1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học tiếng việt lớp 2 ở một số trường tiểu học khu vực thị trấn sóc sơn - hà nội

60 886 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 8,97 MB

Nội dung

Trang 1

MỚ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Sự nghiệp giáo dục trên thế giới đang ở mức rất cao với những bước

phát triển mạnh mẽ Nước ta đã và đang bước vào hội nhập toàn diện với thế

giới nên nhu cầu cấp thiết được đặt ra cho giáo dục nước nhà là phải đổi mới

toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tô chức dạy học

Trong đó, sự đối mới về phương pháp dạy học đang được coi là vấn đề quan

trọng bậc nhất, mang tính thời đại thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,

của các nhà nghiên cứu giáo dục và các giáo viên trực tiếp đứng lớp

Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình

thành và phát triển con người, đặt nền móng vững chắc cho hệ thống giáo dục quốc dân nên đối mới phương pháp dạy học Tiểu học có ý nghĩa rất quan

trọng Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với mơn Tốn, mơn Tiếng Việt giữ vị trí rất quan trọng, được coi là môn học công cụ tạo “vốn liễng” ban đầu cho việc lĩnh hội tri thức các môn học khác Đây còn là môn học có sự tích

hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực của con người Nhằm đáp ứng mục tiêu của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, chương trình môn Tiếng Việt

đưa ra những mục tiêu nhằm khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của học sinh, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có xu hướng đổi mới

phương pháp dạy học đề học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành, rèn

luyện kĩ năng, giáo viên thực sự là người “đzo điễn” còn học sinh là những

“điễn viên” để học sinh hoạt động tự bộc lộ và phát triển kĩ năng của mình

thông qua hoạt động học tập Mục tiêu này đòi hỏi giáo viên phải sử dụng

Trang 2

giác, chủ động nhận thức của học sinh như: phương pháp dạy học dự án,

phương pháp trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết van dé

Phương pháp trò chơi học tập được coi là một trong những phương pháp đạy học tích cực Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong dạy học Tiểu học Sử dụng trò chơi trong dạy học không phải là vấn đề mới hiện nay Thực tế nhiều giáo viên tiểu học đã có những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh, việc học tập trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn Cho đến nay cũng có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến

vấn đề này, đều khẳng định những mặt tích cực của việc tổ chức trò chơi học

tập trong dạy học Tuy nhiên, thực trạng sử dụng phương pháp này trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 như thế nào, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó còn là vấn đề chưa có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu

Kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu nói trên và xuất phát

từ nhu cầu thực tiễn của môn học Tiếng Việt nên tôi mạnh đạn chọn đề tài

“Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 ớ một số trường Tiểu học khu vực Thị trấn Sóc Sơn

- Hà Nội” để tìm hiểu và nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc sử dụng trò chơi học tập không phải là van dé mới được đặt ra

Ngay từ đầu thế ki XX, phương pháp học tập này đã được nhà tâm lí học

người Thụy Sĩ J.Piaget (1896-1980) rất quan tâm và ủng hộ Luận điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” của ông được

triệt để khai thác trong các nhà trường tiểu học hiện nay, nhất là đối với các

em học sinh những lớp đầu cấp

Trang 3

chơi mà còn phải làm cho toàn bộ cuộc sống của trẻ được nuôi dưỡng bằng trò chơi” (7, Tr3)

Năm 1999, nhà xuất bản Meadowbook (Anh) đã xuất bán cuốn “Phương pháp giúp trẻ chơi mà học” (Biên dịch Mạnh Linh - Minh Đức - NXB Phụ nữ) của tác giả Penny Warner, cuốn sách đã được tác giả nghiên cứu và viết về trò chơi học tập trong đó mỗi trò chơi có hướng dẫn từng bước, liệt kê các kĩ năng mà trẻ học được qua mỗi trò chơi (7,Tr3)

Bộ sách “Trò chơi trí tuệ - học toán” Nhà văn hóa Sài Gòn gồm 4 cuốn: phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia Bộ sách này sẽ giúp các bé loại bỏ những khó khăn khi bắt đầu học tốn

Ngồi ra, nhóm tác giả Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm

cho xuất bản cuốn “100 trò chơi học tập Toán 1” - NXB Giáo duc, 2007 Tác

giả Ngô Thúc Lanh cho xuất bản cuốn “Giúp em vui học Toán 1” đã đưa ra nhiều câu đố và nhiều trò chơi toán học giúp em củng cố nội dung bài học,

rèn trí thông minh và khả năng sáng tạo mà vẫn đảm bảo vui mà học, học mà

VI

Tác giả Bùi Phương Nga (chủ biên) với cuốn “Trò chơi học tập môn Tự

nhiên và xã hội lớp I, 2, 3” - NXB Giáo duc, 2004 Trong môn Tiếng Việt,

nhóm tác giả do Trần Mạnh Hưởng (chủ biên) xuất bản cuốn “Trò chơi học tập Tiếng Việt 2” - NXB Giáo dục, 2004 Qua đó đã đưa ra các trò chơi giúp

các em vừa học vừa vui, đem lại hiệu quả cao trong giờ học

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu trên

phương diện lí luận mà chưa đi sâu khai thác triệt để thực trạng sử dụng phương pháp này trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng

Trang 4

Từ việc làm rõ lí luận của phương pháp trò chơi, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp này trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 Trên cơ sở đó tìm nguyên nhân và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp này trong dạy học Tiếng Việt nói riêng và trong dạy học Tiểu học nói chung

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Khách thể nghiên cứu: vấn đề sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 2

-_ Đối tượng nghiên cứu: thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi

trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 2

-_ Phạm vi nghiên cứu: do thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu thực

trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 ở

một số trường Tiểu học khu vực Thị tran Sóc Sơn - Hà Nội

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

-_Tìm hiểu những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học, phương pháp

trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2

- Tim hiéu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy

học Tiếng Việt lớp 2

- Nguyên nhân và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng giờ học có sử dụng phương pháp này

6 Giá thuyết khoa học

Thực trạng việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 vẫn chưa đạt kết quả cao Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhưng quan trọng nhất là khả năng vận dụng và tổ chức của giáo viên Nếu phương pháp trò chơi học tập được tô chức và vận dụng tốt sẽ phát

huy các ưu điểm, hạn chế tối đa các nhược điểm của phương pháp này nhằm

Trang 5

7 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp thống kê toán học 8 Kế hoạch nghiên cứu

- Tháng 10/2009: nhận đề tài nghiên cứu

- Từ tháng 10/2009 đến hết tháng 1/2010: nghiên cứu tài liệu để tìm

hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

- Tir thang 1/2010 đến hết tháng 4/2010: thiết kế phiếu điều tra và điều

tra thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập ở trường Tiểu học - Tháng 5/2010: hồn thành cơng trình nghiên cứu

9 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, nội

dung chính của khóa luận bao gồm: + Chương |: Cơ sở lí luận

+ Chương 2: Môn Tiếng Việt lớp 2 và vấn đề sử dụng trò chơi học tập

+ Chương 3: Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 ở một số trường Tiểu

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Phương pháp dạy học

1.1.1 Khái niệm

Thuật ngữ phương pháp dạy học bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (Methodos)

có nghĩa là con đường đề đạt được mục đích Theo đó phương pháp dạy học

là con đường đề đạt được mục đích dạy học

Ta có thể hiểu phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định

nhằm đạt được mục đích dạy học

Theo định nghĩa trên cho thấy phương pháp dạy học được đặc trưng bởi

hai hoạt động: hoạt động của thầy và hoạt động của trò Hai hoạt động này tồn tại được tiễn hành trong mỗi quan hệ biện chứng, hoạt động của thầy đóng vai

trò chủ đạo (tô chức, điều khiển)

Như vậy: phương pháp dạy học là tổ hợp những cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, được hình thành dưới vai trò chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học

1.1.2 Phân loại phương pháp dạy học ở Tiểu học

1.1.2.1 Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời

- Phương pháp kế chuyện: là phương pháp giáo viên dùng lời đề giới

thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động, tâm tư tình cảm của nhân vat, ké lại diễn biến của câu chuyện sao cho người đọc hình dung được nội

Trang 7

- Phương pháp giảng giải: là phương pháp giáo viên dùng lời để giải

thích rõ cho học sinh nội dung của tài liệu học tập Nó trả lời cho câu hỏi “Tại

sao” Phương pháp này phù hợp cho giảng dạy các môn khoa học tự nhiên - Phương pháp diễn giải: là phương pháp giáo viên dùng lời để mô tả

tài liệu học tập nào đó có tính chất mới, phức tạp

- Phương pháp vấn đáp: là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra

hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trước, học sinh trả lời câu hỏi, thông qua

việc trả lời hệ thống câu hỏi đó mà học sinh nắm vững tri thức khoa học

1.1.2.2 Nhóm các phương pháp dạy học trực quan

- Phương pháp quan sát (trưng bày trực quan): là phương pháp dạy

học mà giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nội dung tài liệu học tập trên

phương diện dạy học trực quan, học sinh quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự rút ra kết luận khái quát

- Phương pháp trình bày trực quan: là phương pháp dạy học mà giáo

viên trình bày trước học sinh tài liệu học tập trên phương tiện trực quan, học

sinh quan sát theo sự trình bày của thầy Từ đó học sinh nghe, hiểu, ghi nhớ 1.1.2.3 Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn

- Phương pháp làm thí nghiệm: được sử dụng chủ yếu trong giảng dạy môn khoa học (ở Tiểu học) và môn tự nhiên (ở THPT), là phương pháp mà

giáo viên và học sinh tái tạo được hoat động cần nghiên cứu trong điều kiện

nhất định kết hợp với các phương tiện dạy học khác giúp học sinh nắm vững

nội dung tài liệu học tập

- Phương pháp ôn tập: ôn tập giúp cho học sinh nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xáo giúp giáo viên sửa chữa những sai lầm dam bao cho hoc sinh trong lớp tiến bộ đồng đều, rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo làm việc đúng

đắn và phát huy tính tích cực, độc lập tư duy của học sinh, giúp học sinh mở

Trang 8

- Phương pháp luyện tập: là phương pháp giáo viên tổ chức cho học

sinh vận dụng những tri thức nắm được để hoàn thành những nhiệm vụ học

tập do giáo viên đặt ra hoặc đề giải quyết van dé do thực tiễn đặt ra

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: là phương pháp dạy học mà giáo

viên tổ chức cho học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập do giáo viên đặt ra

trong một khoảng thời gian xác định

- Phương pháp thảo luận nhóm: là phương pháp dạy học mà giáo viên chia lớp thành các nhóm đề học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập do giáo viên đặt ra

- Phương pháp trò chơi: là phương pháp dạy học mà giáo viên tô chức cho học sinh chơi các trò chơi học tập: đóng vai, lắp ghép, xếp hình, vận động nhằm giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và các kĩ năng hoạt động sáng tạo điển hình

Tùy theo nội dung bài học và đặc điểm lứa tuôi của các em mà các nhà

sư phạm khai thác sử dụng các loại trò chơi với ý nghĩa học tập tối đa Trò

chơi là một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh học tập tích cực, vừa chơi, vừa học có kết quả

1.2 Phương pháp trò chơi trong dạy học Tiểu học

1.2.1 Khái niệm trò chơi

Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung

nhất định và có những qui định mà người tham gia cần tuân thủ

Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi Qua trò chơi, người chơi còn được rèn luyện trí tuệ, thể lực, tạo cơ hội giao lưu với mọi người cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tổ

Đặc trưng cơ bản của trò chơi:

- Trò chơi là một loại hình hoat động sống của con người

Trang 9

- Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí vừa có ý nghĩa giáo dục

tích cực

1.2.2 Phân loại trò chơi

Trò chơi của trẻ em rất đa dạng, phong phú về nội dung, tính chất cũng

như cách thức tổ chức chơi Do đó có nhiều cách phân loại khác nhau Cụ thể:

- Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển:

+ Nhóm I: Gồm các trò chơi thực hành + Nhóm 2: Gồm các trò chơi theo bản năng

- Phân loại trò choi theo nguồn gốc, cấu trúc gỗm:

+ Các trò chơi luyện tập đành cho trẻ dưới 2 tuổi

+ Các trò chơi kí hiệu dành cho trẻ từ 2 - 4 tuổi

+ Các trò chơi có luật (có quy tắc) đành cho trẻ từ 4 - 7 tuổi; 12

tuổi (chủ yếu là trẻ từ 7- 12 tuổi)

- Từ những năm 80 trở lại đây, trong các trường mẫu giáo ở Việt Nam áp

dụng hệ thống phân loại trò chơi của Liên Xô cũ, chia trò chơi làm 2 nhóm là:

+ Nhóm 1: Những trò chơi sáng tạo, bao gầm các trò chơi:

- Trò chơi đóng vai trò theo chủ đẻ

- Trò chơi lắp ghép - xây dựng - Trò chơi đóng kịch

+ Nhóm 2: Nhóm trò chơi có luật, bao gom cac tro choi: - Tro choi hoc tap

- Tro chơi vận động

Cách phân loại này đã thừa nhận khả năng sáng tạo của trẻ trong khi

chơi, coi chơi là một hoạt động tự lập của trẻ Đây là cách phân loại có nhiều

ưu điểm hơn cả

1.2.3 Trò chơi học tập

Trang 10

Theo sách Giáo dục học Mầm non [Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Sinh,

Trần Thị Sinh, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội] đã cho rằng: “Tro choi hoc tập là loại trò chơi có luật tiêu biểu khi tham gia vào trò chơi này, trẻ gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ trí dục: củng cô, chính xác hóa các biểu tượng, phát triển ngôn ngữ và hình thành biểu tượng mới ”

Bản chất của trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tô chức hoạt động cho học sinh Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt

động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyên tải mục tiêu của bài học Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp

học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá

1.2.3.2 Đặc thù của trò chơi học tập

Mỗi trò chơi học tập gồm 3 phần [3; Tr 103-104]

- Nội dung chơi: đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất như

một bài toán mà trẻ phải dựa trên những điều kiện đã cho Nội dung chơi là

thành phần cơ bản của trò chơi học tập, nó khêu gợi hứng thú sinh động của trẻ

- Hành động chơi: là những hành động trẻ làm trong lúc chơi Những hành động ấy càng phong phú, nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi càng lí thú bấy nhiêu Những động tác chơi đo cô giáo thực hiện cho phép cô có thể hướng dẫn trò

chơi thông qua “tiến trình làm thứ”

- Luật chơi: mỗi trò chơi học tập đều có luật do nội dung chơi qui định

Những luật này có một vai trò: nó xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của đứa trẻ

Trang 11

Trong trò chơi học tập thì ba bộ phận trên có liên quan chặt chẽ với nhau và chỉ cần thiếu một trong ba bộ phận chơi thì đều không thé tiến hành trò chơi được

Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là kết thúc trò chơi, học sinh hình thành một nhận thức nào đó Đối với học sinh thì kết

quả của trò chơi khuyến khích các em tích cực hơn trong các trò chơi tiếp

theo, còn đối với cô giáo thì kết quả trò chơi luôn là chí tiêu về mức độ thành

công hoặc sự lĩnh hội tri thức của các em

1.2.3.3 Ý nghĩa của trò chơi học tập trong dạy học Tiểu học

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình đạy học sẽ làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng bớt đi vẻ

khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn Trò chơi là phương tiện rất quan trọng để giáo dục trí tuệ cho các em Cụ thé:

- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học

- Tro choi lam thay đổi hình thức học tập bằng hoạt động trí tuệ, do đó

giảm tính chất căng thắng của giờ học, nhất là giờ học kiến thức lí thuyết mới

- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh, tăng hiệu quá giao tiếp giữa thầy- trò, trò - trò

- Trò chơi giúp trẻ phát triển về tính chất, trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo

- Trò chơi giúp trẻ hình thành ý chí và tính cách, bồi dưỡng cho các em

năng lực hoạt động tập thê, biết thống nhất với nhau cùng nỗ lực đề giải quyết

một nhiệm vụ nào đó

Trang 12

- Qua trò chơi, học sinh có cơ hội đề thí nghiệm những chuẩn mực hành vi, tỉnh thần trách nhiệm, khả năng ứng xử trong cuộc sống Cũng trong chính

trò chơi học tập trẻ học được cách đánh giá và tự đánh giá về kết quả đã đạt

được

Như vậy: Trò chơi học tập vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức

tổ chức đạy học cho trẻ Trò chơi là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lí Trẻ không chí học trong lúc học mà còn học cả trong lúc chơi Trẻ em học cách tổ chức, học nghiên cứu cuộc sống “Chơi

với trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm tic ”

(N.K.Crupxkaia) [3, Tr75]

Đánh giá cao vai trò của hoạt động chơi đối với trẻ em, nhà giáo dục

nổi tiếng A.X.Macarenco viết “7rò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ em, có một ý nghĩa giống như ý nghĩa của hoạt động, công tác và sự phục vụ của người lớn vậy Trong khi chơi trẻ như thế nào thì sau này, khi lớn lên, trong công tác, phân lớn trẻ sẽ như thế ấy Do đó, việc giáo dục những

nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên từ trò chơi.” [3, Tr76] Văn hào lỗi

lạc Nga Macxim Goorki cũng đã nói: “Chơi là con đường dẫn trẻ nhận thức

được cái thế giới mà các em được sống, cái thế giới mà các em có sứ mệnh cải tạo ”

1.2.3.4 Những tiền đề quan trọng để thực hiện tốt hoạt động trò chơi học tập cho học sinh Tiểu học

1.2.3.4.1 Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy học nói riêng

Trang 13

Trên cơ sở nắm vững mục tiêu giáo dục Tiểu học, người giáo viên sẽ

lựa chọn, sử dụng trò chơi trong từng hoạt động để thực hiện tốt mục tiêu đã

đề ra nhằm phát triển toàn diện nhân cách, đạo đức, trí tuệ cho học sinh

Ngoài ra, trò chơi còn có ý nghĩa trong việc phát triển các kĩ năng ban

đầu, đó là:

- Những kĩ năng thuộc hành vi giao tiếp đối với mọi người xung quanh, trong gia đình, nhà trường và nơi công cộng

- Những kĩ năng học tập đơn giản

- Một số kĩ năng hoạt động hợp tác nhóm

1.2.3.4.2 Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học

- Trẻ em đến trường là thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc sống và sự phát triển tâm lí của trẻ em Với hoạt động học là chủ đạo các em được

thực hiện một cách tự giác, có tổ chức từ phía nhà trường, gia đình và xã hội với hoạt động phong phú, đa dạng Nhờ đó trình độ nhận thức, năng lực trí

tuệ, tư duy cùng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh được phát triển dần

- Học sinh tiểu học luôn hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ, nhưng

lại chóng chán Đối với trẻ, trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò,

muốn tìm hiểu khám phá

- Do cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về chức năng sinh lí nên các em thiếu

kiên trì, thiếu bền bï va dé mệt mỏi

- Các em dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản Khi được khích lệ các

em dé hung phan, xuất hiện những biểu hiện nhiệt tình, say sưa, dé cười, dễ

khóc Khi gặp thất bại, rủi ro các em dễ bị kích động dẫn dén chan nan, bi

quan, mất lòng tin và đễ có hành động xốc nổi: dỗi, buồn, khóc Đây là một trong những đặc điểm cần lưu ý khi tiến hành hoạt động vui chơi

Trang 14

yếu, nhận thức lí tính chưa phát triển, tư duy trực quan chiếm ưu thế nên

những lời khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu sinh động sẽ khó gây cảm xúc ở trẻ

Mỗi giáo viên cần hiểu và nắm vững các đặc điểm tâm sinh lí nói trên của học sinh Tiểu học Bởi nó được coi là cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức trò chơi, là nhân

tố đảm bảo thành công của việc sử dụng phương pháp trò chơi 1.2.3.5 Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi

1.2.3.5.1 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi

- Đảm bảo tính giáo dục

- Đảm bảo phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh tiểu học, không

quá khó hoặc quá đơn giản

- Mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu bài học hoặc một phần của chương trình

- Đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học và

phù hợp với quỹ thời gian

- Hình thức chơi đa dạng, giúp học sinh thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, phối hợp hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động

- Luật chơi đơn giản, dễ thực hiện, cần đưa ra cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hợp tác

1.2.3.5.2 Nguyên tắc tô chức trò chơi

- Nguyên tắc I: Đám bảo cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách tổ chức trò chơi

Trò chơi phải có tác dụng định hướng đối với toàn bộ quá trình day hoc và trò chơi phải nhằm đáp ứng yêu cầu, mục đích của bài học Vì vậy trước khi chơi, giáo viên cần giải thích rõ ràng và đầy đủ những yêu cầu cần đạt, nội dung và cách thực hiện trò chơi Nếu không các em sẽ tiến hành trò chơi một

Trang 15

- Nguyên tắc 2: Đảm bảo phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức trò chơi

Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như hoạt

động giáo dục mà điều quan trọng hơn các em chính là chủ thể nhận thức, chủ

thể giáo dục Vì vậy, trong quá trình tổ chức trò chơi giáo viên cần lựa chọn cách tô chức trò chơi với mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao như Sau:

+ Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi

+ Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi còn học sinh thì tự tô chức trò

chơi

Đối với nhà sư phạm, cách tốt nhất là vận dụng linh hoạt các hình thức

trên, tuyệt đối không nên cường điệu hóa một mức độ cụ thể nào Vì sự cường

điệu hóa này tất yếu sẽ dẫn đến hiệu quả không tốt Nếu cường điệu hóa mức

độ đầu tiên thì giáo viên sẽ đây học sinh vào thế bị động Nếu cường điệu hóa

mức độ cuối cùng thì có thể dẫn đến tình trạng quá sức và trò chơi sẽ không

mang lại hiệu quả

- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi một cách tự nhiên không gò bó, gò ép

Khi tổ chức trò chơi, đặc biệt là trò chơi sắm vai cần hướng dẫn để các

em tham gia một cách tự nhiên không gò bó, gượng gạo và như vậy các em sẽ

nhập vai thành công Khi đó các em sẽ vui chơi một cách thoải mái, thực hiện được các mục tiêu đặt ra

- Nguyên tắc 4: Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp li

Ở học sinh tiểu học, hứng thú và khả năng chú ý có chủ định chưa bền

vững, do đó không nên tổ chức một trò chơi quá đài, quá lâu Nhà sư phạm

cần căn cứ vào yêu cầu dạy học của từng thời điểm và đặc điểm tâm lí học

Trang 16

học sinh chuyền hướng chú ý và hứng thú một cách hợp lí nhằm phục vụ cho

những yêu cầu, mục tiêu dạy học đã đặt ra

- Nguyên tắc 5: Đảm bảo trò chơi với tỉnh thần “thi đua ” đồng đội Trong khi tổ chức trò chơi có tỉnh thần đồng đội, giáo viên cần quan tâm đến “yếu tô thỉ ấua”, cần có chuẩn và thang đánh giá thành tích của cá nhân cũng như thành tích của đồng đội, để kích thích tính thi đua, phấn đấu

của học sinh

Những nguyên tắc này có liên quan mật thiết với nhau, có tác dụng chỉ

đạo việc lựa chọn và thực hiện những trò chơi trong tiết học theo một quy

trình nhất định

1.2.3.6 Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập

Trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học” tác giả Hà Nhật

Thăng đưa ra qui trình tố chức trò chơi học tập gồm 4 giai đoạn và chia thành 10 bước như sau:

a) Giai đoạn 1: Lựa chọn trò chơi

- Bước I: Đưa ra mục tiêu của bài học, phân tích xem cần phải rèn

luyện kĩ năng nào?

- Bước 2: Lựa chọn trò chơi, phân tích xem trò chơi đó sẽ rèn luyện được những gì?

- Bước 3: Đối chiếu trò chơi lựa chọn với mục tiêu cần đạt tới xem có

phù hợp không, có đem lại hiệu quả cao không Nếu không phù hợp thì quay lại bước 2, chon thử trò chơi khác và tiến hành theo các bước đã định

b) Giai đoạn 2: Chuẩn bị trò chơi

- Bước 4: Thiết kế giáo án trò chơi: + Tên trò chơi

+ Mục đích đặt ra cho học sinh chơi (qua trò chơi cần đạt được những

Trang 17

+ Hình thức tổ chức trò chơi: tổ, nhóm, tập thể lớp, cá nhân

+ Các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò chơi (tùy thuộc vào

từng trò chơi mà lựa chọn phương tiện cho phù hợp)

+ Nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể, cách tiến hành

+ Dự kiến thưởng, phạt (nếu có) + Đưa ra chuẩn và thang đánh giá

- Bước 5: Chuẩn bị thực hiện giáo án trò chơi:

Chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng các phương tiện, đồ dùng (do giáo

viên chuẩn bị hoặc có thể cho học sinh tự chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên)

e) Giai đoạn 3: Tổ chức trò chơi - Bước 6: Đặt vấn đề:

+ Giới thiệu trò chơi

+ Nêu yêu cầu trò chơi

- Bước 7: Giới thiệu mạch lạc, rõ ràng, cụ thể từng nội dung trò chơi với các hoạt động cụ thể sau đó giáo viên có thể làm mẫu cho học sinh xem

- Bước 8: Cho học sinh thực hành chơi theo các hoạt động đã nêu, theo

dõi, uốn nắn kịp thời hành động chưa chính xác, đánh giá những kết quá bộ

phận cô giáo sử dụng những phương pháp khác nhau trong khi hướng dẫn trò

choi dé tac động đến học sinh và tự học sinh thực hiện các vai trong trò chơi

Giáo viên có thể trực tiếp tham gia trò chơi như một thành viên của tập thé

lớp đề thực hiện các nhiệm vụ, hành động của luật chơi và cái mà trẻ khó thực

hiện khi cô không tham gia trực tiếp vào trò chơi Giáo viên giữ vai trò như

người đạo diễn hướng dẫn sự phát triển của hành động chơi, luật chơi, phát

hiện ra không khí để trẻ dẫn đến kết quá Giáo viên phải là người giữ nhịp

Trang 18

d) Giai đoạn 4: Kết thúc trò chơi

- Bước 9: Học sinh nêu nhận xét đánh giá, rút ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi

- Bước 10: Trao phần thưởng hoặc tô chức hình phạt (nếu có)

Tuy nhiên, đây chỉ là một quy trình mềm đẻo, linh hoạt, sự phân chia

các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối Trong thực tế các bước của các giai

đoạn này có thể đan xen, hòa nhập vào nhau, thậm chí trong một 86 truong

hợp, tùy theo mục đích, nội dung bài học có thể tiến hành dạy học bỏ qua một

hoặc một vài bước cụ thể

Dé đảm bảo sự thành công trong một giờ dạy khi áp dụng phương pháp

này thì giáo viên phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố: mục tiêu bài học, các

nguyên tắc, nguyên lí, quá trình lựa chọn và tổ chức trò chơi, phải có sự

Trang 19

CHUONG 2: MON TIENG VIET LOP 2

VA VAN DE SU DUNG PHUONG PHAP TRO CHƠI HỌC TẬP 2.1 MON TIENG VIET LOP 2

2.1.1 Mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 2

Chương trình Tiêu học ban hành kèm theo Quyết định số 43/2001QĐÐ —

BGD&ĐT ngày 9 tháng I1 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

(chương trình Tiểu học mới) đã xác định mục tiêu của môn học là:

- Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết ) đề học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa

tuổi

Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy

- _ Cung cấp cho HS các kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu

biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con nguoi, về văn hóa, văn học

của Việt Nam và nước ngoài

- _ Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự

trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói trên được cụ thê hóa thành mục tiêu môn học Tiếng Việt lớp 2 cho phù hợp với học sinh lớp 2

2.1.2 Đặc điểm nội dung môn Tiếng Việt lớp 2

2.1.2.1 Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 được xây dựng theo quan điểm giao tiếp

Trang 20

Việt 2 dạy học sinh từ những nghi thức lời nói thông thường như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đồng ý, từ chối đến những kĩ năng làm việc và giao tiếp

cộng đồng như lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, lập thời gian biểu, viết thư, gọi điện Thông qua các phân môn Tập đọc, Ké chuyén, Chinh ta, Tap viét, Luyện từ và câu và Tập làm văn, SGK tạo ra

những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh phát triển các kĩ năng sử

dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) của mình Đó là thực hiện quan điểm

giao tiếp trong dạy học

2.1.2.2 Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 thể hiện quan điểm tích hợp

Đề thực hiện các mục tiêu rèn luyện tư đuy, cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách cho

học sinh, SGK tổ chức hệ thống bài học theo chủ điểm, dẫn dắt học sinh dần

đi vào các lĩnh vực của đời sống Qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời cũng mở cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của chính mình Đó là sự thể hiện một phần quan điểm tích hợp trong dạy học

2.1.2.3 Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 xây dựng theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau Mỗi

nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp Các kĩ năng giao tiếp không thể

hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động Muốn phát

triển những kĩ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao

tiếp đưới sự hướng dẫn của thầy, cô Các kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, văn

học, tự nhiên và xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng các em chỉ

làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính

Trang 21

tốt đẹp chỉ có thể được hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế Đó là nguyên nhân ra đời phương pháp dạy học mới — phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học Trong việc rèn luyện các kĩ năng giao

tiếp, tích cực hóa hoạt động của người học cũng là một sự thể hiện của quan

điểm giao tiếp

2.1.3 Các phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 2

Do đặc trưng riêng của môn Tiếng Việt nên ngoài các phương pháp dạy

học ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt lớp 2 sử dụng chủ yếu các phương pháp

sau:

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ:

Đây là phương pháp được sử dụng một cách có hệ thống trong việc xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng nhằm tạo ra

điểm giống và khác nhau sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định Tất cả các

dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác

nhau: bài tập đọc, tập viết, chính tả với nhiệm vụ mang tính phân tích

- Phương pháp luyện theo mẫu:

Phương pháp luyện theo mẫu là phương pháp mà học sinh tạo ra các

đơn vị ngôn ngữ, lời nói bằng mô phỏng lời thầy giáo, sách giáo khoa được

thể hiện thông qua các bài tập như: đặt câu theo mẫu cho trước, phát âm hoặc

đọc diễn cảm theo thầy giáo Phương pháp này thường được sử dụng trong

giờ tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

- Phương pháp giao tiếp:

Đây là phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông báo sinh động, vào giao tiếp bằng ngôn ngữ đề phát triển lời nói cho từng cá nhân

học sinh Phương pháp này gắn liền với phương pháp luyện theo mẫu, coi trọng sự phát triển lời nói còn những kiến thức lí thuyết thì được nghiên cứu

Trang 22

phương pháp giao tiếp cần có môi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp

2.2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 VẤN ĐÈ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI HỌC TẬP

2.2.1 Đặc điểm và ý nghĩa việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 2

Môn Tiếng Việt lớp 2 gồm 6 phân môn, số lượng các trò chơi được giới thiệu trong SGK Tiếng Việt 2 là rất ít, chủ yếu dưới dạng trò choi thi tìm từ

và trò chơi với ô chữ trong một số bài của phân môn Luyện từ và câu, phân môn Chính tả Song do bản chất môn học là các ngữ liệu ngôn ngữ và tùy

từng bài học mà giáo viên nên thiết kế nội dung bài học thành các tro choi dé

giúp cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng hơn, giúp cho việc

rèn luyện kĩ năng đạt hiệu quả cao hơn Do đó, tùy thuộc vào cách tô chức giờ dạy của mỗi giáo viên mà trò chơi có thể sử dụng ở bất kì bước lên lớp nào, nhưng nhất thiết phải có 2 bước:

- Bước I: Tô chức chơi để làm quen với kiến thức, thành thạo kĩ năng

- Bước 2: Rút ra bài học để các em nhận thức rõ bài học từ trò chơi

Xuất phát từ mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 2, mục tiêu các phân môn và nội dung bài học cụ thể mà giáo viên tổ chức thành các trò chơi giúp trẻ có

hứng thú học tập, tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói, đồng thời tiếp thu kiến thức của bài học một cách hiệu quả Thông qua trò chơi học tập, học sinh còn được phát triển cả về cả về

trí tuệ, thê lực và nhân cách.Tuy nhiên, do phạm vi không gian chật hẹp, thời gian ngắn ngủi, chơi với số người tham dự đông nên hình thức vui chơi có phần hạn chế, chủ yếu với ba hình thức: tiếp sức, tăng tốc và cùng đồng đội

Trang 23

cầu của trẻ: nhu cầu học tập và nhu cầu vui chơi Do đó, mỗi giáo viên cần nắm vững nguyên tắc lựa chọn, tổ chức trò chơi học tập cho học sinh để vận

dụng phù hợp, linh hoạt vào các bài học cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giờ

học

2.2.2 Các trò chơi học tập sử dụng trong dạy học Tiếng Việt lớp 2

2.2.2.1 Trò chơi về Tập đọc

Phân môn Tập đọc lớp 2 có nhiệm vụ:

- Phát triển các kĩ năng đọc và nghe là chủ yếu và rèn tư thế đọc đúng

cho học sinh

- Đồng thời trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở

rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống

- Qua đó, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong

sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử trong cuộc sống;

hứng thú đọc sách và yêu thích tiếng Việt

Đề đạt hiệu quả cao trong giờ đạy Tập đọc, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi sau:

* Trò chơi: Đọc văn (tho) tiếp sức * Trò chơi: Đọc thơ truyền điện

* Trò chơi: Ghép các dòng thơ thành bài

* Tro chơi: Nhớ nhanh, đọc đúng * Tro choi: Tim nhanh, đọc đúng * Trò chơi: Biết một câu đọc cả đoạn

* Trò chơi: Nghe đọc đoạn, đoán tên bài

* Trò chơi: Thi đọc truyện theo vai

* Trò chơi: Thi đọc đồng thanh

* Trò chơi: Phát hiện chỗ sai, sửa lại cho đúng

Trang 24

2.2.2.2 Trò chơi về Kể chuyện

Phân môn Kể chuyện ở lớp 2 có nhiệm vụ:

- Phat triển các kĩ năng nói và nghe cho học sinh

- Củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lôgic cho học sinh, nâng cao sự hiểu biết của các em về đời sống qua những câu chuyện có nội dung phong phú và phức tạp hơn lớp 1 Đồng thời bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau déi kiến thức đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ cho học

sinh trong hoạt động học tập

Dé giờ học Kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn các em, giáo viên có thê tổ

chức cho các em chơi một số trò chơi sau: * Trò chơi: Nhìn tranh, kế chuyện

* Trò chơi: “Nối đây” kế chuyện

* Trò chơi: Bắt lỗi kế sai * Trò chơi: Thi tai ké hay

* Tro choi: Phan vai dung chuyén

2.2.2.3 Trò chơi về Chính tả

Phân môn Chính tả lớp 2 có nhiệm vụ:

+ Rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng nghe cho học sinh Các chỉ tiêu cần đạt là viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/1 bài (trên dưới

50 chữ), tốc độ viết 3,4 chữ/1 phút

+ Kết hợp luyện chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy (nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ )

+ Bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết trong công

việc: tính can thận, tác phong làm việc chính xác, óc thâm mĩ

Trang 25

* * Trò chơi: Tìm tên cây có chữ s hoặc x Trò chơi Trò chơi Trò chơi Trò chơi Trò chơi Trò chơi Tro choi

: Thi tim tên con vật bắt đầu bằn ø ch hoặc tr

: Tìm tiếng có nghĩa để đặt câu : Chơi bài viết đúng d hoặc gi : Thi tìm từ có vần an hoặc ang : Tìm từ có vần gần giống nhau : Câu cá — viết chữ

: Cùng đi du lịch

2.2.2.4 Trò chơi về Luyện từ và câu

Phân môn này ở lớp 2 giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, nắm

nghĩa của từ, phân loại vốn từ và luyện tập sử dụng từ Ở lớp 2 các em còn

được làm quen với ba kiểu câu trần thuật đơn (Ai là gi?, Ai lam gi?, Ai thé

nào?) và một số thành phần trong câu; tập dùng một số dấu câu, trọng tâm là dấu chấm, dấu phẩy

Dé phat triển các kĩ năng nói trên cho học sinh, giáo viên có thê tổ chức cho các em chơi một số trò chơi trong giờ dạy Luyện từ và câu là: * * + Tro choi Tro choi: Tro choi: Tro choi: Tro choi: Tro choi: Tro choi: Tro choi: Tro choi: Tro choi: Tro choi : Ghép nhanh tên sự vật Tìm nhanh từ cùng chủ đề

Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giống nhau Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau

Trang 26

+ +

Trò chơi: Thi điền từ nhanh

Trò chơi: Đặt câu theo tranh

Trò chơi: Thị đặt câu với từ cho trước

Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu (Ai là gì?; Ai làm gì?; Ai thế nào?) Trò chơi: Chọn người đối đáp giỏi

2.2.2.5 Trò chơi về Tập làm văn

Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh kĩ năng

tạo lập văn bản Đối với lớp 2, dạy tập làm văn trước hết là rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phục vụ học tập và giao tiếp hàng ngày Ngoài ra còn tổ chức rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh thông qua hình thức nghe kể chuyện- trả

lời câu hỏi theo nội dung câu chuyện Qua đó trau đổi cho học sinh thái độ

ứng xử có văn hóa, tỉnh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tốt đẹp cho các em Trong giờ Tập làm văn, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi sau: * * * Trò chơi: Chọn lời nói đúng Trò chơi: Nhận lại đồ dùng

Trò chơi: Đóng vai chúc mừng nhau (khen ngợi, an ủi)

Trò chơi: Thi kế về người thân

Trang 27

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỐ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ớ MỘT SÓ

TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC THỊ TRẤN SÓC SƠN - HÀ NỘI 3.1.Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị ở địa phương

Trong thời gian thực tập tại trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn, qua tìm hiểu các trường Tiểu học khu vực Thị trấn Sóc Sơn, tôi thấy phần lớn các em

đều là con em các gia đình cán bộ, công chức bên cạnh đó một phần nhỏ các em là con em gia đình buôn bán, kinh doanh và làm ruộng Các phụ huynh rất

quan tâm đến việc học tập của con em mình Bởi vậy, trình độ học sinh khá

đồng đều Các em đều đi học đúng độ tuôi, say mê yêu thích môn học Tiếng Việt và các môn học khác nói chung Đặc biệt các em thích được tham gia chơi trò chơi và thích được khám phá cái mới Đồ dùng dạy học được trang bị khá đầy đủ Đội ngũ giáo viên yêu nghề và có nhiều kinh nghiệm trong giáng

dạy Đây là một điều kiện thuận lợi để áp dụng trò chơi vào dạy học Tiếng Việt, góp phần cho các em được “ học mà chơi, chơi mà học” Qua đó, các em có điều kiện bộc lộ hết khả năng của bản thân: nhanh nhẹn, thông minh, linh hoạt và sáng tạo

3.2 Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học

Tiếng Việt lớp 2

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

- Phuong phap tro chuyện, trao đối trực tiếp với giáo viên và hoc sinh

- Phuong phap quan sat

- Phvong phap théng ké toán học

Trang 28

Địa điểm tiến hành nghiên cứu là một 36 truong Tiểu hoc khu vực Thị trấn Sóc Sơn - Hà Nội (Trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn, Trường Tiểu học

Tiên Dược, Trường Tiểu học Phù Linh, Trường Tiểu học Tân Minh)

Đối tượng điều tra và quan sát là hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh khối lớp 2 cùng với giờ học Tiếng Việt

Đề tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy

học Tiếng Việt lớp 2, chúng tôi đã tiến hành quan sát và tìm hiểu trên một lĩnh vực của hoạt động dạy và học là:

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp trò chơi học tập trong đạy học Tiếng Việt lớp 2

- Thực trạng về cách thức lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi

- Thực trạng về cách tiến hành tổ chức trò chơi

- Thực trạng về phô biến luật chơi

- Thực trạng về quản lí học sinh trong khi chơi

- Thực trạng tổ chức đánh giá sau khi kết thúc trò chơi

- Thực trạng hiệu quả giờ dạy Tiếng Việt lớp 2 có sử dụng phương pháp tro choi

Tổng số phiếu phát ra là 16 phiếu (4 khối lớp 2, mỗi khối có 4 lớp) Sau đây

là kết qua thu được trên từng vấn đề tìm hiểu cụ thé:

3.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng cúa phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2

Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến

và trao đôi, thảo luận trực tiếp với giáo viên Phiếu thăm dò với câu hỏi như

Sau:

Nói về tác dụng của phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2, có ý kiến cho rằng phương pháp này có tác dụng:

Trang 29

Thầy cô đồng ý với ý kiến nào trong các ý kiến trên?

Sau khi tiến hành điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp ÿ kiến về tác dụng của trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2

Đôi tượng Tông sô Y kiên

điều tra phiếu phát ra a b c

Giáo viên 16 16/16 0/16 0/16

khối lớp 2

Nhìn vào kết quả điều tra ở bảng trên, ta thấy tất cả 16/16 giáo viên khi

được hỏi đều khẳng định đây là phương pháp có tác dụng tốt đối với hoạt

động của học sinh Điều này chứng tỏ các giáo viên đều nhận thức được vai trò, tác dụng to lớn và quan trọng của phương pháp trò chơi học tập trong dạy

học Tiếng Việt lớp 2

Từ nhận thức đúng đắn các thầy cô sẽ tìm tòi, biến nhận thức của mình

thành việc làm cụ thể trong thực tế biểu hiện qua việc vận dụng linh hoạt,

phong phú và sáng tạo phương pháp trò chơi trong từng bài dạy của môn học Qua quan sát các giờ dạy Tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên đều sử dụng phương pháp này trong day học

Mặt khác, qua điều tra, quan sát các giờ dạy và trò chuyện với các giáo viên giảng dạy khối lớp 1, 3, 4, 5 về nhận thức của giáo viên đối với tác dụng của phương pháp trò chơi chúng tôi cũng đều nhận được câu trả lời là phương pháp này có tác dụng tốt Các cô sử dụng trong tất cả các môn học, nhất là các giáo viên dạy Ngoại ngữ thì phương pháp này được tô chức thường xuyên đặc

biệt là đối với học sinh đầu cấp Tiểu học Các cô cho rằng không chỉ là học

sinh ở lớp đưới mà ngay cả các em lớp 4, 5 đều rất hào hứng, sôi nổi khi giáo

Trang 30

Như vậy, từ nhận thức đến giảng dạy chúng tôi nhận thấy các thầy cô đều có nhận thức đúng đắn và tổ chức tương đối thành công phương pháp này

Ngoài ra, khi trao đổi với các thầy cô: “Tại sao thấy cô khẳng định sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt là tốt” Tông hợp các ý kiến nhận được là:

- Do trước khi vào lớp 1, hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động

vui chơi nhưng kê từ khi vào lớp 1 với những môn học kéo dài 30 - 35 phút với những thao tác nghe, làm mẫu khiến cho không khí lớp học nặng nề, các

em dé mat tập trung Vì vây, tô chức trò chơi học tập sẽ tạo hứng thú học tập -

yếu tố có tác dụng tích cực đối với kết quả học tập của học sinh

- Hơn nữa, tổ chức trò chơi học tập không những giúp học sinh nắm được nội dung bài học mà còn đảm bảo sự kế thừa, liên tục giữa giáo dục Mầm non và giáo dục Tiểu học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ đầu

tiểu học Do đó, cần thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp trẻ thay đối hoạt động làm cho cơ thể các em được thoải mái, ít

mệt mỏi và tiếp thu kiến thức có hiệu quả

- Các cô cho biết thêm đo đặc trưng môn học là các ngữ liệu ngôn ngữ

với nhiều phân môn, mỗi phân môn có đặc điểm và nhiệm vụ riêng nên sử

dụng phương pháp trò chơi học tập tạo cho các em sự ham thích đối với môn học, giúp các em đoàn kết hợp tác trong giờ học Ngoài ra, còn do ngôn ngữ của trẻ chưa phong phú, còn nghèo nàn, các em chưa hiểu hết các ngữ liệu ngôn ngữ của tiếng Việt mà giáo viên giảng giải và chưa thể thông qua ngôn ngữ để trình bày, phát biểu trôi chảy các ý hiểu của mình về ngôn ngữ tiếng

Việt Vì thế, việc tổ chức giờ dạy “ẩn náp”dưới các trò chơi nhằm phát triển

vốn ngôn ngữ cho học sinh tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức tiếng

Trang 31

Bên cạnh đó, qua dự giờ các tiết dạy ở khối lớp 2 chúng tôi nhận thấy

trong các giờ học Tiếng Việt có tô chức trò chơi, học sinh rất tích cực xây

dựng bài, tham gia sôi nổi Nhờ đó, giờ học đạt kết quả cao hơn

Như vậy: tất cả các giáo viên được tiến hành điều tra đều có nhận thức đúng đắn về tác dụng của phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên áp dụng có hiệu quả phương pháp này trong dạy học

Phương pháp trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học tích cực Nó vừa giúp học sinh vui vẻ, thoải mái trong học tập vừa khắc sâu

kiến thức, kĩ năng Tuy nhiên, để giờ học được thành công ta không nên quá lạm dụng phương pháp này vì nếu lạm dụng quá nhiều sẽ biến giờ học thành giờ chơi và không đảm bảo được mục tiêu bài học

3.2.2 Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học

Tiếng Việt lớp 2

3.2.2.1 Thực trạng về cách thức lựa chọn thời điểm tô chức trò chơi

Việc lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi sao cho hợp lí cũng là một vấn

đề được các cô giáo quan tâm bởi trong giờ học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung bao giờ cũng có ba hoạt động chính Đề giờ học đạt

hiệu quả cao nhất cần lựa chọn trò chơi như thế nảo cho hop li? Tim hiéu van

để này, chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò với câu hỏi như sau:

Thầy cô thường chọn thời điểm tô chức trò chơi chủ yếu ở hoạt động nào sau đây của tiết học Tiếng Việt lớp 2:

a) Hoạt động I: Kiểm tra bài học cũ hoặc làm quen với kiến thức mới b) Hoạt động 2: Hình thức kiến thức mới

ce) Hoạt động 3: Luyện tập củng cố kiến thức

d) Cả ba hoạt động trên trong một tiết học

Trang 32

Bang 2: Y kiến của giáo viên về cách thức lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học Tiếng Việt lớp 2

Đôi tượng | Tông sô Ý kiến

điều tra | phiếu điều a b c d

tra

Giáo viên l6 0/16 0/16 12/16 4/16 khối lớp 2

Dựa vào bảng điều tra ta thấy có 12/16 giáo viên lựa chọn thời điểm tổ

chức trò chơi ở hoạt động 3; 4/16 giáo viên lựa chọn thời điểm tổ chức trò

chơi ở cả ba hoạt động và không có giáo viên nào chỉ tổ chức trò chơi duy

nhất trong hoạt động l hoặc duy nhất trong hoạt động 2

Khi được hỏi các giáo viên đã lựa chọn tổ chức trò chơi ở hoạt động 3:

“Tại sao các thấy cô lại tổ chức trò chơi trong hoạt động này?” các cô nói:

sau khi học sinh đã nắm vững kiến thức mới dưới nhiều hình thức dạy học,

giáo viên nên củng có kiến thức vừa học cho học sinh bằng cách tô chức trò

chơi nhằm khắc sâu kiến thức, thu hút sự chú ý và tạo tâm lí thoải mái cho các

em Đồng thời còn phù hợp với đặc điểm tâm lí của các em bởi học sinh lớp 2

còn hiếu động, hay nói nhiều và thích vui chơi Nếu tổ chức vào thời điểm

kiểm tra bài cũ hoặc hình thành kiến thức mới thì các em sẽ hưng phấn, chỉ thích chơi, khó tập trung vào bài học và nếu tổ chức không tốt trò chơi sẽ ảnh

hưởng đến các hoạt động tiếp theo Đây là một quan điểm đúng đắn

Thật vậy, qua dự giờ lớp 2A và 2B (biên bản dự giờ số 1 và số 4) các giáo viên đã tô chức trò chơi ở hoạt động củng có kiến thức Qua quan sát chúng tôi nhận thấy các em rất tích cực, hào hứng tham gia

- Ở biên bản dự giờ số 1: Mặc dù trước đó các em đã được tham gia hai

Trang 33

các em được thể hiện năng lực kế chuyện của mình Qua trò chơi này đã thể

hiện năng lực kế chuyenj của học sinh, trau dôi tính tưởng tượng và đòi hỏi các em phải nắm vững truyện thì mới kế hay được

- Ở biên bản dự giờ số 4: Ö hoạt động củng cô kiến thức giáo viên tổ chức cho các học sinh chơi lại trò chơi “Đóng vai chúc mừng nhau” (bài tập]) nhưng với hai tình huống hoàn toàn mới nên các em vẫn rất thích được tham

gia chơi

Bên cạnh phần lớn các ý kiến lựa chọn tổ chức trò chơi ở hoạt động 3, còn một số ý kiến lựa chọn tô chức ở cả ba hoạt động trong một giờ học Qua trò

chuyện với các cô, chúng tôi đã được biết lí do các thầy cô lựa chọn tổ chức

trò chơi ở hoạt động này là: xuất phát từ đặc điểm các phân môn trong môn Tiếng Việt lớp 2, các bài tập tạo ra mang tính tình huống nhằm tạo ra môi trường giao tiếp có chọn lọc để phát triển cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe — nói - đọc - viết) Muốn làm được điều này thì học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy cô Do đó,

tổ chức trò chơi trong cả ba hoạt động vừa có tác dụng kích thích hứng thú;

củng cố, khắc sâu kiến thức vừa hình thành kiến thức mới cho các em một

cách nhẹ nhàng, lôi cuốn các em và tăng hiệu quả giờ học Các cô cũng cho biết thêm đã là trò chơi học tập thì trò chơi không chỉ mang tính ngẫu nhiên

mà là trò chơi có mục đích Chính vì vậy, trong bat ki phan nao cua bai hoc

cũng có thê sử dụng phương pháp này, nhưng việc tổ chức phải khéo léo, linh

hoạt, đảm bảo về mặt thời g1an, thu hút sự nhiệt tình tham gia của học sinh và

phải đảm bảo khi chuyên sang phần khác các em không bị ảnh hưởng của dư

âm vừa rồi Đây cũng là nhận định đúng đắn bởi thực ra phương pháp trò chơi

không bắt buộc phải sử dụng ở một thời điểm nào đó

Trang 34

tổ chức thì áp dụng vào giảng dạy bất kì thời điểm nào, miễn là đừng quá lạm

dụng để biến giờ học thành giờ chơi hoàn toàn Thậm chí, theo một số nhà

nghiên cứu cũng có thể sử dụng trò chơi học tập ngay từ đầu tiết học với khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích tạo tâm thế cho học sinh khi bước vào

một tiết học

Qua quan sát một số tiết dạy ở trường Tiểu học, chúng tôi nhận thấy các giáo viên đã sử dụng phương pháp trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy có hiệu quả cao

- Ở biên bản dự giờ số I (phân môn Kể chuyện): Giáo viên có thể dễ

dàng căn cứ vào yêu cầu trong SGK để tô chức thành trò chơi Thực tế giáo

viên đã tổ chức trò chơi “Nhìn tranh, kế đoạn” và “Phân vai dựng chuyện”

khi hình thành kiến thức mới và ở hoạt động củng cố kiến thức với trò chơi

“Thi tài kế hay” làm cho giờ học rất sôi nổi, thu hút học sinh tham gia nhiệt tình, hào hứng

- Ở biên bản dự giờ số 3 (phân môn Tập đọc): Giáo viên tô chức trò chơi

ở cả ba hoạt động Ở hoạt động kiểm tra bài cũ với trò chơi “Đọc £hơ tiếp

sức”; trò chơi “7h đọc truyện theo va?” ở bước luyện đọc lại Qua đó các em được rèn luyện kĩ năng đọc đúng và rõ ràng lời người kể chuyện, đọc đúng

ngữ điệu, các nhân vật trong truyện; kĩ năng nắm được tính cách các nhân vật

trong bài

Tóm lại: Qua ý kiến, trao đối với các giáo viên kết hợp quan sát giờ

học, chúng tôi nhận thấy qua các trò chơi học tập làm cho không khí học vui

vẻ, sôi nối, học sinh tích cực hoạt động Điều đó khăng định từ nhận thức về

vai trò của trò chơi đến việc tổ chức trò chơi trong thực tế giảng dạy của giáo viên là đúng đắn, sáng tạo và khoa học Tuy nhiên tùy thuộc vào quan điểm cá nhân, vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp mà cách lựa

Trang 35

Như vậy: Việc lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi là khó nhưng làm

sao có được cách tổ chức trò chơi thật khoa học, thu hút học sinh tham gia

nhiều và đạt hiệu quả cao lại là một vấn đề khó khăn Điều đó đòi hỏi người

giáo viên phải nắm vững về lý thuyết, quy trình tổ chức trò chơi, đảm bảo phù

hợp với đặc điểm, mục tiêu của từng bài học và phải linh hoạt, khéo léo khi

tiến hành trò chơi Khi làm được những yêu cầu này là giáo viên đã tổ chức thành công giờ dạy theo phương pháp trò chơi học tập

3.2.2.2 Thực trạng về cách thức tiến hành trò chơi

Tìm hiểu thực trạng về cách tiến hành tổ chức trò chơi như thế nào,

chúng tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi như sau:

Khi tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2, thầy cô đã tiền

hành cách nảo trong các cách sau:

Chọn đại diện cá nhân, nhóm, tổ chơi a b Chia ca lớp thành nhiều nhóm và cho các nhóm chơi QO Cho cả lớp cùng chơi d Tất cả các cách trên Sau khi tiến hành điều tra, chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 3: Thực trạng tiến hành tổ chức trò chơi , Tổng số

Đôi tượng Coa nog

° phiêu điêu Y kiên điêu tra tra a b e d Giáo viên 16 0/16 6/16 3/16 7/16 khối lớp 2 Qua bảng trên, chúng ta nhận thây ý kiên tập trung chủ yêu vào ba cách

b, c, d đó là: chia cả lớp thành nhiều nhóm cho các nhóm chơi; cho cả lớp

chơi và tất cả các cách trên

Trao đối trực tiếp với các giáo viên chúng tôi được biết lí do các thầy

Trang 36

bài học có các hình thức dạy khác nhau Do đó người giáo viên nên chọn cách

tiến hành khác nhau chứ không nên theo một cách duy nhất, tránh gây nhàm chán cho các em Các thầy cô cho biết thêm: Thực ra khó mà chọn được cách

nào là ưu việt hơn vì chọn cách này là hợp lí với trò chơi nào đó nhưng tới trò chơi khác lại không phù hợp

Chang han: Trò chơi “Đọc ¿hơ truyên điện” (phân môn Tập đọc) chúng

ta nên chọn cách tổ chức theo nhóm chơi hoặc hình thức cả lớp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với hình thức cá nhân

Bên cạnh đó, chúng ta hãy lắng nghe ý kiến của các giáo viên lựa chọn phương án c “cho cả lớp cùng chơi” Theo các thầy cô với hình thức tổ chức này sẽ phát huy được tinh thần tập thể, đảm bảo cho các em đều có cơ hội

tham gia vào trò chơi một cách bình đẳng như nhau; tạo cơ hội cho các em

nhút nhát, nhận thức chậm hơn có cơ hội bộc lộ và phát triển khả năng của mình Tuy nhiên, giáo viên cần làm tốt công tác quản lí học sinh khi chơi bởi nếu học sinh tham gia quá đông sẽ gây lộn x6n, mắt trật tự và khó quản lớp

Khi chúng tôi hỏi các thầy cô “Tại sao các thầy cô không chọn cách tiễn hành chọn đại diện, cá nhân, nhóm, tổ chơi?” thì được biết: nếu trong một

giờ học chỉ tổ chức trò chơi theo cách chọn đại diện cá nhân, nhóm, tổ chơi sẽ không đảm bảo cho học sinh bộc lộ năng lực của mình, kết quả thu được

không khách quan Hơn nữa, không tạo ra được không khí thi đua, vui chơi sôi nối của tập thể bởi những em không được tham gia chơi sẽ không chú ý, sẽ nghịch ngợm, không quan sát các bạn chơi và do đó không tiếp thu được

bài học

Trở lại với cách tiến hành trò chơi theo hình thức “chia cả lớp thành nhiều nhóm và cho các nhóm chơi” Đây là cách tổ chức đem lại hiệu quả cao

được khá nhiều giáo viên lựa chọn Bởi theo các thầy cô việc chia lớp thành

Trang 37

giữa các nhóm buộc các em phải đoàn kết, hợp lực với nhau Khi ấy trò chơi mới thực sự trở nên gay cắn, mang tính chất thi đấu và đảm bảo được mục đích của trò chơi Nhưng đòi hỏi việc chia nhóm và bầu nhóm trưởng phải

được thực hiện tốt dé học sinh làm việc có hiệu quả

Để tìm hiểu kĩ hơn cách thức tiến hành trò chơi, chúng tôi tiến hành quan sát một số giờ dạy của giáo viên trường Tiêu học Thị Trấn Sóc Sơn

- Ở biên bản dự giờ số 1: Với trò chơi “Nhìn tranh kế đoạn” giáo viên

tổ chức cho cả lớp cùng chơi, nhưng đến trò chơi “Phân vai dựng chuyện” cô giáo lại tổ chức cho các em chơi theo nhóm 3 và ở trò chơi “7Ö đài ké hay” là hình thức cá nhân Cách tiến hành như vậy đã phù hợp với yêu cầu của bài học, thu hút sự tham gia của các em

- Ở biên bản dự giờ số 2 (phân môn Luyện từ và câu): Giáo viên đã chọn hình thức tổ chức theo nhóm, kể nối tiếp các con vật sống dưới nước (có giới hạn thời gian) Qua trò chơi “Tủ tìm nhanh từ cùng chủ để" học sinh đã được mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh đồng thời rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh và cách ứng xử nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi

- Ở biên bản dự giờ số 4 (phân môn Tập làm văn): Trò chơi “Đóng vai

chúc mừng nhau” có sự kết hợp của tất cả các hình thức nói trên Do đó thu

hút sự tham gia nhiệt tình, sôi nổi của các em, số lượng lời chúc mừng và đáp

lại lời chúc mừng trong các tình huống rất phong phú Nhờ đó, các em được rèn thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày

Như vậy: Qua điều tra Anket kết hợp trò chuyện trực tiếp và quan sát giờ dạy, chúng tôi nhận thấy các giáo viên đã tổ chức trò chơi không áp đặt

theo một hình thức cố định mà có sự lựa chọn cho phù hợp với nội dung bài

học Mỗi cách tiến hành đều có ưu và nhược điểm riêng do đó đòi hỏi giáo

Trang 38

lộ được ưu điểm cũng như hạn chế nhược điểm của cách tiến hành đó, nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học

3.2.2.3 Thực trạng phố biến luật chơi

Để tìm hiểu thực trạng phổ biến luật chơi chúng tôi sử đụng phương pháp quan sát và trò chuyện kết hợp dùng phiếu điều tra với câu hỏi như sau:

Khi tổ chức trò chơi trong đạy học Tiếng Việt lớp 2, thầy cô đã phổ biến luật chơi theo cách nào dưới đây:

a Phố biến luật chơi bằng lời

b Phố biến luật chơi bằng cách làm mẫu

c Phổ biến luật chơi bằng cách dùng lời và làm mẫu

Kết quả thu được sau khi điều tra là:

Bảng 4: Thực trạng phổ biến luật chơi

Đối tượng Tổng số Ý kiến

điều tra phiếu phát ra a b c

Giáo viên 16 5/16 0/16 11/16

tiéu hoc

Qua bảng điều tra trên, chúng tôi nhận thấy ý kiến của giáo viên tập trung nhiều nhất vào cách c, đó là phổ biến luật chơi bằng lời và làm mẫu Bởi các cô cho rằng do đặc thù của môn Tiếng Việt có những trò chơi chỉ cần

dùng lời là học sinh có thể hiểu (đối với trò chơi đơn giản và quen thuộc với

các em) nhưng có những trò chơi phải kết hợp cả dùng lời và làm mẫu thì học

sinh mới hiểu (đối với trò chơi phức tạp và mới) Bên cạnh đó, số lượng, hình

thức và nội dung trò chơi ở từng phân môn là khác nhau nên nhiều trò chơi cần kết hợp cá hai cách nói trên

Trang 39

biết tên trò chơi, nội dung chơi, luật chơi, công bố trọng tài và các quy định

thưởng phạt Do đó, chỉ cần dùng lời để phố biến luật chơi là đủ

Khi được hỏi “Tại sao các thây cô không chọn cách phổ biến luật chơi

bằng cách làm mẫu?” thì các giáo viên có ý kiến chung là: hoạt động mẫu là

một hình thức dạy học trực quan Nếu giáo viên chỉ đưa hình ảnh trực quan

mà không kèm theo lời giải thích thì học sinh sẽ không hiểu được mực đích

của việc đưa hình ảnh trực quan đó là gì, không biết cách thức hoạt động của

trò chơi, do đó kết quả trò chơi không thực hiện được

- Ở biên bản dự giờ số 1: cả ba trò chơi trong giờ học đều là trò chơi quen thuộc với các em nên giáo viên chỉ phổ biến bằng lời là học sinh đã hiểu Thậm chí ở trò chơi “Phân vai dựng chuyện” giáo viên chỉ nêu tên trò chơi và yêu cầu các em nhắc lại cách chơi, luật chơi nhưng các em đã chơi rất tốt Cách phổ biến luật chơi như vậy vừa khắc sâu luật chơi cho các em lại tiết

kiệm được thời gian tạo điều kiện cho học sinh có nhiều thời gian kế chuyện

hơn

- Ở biên bản dự giờ số 4: Từ yêu cầu bài tập 1 giáo viên đã tổ chức cho

học sinh chơi trò chơi “Đóng vai chúc mừng” Đây là trò chơi mới với các em nên sau khi phô biến luật chơi giáo viên đã làm mẫu một tình huống do giáo viên đặt ra Tuy nhiên giáo viên phố biến còn chưa kĩ và chỉ phố biến một lần nên khi chơi các em còn hơi lúng túng ở tình huống đầu tiên Trong trường hợp này sau khi phố biến và làm mẫu, giáo viên nên cho 1 nhóm làm thử thì hiệu quả sẽ cao hơn Đến hoạt động củng cố kiến thức giáo viên tô chức cho học sinh chơi lại trò chơi này với hai tình huống mới nhưng do đã nắm vững nên các em đã giải quyết nhiệm vụ rất rõ ràng

Tóm lại: từ thực tế quan sát, trò chuyện và sử dụng phiếu điều tra

Trang 40

+ Có nhiều giáo viên đã phổ biến luật chơi tốt và hiệu quả, lời nói ngắn

gọn, rõ ràng, thao tác làm mẫu dễ hiểu, chính xác Tuy nhiên, còn một 36

giáo viên chưa phổ biến luật chơi rõ ràng, chỉ phô biến một lần đặc biệt

chưa nhắn mạnh vào các chỉ tiết quan trọng Nếu trẻ không chú ý hoặc chưa hiểu rõ sẽ dẫn tới phạm luật (nhất là đối với trò chơi mới trẻ chưa được chơi thử)

+ Muốn trò chơi đạt hiệu quả cao giáo viên cần phải tô chức tốt tất cả

các khâu trong đó có phô biến luật chơi Mặt khác giáo viên cần linh hoạt cách phố biến luật chơi phù hợp với yêu cầu trò chơi, cần thiết phải cho

các em chơi thử kết hợp làm mẫu ở trò chơi mới và khó Có như vậy mới tận dụng được hết hiệu quả của phương pháp trò chơi học tập

3.2.2.4 Thực trạng quản lí học sinh trong khi chơi

Sau khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị đề tiến hành trò chơi, đề trò chơi

được thành công thì khâu quản lí học sinh trong khi chơi cũng rất quan

trọng

Qua quan sát một số giờ học kết hợp trò chuyện với giáo viên chúng tôi thấy mỗi giáo viên có một cách quản lí học sinh riêng

Cụ thể: Có giáo viên khi cho học sinh chơi thì theo dõi hành động của các em, hướng dẫn, giúp đỡ nếu các em chưa làm được, có khi giáo viên giao hắn quyền trưởng trò cho học sinh (đối với trò chơi đơn giản, quen thuộc với các em) còn giáo viên quan sát các em chơi, nhận xét, tống kết,

đánh giá sau khi trò chơi kết thúc

Khi tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã trao đối với các giáo viên và

được biết: khi tổ chức trò chơi cho học sinh, giáo viên vừa giữ vai là trọng tài, vừa là cổ động viên nhiệt tình đặc biệt là người giữ ồn định cuộc chơi

Ngày đăng: 28/10/2014, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w