Tết Đoan Ngọ (ngày mồng 5 tháng 5)

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 106 - 107)

6 Bố cục luận văn

3.7.3Tết Đoan Ngọ (ngày mồng 5 tháng 5)

Tết đoan Ngọ được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch. Tết này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các thư tịch cổ Trung Quốc ghi tết này với tám cái tên khác nhau: Đoan dương (Mặt trời đều chiếu thẳng, ánh nắng rực rỡ) ; Trùng ngụ; ngày và tháng đều trùng con số 5; Thiên trung; Bồ tiết: dùng cây Thạch dương bồ làm bình đựng rượu uốn để trừ độc; Dục lan lệnh; Ngọ tiết: Tháng năm cũng là tháng Ngọ. Cũng như người Nghệ, người dân Liên Trì thường gọi là tết mồng năm tháng năm hay Tết Đoan Ngọ với ý nghĩa tết bắt đầu vào buổi trưa.

Theo nhân dân Liên Trì các cụ đồ Nho trong làng kể lại: vào năm 278 trước công nguyên, là ngày nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên bên Trung Quốc tuẫn tiết tại sông Mịch La để can gián Sở Hoài Vương. Nhà vua không nghe lời, ông đã nhảy xuống sông tự tử, lấy thân mình báo quốc. Nhân dân thương tiếc ông đã làm lễ cúng, thả bánh xuống sông để mong thuồng luồng ăn no bánh mà không rỉa đến xương thịt ông... Dân gian kính trọng nhớ đến ông nên lấy ngày mồng 5/5 để cúng.

Nhân dân Liên Trì xem ngày mồng năm tháng năm là ngày diệt sâu bọ. Hầu hết nhà nào trong làng cũng chuẩn bị một nồi rượu men (trải cơm nếp gạo nứt ra mẹt, để nguội rồi rắc men rượu lên, sau đó ủ để ăn chứ không nấu thành rượu). Để sáng ngày mồng năm mỗi người trong gia đình dùng diệt giun sán.

Vào trưa mồng năm phụ nữ trong làng thường lên Rú Gám hái các loại lá cây như ích mậu, mã đề, bồ công anh, chành dâu, rau má, chè vằng... Những thứ lá này trộn lận để làm chè sắc uống, giải nhiệt vào mùa hè.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hóa làng liên trì (xã liên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an) từ thế kỷ XI đến năm 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 106 - 107)