Lịch sử văn hoá làng quỳ chữ, xã hoằng quỳnh, huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá từ thế kỷ xv đến năm 2009

151 1.8K 7
Lịch sử   văn hoá làng quỳ chữ, xã hoằng quỳnh, huyện hoằng hoá, tỉnh thanh hoá từ thế kỷ xv đến năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ………*……… BÙI THỊ PHƯƠNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA LÀNG QUỲ CHỮ, HOẰNG QUỲ, HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ (TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NĂM 2009) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ VINH: 1/2010 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ………*……… BÙI THỊ PHƯƠNG LỊCH SỬ - VĂN HOÁ LÀNG QUỲ CHỮ, HOẰNG QUỲ, HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ (TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NĂM 2009) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN THỨC 2 VINH: 1/2010 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cơ quan, tập thể, cá nhân và những người thân trong gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS: Trần Văn Thức đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, địa phương mà tôi đến liên hệ liệu cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện cũng như tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, bạn bè, đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi về vật chất cũng như tinh thần để tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn! Do nguồn tài liệu, thời gian hạn chế và bản thân mới bước đầu nghiên cứu một đề tài khoa học, chắc chắn luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn. Vinh, tháng 12 năm 2009 Tác giả Bùi Thị Phương 3 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. m. s. t: mẫu. sào. thước. 2. TCN: Trước công nguyên 3. VAC: Vườn – ao - chuồng 4. HTX: Hợp tác 5. ĐCSĐD: Đảng cộng sản Đông Dương 4 MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Trang MỞ ĐẦU ……………………… .………………………………………… .1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………… ……1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………… .…………………………… .2 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ……………….………….4 4. Nguồn liệu và phương pháp nghiên cứu……………….…………….5 5. Đóng góp của luận văn ………………………………….………….… 6 6. Bố cục của đề tài …………………… .…………………… …………6 NỘI DUNG …………… .………………………………………………… .7 CHƯƠNG 1: LÀNG QUỲ CHỮ- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 7 1.1 Khái quát địa lý tự nhiên …………………………… ……………7 1.1.1.Vị trí địa lý…………………… …………… .….……………… 7 1.1.2. Địa hình, đất đai…………………….……………… ………… 8 1.1.3. Sông ngòi…………………… ………… .…………….……… 10 1.1.4. Khí hậu………………………………………………….……… 12 1.2. Sự hình thành, phát triển và cộng đồng dân cư làng Quỳ Chữ… .13 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của làng…………….…… .… 13 1.2.2. Dân cư………………………… .……….………………………20 * Tiểu kết chương 1…………………….…… .……………………… 24 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA LÀNG QUỲ CHỮ 26 5 2.1. Tình hình kinh tế………… .………………………… .….……….26 2.1.1. Ngành nông nghiệp……… .………… ………………… .26 2.1.1.1. Tình hình ruộng đất làng Quỳ Chữ trước 1945.……………… 26 2.1.1.2. Tổ chức hợp tác nông nghiệp Quỳ Chữ… …………………30 2.1.1.3. Tình hình phát triển nông nghiệp……………… … .……… .36 2.1.2. Ngành thủ công nghiệp…………………… .…………………40 2.1.3. Ngành thương nghiệp…………………………… .………… 43 2.2. Cơ cấu tổ chức của làng ………… .………… … ………………46 2.2.1 Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ……………………………… 46 2.2.2 Cơ cấu tổ của làng Quỳ Chữ…….……………… .………… .46 2.2.2.1 Dòng họ………………………………… …………………….47 2.2.2.2 Xóm và ngõ……………………………… .… .…………… .54 2.2.2.3 Giáp………………………………………… ……………… .56 2.2.2.4 Phường, hội………………………………… ……………… .58 2.2.2 .5 Tổ chức hành chính của làng…………………………… .…60 * Tiểu kết chương 2…………… .…………… .………… .………… 64 . CHƯƠNG 3: VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG LÀNG QUỲ CHỮ 65 3.1. Diện mạo văn hoá vật chất ……………………… .…… .………65 3.1.1. Chùa Hưng Viên…………… …… .………….…………… 66 3.1.2 . Đình làng……………………………… .……… .………… .67 3.1.3 . Đền làng………………………………………… .………… .69 3.1.3.1. Đền Đức Thánh Cả………………………… .… .……………69 3.1.3.2. Đền Đức Thánh Đệ Nhị………………… .……… .…………72 3.1.3.3. Đền Đức Thánh Đệ Tam ……………… .………… .……… 74 3.1.3.4. Đền Đức Thánh Đệ Tứ……………… .……… .……….…….75 3.1.4. Từ đường họ Nguyễn Đình……… .………………………… 77 3.1.5 Nhà ở…………………… …………………………… .… …79 3.2 Diện mạo văn hóa tinh thần 81 6 3.2.1. Các hình thức tín ngưỡng…………… .……………….….… . .81 3.2.1.1. Tục thờ thành hoàng làng …………………… .… .………….81 3.2.1.2. Tục thờ cúng tổ tiên …………………… …………………….83 3.2.2. Các hình thái tôn giáo……………… ……………… …….…84 3.2.2.1. Phật giáo………………………………………… ………… .84 3.2.2.2 Nho giáo ……………………………………………… …… 86 3.2.2.3. Đạo giáo………………………………………… .……… …89 3.2.3. Phong tục tập quán ………………… .……………………….91 3.2.3.1. Cưới xin…………………………………… …………………91 3.2.3 2. Tang ma………………………………… ……………………95 3.2.4 Lễ hội……………………….……… .…………… ……….102 3.2.5. Văn học dân gian…………………………… ……… .110 * Tiểu kết chương 3 ……………………………… ………………….117 KẾT LUẬN………………………….…………………………………… 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………… ……………… . 121 PHỤ LỤC 7 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta vẫn rất đỗi tự hào. Dù bị ách áp bức hơn ngàn năm với âm mưu đồng hóa văn hóa, thủ tiêu ý thức dân tộc của kẻ thù, nhưng nhân dân ta chẳng những không đánh mất đi bản sắc của mình, mà ngược lại, hết sức tự nhiên, đã đồng hoá các kênh truyền tải của kẻ thù phương Bắc (quan lại, binh lính đồn trú, thương nhân) khi sang Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ của mình. Vậy điều gì đã làm nên sự kỳ diệu đó? Khi đi tìm hiểu nguyên nhân, các nhà nghiên cứu đã thống nhất với nhau rằng một trong những nhân tố quyết định đó chính là hệ thống “Làng Việt”- đơn vị hành chính nhỏ nhất với sự quần cư của cộng đồng người. Cây đa, giếng nước, sân đình, lũy tre xanh đã trở thành biểu tượng của làng - nơi lưu giữ những giá trị văn hoá đặc thù của cộng đồng người Việt. Làng ở Việt Nam như GS. Từ Chi nói là những “Cố kiện” đúc sẵn. Tuy nhiên ở mỗi làng tùy vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên mà hình thành nên những nét văn hoá riêng, đặc thù của mỗi làng chi phối suy nghĩ, lối sống, hành động của người dân trong làng. Vì vậy, tìm hiểu những đặc thù của văn hoá làng là một việc làm quan trọng cần thiết, đó chính là sự tìm về nguồn cội tinh thần văn hóa dân tộc, như những điểm tựa để điều chỉnh chính mình trong cuộc sống hiện đại đầy biến động hôm nay. “Sống trên vùng đất này mà không hiểu cương vực của nó đến đâu, sách xưa đã nghi chép về nó ra sao thì rõ ràng đó là một sự khiếm khuyết trong sự 8 học vấn” [32, 2]. Theo đó, trong số những làng cổ truyền trên lãnh thổ Việt Nam thân yêu, chúng tôi lựa chọn một làng ngay trên chính quê hương xứ Thanh - làng Quỳ Chữ (Thuộc Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá) để làm đối tượng nghiên cứu. Làng Quỳ Chữ, Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá là một trong những làng đang còn bảo tồn được những giá trị văn hoá lâu đời. Quỳ Chữ có bề dày văn hóa hàng ngàn năm. Cộng đồng cư dân Quỳ Chữ trong quá trình lao động vất vả, đấu tranh lâu dài, khai thác đất đai, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, đã tạo nên những giá trị văn hoá tốt đẹp trong nền văn hoá thống nhất của dân tộc, đó là hệ thống các giá trị văn hoá vật chất và giá trị văn hóa tinh thần của làng. Lịch sử văn hoá làng Quỳ Chữ vừa giàu tính dân tộc, vừa thể hiện sắc thái văn hoá riêng của làng. Bởi thế, nghiên cứu lịch sử văn hoá vùng đất này không chỉ cho chúng ta biết thêm những nét khắc họa về làng Việt nói chung, mà còn cho chúng ta cảm nhận được những dấu ấn riêng của một vùng đất có quá trình phát triển lâu dài cùng dân tộc. Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Lịch sử- văn hoá làng Quỳ Chữ, Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá (từ thế kỷ XV đến năm 2009)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ cho mình. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về văn hóa làng không còn là mảng đề tài mới nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, lý thú. Trong thời gian gần đây, với xu thế giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của các địa phương nói riêng, của dân tộc nói chung, các công trình nghiên cứu về văn hóa lànglàng văn hóa đã và đang ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng. Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều công trình đã đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của làng, thậm chí từng làng cụ thể. 9 thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: công trình “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử”(2 tập) (1977, 1978),Viện Sử học,Nxb KHXH, Hà Nội. Trong đó tổng hợp các bài viết trên cơ sở đánh giá vai trò làng của nông thôn trong lịch sử. Công trình “Tìm hiểu phong tục Việt Nam nếp cũ-lễ tết-hội hè” (2000), Nxb Thanh Niên, cũng đã đi sâu tìm hiểu các tập tục, lễ nghĩa của làng. Ngoài ra còn có các công trình “Làng văn hoá cổ truyền Việt Nam” (2001) của Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh Niên; Công trình “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ” (1984), Nxb KHXH, Hà Nội … Các công trình trên đều hướng sự nghiên cứu vào làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi dân cư đông đúc, làng nghề phát triển và có những giá trị văn hoá đặc thù. Các tác giả tập trung làm rõ các vấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế - hội, những nét văn hoá tiêu biểu của làng Việt nói chung. Cũng như các làng trên toàn quốc, làng Quỳ Chữ đã được giới nghiên cứu địa phương quan tâm. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, làng Quỳ Chữ vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Vì lẽ đó đề tài “Lịch sử - văn hóa làng Quỳ Chữ, Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá ( từ thế kỷ XV đến năm 2009)” còn là một khoảng trống, bởi chưa có một bài viết, một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể các khía cạnh của văn hoá làng. Có chăng cũng chỉ là những bài viết mang tính chung chung hoặc đề cập đến một khía cạnh nào đó của văn hoá làng Quỳ Chữ như: Tác giả Trọng Miễn đã tiến hành khảo sát văn hoá làng Quỳ Chữ và cho ra đời cuốn “Văn hoá làng Quỳ Chữ” (2001) Trọng Miễn, Nxb Văn Học, Hà Nội, thế nhưng trong tác phẩm này tác giả chỉ tập trung khai thác, đánh giá về văn hóa làng Quỳ Chữ ở lĩnh vực văn học mà thôi. Hay trong cuốn “Địa chí văn hoá Hoằng Hoá” (2000) của Ninh Viết Giao, Nxb KHXH, Hà Nội, tác giả cũng chỉ dành một số trang để đề cập đến 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan