1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử văn hóa làng gốm đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (từ thế kỷ XV đến nay) luận văn tốt nghiệp đại học

92 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 34,8 MB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa l ch s ----------***--------- D thị oanh Khóa luận tốt nghiệp đại học lịch sử văn hóa làng đồn điền, quảng thái, huyện quảng xơng, tỉnh thanh hóa (từ thế kỷ xv đến nay) Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam Vinh - 2011 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Quang Hồng đã trực tiếp hướng dẫn tận tình tôi trong thời gian hoàn thành khóa luận, đồng thời kính gửi đến các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn tất cả bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và hoàn thành khóa luận của mình. Mặc dù có cố gắng, song do khả năng có hạn, nên khóa luận của chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến của quý thầy cô giáo và bạn đọc. Tác giả Dư Thị Oanh MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC .79 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng Việt (kẻ, thôn, chiềng, chạ .) là một thiết chế hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông thôn Việt Nam trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú, là sản phảm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt, trồng trọt là điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng tụ quần đa dạng và phong phú của người nông dân, ở đó họ sống và làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối quan hệ ứng xử với thiên nhiên, hội và bản thân họ. Làng là một thiết chế hội của nông thôn Việt, có cơ cấu tổ chức phong phú nhưng chặt chẽ, có tính cộng đồng và tự trị cao, làng Việt ở mặt trái mang tính chất khép kín. Song nó lại chính là nơi lưu giữ, bảo vệ những thứ văn hóa làng chống lại xâm lăng, đồng hóa của văn hóa ngoại lai. Làng Việt và văn hóa làng Việt đang là vấn đề rất thú vị cho những ai quan tâm, nghiên cứu nó. Những thập kỷ gần đây, nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của làng cũng như những nét đặc trưng văn hóa làng là góp phần vào việc nghiên cứu làng vốn đang được những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Thanh Hoá gắn liền với nền văn minh Đông Sơn – nơi đây được xem là một trong những cáh nôi của loài người. Ở đây có nhiều làng cổ, mỗi lànglịch sử hình thành, phát triển khác nhau và mang nhiều nét điển hình như: làng Kẻ Rỵ, Kẻ Chè, Kẻ Bôn . Làng Đồn Điền được thành lập từ thời Lê Thánh Tông, là một trong những làng gắn liền với chính sách khai hoang lập đồn điền như một số làng khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhưng lại có nhiều nét riêng độc đáo. Hơn nữa, từ trước tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của làng một cách có hệ thống. 1 Làng Đồn Điền, Quảng Thái , huyện Quảng Xương là một làng đang còn bảo tồn được những giá trị văn hóa lâu đời. Đồn Điền có bề dày văn hóa gần 600 năm. Cộng đồng cư dân Đồn Điền trong qua trình lao động vất vả, đấu tranh lâu dài, khai thác đất đai, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, đã tạo nên những giá trị văn hóa tốt đẹp trong nền văn hóa thống nhất của dân tộc, đó là hệ thống các giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần của làng. Trong lịch sử văn hóa làng Đồn Điền vừa giàu tính dân tộc, vừa thể hiện sắc thái văn hóa riêng của làng. Bởi thế, nghiên cứu lịch sử văn hóa vùng đất này không chỉ cho chúng ta biết thêm những nét khắc họa về làng Việt nói chung, mà còn cho chúng ta cảm nhận được những dấu ấn riêng của một vùng đất có quá trình phát triển lâu đời cùng dân tộc. Xuất phát từ những lý do trên, cộng với lòng nhiệt huyết và sự tri ân đối với những con người có công trong việc lập làng, xây dựng và lưu giữ những truyền thông văn hóa tốt đẹp của làng Đồn Điền, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc phong phú đa dạng nhưng vẫn đậm đà bản sắc; chúng tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Lịch sử - văn hóa làng Đồn Điền, Quảng Thái,huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (từ thế kỉ XV đến nay)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về văn hóa làng không phải là mảng đề tài mới nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, lý thú. Trong thời gian gần đây, với xu thế giữ gìn vag phát huy những gia trị văn hóa của các địa phương nói riêng, của dân tộc nói chung, các công trình nghiên cứu về văn hóa lànglàng văn hóa đã và đang ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng. Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều công trình đã đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của làng, thậm chí từng làng cụ thể. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: công trình “Nông thôn Việt Nam trong lịch 2 sử” (2 tập) (1977,1978), Viện sử học, Nxb KHXH, Hà Nội. Trong đó tổng hợp các bài viết trên cơ sở đánh giá vai trò làng của nông thôn trong lịc sử. Công trình “Tìm hiểu phong tục Việt Nam nếp cũ – lễ - tết – hội hè” (2000), Nxb Thanh Niên, cũng đã đi sâu vào tìm hiểu các tập tục, lễ nghĩa của làng. Ngoài ra còn có các công trình “Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam” (2001) của Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh Niên; công trình “ Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ” ( 1984) Nxb KHXH, Hà Nội … Các công trình nghiên cứu vào làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi dân cư đông đúc, làng nghề phát triển và có những gia trị văn hóa đặc thù. Các tác giả tập trung làm rõ các vấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế - hội, những nét tiêu biểu của làng Việt nói chung. Các luận văn thạc sỹ trường Đại học Vinh về đề tài nghiên cứu lịch sử - văn hóa của các làng Việt cổ trên mảnh đất Thanh – Nghệ - Tĩnh như: Đặng Thị Hạnh (2007), Lịch sử - văn hóa làng Phủ Lý ( Kẻ Rỵ), Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ( từ thế kỷ X đến năm 1945). Nguyễn Thị Lĩnh (2008), Lịch sử - văn hóa làng Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Hoàng Quốc Tuấn (2009), Lịch sử - văn hóa làng Nho Lâm ( Diễn Châu – Nghệ An). Bùi Thị Phương (2010), Lịch sử - văn hóa làng Qùy Chữ, Hoàng Qùy, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa… Cũng như các làng trên toàn quốc, làng Đồn Điền đã được giới nghiên cứu địa phương quan tâm. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, làng Đồn Điền vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện trên tất cả lĩnh vực. Vì lẽ đó đề tài “Lịch sử - văn hóa làng Đồn Điền, Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ( từ thế kỷ XV đến nay) còn là một khoảng trống, bởi chưa có một bài viết, một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu một 3 cách chi tiết, cụ thể các khía cạnh của văn hóa làng. Có chăng cũng chỉ là những bài viết mang tính chung chung hoặc đề cập đến một khía cạnh nào đó của văn hóa làng Đồn Điền. Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, Tha phương cầu thực mang tính cộng đồng ở Quảng Thái. ( Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục) Một số tài liệu mang tính chất địa phương về làng Đồn Điền như: Tư liệu địa chí Quảng Thái, Lịch sử Đền Đồn Điền… Như vậy, việc nghiên cứu lịch sử văn hóa làng Đồn Điền đến nay quả thật rất ít ỏi, chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu một cách chi tiết, có hệ thống. Do vậy chúng ta chưa có cái nhìn toàn diện về làng Đồn Điền. Tuy nhiên những bài viết, những công trình nghiên cứu trên là cơ sở ban đầu để giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong quá trình tìm hiểu làng Đồn Điền. Thực hiện đề tài này, tác giả hy vọng giới thiệu về một làng quê tiêu biểu, với quá trình hình thành phát triển của làng, đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hóa để qua đó nhận diện về một làng quê tiêu biểu tỉnh Thanh – một làng quê có bề dày văn hóa. 3. Phạm vi nghiên cứu,nhiệm vụ khoa học của đề tài 3.1 Phạm vi nghiên cứu. Giới hạn thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu từ khi làng có tên là làng Đồn Điền ở thế kỷ XV đến 2010. Giới hạn không gian: Làng Đồn Điền, Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 3.2 Nhiệm vụ khoa học của đề tài. Từ việc nghiên cứu văn hóa làng Đồn Điền, luận văn nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: 4 Nắm rõ được về mảnh đất và con người làng Đồn Điền từ xư đến nay, khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về văn hóa từ xưa đến nay của làng, qua đó rút ra một số nét về văn hóa mang tính đặc trưng của làng quê này. Trên cơ sở nắm được lịch sử văn hóa lang để thấy đâu là điểm tiến bộ tích cực để giữ gìn và phát huy, đâu là điểm lỗi thời, lạc hậu cần loại bỏ, khôi phục những giá trị văn hóa tốt đẹp đã bị lu mờ và mai một. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu. Với nguồn tư liệu sưu tầm được, xét về nội dung và tính chất của nó chúng tôi chia ra những loại sau: Thứ nhất là loại tư liệu nằm ở các cơ quan lưu trữ như: trung tâm lưu trữ Thanh Hóa, thư viện tỉnh Thanh Hóa, thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện trường Đại Học Vinh, gia phả các dòng họ ở làng Đồn Điền. Đây là nguồn tư liệu hết sức phong phú, có giá trị lớn, giúp cho chúng tôi có cái nhìn khái quát, dựa vào đó để nghiên cứu, hình thành những luận cứ, luận điểm khoa học của đề tài. Thứ hai là nguồn tư liệu ở địa phương mà cụ thể là các công trình biên soạn lịch sử của huyện, xã, làng, cá nhân liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đây là nguồn tư liệu giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn. Thứ ba là trong quá trình thực hiện luận văn của mình, chúng tôi đã trực tiếp tiến hành nhiều cuộc điền dã, gặp gỡ trao đổi với các cụ già trong làng. Đây là nguồn tư liệu bổ trợ quan trọng giúp chúng tôi có cái nhìn đầy đủ hơn về “Lịch sử văn hóa làng Đồn Điền, Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ thế kỉ XV đến nay”. 4.2 Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra chúng tôi còn sử 5 dụng phương pháp điền dã, phỏng vấn, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà đề tài đặt ra. 5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn Trình bày một cách có hệ thống về lịch sử hình thành và phát triển của làng Đồn Điền từ thế kỷ XV đến nay. Hiểu được một cách toàn diện về làng văn hóa Đồn Điền trên lĩnh vực đời sống văn hóa vật chất, đời sống văn hóa tinh thần, chỉ ra những đặc điểm chung và riêng của làng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần trong suốt gần 6 thế kỉ qua. Tập hợp tư liệu để tiếp tục nghiên cứu, đối chiếu. Góp phần nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của văn hóa làng đối với sự hình thành và phát triển của văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm lịch sử địa phương, cung cấp nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử làng cổ xứ Thanh. Là tài liệu biên soạn, giảng dạy giáo dục lịch sử địa phương. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Làng Đồn Điền – quá trình hình thành và phát triển Chương 2: Đời sống văn hóa vật chất của làng Đồn Điền Chương 3: Đời sống văn hóa tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng 6 NỘI DUNG Chương 1: LÀNG ĐỒN ĐIỀN – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1. Khái quát địa lí tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lí Quảng Thái là một vùng biển bãi ngang của huyện Quảng Xương, cách trung tâm huyện 12km về phía Đông Nam: phía Bắc giáp Quảng Lưu, Quảng Hải; phía Nam giáp Quảng Lợi; phía Tây giáp Quảng Lưu, Quảng Lộc, Quảng Lợi; phía Đông giáp biển với chiều dài bờ biển là 4,8km. Quảng Thái hiện nay gồm có mười thôn làng Đồn Điền bao gồm 7 thôn từ thôn 1 – thôn 7, trong đó một nửa thôn 7 thuộc về làng Điền Vượng. Đồn Điền là một làng nằm về phía Đông thuộc vùng duyên hải Quảng Xương; là một trong hai làng cổ của Quảng Thái ngày nay: phiá Bắc giáp làng Yên Nam Quảng Hải; phía Tây giáp các làng Lưu Huyền, Lịch Giang, Mậu Xương Quảng Lưu; phía Nam giáp làng Hà Đông thuộc bản xã; phía Đông giáp biển. Đây là một vùng đồng bằng duyên hải, địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, hệ thống giao thông thuận tiện. 1.1.2 Địa hình, đất đai Quảng Thái có một địa hình đặc biệt hình chữ nhật, dọc bờ biển là các cồn cát: Cồn Dôn, cồn cát ông Báu (ở phía Nam), cồn cát Ngõ Trại ( ở bản xã), cồn cát Hà Đông ( ở phía Nam), được trồng các dãy phi lao làm phên dậu chắn gió, chắn sóng và chắn cát. Trong kháng chiến chống Mỹ nơi này còn được xây dựng làm các chận địa tên lửa,pháo, các trạm quan sát ven biển trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của tỉnh Thanh Hóa. Địa hình Quảng Thái dài gần 5km theo hướng Bắc Nam, với chiều ngang chỉ hơn 1km, lại bị cắt dọc bởi một con sông nhỏ gọi là sông Rào tạo thành hình lòng chảo 7 . Lịch sử - văn hóa làng Đồn Điền, xã Quảng Thái ,huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (từ thế kỉ XV đến nay) làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Lịch. Trờng đại học vinh Khoa l ch s ----------***--------- D thị oanh Khóa luận tốt nghiệp đại học lịch sử văn hóa làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng

Ngày đăng: 18/12/2013, 11:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoá sử cương, Nhà xuất bản VHTT, Hà Nội Khác
2. Toan Ánh (2000), Tìm hiểu phong tục Việt Nam nếp cũ-lễ tết-hội hè, Nhà xuất bản Thanh Niên Khác
3. Toan Ánh (2000) Tín ngưỡng Việt Nam, (quyển thượng), Nhà xuất bản văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Khác
4. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2000), Tên làng xã Thanh Hoá, tập 1, Nhà xuất bản Thanh Hoá Khác
5. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2000), Lịch sử Thanh Hoá, tập 3, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Khác
6. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xương,(1992), Quảng Xương lịch sử đấu tranh cách mạng, tập 1, Quảng Xương Khác
7. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nhà xuất bản văn học Khác
8. Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (1997), Tha phương cầu thực mang tính cộng đồng ở xã Quảng Thái Khác
9. Đặng Thị Hạnh (2007), Lịch sử- văn hoá làng Phủ Lý (Kẻ Rỵ), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá ( từ thế kỷ X đến năm 1945), luận văn thạc sỹ Khác
10.Huyện uỷ Quảng Xương, ban liên lạc đồng hương Quảng Xương ở Hà Nội, nhiều tác giả (2002), Quảng Xương quê tôi, tập 2, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
11. Hoàng Quốc Tuấn ( 2009), Lịch sử- văn hóa làng Nho Lâm (Diễn Châu – Nghệ An), luận văn thạc sỹ Khác
12.Hoàng Anh Nhân (1996), Văn hoá làng và văn hoá xứ Thanh, tập 3, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Khác
13. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội- một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội Khác
14. Nhất Thanh- Vũ Văn Khiếu, Phong tục làng xóm Việt Nam, Nhà xuất bản Phương Đông Khác
15. Nhiều tác giả (2004), Địa chí tỉnh Thanh Hoá, tập 2, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Khác
16. Nhiều tác giả 2006), Tư liệu địa chí xã Quảng Thái Khác
17. Nhiều tác giả, Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Thái, tư liệu do ông Tào Quang Đảnh cung cấp Khác
18. Bùi Thị Phương (2010), Lịch sử-văn hoá làng Quỳ Chữ, xã Hoàng Quỳ, huyện Hoàng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, luận văn thạc sỹ Khác
19.Quy ước xây dựng thôn văn hoá thôn 4 làng Đồn Điền ( lưu tại phòng Văn hoá- Thể dục, thể thao huyện Quảng Xương) Khác
20. Trương Hữu Quýnh (1995), Chế độ ruộng đất Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh con ngựa trước cổng đền - Lịch sử   văn hóa làng gốm đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (từ thế kỷ XV đến nay) luận văn tốt nghiệp đại học
nh ảnh con ngựa trước cổng đền (Trang 86)
Hình ảnh hai vị thần ở cổng làng - Lịch sử   văn hóa làng gốm đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (từ thế kỷ XV đến nay) luận văn tốt nghiệp đại học
nh ảnh hai vị thần ở cổng làng (Trang 88)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w