì

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 57)

6 Bố cục luận văn

2.2.7 Bia Võ giai làng Liên Trì

Tiểu dẫn: Bia hiện ở đình làng Liên Trì, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Bia được làm vào năm Canh Ngọ 1930, đời vua Bảo Đại thứ năm. Cấu tạo của bia gồm ba phần chính: bệ, thân và đầu có chiều cao 2m, chiều ngang của thân bia là 0,75m. Nội dung chính của văn bia được ghi vào phần thân ở cả hai mặt. Toàn văn bằng chữ Hán, chữ viết chân phương.

Bản dịch: “Giang sơn của làng ta đã hun đúc nên khí thế về văn học và võ bị, đây là một lời văn hay tô điểm cho làng ta đẹp đẽ và cổ kính. Bia văn khoa đã được xây dựng từ lâu, về Võ Giai chưa có bia, ôi văn Võ là một đạo. Văn khoa có bia riêng, Võ Giai không có bia sao được. Làng ta bèn gấp rút sưu tầm ghi chép họ tên, sự nghiệp các cụ trong gia phả, tất thảy đều ghi chép để không quên một người nào, người đời sau có bàn tán việc này thì không như người Tông Khởi nói thao thao mà không có căn cứ, ngày tháng trôi qua cũng không như người Tịch Đàm quên cả tổ tiên. Đây là giống đẹp đẽ trăm năm, hãy chú ý để tìm hiểu”.

Sắc tứ Tân Sửu khoa, tam giáp Tiến sỹ Quang Lộ tự Khanh hưu Trí, Nam Xuân, Nguyễn Huy Chi Soạn.

Các vị Võ Giai qua các triều đại:

1. Đô chỉ huy sứ ty Thiêm sử Trì uy tướng quân Nguyễn Văn Phu. 2. Đô chỉ huy sứ ty Thiêm sử: Đậu Thuần Chính.

3. Phấn lực tướng quân: Nguyễn Bá Ngạn.

4. Trung Thuận huyện thừa: Nguyễn Hồng Trọng

5. Phấn Lực tướng quân Hương Lộc nam: Nguyễn Bá Độc 6. Chánh đội trưởng gia tăng đô ty võ thần: Phan Hùng Tuấn

7. Phấn lực tướng quân: Phan Liên Tài 8. Mạnh tướng quân: Nguyễn Tài Nghệ 9. Mạnh tướng quân: Nguyễn Trung Lộc

10. Bản phụ hiệu sinh dinh cai cố tướng quân: Nguyễn Trọng Mão 11. Tráng tiết tướng quân, hiệu sinh bản phủ: Nguyễn Trần Khoa. 12. Thọ Lộc hầu: Nguyễn Thiện Nhẫn

13. Đô chỉ huy đồng tri Lộc Nam bá: Trần Công Bình 14. Đô chỉ huy đồng tri lộc Nhan bá: Tự Chân Tâm. 15. Phó đội kiêm toàn bộ quân: Nguyễn Đạo Hạnh 16. Tráng tiết tướng quân: Nguyễn Liên Võ.

17. Đội trưởng châu ấn: Nguyễn Đình Bình

18. Đội trưởng quyền son quản công: Nguyễn Đức Ngạn 19. Chánh đội trưởng suất Thực tài hầu: Nguyễn Sỹ Hoành. 20. Đô chỉ huy ty phó đội : Nguyễn Đăng Linh.

21. Trung úy Trung Liệt bá: Phan Chấn 22. Chi thu sắc mệnh: Nguyễn Thuần Mỹ. 23. Phấn lực tướng quân: Phan Phiếu 24. Phó trung úy Trung dũng: Phan Ny.

25. Đô chỉ huy ti tri thiêm sử: Nguyễn Phúc Sinh. 26. Phó thiên hộ dũng võ: Nguyễn Trung Điện 27. Phó thiên hộ dũng võ: Nguyễn Văn Hằng 28. Phấn lực tướng quân: Nguyễn Hữu Tài 29. Thiên hộ hiệu võ: Nguyễn Nhân Nam. 30. Bách hộ đao võ: Nguyễn Phú Diệm 31. Phó cai tổng tri: Phan Trăn.

32. Tráng Tiết tướng quân. Nguyễn Văn Kiền. 33. Tráng Tiết tướng quân: Nguyễn Công Diễn. 34. Tráng Tiết tướng quân: Nguyễn Hùng Tài. 35. Tráng Tiết tướng quân: Nguyễn Bá Cấp 36. Phấn lực tướng quân: Nguyễn Viêm. 37. Kiêm tổng chi thiên hộ: Phan Doãn Ẩm. 38. Thiêm tổng tri: Phan Văn Hữu.

39. Phó đội: Phan Doãn Phiên.

40. Chỉ huy thăng trưởng cơ: Phan Tiết. 41. Khuông bổn hầu: Đậu Công Bính.

42. Tuần bổ Hào Lâm hầu: Nguyễn Trung Chính. 43. Hào Lâm bá: Nguyễn Trí Thiên.

44. Trung úy thăng chỉ huy đồng tri: Nguyễn Bá Trọng. 45. Đại tướng quân: Trần Đức Kế

46. Phấn lực tướng quân: Trần Đức Giao. 47. Phó quản lĩnh chức: Nguyễn Tích Công.

48. Xuất đội tảo Trấn Ninh đặc tổng Kỳ: Nguyễn Khôi Tài. 49. Chỉ huy sứ đồng tri: Nguyễn Hữu Đạo.

50. Thăng trưởng cơ chức tài hầu: Nguyễn Phan Cường 51. Đội trưởng thăng chỉ huy Nguyễn Bá Duệ.

52. Bách hộ chức: Nguyễn Công Thao. 53. Khâm tứ thọ dân: Nguyễn Thuần Hiệp. 54. Suất đội: Nguyễn Văn Lôi.

55. Phó đội: Nguyễn Thiện Chính.

57. Phó đội: Trần Nghĩa

58.Trần Bộ lý: Nguyễn Bá Quy. 59. Cai đội: Nguyễn Đăng Đàm. 60. Phó đội: Phan Viết Chân.

61. Bộ lại trùm trưởng: Nguyễn Văn Cẩm. 62. Cai đội: Lê Phúc Đăng.

63. Cai đội: Nguyễn Chân Tài. 64.Thư lại: Phan Trung Nhã.

65. Biện lại trùm trưởng: Nguyễn Đức Thăng. 66. Biện Lại: Nguyễn Đình Liêu.

67. Biện lại : Phan Đạo Đức.

68. Chánh cửu phẩm thư lại sung nội Vệ tri bá: Nguyễn Đức Năng. 69. Thí sai suất đội: Phan Văn Sửu.

70. Chánh đội trưởng suất đội sung hiệp quán độ úy: Phạm Tài. 71. Chánh cửu phẩm bách bộ: Nguyễn Duy Dần.

72. Chánh đội trưởng: Phan Trọng Phổ. 73. Cấp bằng đội trưởng: Lê Pháp.

74. Tinh binh đội trưởng quyền song suất, đội trùm trưởng: Nguyễn Giai. 75. Thư lại: Nguyễn Nhân Tước

76. Trùm trưởng: Nguyễn Như Định.

77. Chánh tổng trùm trưởng: Phan Văn Bạt. 78. Cấp bằng đội trưởng: Nguyễn Đăng Pháp. 79. Thư lại: Nguyễn Văn Sự.

80. Cấp bằng đội trưởng: Phan Như Hải. 81. Cấp bằng đội trưởng: Nguyễn Như Tiêu.

82. Tòng cửu phẩm đội trưởng: Nguyễn Nhân Do.

Ngày 16 tháng 3 cuối mùa Xuân năm Canh Ngọ (năm 1930) niên hiệu Bảo Đại thứ 5. Hoàng Triều Bảo Đại ngũ niên Canh Ngọ mùa xuân kỳ vọng.”[29; 347 -352]

Văn bia Võ Giai làng Liên Trì do tiến sĩ Nguyễn Đình Điển (còn có tên là Nguyễn Huy Chi) sinh năm Mậu Thìn 1868, mất năm Bính Tuất 1946, quê làng Xuân Hồ, xã Nam Yên nay là xã Xuân Hòa huyện Nam Đàn, người từng làm thị giảng (giảng sách) và là Lang trung Bộ Học của triều vua Thành Thái và Duy Tân, với chức vụ là Quang lộc Tự khanh viết . Khi về nghỉ hưu cụ Nghè Điển được ông Nguyễn Tâm Diên (tức cố cụ Tuyết) ở làng Liên Trì mời về nhà dạy học nhiều năm, trong thời gian đó cụ viết bài văn bia này. Ông là thầy học của nhiều thầy đồ làng Liên Trì và các làng trong vùng thời gian sau đó.

Bia Văn Khoa, bia Võ Giai làng Liên Trì không chỉ là nơi ghi danh những người đậu đạt, những người có tài binh lược của làng, mà văn bia còn là một di sản văn hóa có giá trị phi vật thể.

Ghi chú: Văn bia Võ Giai làng Liên Trì mới ghi họ tên, chức vụ của các ông. Qua khảo sát thực tế, tìm hiểu qua các dòng họ trong làng, chúng tôi bổ sung thêm một số tư liệu về một số nhân vật có tên trong văn bia: (4) Trung Thuận huyện thừa: Nguyễn Hoàng Trọng từng theo phó tướng Tần Quận công đánh dẹp ở vùng Thuận Quảng, tức là vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay, lập nhiều chiến công được vua nhà Lê phong sắc. Hiện nay anh Nguyễn Hoàng Bốn thờ và nhà thờ họ này còn giữ được sắc phong. (6) Chánh đội trưởng gia tăng đô ty võ thần: Phan Hùng Tuấn tức ông Quản Hiệp, hiện nay con cháu ông Hưng; anh Phan Văn Tứ (Cư) ở xóm Liên Giang thờ. (8) Mạnh thướng quân: Nguyễn Tài Nghệ tức ông Nguyễn Bá Tính, em ruột ông Nguyễn Bá Cấp, sống đầu thế kỷ XVIII, không có con, ông Nguyễn Bá Trung xóm 2 thờ. (10) Bản phụ hiệu sinh dinh cai cố tướng quân: Nguyễn Trọng Mão do ông Nguyễn Như Bùi thờ. (11) Tráng tiết tướng quân, hiệu sinh bản phủ: Nguyễn Trần Khoa do anh Nguyễn Văn Minh xóm 3 thờ. (23). Phấn lực tướng

quân: Phan Phiếu do anh Phan Doãn Hào thờ. (25) Đô chỉ huy ti tri thiêm sử: Nguyễn Phúc Sinh do ông Nguyễn Như Bùi thờ (62) Cai đội: Lê Phúc Đăng do anh Lê Văn Hùng – (Kháng) thờ (65) Biện lại trùm trưởng: Nguyễn Đức Thăng tức ông Nguyễn Bá Sáu (1761 -1822)) do ông Nguyễn Tâm Huyền xóm 3 thờ. (68) Chánh cửu phẩm thư lại sung nội Vệ tri bá: Nguyễn Đức Năng tức ông Nguyễn Bá Vơm (1786 -1852) thường gọi là Cố Bộ, ông Nguyễn Tâm Huyền thờ.

Tiểu kết chương 2.

Cũng như bao làng quê thuộc vùng đồng bằng Diễn – Yên - Quỳnh, từ trước tới nay, người dân Liên Trì sống gắn bó với đồng ruộng. Trải qua quá trình phát triển bằng đôi bàn tay, khối óc người dân nơi đây đã không ngừng vươn lên chống chọi và cải tạo thiên nhiên, xây dựng nên một làng quê trù phú.

Song song với sự ra đời và phát triển của nghề nông nghiệp lúa nước là sự xuất hiện nghề thủ công truyền thống. Trước đây Liên Trì có nghề nuôi cá ao, đánh cá trên sông Liên Thủy, làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đi rừng râm nâu mây, đốt than, lấy củi và các nghề làm hàng xáo, nghề mộc, đan lát, nuôi tằm, dệt cửi rất phát triển. Nông nghiệp, thủ công phát triển tạo nhu cầu trao đổi giao lưu hàng hóa giữa các làng vùng Nam Yên Thành và các xã trong huyện. Tất cả tạo nên đặc trưng riêng trong đời sống kinh tế của cư dân Liên Trì, là sự tác động qua lại giữa Nông nghiệp, Thủ công nghiệp, Thương nghiệp, mỗi thành phần đóng vai trò khác nhau nhưng đều có tác dụng qua lại hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Trong quá trình phát triển, mưu sinh kiếm sống, đấu tranh sinh tồn với thiên tai, địch họa người dân Liên Trì đã xây dựng nên những giá trị văn hóa vật chất khá phong phú, tạo nên diện mạo riêng của làng. Giá trị văn hóa đó là sự đúc kết từ trong lao động, sản xuất là thành quả của hàng trăm năm xây dựng làng, góp phần làm nên tính phong phú cho bản sắc văn hóa làng Việt.

Chương 3.

ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ LÀNG LIÊN TRÌ 3.1 Cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ của làng.

Trước cách mạng tháng Tám, trong cơ cấu bộ máy hành chính của làng Liên Trì đứng đầu là Lí trưởng. Lí trưởng do làng trực tiếp bầu lên dưới sự giám sát của tri huyện. Nhiệm kì Lí trưởng thường là 4 đến 5 năm, nếu hoàn thành nhiệm vụ không mắc sai sót có uy tín có thể làm nhiều nhiệm kì. Cùng với Lí trưởng là Phó lí giúp việc cho Lí trưởng. Ứng cử các chức danh này là những người có uy tín và phải từ 25 tuổi trở lên. Có thời gian làng Liên Trì Phó lí do một vị trong “Ngũ hương” kiêm nhiệm, thường là Hương Kiểm. Từ năm 1920 đến năm 1945 Lý trưởng của làng gồm các ông: Nguyễn Như Huân, Phan Đức Thiêm, Nguyễn Tâm Thuyên, Nguyễn Tâm Thược, Nguyễn Bá Viên. Ngoài ra một số vị ở Liên Trì còn tham gia vào bộ máy chính quyền các cấp, như chánh tổng Vân Tụ Phan Văn Bạt, Phan Văn Yêm. Ông Nguyễn Bá Mận là bang tá huyện làm nhiệm vụ như công an.

Cùng với việc bầu Lí trưởng, Phó lí, các vị ngũ hương được bầu trực tiếp. Làng có bộ máy Ngũ hương gồm:

+ Hương kiểm: phụ trách công tác trị an, công việc tuần phòng. + Hương dịch: coi việc nghi thức tế lễ, hội hè.

+ Hương mục : coi việc binh lương, thuế khóa, canh nông. + Hương bộ: coi việc sổ sách, quản lý hộ khẩu, sinh tử, giá thú. + Hương bản: phụ trách tài chính, tiền quỹ.

Từ năm 1931 – 1945, giúp việc cho Lý trưởng còn có hội đồng hương chính, đứng đầu hội đồng này gồm có 2 người: chánh và phó. Hội đồng hương chính được chọn cử trong những người có khoa bảng (có bằng cấp Tú tài trở lên). Điểm khác của Liên Trì với các làng khác là làng có người đi học đông , nhiều người theo nghề dạy học, Hội văn của làng phát triển mạnh. Nên Hương ước của làng có thời gian quy định chỉ những người là thành viên trong Hội văn mới được ứng cử Lý trưởng,

Phó lí và “ ngũ hương. Với quy định đó thì chỉ những người có trình độ học vấn mới đươc chọn vào bộ máy quản lí của làng, điều đó là động lực thúc đẩy phong trào học tập của làng phát triển.

Mối quan hệ giữa các Nậu trong làng: Làng Liên Trì trước đây gồm có 4 xóm là xóm Đông, xóm Tây, xóm Ngoài và xóm Giữa, năm 1950 xuất hiện thêm xóm Cồn Mờm. Đến năm 1953 hợp lại thành hai xóm Liên Phong (vùng xóm 2 ngày nay) và xóm Liên Minh (thuộc xóm 3 ngày nay) Đứng đầu mỗi xóm là xóm trưởng do xóm bầu lên.

Làng quản lý hành chính qua trưởng xóm và phân chia công việc qua 4 ông đầu nậu. Đàn ông trong làng còn thực hiện công việc của làng theo bốn đầu nậu với số lượng gần bằng nhau: Nậu nhất, nậu Nhì, nậu Ba, nậu Tư. Người đứng đầu mỗi nậu gọi là Đầu nậu. Những nam thanh niên từ 20 tuổi trở lên thì phải vào làng xong thì mới được vào nậu. Khi vào làng hay vào nậu đều phải đóng góp 5 nồi lúa (mỗi nồi khoảng 3kg) để làm quỹ. Việc chọn vào nậu nào là do sự tự nguyện của từng người. Ai không vào nậu thì không được hưởng và bảo vệ về quyền lợi. Việc phân chia theo nậu không phụ thuộc vào vị trí địa lí mà một người trong một nậu thường là bạn bè hợp tính nhau, hoặc anh em nội ngoại thân thiết.

Mối quan hệ gia đình dòng họ: Gia đình, dòng họ là những tổ chức tập hợp mang tính huyết thống, thờ cúng tổ tiên nên có tính bền vững và làm thành những đơn vị tế bào của làng xã, bao trùm lên tộc họ là mối quan hệ địa vực với sự tồn tại của tổ chức xóm, nặng về khía cạnh cộng cảm, tín ngưỡng.

Văn hóa làng Liên Trì gắn liền với văn hóa gia đình, dòng họ. Quá trình hình thành làng phụ thuộc vào quá trình các dòng họ đến định cư sinh sống ở đây. Quá trình khai hoang lập làng ở Liên Trì gắn với tên tuổi 27 dòng họ với 10 dòng họ lớn trong làng. Trong số các dòng họ lớn có nhiều dòng họ đến định cư sớm như: Họ Nguyễn Bá, họ Đậu Văn, họ Phan Văn, họ Nguyễn Văn … Riêng dòng họ Đậu Văn, Nguyễn Trọng đến định cư ở đây từ rất sớm nhưng về sau nhánh chuyển đi ở nơi khác, nhánh còn lại độc đinh nhiều đời nên đến nay cũng chỉ có một ít hộ. Ví dụ họ

Đậu Văn có một nhánh ở Liên Trì chuyển vào xã Thanh Hương, Thanh Chương, một nhánh khác chuyển đến xã Thanh Thịnh. Họ Vương đã chuyển đến Liên Trì từ nhiều đời nhưng hiên tại chỉ có một số con cháu ngoại, họ Nguyễn Trường đến Liên Trì 6 đời nhưng hiện nay con cháu nội đã chuyển đến xóm Đức Liên, xã Đức Thành hiện chỉ còn con cháu ngoại…

Họ Nguyễn có: Nguyễn Bá có 2 dòng họ khác nhau Nguyễn Bá 1 Nguyễn Bá 2, Nguyễn Văn, Nguyễn Tâm, Nguyễn Đình, Nguyễn Đăng, Nguyễn Xuân, Nguyễn Phúc, Nguyễn Trọng, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Nhân, Nguyễn Như.

Họ Phan: có 3 họ Phan Văn khác nhau: Phan Văn 1, Phan Văn 2, PhanVăn 3, Phan Doãn, Phan Đức, Phan Hoằng.

Ngoài ra còn có họ Lê Văn, họ Trần Văn, họ Võ Văn, họ Đậu văn, họ Ngô Trí, họ Đinh Văn, họ Hoàng Văn, họ Cao Văn, họ Trương Văn.

Mỗi dòng họ mang những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên cùng cư trú trong địa vực, không gian làng vì vậy trong quá trình phát triển nó có sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của làng.

3.2 Tín ngưỡng, tôn giáo.3.2.1 Thờ cúng tổ tiên. 3.2.1 Thờ cúng tổ tiên.

Truyền thống đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” từ xưa đã được người dân Liên Trì gìn giữ. Với quan niệm ông bà tổ tiên mất đi nhưng vẫn sống mãi trong tâm thức mọi người, hàng ngày vẫn lui tới bàn thờ để giúp đỡ phù hộ con cháu. Mọi gia đình ở làng Liên Trì đều có bàn thờ gia tiên ngay ở gian giữa nhà ngoài, với ba bát hương trên bàn thờ (một bát thờ thần linh, bát hương bên trái thấp hơn một chút thờ gia tiên, bát hương bên phải thờ cô cậu, chú bác mất sớm…), một số gia đình thờ chỉ một bát hương chung cho cả thần linh và cha mẹ ông bà.

Vào dịp ngày rằm, ngày mồng một, ngày giỗ, tết hàng năm, khi nhà có việc hiếu hỷ gia chủ thường thắp hương cúng tổ tiên, mong tổ tiên chứng giám cho lòng thành của con cháu và phù hộ cho con cháu. Lễ vật cúng gia tiên gồm trầu cau, rượu, hoa quả, vàng hương và nước lạnh.

Thờ cúng tổ tiên không chỉ là hình thức tín ngưỡng, mà trong đó có chứa đựng các giá trị đạo đức, các quan hệ xã hội, các chuẩn mực ứng xử giữa cá nhân

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 57)