Bản thân là một sinh viên ngành Du lịch, là một người con của quê hương Thanh Hóa, tôi xin chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ
-*** -LÊ THỊ LAN ANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HÀM RỒNG – THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC
Vinh – 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ
-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HÀM RỒNG – THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hải Lý Sinh viên thực hiện: Lê Thị Lan Anh Lớp: 48B2 – Du lịch
Mã số sinh viên: 0756063633
Vinh – 2011
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện có sự tạo điều kiện, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân trong suốt quá trình sưu tầm và xác minh tư liệu.Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ quản lý Thư viện Trường Đại học Vinh, Thư viện Nghệ An, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Ban quản lý khu di tích Hàm Rồng, Thư viện tỉnh Thanh Hóa cùng các thầy cô giáo và bạn bè.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Lê Thị Hải Lý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Chắc chắn rằng khóa luận này còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Hội Đồng khoa học, các thầy cô giáo khoa Lịch Sử, Trường Đại học Vinh và tập thể lớp 48B2 Du Lịch khoa Lịch Sử, niên khóa 2010-2011 Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 5 năm 2011
Tác giả
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NỘI DUNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Mục đích nghiên cứu 4
6 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4
7 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài 5
8 Kết cấu khóa luận 5
PHẦN NỘI DUNG 6
C HƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ THANH HÓA VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HÀM RỒNG 6
1.1 Thành phố Thanh Hóa – những nhận định tổng quát 6
1.2 Khái quát khu di tích lịch sử -Văn hóa Hàm Rồng 15
C HƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HÀM RỒNG 25
2.1 Giá trị của khu di tích Hàm Rồng đối với phát triển du lịch xứ Thanh 25
2.2 Vai trò, vị thế của khu di tích Hàm Rồng trong sự phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hoá 31
2.3 Thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng .33
2.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của khu di tích Hàm Rồng trong thời gian tới 50
C HƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU DI TÍCH HÀM RỒNG TRONG TƯƠNG LAI 53
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng 53
3.2 Một số giải pháp tạo hướng phát triển du lịch của khu di tích Hàm Rồng trong tương lai 56
PHẦN KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHẦN PHỤ LỤC 75
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Du lịch là một hoạt động bắt đầu xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhânloại, trải qua nhiều giai đoạn phát triển cho đến nay du lịch đã trở thành mộtnhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội Du lịch là ngành kinh tế
tổng hợp, phát triển nhanh chóng và được mệnh danh là “ngành công nghiệp
không khói” Ngày nay ngành du lịch đã được rất nhiều quốc gia đầu tư phát
triển thành ngành kinh tế mũi nhọn Ở nước ta, ngành du lịch đã được Đảng
và nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện phát triển trở thành một ngànhkinh tế quan trọng, có mức tăng trưởng cao, nhất là trong những năm gần đây,khi thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế và chính sách đối ngoại với phương
châm hết sức năng động của Đảng ta: “Việt Nam là bạn của tất cả các nước”.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triểnkinh tế du lịch xứng đáng với vị trí, vai trò của ngành du lịch lại càng trở nêncần thiết Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (18-25/4/2006) đã chỉ rõ:
"Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống
trong đó có du lịch Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch".
Thanh Hoá là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là một trong nhữngcái nôi của cư dân Việt cổ, nơi có nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, đồng thời lànơi phát tích của 3 triều vua, hai dòng chúa, có truyền thống văn hóa, lịch sửchống giặc ngoại xâm lâu đời, có nhiều cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa cógiá trị Không những vậy Thanh Hóa còn là địa bàn cư trú của một số dân tộc
ít người với nhiều nét văn hóa truyền thống có sức hấp dẫn lớn đối với khách
du lịch trong và ngoài nước như dân tộc Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Thổ …
Trang 8Thanh Hóa còn được xem là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi đây
không chỉ có sự trù phú bởi điều kiện tự nhiên, mà còn là nơi diễn ra nhiều sựkiện trọng đại trong lịch sử nước nhà và cũng là quê hương của nhiều nhânvật lịch sử như: Lê Phụng Hiểu, một võ tướng có công lớn với vua Lý, người
duy nhất được hưởng lộc “thác đao điền”, khi mất trở thành một vị thánh
-Thánh Bưng, -Thánh Tến, được thờ phụng và hàng năm tổ chức nghi lễ có tròChèo Chải ở Hoằng Sơn quê Ông; như Nguyễn Hữu Cảnh, người đất HàTrung, có công lớn trong việc chinh phục Chiêm Thành, Chân Lạp, làm trấnthủ nhiều vùng phiên trấn ở phương Nam; như Đào Duy Từ, một người văn
võ song toàn, vừa là tác giả của cuốn binh thư Hổ trướng khu cơ, bàn về việcxây đắp thành, vừa là một nhà nghệ thuật sân khấu với các vở tuồng nổi tiếng,phụ trách nhà hát tuồng thời chúa Nguyễn [12,17] …góp công lớn trong sựnghiệp dựng nước và giữ nước Đồng thời còn là nơi lập nên những kỳ tíchvang dội lừng lẫy như : chiến khu Ngọc Trạo, trận địa pháo Hàm Rồng Cóthể nói tất cả những điều kiện trên là tiềm năng quý của tỉnh cần được khaithác để phát triển kinh tế du lịch
Tuy nhiên sự phát triển du lịch của Thanh Hóa trong thời gian qua chưatương xứng với tiềm năng của tỉnh, quy mô phát triển du lịch vẫn ở mức độnhỏ bé, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn, hiệu quả khai thác trong kinhdoanh du lịch chưa cao Đặc biệt là khu Di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng,với hệ thống di tích phong phú, đa dạng xứng đáng là trọng điểm trong chiếnlược phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa Nhưng hiện nay chưa được khaithác, đầu tư một cách hợp lý dẫn đến tình trạng các tài nguyên bị bỏ phí,không mang lại hiệu quả trong kinh doanh du lịch Nếu không nghiên cứumột cách cụ thể, không đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và thựctrạng để đề ra định hướng, giải pháp khai thác có hiệu quả các tiềm năng dulịch thì không những không đạt được kết quả mong muốn mà còn gây ra tác
Trang 9động rất lớn đối với môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng tới nhịp
độ phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh Vì vậy việc phân tích tiềm năng vàthực trạng phát triển du lịch ở tỉnh nói chung, khu di tích lịch sử - văn hóaHàm Rồng nói riêng phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững không chỉ
có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch mà còn có những đóng góptích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Bản thân là một sinh viên ngành Du lịch, là một người con của quê
hương Thanh Hóa, tôi xin chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng Thanh Hóa” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việcthúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh nói chung và của khu Di tích lịch sử -văn hóa Hàm Rồng nói riêng
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có thể nói trong những năm qua việc phát triển khu di tích Hàm Rồng
đã gây được sự chú ý, quan tâm của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Bởi vậy đã
có rất nhiều các chỉ thị, Nghị quyết, công văn từ trung ương đến địa phương,nhiều mô hình du lịch hấp dẫn, sáng tạo, độc đáo đã trở thành điểm sáng về
du lịch trên phạm vi cả nước Xin đơn cử một số công trình sau:
- Ban quản lý di tích & Di tích Thanh Hóa (2004), Thanh Hóa di tích
danh thắng, Nxb Thanh Hóa Trong đó tác giả đề cập đến hệ thống di tích,
danh thắng của tỉnh Thanh Hóa
- Hoàng Tuấn Phổ (2009), Hùng Thiêng sông núi Hàm Rồng, Nxb
Thanh Hóa Tác giả đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của HàmRồng từ xưa đến nay
Tuy nhiên trong thực tế chưa có một công trình nghiên cứu tiêu biểunào về thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích Hàm Rồng Thanh Hóa.Chính điều đó đã thôi thúc tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu để vừa tập sự
Trang 10nghiên cứu khoa học, vừa góp phần từng bước đẩy nhanh sự phát triển du lịchcủa tỉnh nhà trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch ở khu
Di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng Thanh Hóa
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ khu Di tích lịch sử - văn hóa Hàm RồngThanh Hóa
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:
- Khái quát về thành phố Thanh Hóa và vị thế của khu di tích đối vớihoạt động phát triển du lịch
- Phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch của khu di tích
- Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch của khu di tích Hàm Rồng
5 Mục đích nghiên cứu
Nhằm phát huy tốt các các yếu tố nội lực, tăng cường liên kết vùngmiền để đưa du lịch Thanh Hóa phát triển nhanh, thực sự trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn của tỉnh, là địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia Qua đó,nhằm quảng bá giới thiệu với các địa phương khác trong, ngoài tỉnh một môhình du lịch mới, sáng tạo, hiệu quả theo hướng chuyên nghiệp nhằm đem lạihiệu quả cao nhất trong công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch HàmRồng Thanh Hóa
6 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tài liệu : Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thu thập các tài liệutrên mạng internet, thư viện tỉnh Thanh Hóa, Sở văn hóa thể thao và du lịchtỉnh Thanh Hóa, những chủ trương chính sách của nhà nước và của tỉnh.Ngoài ra, đề tài còn có sự kế thừa có chọn lọc những tài liệu có liên quan
Trang 11- Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài này trong quá trìnhnghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
+ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp thống kê
7 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài
Đề tài hướng tới làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập vànghiên cứu của sinh viên ngành Du lịch, đưa ra cái nhìn tổng quát về giá trị,thực trạng khai thác hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử - văn hóa HàmRồng Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tế ở phường Hàm Rồng vànhiều địa phương khác trong cả nước về vấn đề phát triển du lịch trong tươnglai
Khóa luận đưa ra những ý tưởng, giải pháp trên cơ sở tiềm năng, giá trị
và thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích lịch sử - Văn hóa Hàm Rồng
để xây dựng một điểm du lịch hấp dẫn góp phần làm phong phú thêm hìnhảnh du lịch tỉnh Thanh theo đúng định hướng phát triển du lịch của tỉnh vàquốc gia
8 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Thành phố Thanh Hóa và khu di tích lịch sử
Trang 12PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ THANH HÓA
VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HÀM RỒNG
1.1 Thành phố Thanh Hóa – những nhận định tổng quát
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Theo thiên văn cổ xưa đo đạc năm 1831 (năm thứ Minh Mệnh thứ 10)Tỉnh Thanh Hóa thuộc về sao Dực, sao Chân, tinh thứ sao Thuần Vĩ, mức caonhất là 19 độ 6 phân, lệch về phía tây 1 độ 40 phân Ngày nay theo số liệu đođạc của cục bản đồ Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19018’ Bắc đến 200 40’ Bắc,kinh tuyến 104022’ Đông đến 106005’ Đông Thanh Hóa nằm ở cực Bắc miềnTrung, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách thành phố Hồ ChíMinh 1560 km Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình,phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước cộnghòa dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.[12, 2]
Thanh Hóa nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của những tác động từvùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng kinh tế trọng điểmTrung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, là điều kiện thuậnlợi cho việc phát triển kinh tế mà đặc biệt là trong việc phát triển du lịch củatỉnh Trừ phía Đông giáp biển ba mặt của Thanh Hóa đều được sông Mã baobọc Đây là một vùng châu thổ được bồi đắp bởi nền đất cũ do hiện tượngbiển lùi và sự lắng đọng phù sa của sông Mã
Trang 13- Vùng đồng bằng: đây là đồng bằng lớn thứ 3 của cả nước sau đồngbằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng Đồng bằng Thanh Hóa có đầy
đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, được bồi tụ bởi hệ thống các sôngnhư sông Mã, sông Yên, sông Hoạt
- Vùng ven biển : các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, SầmSơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ởNga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên Bờ biển dài, tương đốibằng phẳng có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn và các khu nghỉ mát khác như HảiTiến (Hoằng Hóa), Hải Hà (Tĩnh Gia) thuận lơi phát triển du lịch các khucông nghiệp, ngư nghiệp…
Bộ mặt của địa hình ấy không chỉ do tự nhiên tạo ra mà phần lớn docảnh quan, độ màu mỡ của đồng bằng…Sự trù phú, sầm uất của làng xã ở địabàn khá đông dân cư này đều mang dấu vết của bàn tay, trí não của con
Trang 14người Thanh Hóa trải qua bao thời kỳ chống chọi với tự nhiên đã tạo nên mộtquê hương giàu đẹp và rất đỗi tự hào.
Mùa nóng ở đây bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa nàynắng, mưa nhiều thường hay có lũ lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gióLào nhiệt độ lên tới 39 - 40°C Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùaxuân năm sau Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít,đầu mùa thường hanh khô Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730mm– 1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âmlịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%
Chế độ bức xạ nhiệt hàng năm đạt khoảng 86,1kcl/cm2, nhiệt độ trungbình từ 23,3°C đến 23,6°C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40°C,nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5 - 6°C Độ ẩm không khítương đối cao trung bình hàng năm từ 80 - 85%
Hàng năm Thanh Hóa có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất làtháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3 Thành phố Thanh Hóa chỉcách bờ biển Sầm Sơn 10 km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùngkhí hậu đồng bằng ven biển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió
Trang 15Lào, thời gian không khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10h sang đến muộn nhất là12h đêm
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên – vị trí địa lý của Thanh Hóa cũng nhưcác tỉnh miền trung Việt Nam thường hay chịu các trận bão từ Thái BìnhDương Theo chu kỳ 3 - 5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cábiệt có năm cấp 11 đến cấp 12, gây khó khăn cho việc phát triển các loại hình
du lịch như du lịch biển, du lịch sinh thái…
1.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội
1.1.2.1 Lịch sử hình thành
Thời Nhà Hán chính quyền đô hộ Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân.Sang đến thời Tam Quốc, nhà Đông Ngô trực tiếp cai trị Sang đến thời nhàLương, Lương Võ đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu Đến thời nhà Tùy gọi làCửu Chân quận Ở thời kì tự chủ thì Thanh Hóa được đổi tên nhiều lần nhưngThanh Hóa vẫn là tỉnh có số lần sát nhập và chia tách ít nhất cả nước
Ở thời Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái Châu Ở thời Nhà
Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, về sau vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi làPhủ Thanh Hóa (Thanh: trong sáng; Hóa: biến hóa)
Năm 1242 vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó
có Thanh Hóa phủ lộ Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông - năm1397) đổi làm trấn Thanh Ðô Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấnThanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủThanh Hóa thành phủ Thiên Xương Sách Ðại Nam nhất thống chí ghi:
“Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và ái Châu làm tam
phủ gọi là Tây Ðô” Thời thuộc Minh, trấn Thanh Ðô đổi thành phủ Thanh
Trang 16Hóa (năm 1407 - theo Ðào Duy Anh) và Thời thuộc Minh lại làm phủ ThanhHóa, lãnh 4 châu và 11 huyện
Sau khi nhà Hồ thất thủ, nhà Minh cai trị Đại Việt, lại đổi lại làm phủThanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên Về địagiới vẫn không đổi
Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà hậu Lê cầm quyền NămThuận Thiên thứ nhất (năm 1428), Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, ThanhHóa thuộc Hải Tây đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên làThừa Tuyên Thanh Hóa, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) lại đổi thànhThừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây Thanh Hoa Thừa Tuyên
theo “Thiên Nam dư hạ tập” lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu.
Sau khi nhà Nguyễn lên nắm quyền, Thanh Hóa thuộc quyền cai trị củanhà Nguyễn Năm Gia Long thứ nhất (1802), gọi là trấn Thanh Hóa NămMinh Mệnh thứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa(Hoa: tinh hoa) Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), lại đổi thành tỉnh ThanhHóa Và tên gọi Thanh Hóa cũng có từ đó cho tới ngày nay
Bên cạnh bề dày lịch sử hào hùng thì những nét văn hóa truyền thốngcũng hết sức độc đáo Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khaiquật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng địnhThanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt hang Con Mong
là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đá
cũ sang thời đại đá mới Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh Hóacủa cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn hoátiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm Sang đầu thời đại kimkhí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trướcvăn hoá Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các
Trang 17giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương vớicác văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng Đó
là quá trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000năm lịch sử, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đấtnước của các Vua Hùng
Các hiện vật đặc biệt là đồ gốm, đồ trang sức rất tinh xảo chứng tỏ chủnhân ở đây có trình độ phát triển cao, trình độ thẩm mỹ và khả năng sáng tạovăn hóa khá, đã cho thấy dân Việt Cổ ở Thanh Hóa liên tục sinh sống và pháttriển qua các giai đoạn lịch sử
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người dân Thanh Hóa đã phải đươngđầu với biết bao nhiêu khó khăn và thử thách, chống chọi với tự nhiên, với kẻthù xâm lược để tồn tại và phát triển Chính vì vậy đã hun đúc nên con ngườiThanh Hóa rất đỗi thông minh, sáng tạo với nhiều truyên thống tốt đẹp rất đỗi
tự hào
1.1.2.2 Dân cư
Tính đến hết năm 2006 dân số toàn tỉnh Thanh Hóa là 3.6880.418người, mật độ dân số bình quân 331 người/km2, tốc độ tăng tự nhiên dân số là8,470‰; 90,21% dân số sống ở nông thôn, chỉ có 9,79% dân số sống ởthành thị Có 8 dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất Thanh Hóa,trong đó đông nhất là người Kinh (chiếm đến 83,46%), người Mường (9,49%)
và người Thái (6,15%)
Tất cả các xã, phường đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổcập giáo dục tiểu học, 642 xã phường hoàn thành chương trình phổ cập trunghọc cơ sở Theo thống kê, năm 2006 toàn tỉnh có 126.009 người lao độngtrong khu vực nhà nước, trong đó lao động thuộc khu vực Trung ương29.9901 người, địa phương 96.990 người
Trang 181.1.2.3 Giao thông vận tải
Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ
và đường thuỷ:
- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với
9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách
- Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộquan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và venbiển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du
và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùngmiền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh HủaPhăn của nước bạn Lào
- Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã đượckhai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn Cảng LễMôn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn Cảng biển nướcsâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang đượctập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế
1.1.2.4 Tiềm năng phát triển du lịch
Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong nhữngtrọng điểm du lịch quốc gia Trong đó, du lịch là ngành có triển vọng pháttriển tương đối toàn diện, với đầy đủ các loại hình du lịch như văn hóa – tâm
linh, sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng “Diện mạo” du lịch thành phố được
tạo nên từ sự kết hợp tổng hòa các lợi thế Trước hết, Thành phố Thanh Hóa
có quần thể dày đặc các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trải khắp địa bànvới 1535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tíchxếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng Từ Di chỉ văn hóa Đông Sơn, Hàm
Trang 19Rồng, đền thờ Lê Uy – Trần Khát Chân, Thái miếu nhà Hậu Lê, đền thờ TốngDuy Tân, đền thờ Lê Thành, đền thờ Lê Hoàn, chùa Đại Bi và núi Kỳ Lân,đền Sòng (Bỉm Sơn), khu di tích Lam Kinh, thành nhà Hồ, các danh lamthắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (HoằngHoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), vườn quốcgia Cúc Phương (Thạch Thành), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, khu bảo tồnthiên nhiên rừng sến Tam Quy, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, động Từ
Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), suối cá Văn Nho
(Bá Thước), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn) và hàng loạt các đền, chùa Các lễ hội truyền thống, trò diễn dân gian, các làn điệu dân ca độc đáo (nhất
là điệu hò sông Mã)
Đến Thanh Hóa du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản độcđáo nổi tiếng cả nước của xứ Thanh như: nem chua Thanh Hóa, chè lam PhủQuảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyệnThọ Xuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện Thiệu Hóa), bánh đacầu Bố (thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân (huyện Thạch Thành), rượunếp Nga Sơn, gỏi cá Sầm Sơn hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sò huyết,tôm, mực, cá thu, cá quả từ các huyện ven biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Nga Sơn
Món đặc sản của Thanh Hóa được du khách thập phương biết đếnnhiều nhất có lẽ là nem chua Nem chua Thanh Hóa được làm từ thịt nạc, bìthái chỉ, hạt tiêu, ớt, tỏi và lá đinh lăng, gói bên ngoài bởi rất nhiều lớp láchuối Thịt nạc được chọn là loại thật nạc, ngon, tươi, không dính mỡ, khôngdính gân, trộn đều với bì luộc thái chỉ, gia vị Không thể thiếu một chút ớt chothêm đậm đà, tiêu để dậy mùi, một chút tỏi để khử trùng và một vài lá đinhlăng Nem chua Thanh Hóa có hương vị rất khác lạ so với nem chua Hà Nộihay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai Nó có vị chua,
Trang 20cay, ngọt, mặn và dậy mùi thơm khiến du khách đã ăn một lần khó có thểquên.
Ngoài ra, xứ Thanh còn nổi tiếng với các loại hoa trái: Cam Giàng(giống cam đường ngọt thanh, vỏ mỏng như giấy ở làng Giàng – ThiệuDương – Thiệu Hóa), dừa Hoằng Hóa, dưa Mai An Tiêm ở Nga Sơn, mítTriệu Sơn… đều là những đặc sản nổi tiếng ở vùng đất này Càng khẳng định
rằng xứ Thanh là một vùng “Địa linh nhân kiệt”.
Kế đến là cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở TP cũng tương đối hoànthiện, với hơn 100 cơ sở lưu trú tương đương với hơn 1.500 phòng (chiếm 1/5
số cơ sở toàn tỉnh), trong đó có 18 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3 sao.Ngoài ra, với điều kiện thuận lợi là nơi tập trung các đầu mối giao thông nênviệc đưa vào khai thác các tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ thành phố
đến các điểm du lịch trong tỉnh đang được ngành du lịch thành phố “khởi
động” cho các doanh nghiệp lữ hành.
Với những gì được thiên nhiên ban tặng, lại ở vị trí cửa ngõ nối liềnBắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 110km, nằm trênhuyết mạch giao thông lớn, có các tuyến quốc lộ chạy qua như: quốc lộ 1A,đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, chắc chắn Thanh Hoá sẽ là điểmđến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước
Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế nêu trên, nhất là
về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử; huy động tối đamọi nguồn lực trong và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịchThanh Hoá thành ngành kinh tế mũi nhọn, với những hình thức, sản phẩm dulịch ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn; xây dựng môi trường du lịch vănminh, phát triển bền vững
Trang 21Trong những năm qua, ngành Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã được Tỉnh
Ủy, HĐND, UBND ban hành nhiều chính sách chủ trương nhằm phát triển dulịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVI đã xác định: “Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế
có thế mạnh, là một trong năm chương trình trọng tâm phát triển kinh tế”.
Tỉnh đã thực hiện quy hoạch hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch.Năm 2007, Thanh Hóa phối hợp với Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế trong
chương trình “Hành trình một nghìn năm các kinh đô Việt Nam” Phối hợp
cùng Nghệ An và Ninh Bình lập định hướng quy hoạch vùng du lịch trọngđiểm Bắc Trung Bộ, đưa du lịch Thanh Hoá phát triển, trở thành địa bàn trọngđiểm du lịch quốc gia
1.2 Khái quát khu di tích lịch sử -Văn hóa Hàm Rồng
1.2.1.Vị trí địa lý
Hàm Rồng là khu danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, nằmcách thành phố Thanh Hóa 4km về phía Bắc, dọc trục đường quốc lộ 1A,thuộc phường Hàm Rồng và huyện Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, có tổngdiện tích 568,78 ha
Phía Đông giáp thị trấn Tào Xuyên và xã Hoằng Long (huyện HoằngHóa) Phía Nam giáp phường Nam Ngạn và phường Đông Thọ, phía Tâygiáp xã Đông Cương, phía Bắc giáp xã Thiệu Dương (huyện Thiệu Hóa) và
xã Hoằng Lý (Huyện Hoằng Hóa) Có cầu Hoàng Long bắc qua sông Mã,nhìn từ địa phận phường Hàm Rồng
1.2.2 Lịch sử xây dựng và phát triển của khu di tích Hàm Rồng
Thời Lê, vùng đất phường Hàm Rồng ngày nay thuộc làng Đông Sơn,tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên Đến triều Gia Long, phủThiệu Thiên được đổi làm phủ Thiệu Hóa
Trang 22Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), làng Đông Sơn thuộc xã Nam SơnThọ, huyện Đông Sơn (tên gọi xã Nam Sơn Thọ ghép từ tên các làng: NamNgạn, Đông Sơn, Thọ Hạc) Sau Cải cách ruộng đất (1953), xã Nam Sơn Thọđược chia thành xã Đông Thọ và xã Đông Giang, làng Đông Sơn cùng vớilàng Nam Ngạn thuộc xã Đông Giang, huyện Đông Sơn.
Ngày 16/3/1963, theo Quyết định số 30/CP của Hội đồng chính phủ, xãĐông Giang cùng với xóm núi Hoằng Long (Hoằng Hóa) được sáp nhập vàothị xã Thanh Hóa
Năm 1964, thành lập tiểu khu Hàm Rồng trực thuộc thị xã Thanh Hóa.Tháng 8/1981, tiểu khu Hàm Rồng chuyển thành phường Hàm Rồng(Quyết định số 511-TC/UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa)
Hiện nay phường Hàm Rồng gồm có làng Đông Sơn, xóm Đông Quang(tách ra từ làng Đông Sơn) và các phố: Hàm Long 1, Hàm Long 2, Tân Long
1, Tân Long 2, Thanh Long, Hương Long
Cầu Hàm Rồng được người Pháp xây dựng năm 1901 trong quá trình
mở thông tuyến đường Bắc – Nam nằm trên quốc lộ 1A bắc qua sông Mã Vìkhông xây dựng được trụ giữa, người Pháp đã bắc cầu treo và cho thông xe
Trang 23vào năm 1905 Đây là cây cầu lớn vào loại nhất nhì Đông Dương thời bấy giờtạo nên nét đẹp cảnh quan cho nơi đây Đây là cây cầu nổi tiếng trong chiếntranh Việt Nam, là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giaothông, là cây cầu sắt đầu tiên nối liền núi Hàm Rồng với núi Ngọc mang hìnhbán nguyệt soi mình xuống dòng sông Mã.
Cầu được xây dựng theo kiểu cầu treo, sau đó qua hai cuộc chiến tranh
1946 – 1975, cầu bị phá sập nhiều lần Cầu phục vụ giao thông đường bộ,đồng thời nối tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh Năm 1946, nhằm ngăn chặncuộc tấn công của thực dân Pháp vào vùng tự do chính quyền cách mạng đãcho phá hủy cây cầu này Năm 1962 cầu Hàm Rồng được xây dựng lại gồm 2nhịp đầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường đi bộ Vịthế của cầu rất đặc biệt làm cho cây cầu khó bị bom đánh trúng: tại hai đầuBắc và Nam của cầu có hai hòn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết bomném xuống cầu Năm 1973 cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng làmmóng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ thay bằng hai nhịp 80m đơn giản Gầnđây mới xây dựng cầu Hoàng Long và tuyến cầu vượt ở phía Đông Nam, cách
cầu Hàm Rồng cũ mấy trăm mét [5, 58]
Núi Hàm Rồng, là một thắng cảnh hấp dẫn bởi tính đa dạng của nó.
Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt bao quát được núi sông, hangđộng, làm mạc, phố xá, các phương tiện qua lại bằng đường bộ, đường sắt,đường thủy, được hưởng gió từ biển thổi vào mát rượi và ngắm dòng sông Mãcuộn sóng, xô nhau như những con ngựa bất kham đang phi nước đại
“Thanh Hóa thắng địa là nơi rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi ven thành”.
Câu ca dao trên nói tới dãy núi Rồng, dãy núi này trước kia thuộc huyệnĐông Sơn, kéo dài từ làng Dương Xá (Làng Giàng, thuộc xã Thiệu Dương,Huyện Thiệu Hóa), men theo sông Mã uốn lượn, trập trùng cao thấp, khi chạy
Trang 24hết tầm nó ngóc cao tạo thành một cái đầu giống như đầu rồng Sông Mãđược ví như một con ngựa khổng lồ phi nước đại qua nhiều vùng núi nonhiểm trở rồi về với biển Đông Đoạn sông chảy cắt qua núi Rồng (núi Long)
và núi Châu Phong tạo thành thế “Long Mã tranh châu” (“châu” ở đây là chỉ
ngọn núi Châu Phong nằm ở bờ Bắc sông Mã, dân gian thường gọi là núiNgọc hay núi Nít) Bờ Nam là núi Đầu Rồng (thường gọi là Long Hạm hoặcHàm Rồng), với hai cửa hang như hai con mắt (gọi là động Long Quang) nhìnsang ngọn Châu Phong Theo truyền thuyết, Ngựa và Rồng đuổi ngọc đếnđây, rồng vừa há miệng ra để đớp lấy viên ngọc thì ngựa vội dùng đuôi quậtngang cho ngọc rơi xuống sông Nếu không có dòng sông Mã chảy giữa núiRồng và núi Ngọc thì vùng núi Rồng có đủ 100 ngọn Vì thế mới có câu:
“Chín mươi chín ngọn bên Đông, Còn một ngọn nữa sang sông chưa về Chín mươi chín ngọn đề huề
Còn một ngọn nữa chưa về bên Đông”
Theo người xưa nói thì nơi nào có đủ con số một trăm như 100 ngọnnúi, 100 con sông, 100 cồn đất, 100 cái giếng (tự nhiên), thì nơi đó sẽ trởthành đế đô trường cửu Chung quanh núi Rồng còn có rất nhiều ngọn núimang tên những con vật thuộc loại tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng Từ phíalàng Dương Xá (Làng Giàng) đi lên ta gặp ngọn Ngũ Hoa Phong hay còn gọi
là núi Ngũ Nhạc, từ xa giống như năm bông sen chụm lại giữa một cánh đồngrộng mênh mông, ở đó có nhiều núi đá vôi và hang động đẹp, đẹp nhất làđộng Tiên Vào trong động rộng và sáng, nhũ đá rủ xuống tạo thành nhiềuhình thù kỳ thú… Trong hang có đường lên trời, đường xuống âm phủ NgọnPhù Thi Sơn trông giống như một thiếu nữ đang năm ngủ, đầu gối vào thânrồng Gần đấy có hai quả núi trông một to, một nhỏ người ta gọi là núi Mẹ và
Trang 25núi Con Bên cạnh núi Mẹ và núi Con có một quả núi giống như Tiều Phuđang nằm nghỉ quay đầu về phía đông để ngắm trời mây non nước Giáp vớihòn Tiều Phu là hòn Con Mèo, như trong tư thế mèo rình mồi hai chân chốngxuống cánh đồng làng cổ Đông Sơn, như thể muốn lao về phía trước, đi vềphía đầu rồng ta lại gặp núi con Lợn, núi con Cóc… rồi đến núi Cánh Tiên –Tay Tiên Trên dãy núi này có ba ngọn cao vút được gọi là Ba Hiệu, trên sườn
núi Ba Hiệu trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước người ta đắp hai chữ “Quyết
Thắng”, đi xa hàng cây số vẫn nhìn thấy rõ nên còn có tên là núi “Quyết Thắng” Đồi Quyết Thắng, chùa Tiên Đồng, đền Thánh Cả, di chỉ làng Đông
Sơn, động Long Quang, núi Mã Yên, núi Ngọc, núi Cánh Tiên tất cả đều lànhững thắng cảnh ở nơi đây
Động Long Quang, là một cảnh đẹp nằm trên núi Hàm Rồng, bên ngoài
động thoáng đãng có thể nhìn bao quát toàn vùng Từ xưa tới nay đã lôi cuốnnhiều thi nhân mặc khách đến đây vãn cảnh Nguyễn Trãi (1380 - 1442), mộtđại thi hào Việt Nam, cách đây 6 thế kỷ đã đến động này và cảm hứng sáng
tác bài thơ “Long Đại nham” bằng chữ Hán, dịch như sau:
“Hang Hùm năm trước đã từng coi Nay lại hang Rồng cũng đến chơi Ngao đội núi lên, nên có động Kình bơi lấp biển, biến thanh ao Trong bầu nhật nguyệt trời luôn trẻ
Sự nghiệp anh hùng ấy thuở nào
Lê, Phạm phong lưu nay đã vắng Thơ đề vách nửa rêu bao”
(Thơ văn Nguyễn Trãi – NXB giáo dục 1980)
Trang 26Qua hai câu cuối của bài thơ trên Nguyễn Trãi còn cho biết trước ông
từ thời Trần (thế kỷ XIV), đã có hai danh nho là Lê Quát và Phạm Sư Mạnhtừng đến vãn cảnh đẹp ở động Long Quang và đề thơ trên vách đá Tiếc rằngđến nay đến nay các bút tích đó đã mai một vì thời gian, hoặc do lâu đời màngười ta chưa phát hiện được
Nay trong động còn hai bút tích chữ Hán khắc vách đá cao Một củaThi Nam động chủ, tức vua Lê Thánh Tông, một của Thượng Dương độngchủ tức vua Lê Hiến Tông Bút tích thứ nhất là một bài thơ Đường luật nộidung cho biết vào ngày 22 tháng 2 năm Hồng Đức thứ 7 (1476), vua LêThánh Tông trên đường từ Lam Kinh (Thọ Xuân) trở về Thăng Long, đã dừngthuyền vãn cảnh động Long Quang, cho khắc lên núi bài thơ và lời dẫn mànay vẫn thấy Được dịch như sau:
“Trẫm: Yết xong Sơn Lăng
Cờ về phấp phới
Khi: Núi sông nắng ấm
Hoa cỏ đầy xuân Trên bước đường về Bỗng Qua động đá
Liền: Rời thuyền lên bờ
Lối đá cheo leo Hơi rừng đẫm áo Tiếng chim hót chào Hồn thơ lai láng Tình quê dạt dào
Trang 27Bốn chữ thành vần Lưu đề trên đá.
Thơ rằng: Sườn non xanh đẹp dạ bồi hồi
Xa ngắm bao la cảnh đất trời Những tưởng lễ rồi phong Tráp Ngọc Nào ngờ lạc lối tới Thiên Thai
Mây tràn ngập đất không người quét Sương núi trùm hang chắn nắng soi Sóng cuốn ven rừng duyên dáng lượn Như mời khách quý đến thăm chơi”
(Hồng Phi dịch)
Đến mùa xuân năm Cảnh Tống thứ 4 (1501), vua Lê Hiến Tông cũngtrong chuyến về bái yết quê tổ Lam Kinh đã tham quan động Long Quang vàcho khắc hai bài thơ lên vách động Được dịch như sau:
Bài 1.“Sương trùm hang rộng sáng lung linh
Sâu chứa bao nhiêu hộc gió lành Cây núi chào xuân thêm đổi sắc Hoa rừng ngập lối chẳng hay danh Dòng mang cỏ lướt trôi về biển Đất núi cây ràng bước tới kinh Nay gặp động Tiên ngày tháng rỗi Vào thăm cõi Ngọc hỏi trường sinh”
Trang 28Bài 2.“ Non xanh chim đẹp rộn đua kêu
Thi khách vào thăm hứng thú nhiều Muôn thuở núi sông còn dấu Vũ Một bầu hoa ngọc mặc xuân thêu Trời cao tiên giới không lần đến Đất dưới Long cung khó lọt vào Vận hội buổi đầu ngày tháng tốt Non sông đổi mới sáng soi đều”
(Hồng Phi – Hương Nao dịch)[5, 51 - 52 - 53]
Động Tượng Sơn, hay còn gọi là núi Con Voi là núi có nhiều hang
động Trong đó, có một động nằm gần đỉnh núi, thuộc vào loại đẹp và lớnnhất và được phát hiện trong mấy chục năm gần đây, đi bộ men theo chân núikhoảng 1km, thì sẽ đến một động nhỏ, thường gọi là động Trình Trên váchnúi kề động, có mấy dòng chữ Hán khắc trên đá, nội dung nói đến việc dânđịa phương làm đường tới ngôi chùa tên là Tăng Am, vào năm Thiệu Phongthứ 13, đời vua Trần Dụ Tông (1353) Hiện nay ngôi chùa trên đã mất vàchưa thể xác định được chùa nằm ở vị trí nào trong mấy ngọn núi xungquanh
Động Tượng Sơn nằm ở khu vực gần đỉnh núi, sau khi lách qua một kẽhẹp nơi cửa động sẽ đi đến động ngoài có diện tích rộng chứa được hàng mấyngàn người Các thạch nhũ bao đời còn chưa có bàn tay con người phá phách,
đã tạo ra những bức tranh kỳ thú hết sức sống động Nào thiên đường vớinhững hình thù như: ngọc hoàng, thượng đế, tiên ông, tiên cô, thần sấm, thầnsét, rồng bay, đại bàng Nào là địa ngục với hình ảnh diêm vương, hà bá, khothóc, kho vàng, mãng xà, thủy tộc… Những bóng hình mờ mờ, ảo ảo khiến
Trang 29cho người xem thấy mình như đang được sống trong các câu chuyện thầnthoại, cổ tích đã được nghe, được đọc từ thuở nhỏ.
Bên trong động ngoài là thủy cung nơi đây có một hồ nước nhỏ, trongveo, sâu khoảng 3 đến 4m Phía trên vách đá là thạch nhũ rủ xuống, muônhình muôn vẻ, phản chiếu trong đáy nước nhiều cảnh rất ngoạn mục Mỗi lầnmặt nước xao động, thì các cảnh trên cũng biến hóa theo, khi thì giống nhưmột đô thị cổ xưa, khi là một lễ hội người nườm nượp, thuyền chèo, chiêngtrống, tựa như cảnh thực
Nằm ở sâu hơn là “động trong” hay còn có tên gọi là “thung lũng tình
yêu” Nơi đây có nhiều thạch nhũ, giống như cặp trai gái đứng, ngồi tự tình,
phía dưới là một vực cạn, dốc thẳng đứng không nhìn thấy đáy Trên độngcòn có một số lối đi lên đỉnh núi, gọi là đường lên trời, hoặc đi rẽ ngang raphía sông Nhưng vì đường đi lắt léo, nguy hiểm nên còn hạn chế cho việctham quan
Gần động Tượng Sơn còn có Ngọn núi Yên Ngựa thuộc khu vực làng
cổ Đông Sơn Nơi đây có ngôi đền thờ một nhân vật lịch sử tên là Lê Uy, hiệu
là Chàng Ất đại vương Theo thần phả, thì vị thần ở ngôi đền này đã cầmquân đi đánh giặc phương Nam, bị thương nặng chạy đến trang Thượng ĐôngSơn thì mất Đến năm 1251, khi vua Trần Thái Tông đi dẹp giặc ChiêmThành, đến đây thuyền không đi được Lê Uy đã hiển linh giúp vua nên khithắng trận trở về, nhà vua bèn phong ông làm Thượng đẳng thần và cấp 30mươi ngàn quan tiền để xây đền thờ Thời đó đền nằm ở vị trí khác đến cuốiđời hậu Lê có ông Trịnh Thế Lợi di dân làng đến đây lập ấp, nên năm 1794đền cũng được dời tới nơi này Cảnh quan của đền khá đẹp, phía nam tựa lưngvào ngọn núi Yên Ngựa, phía bắc có một hồ bán nguyệt, xa nữa là cánh đồng,làng mạc thoáng đãng, đứng trước cửa đền có thể phóng tầm mắt xa tắp Đền
Trang 30đã bị hư hại nhiều, mới đây được trùng tu lại Ngoài một số hiện vật bằng gỗchạm trổ từ thế kỷ trước, đền còn lưu giữ được trên chục đạo sắc phong, từthời Cảnh Hưng (thế kỷ XVIII), đến thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX, XX).
Đến với Hàm Rồng, chúng ta còn có thể tham quan khu di chỉ văn hóaĐông Sơn, một địa danh quen thuộc trên bản đồ khảo cổ học thế giới, nơi đãphát hiện được các hiện vật của thời đại đồng thau và khu mộ địa khá lớn của
cư dân sống cách đây trên dưới 30 thế kỷ Di chỉ nổi tiếng này được các nhàkhảo cổ lấy tên để đặt cho một giai đoạn phát triển của loài người, đó là giaiđoạn đồ đồng Đông Sơn, với loại công cụ đồ đồng rất nổi tiếng
Tiểu kết chương 1: Như vậy Thanh Hóa là tỉnh được thiên nhiên ưu
đãi về cảnh quan thiên nhiên với bờ biển trải dài và nhiều danh lam thắngcảnh các khu rừng nguyên sinh Bên cạnh đó, lịch sử phát triển của mãnh đấtđịa linh nhân kiệt đã để lại nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phongphú và có giá trị cao tạo ưu thế nổi trội để phát triển du lịch Và Hàm Rồng làmột khu du lịch văn hóa có cảnh quan đẹp, có núi, có sông, có nhiều truyềnthuyết, có nhiều di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng nằm trêntuyến du lịch quốc gia Hiện nay, Hàm Rồng còn lưu giữ nhiều chứng tích củachiến tranh như những hố bom, những bức tường, thành cầu, tảng đá…là cảcuốn phim trung thực và sống động, có thể cung cấp cho du khách tham quannhiều tư liệu về một vùng đất lịch sử nổi tiếng này
Trang 31Chương 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA HÀM RỒNG
2.1 Giá trị của khu di tích Hàm Rồng đối với phát triển du lịch xứ Thanh
2.1.1.Giá trị về lịch sử - văn hóa
Thanh Hóa có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổitiếng, trong đó có khu di tích Hàm Rồng Đây là nơi ghi dấu chiến công củaquân và dân Thanh Hóa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và là nơi
để lại nhiều giá trị về lịch sử - văn hóa vang dội một thời của dân tộc ta Biểutượng của chiến thắng đó chính là cây cầu Hàm Rồng huyền thoại đã vượtqua mưa bom bão đạn vẫn hiên ngang tồn tại cho đến ngày hôm nay
Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng, là cầu đường sắt duynhất đi qua sông Mã Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh, là trọngđiểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông Vị trí của cầu rất đặcbiệt làm cho cầu khó bị bom đánh trúng Tại hai đầu Bắc Nam của cầu có haingọn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết bom đạn mà giặc Mỹ némxuống cầu Đây cũng là nơi các lực lượng phòng không bảo vệ cầu, đón bắncác máy bay oanh tặc buộc phải bay theo hướng khác Núi Hàm Rồng, ĐồiC4, núi Quyết Thắng là những địa danh nổi tiếng, là nơi đã từng chứng kiếnnhững trận đánh oanh liệt một thời của quân dân Hàm Rồng – Nam Ngạn nóiriêng và người dân Thanh Hóa nói chung
Chiến thắng Hàm Rồng cách đây 45 năm đã trở thành một biểu tượnganh hùng của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đếquốc Mỹ với sự tổ chức và lãnh đạo tài tình về quân sự của Ðảng ta Sự phốikết hợp chiến đấu anh dũng của quân dân Hàm Rồng tiêu biểu là sự phối hợp
Trang 32giữa các quân, binh chủng phòng không, không quân, hải quân, bộ đội chủlực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và nhân dân Hàm Rồng - Nam Ngạn(Thanh Hóa) đã ngoan cường chiến đấu, lập nên những chiến công vang dộitrước các đợt không kích tàn khốc của máy bay giặc Mỹ bảo vệ cây cầu HàmRồng Cầu Hàm Rồng chính là huyết mạch giao thông quốc gia, nhằm bảo
đảm chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu "Tất cả vì miền Nam
ruột thịt", "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" Chiến thắng oanh liệt của
quân và dân Hàm Rồng đã làm nức lòng quân dân cả nước và bạn bè quốc tế,
là bản anh hùng ca bất diệt, một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùngcách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Không phải sau cuộc chiến vang dội ngày 3 và ngày 4/4/1965 người ta
mới biết đến Hàm Rồng, mà trong ký ức xa xưa của người Việt Nam đã cómột góc cho Hàm Rồng, vùng đất có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, chứađựng trong mình nhiều trầm tích văn hóa như: di chỉ núi Ðọ, di chỉ Ðông Sơn,tiêu biểu cho nền văn hóa rực rỡ của dân tộc thời kỳ đồng thau - sắt sớm Nơiđây vẫn lưu giữ những mái nhà cổ, những ngôi mộ cổ, tiềm tàng những di chỉkhảo cổ học quý giá Ðông Sơn - Hàm Rồng là địa danh có mật độ trống đồngcao nhất trong tỉnh và trống đồng Đông Sơn được công nhận là nền văn minhnhân loại Nền văn hóa lịch sử ấy càng được tô đậm hơn qua các thời kỳ thời
kỳ lịch sử cách mạng Vùng đất này cũng từng chứng kiến và đồng hành cùng
sự nghiệp dựng nước gian lao của người Việt cổ, là chiến trường nóng bỏngcủa nhiều cuộc chiến đấu oai hùng chống ngoại xâm Chính bề dày lịch sử,văn hóa, đấu tranh cách mạng đã tôi luyện nên con người Hàm Rồng - ThanhHóa ngoan cường, bền bỉ, gan dạ Trong cuộc quyết chiến trận đầu ngày 3 và
ngày 4/4/1965 chống lại hàng trăm máy bay của đế quốc Mỹ, quân và dân
Thanh Hóa anh hùng, bằng ý chí và sự thông minh sáng tạo, cùng nghệ thuậtchiến tranh nhân dân, đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, bắn rơi 47 máy bay
Trang 33giặc Mỹ, bảo vệ cầu Hàm Rồng an toàn Theo giới quân sự Mỹ “ Hàm Rồng
là một biểu tượng bất khuất, niềm kiêu hãnh của Bắc Việt” và người Mỹ phải
cay đắng thú nhận "Ðó là hai ngày đen tối của không lực Hoa Kỳ" Những
chiến công đã làm rạng danh truyền thống anh hùng, bất khuất của nhân dânThanh Hóa, trở thành biểu tượng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam
Không những thế, giờ đây Hàm Rồng còn là một bảo tàng lịch sử vănhoá đồ sộ Mỗi ngọn núi, con sông, tấc đất, cây cầu nơi đây đều trở thành mộthiện vật sống ghi dấu những chiến công hiển hách của quân và dân HàmRồng trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
Vì thế, Hàm Rồng đã trở thành biểu tượng hiên ngang tượng trưng cho tinhthần bất khuất của dân tộc Việt Nam và phải chăng đó chính là cách lý giảicho một Hàm Rồng tuy chưa đầy 2 km2 nhưng đã có tới 6 đơn vị và nhiều cánhân anh hùng Ngày nay, khi đến Khu di tích Hàm Rồng, trên sườn núi Cánh
Tiên, du khách có thể nhìn thấy dòng chữ "Quyết thắng" đã từng làm nhụt chí
của kẻ thù
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của sự kiện ngày 3 và4/4/1965, để ôn lại chiến công oanh liệt, tôn vinh tinh thần chiến đấu, hy sinhanh dũng của quân và dân Hàm Rồng, thể hiện lòng tri ân đối với thế hệ chaanh và nhằm tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, tỉnh Thanh Hóa đãxây dựng kế hoạch kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng và đã tiến hành tổchức buổi lễ với quy mô cấp tỉnh, trang trọng trong các ngày 3 và 4/ 4 /2010.Tỉnh Thanh Hóa xem đây là sự kiện quan trọng hướng tới kỷ niệm 1000 nămThăng Long - Hà Nội
Tương lai không xa, Hàm Rồng sẽ trở thành trọng điểm kinh tế, trọngđiểm du lịch văn hóa - lịch sử của thành phố Thanh Hóa Anh hùng Chiếntranh đã lùi xa, 45 mùa xuân đã đi qua, Hàm Rồng hôm nay đang viết tiếp bài
Trang 34ca ngày mới Cũng từ đó Hàm Rồng đã đi vào lịch sử, như một huyền thoạitrong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của thế kỷ XX Cũng giống nhưngã ba Đồng Lộc, Hàm Rồng cũng được coi là yết hầu giao thông, nó đã trởthành một tượng đài về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam
cũng như nhân dân Thanh Hóa - vững vàng, hiên ngang vượt qua “mưa bom
bão đạn” Đây cũng là dịp để giới thiệu và quảng bá sâu rộng đến mọi tầng
lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh cũng như bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về vùngđất Thanh Hóa, khơi dậy lòng tự hào về lịch sử vẻ vang của đất nước, quêhương, động viên cổ vũ các thế hệ con dân Hàm Rồng, Nam Ngạn nói riêng,Thanh Hóa nói chung
2.1.2 Giá trị về mặt cảnh quan
Cách thành phố Thanh Hoá 3 km về phía Bắc, trên trục quốc lộ 1A làquần thể danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng mà trongtương lai không xa, nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hoá có tầm cỡ quốcgia
Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng là nơi có cảnh quan đẹp, có núi, cósông Núi đất, núi đá xen lẫn nhau, địa hình phong phú, với cảnh sắc đẹp Từtrên đỉnh núi có thể ngắm nhìn phong cảnh xung quanh Trên núi có vách đá,
có rừng cây, thực vật phong phú Dưới sông có thuyền bè đi lại ngược xuôi, làđịa danh non nước hữu tình Phan Huy Chú chép trong Lịch triều hiến chương
loại chí: "Một dòng sông, một con suối, một quả núi chỗ nào cũng là danh
thắng" và trong dòng chảy văn hóa dân gian câu ca "Thanh Hóa thắng địa là nơi, Rồng vườn hạt Ngọc, Hạc bơi chân thành" còn mãi được lưu truyền Với
cảnh quan thiên nhiên của núi Rồng, sông Mã đã tạo cho Hàm Rồng có nhiềuloại hình du lịch phong phú hấp dẫn như: du lịch bơi thuyền, đi xuôi ngượctrên dòng sông Mã xuống Sầm Sơn lên Cửa Hà, Cửa Đạt, Cẩm Lương…hoặc
Trang 35du lịch leo núi quan trắc thiên văn, hay khám phá hang động Cho nên có thểnói Hàm Rồng là điểm du lịch hấp dẫn, cảnh quan thiên nhiên đẹp có khảnăng thu hút số lượng khách tham quan lớn.
Với những đồi thông ngút ngàn đan xen những thung lũng thơ mộng,bao quanh là dãy núi hình 9 khúc rồng nhấp nhô uốn lượn theo dòng sông Mã.Ðộng Long Quang trên núi đầu Rồng là nơi mà du khách có thể thả sức ngắmnhìn toàn cảnh sơn thuỷ hữu tình hết sức độc đáo Ngoài ra du khách cònđược đến thăm Ðộng Tiên Sơn nằm ở núi Rồng Đây được xem là nơi lưu giữnhững kiệt tác của tạo hoá, đến với nơi đây du khách như lạc vào chốn thầntiên, được hòa mình vào cảnh thiên nhiên hoang sơ đầy huyền bí mà khôngkém phần hữu tình thơ mộng
Ngày nay Hàm Rồng được xây dựng thành khu du lịch văn hóa HàmRồng với các công trình được xây dựng gắn liền với quang cảnh tự nhiên củalàng cổ Đông Sơn, núi Cánh Tiên, núi Ngọc, động Tiên Sơn, hang Mắt Rồng,đền thờ Trần Khát Chân, Lê Uy, chùa Tăng Phúc và các di tích lịch sử vănhóa của Hàm Rồng – Nam Ngạn
Điều đó cho thấy Hàm Rồng đang sở hữu một phong cảnh hữu tìnhtuyệt đẹp do tạo hóa ban tặng, có sông có núi có hang động nhũ đá tất cả đãtạo nên một bức tranh hài hòa Vì thế khi đến với quang cảnh nơi đây nhiềunhà thơ, thi sĩ, những tao nhân mặc khách đã bị khung cảnh đó hớp hồn và đãcho ra đời những tác phẩm truyền lại cho hậu thế mai sau Nhận thức được giátrị du lịch của Hàm Rồng Tỉnh đã cho đầu tư tôn tạo lại các di tích, bên cạnhkhung cảnh tự nhiên vốn có, cho xây dựng thêm các khung cảnh nhân tạonhưng không làm mất đi vẻ tự nhiên của nó
Trang 362.1.3 Giá trị về đời sống văn hóa tâm linh
Du khách đến với khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng không chỉ
để tham quan hay tìm hiểu, mà đến với nơi đây du khách còn tự mình chứngkiến những di tích của một thời vàng son, dâng hương tưởng nhớ các anhhùng dân tộc đã ngã xuống vì tự do, hạnh phúc của chúng ta hôm nay Điều
đó đã trở thành nét văn hóa đẹp của người xứ Thanh nói riêng và người ViệtNam nói chung
Đến với Hàm Rồng là đến với cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn, đếnvới miền quê cổ tích, một vùng văn hóa tâm linh Trong nhân dân còn lưutruyền truyền thuyết về ông Vồm, bà Vồm bắc thang đòi trời chống hạn cùngnhững sự tích về núi Rồng, sông Mã Gắn liền với quần thể di tích này, hàngnăm, cấp ủy, chính quyền địa phương thường tổ chức lễ hội mùa xuân vào dịpsau Tết Nguyên đán Ngoài nghi lễ rước kiệu cùng phối tế, làng Đông Sơn tổchức đa dạng trò chơi, trò diễn dân gian như chọi gà, thi đấu vật, đánh đu hay
tổ chức các môn thể thao hiện đại thu hút đông đảo quần chúng vào các hoạtđộng vui chơi, lành mạnh, bổ ích
Hàng năm, tỉnh Thanh Hóa và Ban quản lý khu di tích thường tổ chứcdâng hương tưởng niệm các anh hùng đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ Đây chính là dịp để nhân dân trong vùng ôn lại lịch
sử và thể hiện lòng biết ơn, sự thành kính đối với thế hệ cha anh đã ngã
xuống Từ đó làm dấy lên lối sống văn hóa “uống nước nhớ nguồn” trong
cộng đồng dân cư Khi đến tham quan khu di tích, được nghe những truyềnthuyết về núi Rồng hiên ngang, sông Mã anh hùng trong quá khứ vàng soncủa Hàm Rồng khơi dậy niềm tự hào, kiêu hãnh của những ai là con dân củamảnh đất Hàm Rồng
Trang 37Đến với Hàm Rồng du khách khi về cũng không quên rút cho mình một
lá số may mắn Sau khi rút được lá số, họ thường tới nhờ những cụ già (theocách gọi của người dân địa phương là ông đồ) ghi lại những điều tốt lành lênmột tờ giấy vàng (gọi là sớ) và mang về treo trong nhà Vì thế những cụ già
áo dài, khăn đóng ngồi viết sớ là hình ảnh không thể thiếu, đồng thời làm nênkhông gian văn hóa độc đáo ở đây
2.2 Vai trò, vị thế của khu di tích Hàm Rồng trong sự phát triển
du lịch của tỉnh Thanh Hoá
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của ngành dulịch cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra những chính sách, đường lối thích hợp
để phát triển du lịch của tỉnh nhà Với nhiều khu du lịch được hình thành,nhiều di tích lịch sử - văn hóa được bảo tồn, khôi phục, và đưa vào khai thác
du lịch Nhờ những chính sách, biện pháp đó hiện nay ngành du lịch của tỉnh
đã đạt được nhiều bước phát triển lớn, tương xứng với tiềm năng của tỉnh vàngang tầm với các tỉnh bạn
Trong chiến lược phát triển du lịch dài hạn của tỉnh, thì khu du lịchHàm Rồng sẽ là một điểm nhấn của thành phố Thanh Hóa Nằm ở một vị tríthuận lợi cùng với một hệ thống di tích – lịch sử nổi tiếng và khi được đầu tư,xây dựng một cách hợp lý Hàm Rồng sẽ trở thành một khu du lịch phát triển.Khu du lịch này sẽ đóng một vị trí quan trọng trong việc phát triển du lịch củađịa phương nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung đúng với nhận định “
Hàm Rồng sẽ trở thành hạt nhân chính của thành phố và vùng”.
Những năm qua, du lịch Hàm Rồng phát triển làm cho diện mạo quanhkhu du lịch thay đổi, sạch đẹp hơn, đời sống người dân được cải thiện Hoạtđộng du lịch đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, tạo ra khả năngtiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ; lễ hội truyền thống được khôi phục,
Trang 38ngày càng đi dần vào nề nếp, gìn giữ được thuần phong mỹ tục Khu Du lịchvăn hóa Hàm Rồng được xây dựng và phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôntạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan Nhànước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sảnvăn hóa Tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh và của khu Du lịch văn hóaHàm Rồng đã truyền tải được giá trị văn hóa dân tộc, sắc thái văn hóa tỉnhThanh đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.
Hàm Rồng đã mở ra cho địa phương khá nhiều nghề, tạo việc làm chongười lao động, đời sống của người dân nhờ đó cũng ngày một cải thiện Chỉtiêu tăng trưởng kinh tế du lịch đạt khá, đóng góp quan trọng vào tổng thunhập GDP của tỉnh Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến vớiThanh Hóa nói chung và Hàm Rồng nói riêng, góp phần hình thành, củng cốmôi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội và tranhthủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, quêhương xứ Thanh giàu đẹp
Hàm Rồng sẽ trở thành vị trí lý tưởng để phát triển kinh tế, du lịch gắnvới di tích, du lịch sinh thái… Hiện những di tích gắn với Hàm Rồng cũng đã
và đang được trùng tu, xây dựng theo hướng “sông Mã là xương sống, Hàm
Rồng là điểm nhấn của Thành phố” Cùng với việc kết hợp với các khu di
tích, các điểm du lịch ở các vùng phụ cận và cà khu vực khác trong tỉnh như:khu di tích Lam Kinh, thành nhà Hồ, bãi tắm Sầm Sơn… sẽ tạo nên một hệthống xuyên suốt các địa điểm du lịch nổi tiếng trong tỉnh Và trong tương laikhông xa Hàm Rồng sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn, với nhiều loại hình dulịch đa dạng, phong phú, tạo nên sự hiếu kỳ đối với du khách về một khu dulịch mới được xây dựng Chính vì vậy Sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh đãtiến hành quy hoạch Hàm Rồng thành khu du lịch sinh thái tổng hợp Vớitiềm lực vốn có của mình Hàm Rồng đang thay da đổi thịt từng ngày, đang
Trang 39khoác trên mình tấm áo mới, màu của sự sống của sự phát triển cùng đất nướctrong quá trình hội nhập kinh tế đất nước.
Đến với địa danh Hàm Rồng du khách không chỉ dừng chân thăm cầuHàm Rồng – cây cầu lịch sử, thăm đồi C4, đồi Quyết Thắng, mà sẽ được thăm
cả một quần thể di tích văn hóa Hàm Rồng Nếu chỉ dừng lại ở địa danh HàmRồng thì sẽ không có gì mới mẻ hấp dẫn khách du lịch, ngày nay họ khôngchỉ đi tham quan mà còn kết hợp chuyến đi đó để nghỉ ngơi, thư giản, vui chơigiải trí Và Hàm Rồng đã làm được điều đó, đáp ứng được nhu cầu, nắm bắtđược thị hiếu của khách hàng, khi kết hợp với các khu du lịch xung quanhnhư: khu vui chơi giải trí ở hồ Kim Quy; đảo hồ xanh; nhà hàng Du thuyềnHoàng Long vừa phục vụ khách ăn uống tại chỗ hoặc có thể thuyền vừa chạy
để du khách vừa ngắm cảnh hai bên bờ sông vừa thưởng thức món ăn, đưa dukhách từ Hàm Rồng xuống Sầm Sơn lên Đình Hàn…đây chính là điểm mới,hấp dẫn ở Hàm Rồng; động Tiên Sơn, đền thờ Trần Khát Chân, Lê Uy, chùaTăng Phúc Các hoạt động du lịch ở đây sẽ thêm phong phú, hấp dẫn, gópphần tăng doanh thu cho khu du lịch, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy sựtăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà
Hàm Rồng sẽ đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội củatỉnh Thanh Hóa bởi nơi đây là điểm hẹn lịch sử, điểm hẹn văn hóa, tâm linh,điểm hẹn của tiềm năng và hội nhập Hàm Rồng xưa vững vàng trong chiếnđấu bảo vệ Tổ quốc thì Hàm Rồng nay cũng nhanh nhạy trong phát triển vàhội nhập
2.3 Thực trạng hoạt động du lịch của khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng
2.3.1 Hiện trạng kết cấu hạ tầng
2.3.1.1 Giao thông vận tải
Trang 40Hệ thống giao thông từng bước được xây dựng hoàn thiện: Cơ bảnhoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng 20ha, rà phá xong bom đạn toàn
bộ dự án Cùng với các nhà đầu tư thực hiện dự án, tỉnh và thành phố ThanhHoá đã tập trung ưu tiên đầu tư cho khu du lịch nhiều công trình hạ tầng:Đường đôi bờ sông Mã Nam Ngạn - Hàm Rồng, đường Bà Triệu, các tuyếnđường Yên Ngựa, đường số 1, số 2, số 3 và số 5 được dẫn từ thành phố và cácnơi về khu du lịch Hàm Rồng Về phía Nhà nước có trách nhiệm đầu tư hạtầng có 14 tuyến đường bao gồm 7 tuyến đường leo núi, đi bộ với tổng chiềudài khoảng 50 km thì mới đầu tư được 3 tuyến
Đường sá đi lại phục vụ trong khu di tích lịch sử văn hóa cũng đã đượcxây dựng lại và nâng cấp:
Mặc dù có nhiều cố gắng đẩy nhanh tiến độ đầu tư và thi công nhưngvới một công trình du lịch tầm cỡ như Hàm Rồng thì tiến độ như hiện nay làquá chậm, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đặt ra, do cơ chế giải phóng mặt