1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra các loài cây thuốc chữa các nhóm bệnh ngoài da, tiêu hóa, thời tiết ớ các xã phía bắc huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học

33 682 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 394,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HỮU ĐÀN ĐIỀU TRA CÁC LOÀI CÂY THUỐC CHỮA CÁC NHÓM BỆNH NGOÀI DA, TIÊU HOÁ, THỜI TIẾT Ở CÁC XÃ PHÍA BẮC HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: THỰC VẬT MÃ SỐ: 60 42 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS Phạm Hồng Ban Vinh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HỮU ĐÀN ĐIỀU TRA CÁC LOÀI CÂY THUỐC CHỮA CÁC NHÓM BỆNH NGOÀI DA, TIÊU HOÁ, THỜI TIẾT Ở CÁC XÃ PHÍA BẮC HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Vinh – 2011 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ đạo tận tình của thầy giáo PGS.TS. Phạm Hồng Ban. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, Các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên Khoa Sinh học, Khoa Sau Đại Học – Trường Đại Học Vinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ giáo viên, công nhân viên cùng các anh em bạn bè đồng nghiệp Trường THPT – DTNT Quỳ Châu - Huyện Quỳ Châu - Tỉnh Nghệ An . Cùng các cấp lãnh đạo, nhân dân, Ông lang, Bà mế của các Châu Thắng, Châu Tiến, Châu Bính, Châu Thuận - Huyện Quỳ Châu đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tìm hiểu và thu thập các thông tin về cây thuốc. Tuy nhiên do eo hẹp về thời gian, hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm cũng như nguồn kinh phí nên đề tài khoa học này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi mong nhận được nhiều ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cũng như các đồng nghiệp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! 3 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cây thuốc 3 1. Tổng quan về cây thuốc 3 1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế giới 3 1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc Việt Nam 8 1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc Nghệ An 14 2. Điều kiện tự nhiên – hội tại điểm nghiên cứu 16 2.1. Vị trí địa lý 16 2.2. Địa hình địa mạo 17 2.3. Điều kiện đất đai 17 2.3.1. Phân chia đất theo tính chất của đất 17 2.3.2. Phân chia theo mục đích sử dụng 18 2.4. Khí hậu, thời tiết 19 2.5. Điều kiện hội 21 2.5.1. Dân số 21 2.5.2. Điều kiện hội của dân tộc Thái 21 Chương 2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của đề tài 24 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 2.3. Thời gian nghiên cứu 24 2.4. Nội dung ngiên cứu 24 2.5. Phương pháp nghiên cứu 24 2.5.1. Phương pháp kế thừa 25 2.5.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 25 2.5.3. Phương pháp thu hái, xử lý bảo quản mẫu vật 25 2.5.4. Phương pháp giám định nhanh họ và chi ngoài thiên nhiên 26 2.5.5. Phương pháp xác địnhh tên khoa học 26 4 2.5.6. Phương pháp chỉnh lý tên khoa học 26 2.5.7. Phương pháp xây dựng danh lục 26 2.5.8. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật về phân loại 27 2.5.9. Đánh giá về các loài nguy cấp 27 Chương 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Các loài cây thuốc của đồng bào Thái 28 3.2. Đánh giá tính đa dạng thành phần loài cây thuốc 40 3.2.1. Đánh giá về các bậc phân loại của các nghành 40 3.2.2. Sự đa dạng các loài trong các nhóm họ 42 3.2.3. Sự đa dạng bậc chi 43 3.3 Sự đa dạng chi, họ, loài trong ba nhóm bệnh 44 3.4. Đa dạng về dạng thân của cây làm thuốc 45 3.5. Đa dạng bộ phận sử dụng 46 3.5.1. Số lượng bộ phận sử dụng của cây thuốc 46 3.5.2. Sự đa dạng trong các bộ phận sử dụng 47 3.6. Sự phân bố của cây thuốc theo môi trường sống 48 3.7. Đa dạng về phương pháp bào chế 49 3.8. Đánh giá mức độ nguy cấp 49 3.9. Bổ sung các loài cây thuốc cho danh lục cây thuốc việt nam 50 3.10. Các bài thuốc 52 Kết luận và đề nghị 1. Kết luận 56 2. Đề nghị 56 Tài liệu tham khảo 57 Phụ lục ảnh 61 5 MỞ ĐẦU Rừng rất gần gũi và vô cùng quý giá với con người. Đặc biệt là đối với những người dân tộc thiểu số. Trong suốt quá trình di cư khai sơn lập địa thì người dân tộc thiểu số quan niệm rằng chỉ cần có nước và gần rừng là họ sẽ sống và tồn tại. Vì rừng sẽ cung cấp cho họ lương thực, thực phẩm. Từ xa xưa ngoài việc tìm kiếm thức ăn thì họ còn biết sử dụng các loại cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Các bài thuốc hay chỉ được tích lũy, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng cách truyền miệng, tập trung chủ yếu các ông lang, bà mế, hay các già làng, trưởng bản . không được ghi chép lại. Ngày nay khoa học ngày càng phát triển, diện tích Rừng ngày càng bị thu hẹp lại, ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng đã gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Việc sử dụng thuốc tây để chữa trị bệnh ngoài tính ưu việt, tính hiệu quả thì còn kèm theo nhiều tác dụng phụ. Nên hiện nay con người có xu hướng quay trở lại sử dụng các loại cây cỏ làm thuốc. Vì có những bài thuốc cỏ không chỉ chữa được các bệnh thông thường mà còn có thể chữa được các bệnh nan y mà thuốc tây không chữa được. Bên cạnh đó thì tác dụng phụ rất ít hoặc một số không hề có tác dụng phụ, Tuy nhiên những bài thuốc hay, những phương thuốc quý ngày một mai một đi theo thời gian. Đây là một tổn thất vô cùng to lớn cho nhân dân ta. Quỳ Châu là huyện có diện tích rừng lớn Nghệ An, chiếm gần 60% diện tích đất tự nhiên, đứng thứ tư sau huyện Tương Dương, Con Cuông và Quế Phong. Rừng Quỳ Châu mang đặc tính của rừng nhiệt đới có độ đa dạng cao, được phân bổ trên triền dốc lớn, núi cao với nhiều loài thực vật quý như: Sến, Táu, Lim, Lát hoa, Hoàn linh, Săng lẻ và nhiều loài cây dược liệu quý như: Hoài sơn, Bảy lá một hoa, lá Khôi, Cốt bổ toái, Thiên niên kiện, Sa nhân, Sâm béo… Trong đó phải kể đến cây Quế, được xem như đặc sản của Huyện. Việc Bảo tồn và phát triển nguồn gen, giống cây làm thuốc là một việc làm cần thiết góp phần tăng nguồn lực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với sự thống kê khá chính xác của các nhà khoa học đã phát hiện nước ta có một hệ thống cây 6 thuốc quý từ dạng thân thảo cho đến các cây thân gỗ có đến hơn 3 nghìn loài. Ðiều này làm cho kho tàng nguồn gen cây thuốc Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, từ cấp hệ sinh thái đến cấp loài và phân tử. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc của đồng bào Thái Huyện Quỳ Châu đã có từ lâu đời. Họ đã đúc kết thành kinh nghiệm dân gian không chỉ về vật chất mà còn là nền văn minh và trở thành tài sản riêng của dân tộc họ. Có giá trị về văn hoá và giá trị sử dụng cao, điều này đã được chứng minh qua các bài thuốc. Thế nhưng do nhận thức của người dân, nạn phá rừng, khai thác tài nguyên cây thuốc tràn lan, không đi đôi với bảo tồn và phát triên nên tài sản vô giá đó đang dần dần mất đi, nhiều loài cây thuốc quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về cây thuốc đặc biệt là các đề tài của các cán bộ giảng dạy khoa Sinh học, Trường Đại Học Vinh nghiên cứu, điều tra góp phần đánh giá đa dạng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc, tuy nhiên các đề tài này mới chỉ tiến hành ở một số xã với địa bàn hẹp như Châu Hạnh, Châu Phong, Châu hoàn và Diên Lãm. Vì vậy để góp phần, thống kê, đánh giá, bảo tồn và phát triển những cây thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm quý báu của đồng bào dân tộc Thái các Châu Thắng, Châu Tiến, Châu Bính, Châu Thuận, Huyện Quỳ Châu. Nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Điều tra các loài cây làm thuốc chữa các nhóm bệnh ngoài da, tiêu hoá, thời tiết các phía Bắc huyện Quỳ Châu - Nghệ An”. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC 1. Tổng quan về cây thuốc 1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới Trong quá trình phát sinh, phát triển của loài Người từ xa xưa cho đến ngày nay cây cỏ vai trò vô cùng to lớn trong việc chữa bệnh, giá trị chân thực đó không chỉ cho hôm nay mà còn cho đến mãi mãi mai sau nó vẫn còn giữ nguyên vì: Cây cỏ được biết đến không chỉ là nguồn lương thực, thực phẩm mà còn là nguồn thuốc quý cho con người và nhiều loài sinh vật khác. Khi loài người mới phát sinh thì chỉ mới biết sử dụng các loại hoa, quả, hạt, củ, lá, rễ … của nhiều loại cây cỏ khác nhau để làm nguồn thức ăn hàng ngày duy trì tồn tại và phát triển, qua quá trình sử dụng cây cỏ được con người sử dụng để bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh. với nhiều loài cây có ích, bổ dưỡng cho con người, đem lại sự thăng bằng cho cơ thể. Tuy nhiên có một số cây khi sử dụng có chất độc phát sinh một số hội chứng rối loạn tiêu hoá, rối loạn thần kinh dẫn đến hôn mê bất tỉnh và có những trường hợp gây chết. Từ những thực tế đó con người đã rút ra những kinh nghiệm quý báu, cây nào có thể sử dụng để bồi bổ sức khoẻ cho con Người, cây nào sử dụng có tác dụng chữa bệnh, cây nào khi sử dụng thì gây độc, gây chết cho con Người…[ 11] Kinh nghiệm đó dần dần được đúc kết trở thành những bài thuốc quý lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dưới bàn tay khéo léo và trí óc thông minh của con người mà mỗi một bài thuốc trở thành một nét độc đáo riêng mang đậm bản sắc văn hoá cho từng quốc gia, cho mỗi lãnh thổ và cho từng dân tộc, với giá trị đích thực của nó là bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh cho con người. Ngày nay các bài thuốc bằng thảo dược ngày càng được sử dụng rộng rãi, hàng trăm loài cây cỏ có nguồn gốc từ Châu Âu và các Châu Lục khác nhau trên Thế giới. Trong Y học cổ truyền của người Ấn Độ (Y học 8 Ayurveda) có khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm thuốc[1]. Và trong danh mục dược phẩm của Người Trung Quốc có hơn 5.700 loài cây thuốc cổ truyền, hầu hết đều có nguồn gốc từ cây cỏ [1]. Từ nhiều thế kỷ trước công nguyên người Hy Lạp đã biết trồng cây làm thuốc. Thời Ai Cập cổ đại người ta đã sử dụng cây Lô hội (Aloe barbadensis) để chữa trị vết thương cho các chiến binh [24]. Hay người Ai Cập cổ và người La Mã thường sử dụng loài Cúc (Chamomile recutita) đắp lên vết thương cho mau lành sẹo. Việc dùng Tỏi (Allium sativan) làm thuốc cũng đã có hàng ngàn năm trước đây, khi xây dựng các kim tự tháp người Ai Cập ăn rất nhiều Tỏi để tăng cường sức lực chống lại bệnh tật, các binh sĩ ăn nhiều Tỏi để lấy dũng khí trước khi ra trận [theo12] [theo15] [theo33]. Người Ấn Độ dùng lá cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) làm thuốc mát lợi tiểu, nhuận tràng, ngoài ra người ta còn dùng quả Me rừng khô để trị sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, nước lên men của quả Me rừng dùng để trị bệnh vàng da, trị ho và Thái Lan quả Me rừng cũng được chế biến thành thuốc chữa long đờm, hạ nhiệt, lợi tiểu [13] [14] [32]. Ấn Độ lá cây Đay (Hibicus Cannabinus) được dùng làm thuốc bổ pha với nước để uống, hoặc Malayxia người ta cũng sắc uống trị kiết lỵ, người ta đã chiết xuất được từ lá Đay một loại Glucosid gọi là Capsulin [13] [15] [43] có giá trị sử dụng cao. Từ năm 400 TCN, người Hi Lạp và La Mã cổ đại đã biết dùng Gừng (Zingiber offcinale) để chữa bệnh cúm, cảm lạnh, kém ăn, viêm khớp [46], dùng lá cây Lô hội (Aloe barbadensis) làm thuốc tẩy xổ. dùng rau Mùi tây (Coriandrum offcinale) để đắp vết thương cho mau lành. Theo kinh nghiệm của họ thì có thể dùng quả Óc chó (Juglans regia) để chữa vết loét, vết thương lâu ngày không lành [42]. Hay họ đã dùng lá cây Ba chẽn (Desmodium triangulare) sao vàng sắc để uống chữa kiết lỵ và tiêu chảy rất hiệu nghiệm [32]. Từ rất lâu Người Hai Ti (Dominíc – Trung mỹ) đã dùng cây cỏ Lào (Eupatorium chromolaena) làm thuốc đắp và chữa trị các vết thương bị nhiễm 9 khuẩn, hoặc dùng để cầm máu, chữa đau nhức răng, làm lành các vết loét lâu ngày không lành… [38]. Nền y học Trung Quốc được xem như là cái nôi của y học cổ truyền. Các bài thuốc được xem như hình thành sớm nhất đây. Từ năm 3216 hoặc 3080 (TCN) Thần nông - một nhà dược học tài năng đã chú ý tìm hiểu tác động của cây cỏ đến sức khoẻ của con người. Ông đã tiến hành thử nghiệm tác dụng các loài cây thuốc trên chính bản thân bằng uống, nếm rồi ghi chép tất cả những hiểu biết đó vào cuốn sách “Thần nông bản thảo” gồm 365 vị thuốc rất có giá trị và cuốn sách thảo dược đầu tiên tại Trung Quốc được đặt tên “Thần Nông bản thảo kinh”. Vào đầu thập kỷ thứ II người Trung Quốc đã biết dùng các loài cây cỏ để chữa bệnh ung thư. Nước chè đặc, rễ cây cốt khí củ (Polygonum cuspidatum), vỏ rễ cây Táo tàu (Zizyphuz vulgaris) … để chữa vết thương. Dùng các loại Nhân Sâm (Panax ginseng) để phục hồi ngũ quan, trẫn tĩnh tinh thần, chế ngự cảm xúc, chặn đứng kích động, giải trừ lo âu, sắng mắt, khai sáng trí tuệ, gia tăng sự thông thái…[45]. Theo Y học Trung Quốc cây Lấu (Psychotria rubra Lour) dùng toàn thân giã nhỏ chữa gãy xương, chữa tiêu sưng, mụt nhọt [32]. Trong cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” xuất bản năm 1985 đã liệt kê một loạt các cây cỏ làm thuốc chữa bệnh như rễ cây Gấc (Momordica cochinesis) để chữa nhọt độc, viêm tuyến hạch, hạt Gấc trị sưng tấy đau khớp, chữa vết thương tụ máu [theo 13] [theo 44]. Các nhà khoa học công nhận rằng tất cả các loài cây đều có tính kháng khuẩn, tác dụng kháng khuẩn của các hợp chất tự nhiên thường gặp trong cây cỏ là Phelnolic, Antoxian, các dẫn xuất của Quinon, Ancaloid, Heterosid [36]. Trong quá trình nghiên cứu các hoạt chất hoá học thực vật người ta đã biết được trong cây thuốccác thành phần vô cơ như các muối Kali, Canxi, các chất hữu cơ có Acid silixic, các Acid hữu cơ có Glucosit, Tamin, và các tinh dầu chúng có vai trò lớn trong việc chữa bệnh [theo12] [theo15]. Nhân dân Trung Quốc dùng Tỏi để chữa bệnh đau màng óc và xơ 10

Ngày đăng: 26/12/2013, 11:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w