Đến nay có nhiều định nghĩa về “đu lich” Tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch tại Roma - Italia 21/08 - 05/09/1963 các chuyên gia đưa ra định nghĩa “Du lịch là tống hợp các mối quan hệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN FEI IR
KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Người hướng dẫn khoa học:
TS Hoàng Nguyễn Bình
Hà Nội - 2011
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của 7S Hoàng
Nguyễn Bình Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào từng được công bố
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 09 thang 05 nam 2011
Người thực hiện
Bé Thi Tham
Trang 3LOI CAM ON
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới 7% Hoàng
Nguyễn Bình - Người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Sinh -KTNN, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Động Vật Học đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận
Hà Nội, ngày 09 Tháng 05 năm 2011
Người thực hiện
Bé Thi Tham
Trang 4MỤC LỤC
LOI CAM DOAN
DANH MUC VIET TAT
Chương 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỊA ĐIÊM, THỜI
GIAN NGHIÊN CỨU
1.1 Phương pháp nghiên cứu
1.2 Dia diém
1.3 Thời gian nghiên cứu
Chuong 2 TONG QUAN TAI LIEU
2.1 Khai niém
2.1.1 Khai niém vé du lich
2.1.2 Khái niệm về di tích lịch sử
2.1.3 Một sô khái niệm khác
2.5 Con người
Chương 4 KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
4.1 Tác động của du lịch tới đời sông dân cư địa phương
Trang 5
lịch
4.4.2 Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp phải được đào
tạo chuyên nghiệp
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cao Bằng là mảnh đất địa đầu của tô quốc, là mảnh đất giàu truyền
thống văn hoá lịch sử và giàu truyền thống cách mạng Không chí vậy, Cao Bằng còn là nơi sơn thuỷ hữu tình, lòng người hồn hậu, chất phát Nếu như khu di tích lịch sử Đền Hùng là cội nguồn của dân tộc thì khu di tích lịch sử
Pác Bó được coi là cội nguồn cách mạng, nói như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết “Lịch sử chọn nơi này làm dat chôn rau”
Nguyễn Ái Quốc quyết định chọn Cao Bằng làm nơi về nước xây dựng
căn cứ địa cách mạng, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước vì theo
Người “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra một triển vọng lớn cho cách mạng nước ta, Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới lấy đó làm
cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi Nhưng Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được, có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang lúc thuận lợi có thể tắn công, lúc khó khăn có thể giữ” Cao
bằng còn là một trong những căn cứ địa cách mạng quan trọng của chiến khu Việt Bắc, được ví như sao bắc đầu soi sáng con đường cách mạng Nó có vai
trò quyết định trực tiếp đến thắng lợi cách mạng tháng 8 — 1945
Manh dat đầu tiên mà Bác đặt chân đến sau 30 năm bon ba hai ngoại ở
nước ngoài la Pac Bo — Cao Bằng Tại đây Bác đã sống và hoạt động cách mạng, lãnh đạo toàn dân kháng chiến trong giai đoạn lịch sử từ năm 1941 —
1945 Vì vậy, mà tại đây vẫn còn lưu giữ những hiện vật những điểm di tích gan với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Khi nhac dén cdi nguôn
Trang 7cách mạng thì ta nghĩ ngay đến Pác Bó như một suy nghĩ đã đi sâu vào tiềm thức con người Việt Nam
Nhân dân ta vẫn có truyền thống “Uống nước nhớ nguôn, ăn quả nhớ
kẻ trông cây” Vì vậy mà hoạt động hướng về tổ tiên, luôn được lưu giữ bao
đời Người ta đến với Pác Bó đề tìm về gốc tích cách mạng đề hiểu thêm về
Bác - một con người vĩ đại Tuy nhiên, do quá trình tôn tạo, tu sửa cùng với
cách thức tổ chức hoạt động, tổ chức du lịch chưa hợp lí mà làm mất đi ý
nghĩa, giá trị, vai trò giáo dục, tuyên truyền cách mạng của khu di tích Chính
vì lí do trên nên tôi chọn đề tài “Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại
khu di tích lịch sử Pác Bó — Trường Hà - Hà Quảng - Cao Bằng và những
giải pháp báo tần”
2 Mục đích nghiên cứu
- Nhằm trả lại nguyên trạng cho khu di tích gốc để thấy được khung cảnh Pác Bó thời xưa Với các hiện vật, điểm di tích giống như nguyên gốc
nhất nhằm khơi lại giá trị vật thể, từ đó rút ra giá trị nhân văn
- Nhằm tìm ra cách tô chức hoạt động du lịch cội nguồn phù hợp dé
khơi đậy giá trị truyền thống cách mạng, học tập va làm theo tắm gương đạo
đức Hồ Chí Minh
3 Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu hoạt động tham quan du lịch cội nguồn tại khu di tích lịch
sử Pác Bó, từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn giá trị và các biện pháp phát
triển đu lịch
- Nghiên cứu các vật thể (Suối Lê Nin, núi Các Mác, hang Cốc Bó )
và các giá trị phi vật thể để giữ gìn, bảo vệ và phát huy ý nghĩa vai trò tích
cực của di tích
Trang 8NỘI DUNG
Chương 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỊA ĐIÊM, THỜI
GIAN NGHIÊN CỨU
1.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa: đi đến khu di tích, quan sát, khảo địa
- Phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng sách, báo, Internet
- Phương pháp phát vắn: trưởng phòng nghiệp vụ, giám đốc ban quản lí
di tích, cư dân địa phương
Trang 9Chuong 2 TONG QUAN TAI LIEU
2.1 Cac khai niém
2.1.1 Khai niém du lich
Thuật ngtr “du lich” xuất hiện rất sớm và được dùng phô biến trên toàn
thế giới, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và với ý nghĩa là đi một vòng Sau
nó được La Tỉnh hoá thành /orzws rồi thành íouriste (tiếng Pháp) tourism (tiếng Anh) Học giả người Anh Robert Lanquar cho biết “Từ Touriste lần đầu xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800”
Trong tiếng việt thuật ngữ “đu ch” được dịch thông qua tiếng Han:
“Du” co nghia la đi chuyền, thay đổi vị trí không gian (ví dụ: du canh, du cư,
du học ) bên cạnh đó “đ” còn có nghĩa là chơi, đi chơi (ví dụ: chu du, xuân
du, du khách ) còn “lich” 6 đây có nghĩa trải qua, kinh qua, có vốn hiểu biết
rộng (ví dụ: lịch duyệt, lịch lãm )
Theo từ điển tiếng việt của viện ngôn ngữ 2006 - Nhà xuất bản Da
Nẵng thì du lịch là đi chơi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở
Như vậy “du lich” tim hiéu theo nghia khai quát nhất là họat động đi,
đi chơi để được trải nghiệm, tăng cường hiểu biết và làm phong phú thêm vốn
sống của bản thân
Đến nay có nhiều định nghĩa về “đu lich”
Tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch tại Roma - Italia (21/08 -
05/09/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa “Du lịch là tống hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước
họ với mục đích hoà bình, nơi đến không phải nơi làm việc của họ”
Trang 10Theo t6 chtre du lich thé gidi UNTWO (world Tourist Organization ) —
là một cơ quan của liên hợp quốc thì “Du lịch là đi đến một nơi khác xa hơn nơi thường trú để giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian rỗi Du lịch bao gồm tắt
cả hoạt động của người du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá
và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí, thư giãn như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống, định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích làm tiền Du lịch cũng là nghỉ ngơi, năng
động trong môi trường sống khác hắn với nơi định cư”
Theo triết học thì du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi hoặc không kết hợp với
mục đích chữa bệnh, thê thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác Theo bộ luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2006 “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Như vậy tuỳ thuộc vào mục đích, góc độ và cách tiếp cận mà người ta
đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch Song, suy cho cùng thì cái gốc
của du lịch vẫn là tìm đến những không gian địa điểm khác với nơi ở thường
ngày của mình để hưởng thụ các giá trị vật chất cũng như các giá trị tỉnh thần
ở nơi mình đến nhằm mục đích tăng thêm hiểu biết, vốn sống, vốn kinh
nghiệm thực tế của bản thân Đó là tác động hết sức to lớn mà du lich mang
lại góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống
Du lịch về nguồn là một loại hình du lịch mang nhiều ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, hành trình đó không chí đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan, khám phá của du khách mà còn mang ý nghĩa tích cực
Trang 11Du lịch về nguồn là một hành trình văn hoá hết sức thiết thực Đối với
mỗi người “Về nguồn” là về với những gì bản sắc nhất, truyền thống nhất để lắng đọng và cám nhận “Kjí phách cha ông, hôn thiêng sông núi”, đến với cái đích “Chân - Thiện - Mỹ” trong cuộc sống hiện đại Nó sẽ góp phần khơi đậy mạnh mẽ niềm tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng
2.1.2 Khái niệm về di tích lịch sứ
Chúng ta cùng nhau di phan tich hai tt “Di tich”
- Di: có nghĩa là còn sót lại, rơi lại, còn lại
- Tích: một dấu tích nào đó hay một dấu vết
Vậy di tích là đấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên
mặt đất có ý nghĩa về văn hoá và lịch sử
Di tích lịch sử là những bằng chứng, chứng tích mang tính vật chất có
liên quan đến sự hình thành, phát triển tồn tại của một cộng đồng, một tộc
người, một khu vực lãnh thé hay mot gia tri
Di tích lịch sử của bất kì dân tộc nào trên thế giới cũng có khối lượng rất lớn để nghiên cứu và khai thác các giá trị do các di tích lịch sử để lại cũng
như bảo quản, trùng tu cần phải phân loại các di tích lịch sử tuỳ theo mục đích nghiên cứu và khai thác mà có các hình thức phân loại khác nhau
Những người nghiên cứu có nhiệm vụ bảo quản, khôi phục, trùng tu các di tích Họ phân loại theo kiểu kiến trúc vật liệu để nghiên cứu lịch sử
phát triển của từng lĩnh vực và đưa ra các phương án trùng tu, bảo vệ và khai thác
Các di tích lịch sử nó không chỉ ton tại với tư cách là một chứng tích một bằng chứng trong quá khứ, nó không chỉ có giá trị về mặt khoa học, văn
hoá, lịch sử, nó còn là một phần không thê thiếu trong đời sống đương đại, nó
nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người Vì vậy, nó được nghiên cứu để
thực hiện với nhiệm vụ với tư cách là một sản phâm van hoa — du lich
Trang 12Từ các di tích lịch sử đề hiểu lịch sử của một cộng đồng, một dân tộc
Vì lịch sử là tất cả những ghi chép, những nhận xét, đánh giá về quá khứ nhưng tất cả những nghỉ chép ấy không khách quan vì người viết lịch sử thường là những người đang cai trị xã hội Lịch sử thường thuộc về kẻ chiến
thắng và những gì lịch sử ghi lại bằng văn bản phải có lợi cho người cầm
quyền, phải được soi sáng bởi quan điểm của người chiến thắng
Như vậy, việc nghiên cứu các di tích lịch sử là căn cứ khách quan hoá
lịch sử, đính chính lịch sử, trả lại bản chất đúng đắn cho lịch sử
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá khoa học, di tích lịch sử - văn hoá,
danh lam thắng cảnh được chia thành:
- Di tích cấp tỉnh: là di tích có giá trị tiêu biểu cho địa phương Do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích
- Di tích cấp quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia Do Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia
- Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của
quốc gia Do Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quyết định việc đề nghị tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biêu của Việt Nam vào danh mục di sản thé giới
Trong trường hợp di tích được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác
định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi thì
người có thâm quyền quyết định xếp hạng di tích nào đó có quyền ra quyết
định hủy bỏ xếp hạng đối với di tích đó
2.1.3 Một số khái niệm khác
- Bảo tồn di tích: là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại lâu đời, ốn
định của di tích dé sir dung va phat huy giá trị của di tích đó
Trang 13- Bảo quản di tích: là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những tác nhân hủy hoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố vốn có nguyên gốc của di tích
- Tu bồ đi tích: là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích
- Gia cố, Gia cường di tích: là biện pháp xử lí các cấu kiện của di tích
nhằm giữ ốn định về mặt cấu trúc và tăng cường khả năng chịu lực của các cấu kiện này
- Tôn tạo di tích: là những hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng và phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hoà của di tích và cảnh quan lịch sử - văn hoá của di tích
- Phục hồi di tích: là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó
- Tu sửa cấp thiết di tích: là hoạt động sửa chữa nhỏ nhằm gia cố, gia
cường các bộ phận di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sụp đồ trước
khi tiến hành công tác tu bố toàn diện
của con người
Động cơ du lịch là lí do của hành động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu
mong muốn của du khách
Trang 14Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành
động Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực
hiện du lịch, đi du lịch nơi nào, thực hiện loại du lịch nào
b) Các loại động cơ du lịch
Cac nha nghién cuu du lich MY Mcintosh, Goeldner va Ritchie cho
rằng có năm động cơ khiến người ta đi du lịch
- Động cơ về thể chất: thông qua các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi,
điều dưỡng, vui chơi, giải trí, tiêu khiển, vận động để khắc phục sự căng
thang, thư giãn sảng khoái về đầu óc, phục hồi sức khỏe
- Động cơ về văn hóa: thông qua hoạt động du lịch như khám phá và tìm hiểu phong tục tập quán, nghệ thuật văn hóa, di tích lịch sử, tôn giáo tín
ngưỡng nhằm thỏa mãn sự ham hiểu biết kiến thức, các loại hình nghệ thuật, món ăn
- Động cơ giao tiếp: thông qua hoạt động du lịch để kết bạn, mở rộng
quan hệ, thăm bạn bè người thân và muốn có được những kinh nghiệm, cảm
giác mới lạ, thiết lập được mối quan hệ và củng cố theo hướng bền vững Đối
với loại động cơ này du lịch là sự trốn tránh khỏi sự đơn điệu trong quan hệ
xã hội thường ngày hoặc vì lí do tĩnh thần và trách nhiệm xã hội
- Động cơ về sự khẳng định vị trí, địa vị và kính trọng: thông qua các
hoạt động du lịch như khảo sát khoa học, giao lưu nghệ thuật tham dự hội
nghị
- Động cơ kinh tế: thông qua hoạt động du lịch như khảo sát thị trường,
tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm bạn hàng, cơ hội làm ăn
Trong những động cơ du lịch trên thì du khách đến với khu di tích chủ yếu thuộc động cơ văn hóa nhằm mục đích hiểu sâu sắc thêm cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác, thấy được những khó khăn về vật chất mà Bác
Trang 15Ngoài ra khách du lịch đến đây còn có động cơ giao tiếp đây là dịp tốt
cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và tăng thêm mối quan hệ hữu nghị hợp tác
Hoặc theo tiễn sĩ Harssel (Trường đại học Nigara, New York, Mỹ) con người du lịch với nhiều lí do khác nhau Theo ông những lí do của người đi
du lịch có thể chia thành các nhóm sau:
- Tự khám phá: con người đi du lịch nhằm mục đích khám phám những điều thú vị bất ngờ chưa biết hoặc muốn được chiêm nghiệm thực tế những gì
họ đã được nghe, đã được đọc sách báo
- Giao lưu xã hội: nhu cầu giao tiếp với xã hội là một phần quan trọng
trong cuộc sống của mỗi con người Trong trường hợp này du khách thường
hoạt động thể thao, giải trí, tham gia lễ hội
- Sự hứng thú: một trong nhu cầu khá phổ biến của khách du lịch là tìm
kiếm sự thay đổi khác lạ so với công việc và cuộc sống đơn điệu quen thuộc
hàng ngày Thông qua du lịch họ có nhiều hưng phắn khi quay về thực tại
- Tăng cường bản ngã hay còn gọi là “Náng cao thương hiệu cá nhân ”: đối với nhiều khách du lịch uy tín các nhân tô thường ảnh hưởng tới sự lựa chọn của chuyến đi Việc đến nơi kì lạ ni tiếng với chỉ phí cao hơn mức bình thường được họ lựa chọn hơn những nơi chi phí trung bình, việc đi du lịch và
sử dụng các dịch vụ chất lượng cao của họ ngoài mục đích thoả mãn nhu cầu
của chuyến đi họ còn muốn người khác biểu lộ sự kính trọng, thán phục, thèm
muốn tới nơi họ đã tới
Trong trường hợp này thì du khách đến với Pác Bó chủ yếu với lí do tự
khám phá và giao lưu xã hội
2.3 Vấn đề bảo tồn các di tích lịch sử ở một số báo tàng lớn ở Việt Nam
Ở Việt Nam một số bảo tàng lớn như Bảo tàng cách mạng Việt Nam,
Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng quân đội Vậy những
Trang 16bảo tàng lớn đó có những hoạt động gi dé bảo tồn nét đẹp, nét văn hóa có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ Chúng ta cùng đi tìm hiểu một số bảo tàng lớn sau
2.3.1 Bảo tàng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất Người đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Theo nguyện vọng của toàn
thê nhân dân cả nước dé tưởng nhớ vị lãnh tụ kính yêu của mình Đảng và nhà
nước ta quyết định xây dựng công trình bảo tàng Hồ Chí Minh
Công trình được khánh thành vào ngày 19/05/1990 nhân dịp kỷ niệm
100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh tại số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà
Nội Công trình thé hiện lòng biết ơn với Bác và tỏ sự quyết tâm của nhân dân
Việt Nam tiếp tục kế thừa sự nghiệp cách mạng, đoàn kết, phấn đấu độc lập, dân giàu, nước mạnh, hợp tác và hữu nghị với nhân dân thế gidi
Từ ngày khánh thành bảo tàng đã đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và học tập Với chức năng nhiệm vụ của một thiết
chế văn hóa, bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm nghiên cứu, giới thiệu cuộc đời của một vỹ nhân vào thế ký thứ XX
Trong cuốn số vàng nhà văn Trần Văn Giàu có viết “Cụ Hồ là một nhà
yêu nước, một nhà hoạt động cách mạng, một nhà tư tưởng và triết học lớn,
viện bảo tàng đã nói lên tư tưởng chính trị và triết học của cụ Hồ ” Người khách nước ngoài đánh giá cao tính giáo dục của bao tang mot vị khách nước
ngoài viết “Báo tàng tồn tại như một tượng đài Hồ Chí Minh sống mãi”
Tòa nhà bảo tàng là một hình vuông đặt chéo góc mỗi cạnh khoảng 70m và mang dáng một bông sen Ở bảo tàng có kho bảo quản hiện vật bảo đảm mọi điều kiện kĩ thuật có tầng trưng bày, có gian triển lãm, bảo tàng còn
Trang 17có thư viện chuyên phục vụ công tác nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh, có hội trường 400 chỗ ngồi họp và chiếu phim tư liệu về Bác
Tầng trưng bày của bảo tàng gồm ba không gian chính gian long trọng, phần trưng bày tiêu sử, phần trưng bày các đề mục mở rộng
Gian long trọng: nằm giữa trung tâm của toà nhà ở đây có bức tượng
đồng toàn thân của Hồ chí Minh
Gian trưng bày tiểu sử: nằm bên tay phải của gian long trọng Tiếp thu
sự trưng bày mới của bảo tàng, phần tiểu sử là một hệ thống thống nhất gồm
đai tiểu sử và các tô hợp không gian hình tượng
- Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh, bước
đầu hoạt động yêu nước và cách mạng (1890 — 1911)
- Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chủ nghĩa Mác — Lê Nin và
khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1911 — 1920 )
- Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng
tạo đường lối của VI Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920 — 1924 )
- Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1924 — 1930)
- Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc giải phóng dân tộc và cách mạng tháng tám thắng lợi và sáng lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1930 — 1945 )
- Chủ đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ (1946 - 1954)
- Chủ đề 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền nam thống nhất đất nước (1954 - 1969 )
- Chu dé 8: Mãi mãi đi theo con đường của chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 18Những tranh ảnh, tài liệu, bút tích và hiện vật trên đai tiểu sử được gắn
bó chặt chẽ với giải pháp mỹ thuật đa dạng nhằm tăng sức hấp dẫn chú ý của
người xem Theo vành đai lịch sử, du khách được xem tám tư liệu lịch sử giới
thiệu những hình ảnh sống động của chủ tịch Hồ Chí Minh
Kết thúc mỗi chủ đề là những biểu tượng mỹ thuật gợi suy nghĩ về ý nghĩa của từng giai đoạn lịch sử Đó cũng là điểm ghi dấu những mốc quan
trọng cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam
Bằng hình tượng nghệ thuật khái quát và sự kết hợp với hiện vật gốc,
hiện vật mô phỏng, hiện vật có tính nghệ thuật, đem lại cho người xem những
hiểu biết cảm xúc của mánh đất Việt Nam gắn với từng giai đoạn hoạt động
cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh Trong quá trình tham quan, ta bắt gặp
- Nước Việt Nam thống nhất
Trên tầng trưng bày còn có các chuyên đề và các đề mục mở rộng (gọi tắt là chuyên để) Những chuyên để này được trưng bày ở tám gian xung quanh đai tiểu sử Những chuyên đề này giúp người xem hiểu biết thêm về phong trào và sự kiện thế giới trên mỗi chặng đường hoạt động của Bác Bảo tàng VI Lên Nin ở Matscova là cố vấn và là người cộng tác với
bảo tàng Hồ Chí Minh
Trang 192.3.2 Bảo tàng cách mạng Việt Nam
Bảo tàng cách mạng Việt Nam có trụ sở tại số 25 phố Tông Đản, Hoàn
Kiếm, Hà Nội Ngôi nhà bảo tàng trước năm 1954 là Sở thương chính Đông Dương do người pháp xây dựng năm 1917
Đây là bảo tàng đầu tiên của nước ta chính thức mở cửa đón khách vào
ngày mùng 06/01/1959 Khi ra đời tổng kho của báo tàng có trên một vạn
hiện vật, hình ảnh, tài liệu và văn bản Giờ đây con số đã tăng lên tắm vạn gồm nhiều sưu tập và bộ sưu tập có giá trị cho việc nghiên cứu khoa học và
xã hội —- nhân văn, cho việc tuyên truyền giáo dục truyền thống, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ
Hệ thống trưng bày của bảo tàng sử dụng trên 2.500 hiện vật, hình ảnh,
tư liệu bày trong 29 phòng với diện tích trên 2.000m” nội dung trưng bày gồm
ba phần:
- Phần thứ nhất: Thời kì đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt
Nam tir nam 1858 — 1945
- Phần hai: Cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ
độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc năm 1945 — 1975
- Phần ba: Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh
Các phần trưng bày trên đều được sử dụng các hiện vật phù hợp với
từng thời kì khó khăn, gian khổ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng đất
nước thống nhất nước nhà
Bảo tàng cách mạng đã trở thành một trung tâm sử liệu phong phú là
cảm hứng cho các nhà văn hoá sáng tạo
Trong những năm tới Bảo tàng cách mạng Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trưng bày cũng như hoạt động nghiệp vụ
Trang 20khác trên cơ sở đây mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và tăng cường hợp
tác với các bảo tàng trong nước
2.3.3 Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
Trước đây bảo tàng này được gọi là Bảo tàng quân đội là một viện bảo
tàng về lịch sử quân sự nằm tại 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội Bảo
tàng mở cửa lần đầu vào dịp kỷ niệm 15 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1959)
Bảo tàng trưng bày các hiện vật hình thành lịch sử quân đội từ thời kỳ các vua Hùng đến các cuộc chiến đấu từ nhà Lý đến nhà Nguyễn
Theo dòng lịch sử du khách có thể theo dõi và cảm nhận được sự
trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam từ những đội du kích nhỏ đến
cuộc kháng chiến chống Mỹ và kết thúc là đại thắng mùa xuân năm 1975, rất nhiều hiện vật được trưng bảy tại đây Các công cụ, phương tiện chiến đấu rất
độc đáo đặc sắc làm cho du khách có thể cảm nhận cuộc chiến đấu gian khổ
của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến để giải phóng đất nước giành độc lập
dân tộc
Các bảo tàng lớn với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại cùng với công
tác thuyết minh tốt, phương pháp trình bày theo không gian ba chiều sử dụng phối hợp với thiết bị nghe, nhìn, ánh sáng bảo tàng được điều chỉnh phù hợp,
hình thức bảo quản hiện vật tốt, nên đã giữ gìn được nét đẹp của bảo tàng, bảo tồn được vẻ đẹp nguyên trạng và mang tính giáo dục cao, ngày càng thu hút
được nhiều đu khách trong và ngoài nước
Trang 21Chuong 3 TONG QUAN VE KHU DI TICH LICH SU
PAC BO —- CAO BANG
3.1 Lịch sử hình thành khu di tích
Ban quản lí di tích Hồ Chí Minh Cao Bằng được thành lập năm 1983
trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng Năm 1990 Ủy ban nhân dân tinh
ra quyết định thành lập Ban quản lí khu di tích Pác Bó trực thuộc Ban quản lí
di tích Hồ Chí Minh tại tỉnh Cao Bằng Cuối năm 1992, Ban quản lí di tích
Hồ Chí Minh tỉnh Cao Bằng là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở văn hoá -
thông tin Cao Bằng và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương
Ban quản lí di tích Hồ Chí Minh có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, báo quản, kiểm kê trưng bày và tuyên truyền giáo dục thông qua những tài
liệu hiện vật và các di tích lịch sử có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phạm vi tỉnh Cao Bằng
Nhiệm vụ của Ban quản lí di tích là sưu tầm kiểm kê, bảo quản tài liệu,
hiện vật và các di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của
Bác để phục vụ cho công tác nghiên cứu và tuyên truyền đối với nhân dân trong nước và quốc tế
Tổ chức hướng dẫn khách trong nước và ngoài nước đến tham quan,
nghiên cứu, học tập tại khu di tích lịch sử Pác Bó và một số đi tích khác trên
toàn tỉnh, kết hợp với các hình thức tuyên truyền giáo dục khác như: triển lãm
lưu động, tổ chức nói chuyện với chuyên đề chủ tịch Hồ Chí Minh, biên soạn
tài liệu tuyên truyền nghiên cứu đề tài và thực hiện kế hoạch sưu tầm, bảo
quản, công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy tác dụng của các di tích Hồ Chí Minh trên phạm vi toàn tỉnh
Trang 22Khu di tích lịch sử Pác Bó được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di
tích lịch sử văn hoá theo thuyết minh số 09 VH/QĐ, ngày 21/02/1975 và đến
ngày mùng 07/06/1975 khu di tích Pác Bó được xếp hạng cấp quốc gia
3.2 Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu
* Vi tri dia It:
Khu di tích Pác Bó thuộc xã Trường Hà - Hà Quảng - Cao Bằng Nằm sát biên giới Việt - Trung cách thị xã Cao Bằng 55km theo đường 203 về phía Bắc
Xã Trường Hà nằm ở phía Tây bắc huyện Hà Quảng, phía Bắc và phía Tây giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp xã Kéo Yên, phía Nam giáp xã Nà
Sac Duong đi từ trụ sở xã đến trụ sở huyện là đường 203 rải 8km đường
nhựa
Làng ở bản xã được hình thành lâu đời gồm có 5 thôn: Pác Bó, Hoàng
I, Hoang I, Hoong I, Hoong II Năm 1983, nhập thêm hai thôn là Nà Mạ và
Nà Kéo
Diện tích ở khu di tích Pác Bó là 2.784 ha (Sach Tải nguyên và môi
trường du lịch Việt Nam, NXB giáo duc, nam 2000)
* Địa hình:
Đây là vùng núi hiểm trở thuộc địa hình caxto (karto) là hệ thống dãy
núi đá vôi phân nhánh mãnh liệt với đỉnh nhọn tai mèo, ghồ ghé, lởm chởm,
cao thấp, có nhiều hang hốc tự nhiên có phương kéo dài chung hướng Tây bắc
- Đông nam
Xã có dãy núi Các Mác, hang Pác Bó có ý nghĩa lớn trong lịch sử Suối
Lê Nin bắt nguồn từ hang Cốc Bó với chiều dài là 12km qua 6 thôn trên địa
bàn xã, cuối cùng suối đỗ ra ngã ba Đôn Chương, có chiều rộng trung bình là
12m, độ sâu 2m
Trang 23Hệ động thực vật ở đây khá phong phú và đa dạng gồm hệ thực vật ở
Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm đó là điều kiện tốt cho hoạt động
tham quan và du lịch, nghỉ dưỡng
Ở nước ta các công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu dễ chịu
nhất đối với người Việt Nam với nhiệt độ trung bình la 15 — 23°C
Khí hậu ở đây mùa hè thường có nắng nóng, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm Mùa đông thường từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Nhiệt
độ thấp có sương mù vào buổi sáng song không đáng kể Nhiệt độ trung bình
là 27°C, nhiệt độ cao nhất là 32°C, nhiét độ thấp nhất là 8°C Có những năm nhiệt độ thất thường và thấp nhất là 5°C, độ âm 70%
Sương muối nặng nhất vào năm 1960, 1973 kéo đài từ tháng II năm
trước đến tháng 3 năm sau Gây thiệt hại về gia súc, gia cầm và hoa màu khác
3.3 Một số điểm di tích trong khu di tích Pác Bó
- Khu ruộng Nà Chang
Tại đây nhân dân Hà quảng, Pác Bó đã tổ chức mít ting đón Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong dịp người lên thăm hang Pác Bó ngày 20/02/1961
- Nhà cụ Dương Văn Đình
Sau cuộc mít ting tại khu ruộng Nà Chang Chủ tịch Hồ Chí Minh đến
thăm gia đình và ăn bữa cơm thân mật tại nhà cụ Dương Văn Đình Đây là
Trang 24một gia đình cơ sở cách mạng ở Pác Bó - nơi Bác thường xuyên qua lại tiếp xúc và tuyên truyền cách mạng
- Nhà ông La Thanh
Là cơ sở cách mạng nơi gặp gỡ của cán bộ hoạt động cách mạng Tại
đây, năm 1941 là nơi đón tiếp các đại biểu đến dự hội nghị Trung ương Đảng
lan thir VIII thang 05/1941
- Núi Các Mác, suối Lé Nin
Suối Lê Nin, trước đây đồng bào gọi là Suối Giàng hoặc Dòng Ching
Núi Các Mác kéo đài từ ngã ba Khuối Nặm đến hang Cốc Bó gồm ba ngọn núi, trước đây dân địa phương gọi là Phúa Tao, Phia Na Con, Phía Na Tang
Từ khi bác đến đây hoạt động tại Pác Bó đã đặt tên cho dãy núi này là núi Các
Mác và suối Lê Nin
Trong thời kì hoạt động tại đây dù sống trong điều kiện gian khổ Bác
vẫn luôn tin vào sự thắng lợi của cách mạng với tinh thần lạc quan cách
mạng, trước cảnh núi rừng hùng vĩ, phong thuỷ hữu tình Bác đã làm làm thơ :
“ Non xa xa, Nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà ”
- Nơi Bác ngôi câu cá
Sau những giờ làm việc căng thang, thỉnh thoảng Bác lại ra ngồi câu cá
- Cột mốc 108
Ngày 28/01/1941 Bác cùng với các đồng chí Phùng Chí Kiên, Lê Quảng Ba, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc, Đào Thế An vượt qua cột mốc
108 về Pác Bó
Trang 25Theo sử liệu cột mốc 108 được xây dựng vào khoảng năm 1889 sau
hiệp ước Pháp — Thanh năm 1887, Là một trong 314 cột mốc dùng để phân định ranh giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc ở thời kì đó
Vào thời gian ấy, Bác đề nghị cả nhóm hoá trang ăn mặc như đàn ông nung dé che mat địch, vì phong tục của họ là cứ đến tết các chàng rễ đều phải mang đồ lễ về “cúng ma” ở nhà bố mẹ vợ Nên Bác đã mặc đúng kiểu đàn ông Nùng đề che mắt địch
Hiện nay, cột mốc 108 vẫn còn đó và sau hiệp định biên giới Việt -
Trung năm 1999 thì cách cột mốc 108 khoảng 2 - 3m là cột mốc 675 phân
định ranh giới Việt Nam - Trung Quốc và được xây dựng kiên cố vào năm
Ở và làm việc tại nhà ông Lý Quốc Súng được một tuần do điều kiện
nhà trật chội và cũng để đảm bảo bí mật, Bác cùng với các đồng chí chuyển xuống ở hang Ông Lý Quốc Súng là người chỉ cho Bác và các đồng chí cách mạng đến hang Cốc Bó
- Hang Cốc Bó
Ngày mùng 08/02/1941 Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng đã chuyền từ nhà ông Lý Quốc Súng sang ở và làm việc tại hang Céc Bo
Bác đã dùng than củi để đánh dấu ngày Bác lên ở hang với nội dung:
“ Nhất cửu tứ nhất niên nhị nguyệt bát nhật” (tức ngày 08/02/1941)
Bác về đây tuy thời tiết đã sang xuân nhưng cái rét của miền núi vẫn lạnh buốt da, buốt thịt Trên chiếc giường đơn sơ này trong những đêm thâu
Trang 26giá lạnh nhiều đêm không ngủ được Bác thường nhóm lửa để đọc tài liệu và sưởi ấm qua đêm
Trong tập thơ “Theo dấu chân Bác” nhà thơ Tố Hữu làm những vần thơ diễn tả cuộc sống gian khổ của Bác trong những ngày hoạt động tại Pác
Bó
“ Hang lạnh nhớ tay người đốt củi Bập bùng lửa cháy suốt đêm thâu
Ai hay ngọn lửa trong hang núi
Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau ! ” Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không những là một nhà hoạt động chính trị
lỗi lạc mà còn là một nghệ sỹ, trong những ngày ở hang Pác Bó Bác đã dùng
nhũ đá để tạc nên tượng Các Mác thể hiện lòng tưởng nhớ đến vị tiền bối cách
mạng vô sản thế giới
- Khóm trúc
Sau hai mươi năm xa cách, ngày 20/02/1961 chủ tịch Hồ Chí Minh lên
Pác Bó Cao Bằng thăm lại đầu nguồn Pác Bó và Bác đã trồng lại đây khóm
trúc lưu niệm
- Bép nấu cơm, cây oi
Trong những ngày tháng hoạt động tại đây, ngày nắng ráo Bác thường
từ hang xuống khu vực đầu nguồn làm việc Đồng chí Hoàng Lộc là người cơm nước cho Bác tại nơi này Bữa cơm của bác vô cùng khổ chỉ có cháo bẹ Với rau rừng
Sau bữa cơm bác thường hái lá ối đun nước thay chè Những ngày sống
và làm việc tại đây cuộc sống vô cùng kham khổ nhưng người vẫn lạc quan tin tưởng vào cách mạng
“ Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Trang 27Bàn đá chông chênh địch sử đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang ”
- Hòn đá đầu nguôn
Trong địp lên thăm lại Cốc Bó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng
chí Tố Hữu, Nguyễn Khai, Lê Quảng Ba ngồi nghỉ tại đây Người đã hồi
tưởng lại quá trình hoạt động cách đây 20 năm và người đã đọc bài thơ
“ Hai mươi năm trước ở hang này Đảng vạch con đường đánh nhật tay Lãnh đạo toàn dân ta kháng chiến Non sông gắm vóc có ngày nay”
- Bàn Đá
Trong những ngày làm việc tại nơi đây, trên chiếc bàn đá đơn sơ mộc
mạc này Bác đã làm việc miệt mài Tại đây, Người đã dịch cuốn địch sử Đảng
cộng sản Liên Xô, chuẩn bị nội dung cho hội nghị Trung ương lần thứ VIH,
viết các tài liệu và các bài thơ ca đề tuyên truyền cách mạng như: Thanh niên cứu quốc, Nhi đồng cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc và trực tiếp chỉ đạo chương
trình thí điểm mặt trận Việt Minh
- Hang Lũng Lạn
Cuộc sống của Bác đang dần đi vào ổn định thì xảy ra sự kiện Một
hôm có hai đồng chí đi liên lạc cho đoàn thể, đọc đường bị địch bắt giữ Hai
đồng chí liên lạc sau đó chạy thoát được nhưng thẻ thuế thân bị địch giữ lại, bọn địch tình nghi có cộng sản hoạt động ở Pác Bó nên cho quân lùng soát lên
Pác Bó Được tin quần chúng báo và đảm bảo bí mật, Bác quyết định rời hang
Cốc Bó chuyên sang hang Lũng Lạn ở và làm việc khoảng một tuần
Hang Lũng Lạn gọi là hang nhưng thực tế chỉ là một mái đá trồng trai, mưa dầm gió bắc vẫn vào được, dưới mái đá có một khoảng đất bằng khoảng
Trang 284 - 5m” không giường, không chiếu, Bác và các đồng chí phải dùng lá cây rải
xuống đất đề nằm trong những đêm thâu giá lạnh
Trước tình cảnh như vậy, các đoàn thê cứu quốc Pác Bó đã dựng cho
Bác một chiếc lán đơn sơ ở khu vực Khuỗi Nặm và cuối tháng 03/1941 Bác
đã chuyên sang lán Khuối Nặm làm việc
- Hang Si Diéng
La hộp thư liên lạc của Bác trong thời kì Người hoạt động tại Pác Bó
- Bai Coi Rac
Là nơi huấn luyện quân sự của học viện trường quân sự chính khóa I
(02/1942) Tại đây, Bác đã trực tiếp huấn luyện về chính trị và quân sự giảng
trực tiếp có các đồng chí: Phùng Chí Kiên, Lê Quảng Ba, Lê Thiết Hùng
- Lan Khuéi Nam
Cuối tháng 03 năm 1941 Bác cùng với các đồng chí rời Lũng Lạn chuyền sang ở và làm việc tai lan Khuéi Nam
Tại đây Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại diện của quốc tế cộng sản
đã triệu tập và chủ trì hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII Đồng thời,
trong thời gian diễn ra hội nghị đồng chí Nguyễn Ái Quốc kết hợp với huấn
luyện chính trị tại lán Khuối Nam Bac da sáng lập ra tờ báo Việt Nam độc lập
ngày mùng 06/06/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết thư kính cáo đồng bào
cả nước nói rõ chủ trương cứu nước của mặt trận Việt Minh cũng tại nơi đây
đội du kích thoát li dau tiên được thành lập
Trong thời gian sống và hoạt động tại khu vực lán Khuổi Nặm, buổi
sáng Bác thường ra tập thể dục ở khoảng sân trước lán Sau những giờ làm việc Bác đã trồng vườn rau đề cai thiện đời sống
- Khu tưởng niệm liệt sỹ Nông Văn Dễn
Tuy khu tưởng niệm nằm cách xa khu di tích Pác Bó nhưng vẫn thuộc
Trang 29Nông Văn Dền là người anh hùng nhỏ tuổi được nhiều thế hệ thiếu nhi
biết đến và gọi với cái tên trìu mến là “4n Kim Đồng” trong khu tưởng niệm
mộ anh Kim Đồng ở chính giữa và bên tay trái là mộ mẹ anh Kim Đồng Với
tượng đài anh Kim Đồng mặc bộ quần áo dân tộc Nùng, tay nâng cao con
chim bồ câu đưa thư
3.4 Cơ sở vật chất
Hiện nay cơ sở vật chất đang được cải thiện đặc biệt là về cơ sở hạ
tầng Tại khu di tích người ta đã xây đường đi lối lại nối liền các điểm di tích
với nhau, xây dựng bãi đỗ xe dưới chân núi Các Mác, xây dựng các bia biển
di tích, nhà trưng bày
Được sự quan tâm của Đảng và ban lãnh đạo cấp trên, giờ đây khu di
tích đang được tiến hành thi công xây dựng bãi đỗ xe mới ở gần nhà trưng bày, nhà tưởng niệm mới, xây dựng đường Hồ Chí Minh nói liền Nam - Bắc
đưa du khách đến gần với cội nguồn cách mạng hơn
Ở khu di tích vẫn chưa có hệ thống nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn, và
các dịch vụ du lịch cung ứng cho khách du lịch như đồ ăn, thức uống, đồ lưu
niệm đặc biệt là khu vệ sinh công cộng vẫn chưa được hoàn tất
3.5 Con Người
Năm 2004 toàn xã có tông là 347 hộ với 1.542 nhân khâu Nam chiếm
47,3%, Nữ chiếm 52,7% Dân tộc Tày chiếm 43%, Nùng chiếm 49,25%, Mông chiếm 0,01%
Hiện nay đồng bào Pác Bó có gần 100 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Nùng
Đa số người dân ở đây sống bằng nghề nông nghiệp như canh tác ruộng rẫy, chăn nuôi trâu bò, lợn gà để làm ăn sinh sống với diện tích canh tác eo hẹp
Hiện nay, cùng với hoạt động tham quan du lịch mà người dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, cùng với sự quan tâm của Đảng
Trang 30và chính quyền địa phương mà đời sống của người dân cũng dần dần được cải
thiện
Nhân dân ở đây chủ yếu là dân tộc Nùng nên mang những nét văn hoá đặc trưng nhưng đo xu thế hiện đại hoá, toàn cầu hoá mà cái riêng đó đang
bị mai một dần