TRUONG DAI HOC CAN THO
KHOA LUAT
LUAN VAN TOT NGHIEP
DE TAI:
TIM HIEU THU TUC GIAI QUYET YEU CAU TUYEN BO PHA SAN DOANH NGHIEP
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths.Nguyễn Mai Hân Lưu Thế Hải
Trang 2
TRUONG DAI HOC CAN THO
KHOA LUAT
LUAN VAN TOT NGHIEP
DE TAI:
TIM HIEU THU TUC GIAI QUYET YEU CAU TUYEN BO PHA SAN DOANH NGHIEP
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths.Nguyén Mai Han Luu Thé Hai
Trang 5o0 90087 00 Ả4 1
CHUONG 1: KHAI QUAT VE PHA SAN & PHÁP LUẬT PHÁ SẢN 3
1.1 Quan niệm về phá sản theo pháp ÌuẬ|F tt ng HT TT ng ro 3 1.2 Vai trò của pháp luật phá sản trong nên kinh tẾ thị WỜN cac cecsrsrsecveo 5 1.2.1 Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích hợp pháp của các CHỦ HỢ ào cv 6
1.2.2 Pháp luật phá sản bảo VỆ lợi ÍCh CC COH HỢ ST vn kh 6
1.2.3 Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của người Ìao ỘnG on skessssee 7 1.2.4 Pháp luật phá sản là công cụ pháp lý để Nhà nước can thiệp, điều tết vĩ mô nên
18 PS nan 7
IEN., 0.,.7.) 0 18888 5 8
1.4 Phéin biét pha sdn Va GiGi thé ccccecccccsccsscssescsssvsvscssssssssssssssavavscavavscseasassensvsvsnessvsesness 9
1.5 Đối tượng và phạm vì điều chỉnh của pháp luật phá Sả tt cessrsrsrsreo 9 1.5.1 Đối tượng áp đụng Lành tt HT TH TH TT TT TT TT TT TT rêp 9
1.5.2 Pham vi Gi€u CHINN occccccccccccccccscsccscsscscssesssssescssessscssvsssssscscsssesesssasesssssasesesssaesneess 11
CHUONG 2: THU TUC GIAI QUYET YEU CAU TUYEN BO PHA SAN
DOANH NGHIỆP - Q11 11T HT TH HH TT TH TH Ho ng nh 13 2.1 Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phú SẲH cv TT ErkEErrrkrkrerkrkrerkrerererke 13 2.1.1 Đối tượng có quyên nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá SẲH 5c ccscscssscee 13 2.1.2 Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yếu cẩu mở thủ tục [2/):x.”,0%a 15 2.1.3 Cơ quan có thẩm quyên tiễn hành thủ tục phá sảH - cv sevskrerersree 16 2.2 Thụ lý đơn yêu câu mở thủ tục phá SẲH . tk ST TT TH Hi 17 2.3 MỞ th FC DHÓ SIH HT gà 18 2.4 Xác định nghĩa vụ về tài sản & Các biện pháp bảo tồn tài SảH -ccccc «sec 21 2.4.1 Xac dinh nghia vu 7277877 21 2.4.2 Các biện pháp bảo tOồH lơi SỈH Go ST kh 21
2.5 Hội nghị CÍHỦ HỢ ST gà 26
2.6 Phục hồi hoạt động Kinh OQHÌ, ng kh 29
2.6.1 Điều kiện áp dụng thủ tục phục hôi hoạt động kinh dOaqHH Gv xa 29 2.6.2 Thực hiện phương án phục hôi hoạt động kinh dOqHÌ nh sevee 30
Trang 6CHUONG 3: THUC TRANG GIAI QUYET YEU CAU TUYEN BO PHA SAN VÀ MỘT SĨ KIÊN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT PHÁ SẢN 36
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Phá sản là một quy luật tất yếu của quá trình cạnh tranh Nếu xét theo nghĩa tiêu cực, những tác động từ phá sản gây hậu quả rất nghiêm trọng lên nhiều mặt đời sống Về kinh tế, một doanh nghiệp phá sản sẽ dễ dàng kéo theo sự phá sản của nhiều doanh
nghiệp khác có liên quan, người ta vẫn thường gọi đây là hiệu ứng đây chuyên Về xã
hội, phá sản làm tăng số lượng người thất nghiệp, gây ra sức ép về việc làm Về chính trị, một doanh nghiệp lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nên kinh tế một khi sup đô sẽ dẫn đến sự suy thoái, hay nặng hơn là khủng hoảng kinh tế trầm trọng; kéo theo hàng loạt những vẫn đề khác Từ những mặt tiêu cực trên, phá sản cần phải được hạn chế và ngăn chặn đến mức tối đa; dé làm được việc này phải cần đến sự can thiệp của Nhà nước, mà cụ thể là pháp luật phá sản
Pháp luật về phá sản lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta là Luật phá sản doanh nghiệp 1993 có hiệu lực từ 01/7/1994, khi đó chúng ta vẫn cịn rất ít kiễn thức và kinh
nghiệm về lĩnh vực này; đồng thời quá trình soạn thảo Luật cũng là thời điểm nước ta
đang ở thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, chuyên từ một nền kinh tế khép kín sang
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Vì thế, sau một thời gian thi hành Luật đã
bộc lộ rất nhiều hạn chế: một số khái niệm khơng chính xác, khó hiểu, gây khó khăn
cho việc áp dụng; thủ tục mang nặng tính hành chính, phức tạp, tốn kém và không
hiệu quả Đáp ứng nhu cầu thực tiễn pháp lý và thực tiễn kinh doanh, Luật phá sản
2004 đã ra đời với những sửa đổi phù hợp hơn, hoàn thiện hơn Tuy nhiên cho đến
thời điểm hiện nay, Luật phá sản 2004 cũng đã cho thấy những thiếu sót nhất định:
không bám sát thực tế, nhiều quy định bất hợp lý, thủ tục rườm rà, phức tạp, kéo đài
Mặt khác, việc Luật phá sản 2004 có quy định nhưng không được áp dụng cũng bởi
doanh nghiệp chưa thực sự nam 16 vai tro cua Luat đối với hoạt động kinh doanh của
mình Làm rõ các quy định của Luật phá sản 2004, quan trọng nhất là ở thủ tục giải quyết phá sản chính là góp phần để Luật thực sự đi vào đời sống Với suy nghĩ đó, và một phan mong muốn nâng cao hiểu biết của bản thân, người viết chọn đề tài “T?m hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp” làm đề tài luận văn của mình
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ các khái niệm trong lĩnh vực pháp luật phá sản, xem xét toàn diện thủ tục giải quyết phá sản, tìm và phân tích những điểm Luật cịn hạn chế để đóng góp những suy nghĩ hoàn thiện Luật Luận văn
tập trung vào các khái niệm, và trình tự, thủ tục giải quyết phá sản đã được quy định
Trang 8Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
=
trong Luật phá sản 2004; băng phương pháp phân tích có đơi chiều, so sánh với Luật phá sản doanh nghiệp 1993 Ngoài ra, số liệu được trình bày trong luận văn chủ yếu được sưu tầm tại các trang điện tử thuộc Tòa án nhân dân, các diễn đàn có uy tín, nghiên cứu rộng rãi về pháp luật phá sản, các bài báo, tạp chí liên quan
Luận văn bao gồm 3 chương như sau, không kế phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo:
- Chương 1: Khái quát chung về phá sản & pháp luật phá sản
- Chương 2: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
- Chương 3: Thực trạng giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật pha san
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Mai Hân Và do thời gian tìm hiểu cũng như kiến thức bản thân người viết còn hạn hẹp nên không thể
tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các
bạn
Sinh Viên Lưu Thế Hải
Trang 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUAT VE PHA SAN & PHAP LUAT PHA SAN
1.1 Quan niệm về phá sản theo pháp luật
Định nghĩa pháp lý về tình trạng phá sản của doanh nghiệp là nội dung quan trong của pháp luật phá sản Khái niệm tình trạng phá sản trong pháp luật thê hiện quan
điểm của mỗi quốc gia về hiện tượng phá sản khác với hiện tượng vi phạm những cam
kết thương mại hay là những quan hệ đòi nợ thông thường Quy định về tình trạng phá sản là căn cứ để xác định phạm vi tác động của pháp luật phá sản và là căn cứ để Tòa
án áp dụng thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp Do đặc điểm kinh tế - xã hội cũng
như hệ thống pháp luật của các nước có sự khác nhau, nên quan điểm về tình trạng phá sản của doanh nghiệp trong pháp luật các nước nhiều khi không thống nhất
Việc xác định tình trạng phá sản của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng Nếu xác định tình trạng này khơng hợp lý sẽ có rất ít cơ hội để giải quyết hiệu quả vụ phá sản, cho dù đó là thủ tục thanh toán hay thủ tục phục hồi doanh nghiệp
Ở Việt Nam quan điểm về tình trạng phá sản của doanh nghiệp khá rõ ràng, đoanh
nghiệp khơng có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có u cầu thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản' Từ quy định này cho thẫy, một doanh
nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản khi có đủ các dấu hiệu
pháp lý sau:
- _ Doanh nghiệp khơng có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn - _ Doanh nghiệp bị chủ nợ yêu cầu thanh toán khoản nợ đến hạn
Như vậy tiêu chí quan trọng nhất để xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn Ngoại trừ do sự kiện bất khả kháng, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn là biểu hiện của tình trạng doanh
nghiệp thua lỗ trầm trọng, kéo dài, không phải là khó khăn tài chính tức thời Mất khả
năng thanh toán nợ đến hạn phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang khủng hoảng trầm
trọng về mặt tài chính , cần thiết phải có sự can thiệp kịp thời của Nhà nước để bảo vệ
lợi ích của các chủ thê có liên quan cũng như lợi ích của bản thân doanh nghiệp mắc nợ Quy định này đã thê hiện quan điểm định tính trong việc xác định tình trạng phá san
Nhìn chung, pháp luật nước ta từ Luật phá sản doanh nghiệp 1993 đến Luật phá
sản 2004 đã có những bước tiến quan trọng trong việc xác định tình trạng phá sản của
' Diéu 3, Luật phá sản 2004
Trang 10Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
doanh nghiệp Tuy nhiên luật vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thê về phá sản Về
vẫn đề này, ở góc độ tố tụng ta có thể xem xét phá sản là một thủ tục đặc biệt khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Tính chất đặc biệt đó được thê hiện ở những điểm sau”:
- _ Thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể
Doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể pháp luật có thể tham gia vào rất nhiều
quan hệ xã hội khác nhau, và do đó, có thê trở thành chủ thể của nhiều quyền và nghĩa
vụ pháp lý khác nhau Ví dụ, khi ký hợp đồng với doanh nghiệp khác và bị doanh nghiệp đó vi phạm hợp đồng thì doanh nghiệp bị hại có quyền làm đơn kiện ra Tòa án một cách độc lập, riêng lẻ để nhờ Tòa án can thiệp Như vậy, đặc điểm nổi bật của tố
tụng dân sự và tô tụng kinh tế là ở chỗ, trong tô tụng này, các chủ nợ thực hiện việc
đòi nợ một cách độc lập, riêng lẻ, nợ của ai thì người đó kiện ra Tòa án mà đòi Trong
thủ tục phá sản việc đòi nợ và thanh toắn nợ được tiến hành một cách tập thể, các chủ
nợ không thê tự xé lẻ để đòi nợ riêng cho mình mà tất cả họ đều phải được tập hợp lại thành một chủ thể pháp lý duy nhất, gọi là Hội nghị chủ nợ Hội nghị chủ nợ đại diện cho tất cả các chủ nợ đề tham gia vào việc giải quyết phá sản
- _ Thủ tục phả sản là thủ tục đòi nợ được tiến hành như một biện pháp cuối cùng cua qua trinh doi nợ
Nếu như thủ tục địi nợ thơng thường (địi nợ thơng qua việc khiếu kiện ra Tòa án)
có thê được tiến hành bất cứ lúc nào thì thủ tục phá sản chỉ được áp dụng khi doanh
nghiệp mắc nợ đã lâm vào tình trạng phá sản Nói cách khác, thủ tục phá sản là thủ tục pháp lý không dễ được xảy ra; nó chỉ xuất hiện như một giải pháp cuối cùng mà các chủ nợ phải sử đụng để đòi nợ khi mà các phương thức địi nợ thơng thường khác đã
không đạt được hiệu quả
- _ Thủ tục phá sản thường dẫn đến chấm dứt hoạt động của một thương nhân Trong tô tụng dân sự hoặc kinh tế, sau khi bản án của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật thì con nợ đương nhiên có nghĩa vụ phải chấp hành, nhưng khi trả nợ xong thì con nợ vẫn tôn tại và hoạt động một cách bình thường Trong tố tụng phá sản thì khác, để
giúp các chủ nợ thu hồi được các món nợ của mình Tịa án phải ra những quyết định
pháp lý đặc biệt như quyết định áp dụng thủ tục thanh lý (thực chất là quyết định
> PGS, TS Duong Dang Hué (Chu bién), Chuyén dé: Thuc trang phap luat về phá sản và việc hồn thiện mơi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam, tr 11-15
Trang 11nhằm châm dứt sự tơn tại của đoanh nghiệp), bán tồn bộ tài sản của doanh nghiệp đề
trả cho các chủ nợ, đồng thời cũng chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đó - _ Thủ tục phá sản có khả năng giúp con nợ phục hồi
Mặc dù thủ tục phá sản thực chất là một thủ tục đòi nợ tập thể nhưng điều đó
khơng có nghĩa là, khi con nợ bị mở thủ tục phá sản thì ngay lập tức, tài sản của nó sẽ
bị dùng để thanh toán cho các chủ nợ Hiện nay, ngoài mục tiêu thanh lý, pháp luật
phá sản ở nhiều nước trên thế giới còn đặt thêm một mục tiêu rất quan trọng nữa cho thủ tục phá sản, đó là việc giúp con nợ phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Mục tiêu này cần phải được đặt ra là vì Nhà nước nào cũng muốn tránh được càng nhiều càng tốt những hậu quả xấu do việc phá sản gây ra
Trong thủ tục phá sản, con nợ được Tòa án tạo điều kiện tối đa cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh Một trong những biện pháp để giúp con nợ thoát khỏi tình trạng phá sản là pháp luật cho phép con nợ được chủ động xây dựng phương án hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Kế hoạch này sẽ được trình lên Hội nghị chủ nợ để thông qua và nếu được thơng qua thì về cơ bản, doanh nghiệp con nợ được khôi phục lại vị trí pháp lý ban đầu, tiếp tục sản xuất, kinh doanh một cách bình thường
- _ Thủ tục phá sản có tính chất tổng hợp
So với tố tụng dân sự và kinh tế thì tố tụng phá sản phức tạp hơn nhiều Khi giải quyết việc phá sản, Tòa án phải thụ lý và xử lý rất nhiều công việc khác nhau về tính chất Ví dụ, Tịa án khơng chỉ giải quyết các vấn đề về việc doanh nghiệp có mắt khả năng thanh toán nợ hay không, nợ bao nhiêu, nợ ai mà còn phải giải quyết nhiều vẫn đề khác như: việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, việc quản lý tài sản của
doanh nghiệp mắc nợ, việc thành lập và điều hành hoạt động của thiết chế quản lý và thanh lý tài sản, việc triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ Việc phải xử lý một lúc nhiều công việc phức tạp như vừa nêu trên đã làm cho tô tụng phá sản hồn tồn khác
với tơ tụng dân sự, kinh tế thông thường Điều này lý giải tại sao tố tụng phá sản luôn luôn được điều chỉnh pháp luật riêng và trở thành một thủ tục tố tụng tư pháp đặc biệt
1.2 Vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tẾ thị trường
Phá sản là hiện tượng bình thường và cần thiết của kinh tế thị trường, còn pháp
luật phá sản là sự can thiệp có ý thức của Nhà nước vào hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực của nó Thông qua pháp luật phá sản, Nhà nước và Tòa án có thể can thiệp vào quá trình hoạt động kinh
Trang 12
Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
doanh của các doanh nghiệp với một cách nhìn hiện đại, năng động và hết sức mềm
dẻo Vai trò của pháp luật phá sản được thê hiện ở nhiều mặt có thể liệt kê như sau:
1.2.1 Pháp luật phá sản bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ
Khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, hàng loạt các lợi ích có nguy cơ bị xâm hại: doanh nghiệp khủng hoảng tài chính có nguy cơ phải đóng cửa, nhà đầu tư
mất vốn, chủ nợ có nguy cơ khơng thu hồi được nợ, môi trường kinh doanh bị xáo trộn Về lý luận cũng như thực tiến, những lợi ích này cần phải được bảo vệ một
cách thỏa đáng bằng pháp luật Trong các đối tượng có liên quan đến tình trạng phá
sản của doanh nghiệp, chủ nợ là những người có quyền lợi bị ảnh hưởng trực tiếp và
có nguy cơ bị thiệt hại lớn nhất Pháp luật phá sản được xây dựng trước hết và chủ yếu là nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ Pháp luật phá sản quy định thủ tục pháp lý đảm bảo cho các chủ nợ có khả năng bảo vệ lợi ích của mình một cách
cơng bằng và có lợi nhất Thực tế, điều kiện của các chủ nợ để địi nợ có sự khác nhau
, thông thường các trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, tổng giá trị
tài sản của doanh nghiệp không đủ đề thanh toán các khoản nợ Với thủ tục phá sản,
quyên lợi của tất cả các chủ nợ sẽ được xem xét một cách bình đẳng và công bằng trong mỗi tương quan với tài sản của doanh nghiệp Mặt khác, pháp luật phá sản còn có cơ chế ngăn chặn những hành vi bất hợp pháp của doanh nghiệp trong điều kiện túng quân gây thiệt hại cho các chủ nợ; trong quá trình giải quyết phá sản, các chủ nợ có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của con nợ, tham gia giải quyết những vẫn đề liên quan trực tiếp tới quyền lợi của chủ nợ, khiếu nại các quyết định của Tòa án 1.2.2 Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của con nợ
Bảo vệ lợi ích của con nợ thê hiện tính nhân đạo, tính nhân văn của pháp luật phá sản hiện đại Khi lầm vào tình trạng phả sản, được áp dụng pháp luật phá sản là một
cơ hội để con nợ có thê phục hồi, hoặc xấu nhất là rút khỏi thương trường với thiệt hại
nhỏ nhất cho cơn nợ cũng như cho các đối tượng có liên quan Pháp luật phá sản bảo
vệ quyền lợi của con nợ thể hiện ở những quy định cơ bản như: ấn định thời điểm
ngừng trả nợ và ngừng tính lãi đối với các khoản nợ; tạo điều kiện cho con nợ thương lượng với chủ nợ để xóa nợ, giảm nợ, mua nợ; ngăn chặn những hành vi bất hợp pháp xâm hại quyền lợi của con nợ từ phía chủ nợ; con nợ được tạo điều kiện để có thể phục hồi; khi con nợ không thê phục hồi được, việc thanh lý tài sản được tiến hành
nhằm chấm dứt quan hệ nợ nần với các chủ nợ,mà trong điều kiện áp dụng thủ tục địi nợ thơng thường, con nợ có thể khơng bao giờ được giải thoát Nếu khơng có pháp luật phá sản hoặc pháp luật phá sản không được thực hiện trên thực tế, thì quy chế
Trang 13trách nhiệm hữu hạn của các loại hình đoanh nghiệp sẽ trở nên rất ít ý nghĩa đôi với
nhà đầu tư; các nhà đầu tư có khả năng sẽ bị đòi nợ và phải trả nợ đến cùng
1.2.3 Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của người lao động
Có thể coi người lao động là một loại chủ nợ nếu xem xét những quyền lợi về tài
sản của người lao động chưa được doanh nghiệp thanh toán Mặt khác, ảnh hưởng của
tình trạng phá sản doanh nghiệp đối với người lao động còn là các vấn đề về đời sống,
công ăn việc làm Bởi vậy, trong pháp luật phá sản hiện đại, vẫn đề bảo vệ quyền lợi
của người lao động được đặc biệt quan tâm Pháp luật phá sản không chỉ quy định cơ
sở pháp lý cho việc bảo vệ lợi ích vật chất (tiền lương, trợ cấp ) mà cịn có cơ chế
tạo điều kiện cho người lao động ôn định công việc khi doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản Trong quá trình giải quyết phá sản, người lao động có quyền cử đại
điện tham gia để bảo vệ lợi ích của mình; tiền lương và các khoản lợi ích chính đăng
khác của người lao động được ưu tiên thanh toán trước các khoản nợ khác; ngoài ra,
người lao động còn được tạo điều kiện thuận lợi để tìm việc làm mới sau khi doanh nghiệp bị phá sản
1.2.4 Pháp luật phá sản là công cụ pháp lý dé Nhà nước can thiệp, điều tiết vĩ mô
nên kinh tế
Hiện tượng phá sản luôn tiềm ấn nguy cơ xuất hiện những hành vi tiêu cực từ các chủ thể có liên quan Nếu khơng có sự can thiệp hiệu quả từ phía Nhà nước, nhiều hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội có thể nảy sinh từ việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Vai trò can thiệp và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của pháp luật phá sản thể hiện
ở những khía cạnh cơ bản sau:
- _ Pháp luật phá sản quy định những nguyên tắc, căn cứ, thủ tục dé giải quyết một
cách hiệu quá những vấn đề nảy sinh khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Bằng việc giải quyết thỏa đáng lợi ích của các chủ thê có liên quan, hạn chế những bất đồng, mau thuẫn giữa họ, pháp luật phá sản góp phần bảo vệ trật tự, kỷ cương trong
nền kinh tế và toàn xã hội
- Pháp luật phá sản góp phần cơ cấu lại một cách tích cực nền kinh tế Thông qua
việc giải quyết phá sản, Nhà nước có thể loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu
qua, góp phần tạo ra và duy trì môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh Việc tuyên bố phá sản các doanh nghiệp làm ăn yếu kém có tác dụng thiết thực trong việc cảnh báo các nhà đầu tư phải thận trọng khi lựa chọn ngành nghề, hình thức, quy mơ đầu tư cũng như tô chức lại một cách có hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình
Trang 14
Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp 1.3 Phân loại phá sắn
Dựa vào những căn cứ khác nhau, người ta phân chia phá sản thành nhiều loại Việc phân loại phá sản nhằm xác lập cơ chế giải quyết phù hợp với tính chất của từng loại phá sản Hiện tượng phá sản có thể được phân loại theo các tiêu chí cơ ban sau:
- Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến phá sản, phá sản được chia thành phá sản trung thực và phá sản gian trá Phá sản trung thực là hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do những nguyên nhân khách quan hay những rủi ro trong kinh doanh gây ra Phá sản gian trá là hiện tượng phá sản do con nợ có những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác Đối với phá sản trung thực, pháp luật chủ yếu nhằm vào giải quyết vẫn đề xử lý tài sản hoặc phục hồi doanh nghiệp (nếu có thể phục hồi); đối với phá sản gian trá, ngoài những vẫn đề này, pháp luật còn
phải truy cứu trách nhiệm đối với những cá nhân có vi phạm pháp luật Theo Luật phá sản 2004, trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dẫu hiệu tội phạm
thì thâm phán cung cấp tài liệu cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp dé xem xét việc
khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định (khoán 3, Điều 8
Luật phá sản 2004)
- _ Căn cứ vào cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật phá sản (chủ thê nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản), phá sản được chia thành phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc Phá sản tự nguyện là phá sản do chính con nợ yêu cầu khi thấy mình lâm
vào tình trạng phá sản Phá sản bắt buộc là trường hợp phá sản được thực hiện theo
yêu cầu của các chủ thể không phải là doanh nghiệp mắc nợ (chủ nợ, người lao động )
- _ Dựa vào đối tượng áp dụng của Luật phá sản, người ta phân chia phá sản thành phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân Thực tế cho thấy, việc ban hành Luật phá sản ở đa số các nước đều xuất phát trực tiếp từ nhu cầu giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán cùng với những hậu quả của nó trong hoạt động kinh doanh của các thương nhân Vì vậy, đa số các nước chỉ áp dụng pháp luật phá sản với các thương nhân để giải quyết các khoản nợ phát sinh trong kinh doanh Tuy nhiên cũng có nước khơng giới hạn phạm vị áp dụng của Luật phá sản chỉ với các thương nhân; pháp luật phá sản được áp dụng đối với mọi chủ thê pháp luật dân sự lâm vào tình trạng phá sản, không phân biệt thương nhân hay không phải là thương nhân (Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, ) Theo pháp luật Việt Nam, không phải tất cả các thương nhân khi lâm
> TS Bui Ngọc Cường (chủ biên), Giáo trình Luật thương mại Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2008, tr.116-1 17
Trang 15xã, những thương nhân không phải là doanh nghiệp (tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thê) khi lâm vào tình trạng phá sản sẽ không được giải quyết theo quy định của pháp luật phá sản
1.4 Phân biệt phá sản và giải thế
Phá sản và giải thể doanh nghiệp giỗng nhau về mặt hiện tượng; chúng đều dẫn
đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, kèm theo đó là việc phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người lao động Nhưng về mặt bản chất pháp lý, phá sản và giải thể có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
-_ Lý do giải thê khác với lý do phá sản Giải thê có thể do chủ sở hữu (hoặc các
chủ sở hữu) của doanh nghiệp quyết định (giải thể tự nguyện) hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyên quyết định (giải thể bắt buộc do doanh nghiệp kinh doanh vi phạm pháp luật hoặc không đủ điều kiện tồn tại) Trong khi đó, phá sản có nguyên nhân duy nhất là sự mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu
- - Thủ tục giải quyết phá sản và thủ tục giải thể khác nhau về tính chất Giải thé có thê do doanh nghiệp tự tiễn hành hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền tiến hành theo thủ tục hành chính Phá sản là một thủ tục tư pháp, do Tịa án có thấm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng phá sản
- _ Giải thể và phá sản có sự khác nhau về hậu quả Giải thể luôn dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp bị xóa tên trong số đăng ký kinh doanh Trong khi đó, đối với phá sản thì khơng phải bao giờ cũng dẫn đến kết quả như
vậy; trong những trường hợp nhất định, phá sản chỉ làm thay đổi chủ sở hữu của
doanh nghiệp mà không chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ: doanh nghiệp phá sản được nhà đầu tư khác mua lại và tiếp tục duy trì hoạt động của nó)
- _ Sự đối xử của Nhà nước đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp có sự
khác nhau giữa hai trường hợp giải thể và phá sản Thông thường việc giải thể doanh
nghiệp không kèm theo các chế tài hạn chế quyền tự do kinh doanh của người quản lý điều hành doanh nghiệp; trong khi đó đối với doanh nghiệp phá sản, người quản lý,
điều hành doanh nghiệp có thể bị hạn chế quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp 1.5 Đối tượng và phạm vi diều chỉnh của pháp luật phá sản
1.5.1 Đối tượng áp dụng
* Ths Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật thương mại 3, Khoa Luật, ĐHCT, năm 2008, tr.72-73
Trang 16Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
— Theo Điều 2 Luật phá sản 2004, mọi doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu
được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam khi lầm vào tình trạng phá sản thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của luật phá sản Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; đoanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, địch vụ công ích thiết yếu đây là những doanh nghiệp có liên quan đến quốc kế dân sinh, đến lợi ích của cả cộng đồng mà trong nhiều trường hợp phải duy trì không thê phá sản dễ dàng như các doanh nghiệp khác Vì vậy khi thụ lý cũng như giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với các loại doanh nghiệp này thì ngồi quy định của pháp luật phá sản còn phải theo những quy định cụ thể của Chính phủ Tiêu chí xác định các doanh nghiệp đặc biệt trên được quy định như sau’:
- _ Đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh là những
doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau:
Được thành lập để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mang tính ơn định, thường xun trong những lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và bảo đảm bí mật quốc gia
Do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ
Được Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch ôn định, thường xuyên sản xuất cung ứng một hoặc một số sản phẩm, dịch vụ cơng ích, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định sỐ 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích
Có vị trí quan trọng và việc phá sản đối với doanh nghiệp đó có ảnh hưởng trực
tiếp đến quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội
- _ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu là những doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau:
Trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã
hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ Trường hợp cung ứng sản phẩm dịch vụ thiết yêu đối với cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ thì phải đáp ứng thêm điều kiện khơng có doanh nghiệp, hợp tác xã khác cung ứng sản
phẩm, dịch vụ đó tại địa bàn
Š Điều 3,4 Nghị định 67/2006/NĐ-CP
Trang 17Được cơ quan nhà nước có thâm quyên đặt hàng, giao kê hoạch theo giá hoặc phí do nhà nước quy định
Tòa án chỉ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bỗ phá sản các doanh nghiệp đặc biệt nêu trên sau khi đã nhận được văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc thủ trưởng cơ quan nhà nước đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp về việc không áp dụng các biện pháp cần thiết phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp đó
Ngồi trường hợp được áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác
xã hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Luật phá sản cũng được áp dụng khi giải quyết
phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam có liên quan đến cá nhân, tô chức nước ngoài (doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài), trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác
1.5.2 Pham vi điều chỉnh
Pháp luật phá sản quy định về phạm vi điều chỉnh như sau”:
- - Điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- _ Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá
sản;
- _ Điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;
- _ Thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản;
- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
Tìm hiểu khái quát về pháp luật phá sản giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về vai trò của nó trong nên kinh tế thị trường; tạo tiên để cho việc phân tích cơ sở pháp lý một cách hiệu quả hơn Đồng thời, bước đấu nghiên cứu này cũng nhằm tim ra những sai sót về mặt lý luận, từ đó giúp đệ ra những phương hướng hoàn thiện pháp luật pha san hiéu qua hon, kha thi hon
Dựa trên những tìm hiểu về cơ sở lý luận, người viết nhận thấy tiêu chỉ đánh giá doanh nghiệp lâm vào tình trang pha san chi mang tinh dinh tính, không sát với thực tế Điêu này là do luật khơng có quy định hướng dân, và chưa làm rõ giá trị của
khoản nợ đên hạn mà luật đã đề cáp Bên cạnh đó, luật cũng chưa mở rộng đổi tượng
Š Điễu 1, Luật phá sản 2004
Trang 18Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
==
áp dụng so với thời điểm hiện tại, khi ma các cá nhán, hộ gia đình cũng tham gia kinh doanh với quy mơ lớn, có cả yếu tơ nước ngồi Do đó họ cũng cần được áp dụng bình đăng cơ chế phá sản theo pháp luật
Trang 19
CHƯƠNG 2: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CAU TUYEN BO
PHA SAN DOANH NGHIEP 2.1 Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Những đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có
ảnh hưởng quyết định tới khả năng đưa doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ra
giải quyết tại Tòa án Luật phá sản 2004 quy định rõ về quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và xác định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
2.1.1 Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- - Cúc chủ nợ
Chỉ định phá sản được đặt ra trước hết là nhằm bảo vệ các quyền về tài sản của
chủ nợ, việc giải quyết phá sản là giải quyết quan hệ tài sản giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ Do vậy nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ là quyền cơ bản của chủ nợ trong tô tụng phá sản Căn cứ vào mức độ an toàn (được đảm bảo bằng tài sản) của khoản nợ, chủ nợ được chia thành:
Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba;
Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản
của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ
đó;
Chủ nợ khơng có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ khơng được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba
Trong các loại chủ nợ nói trên, các chủ nợ có bảo đảm khơng có quyền nộp đơn u cầu mở thủ tục phá sản Chủ nợ khơng có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phân khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có quyên nộp đơn yêu câu mở thủ
tục phá sản đổi với doanh nghiệp” Đơn yêu cầu phải có các nội dung: ngày, tháng,
năm làm đơn; tên, địa chỉ của người làm đơn; tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; các khoản nợ khơng có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán; q trình địi nợ; căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản Ở đây có một điểm lưu ý: khi nộp đơn, chủ nợ khơng có nghĩa
7 Khoản 1, Điều 13, Luật phá sản 2004
Trang 20Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
vụ phải chứng minh về tình trạng mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn của doanh
nghiệp
Về vai trị của chủ nợ có bảo đảm, Luật đã hạn chế quyền lợi của đối tượng này
khi không cho họ quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Điều này đã làm mất đi
phần nào gia tri cua sự bảo đảm, và gián tiếp đặt họ vào thế bất lợi khi quyền lợi bị đặt
sau chi phí phá sản và các loại chủ nợ khác; bên cạnh đó, họ cũng sẽ khơng thé tinh
toán được gia tri co thé thu héi lại khi doanh nghiệp mắc nợ bị phá sản
- Người lao động”
Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho
người lao động và nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì người lao
động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện cơng đồn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó Việc cử đại diện cho người lao động phải được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp tán thành bằng bỏ phiếu kín hoặc lẫy chữ ký; trường hợp doanh nghiệp có quy mơ lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại
diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm
đại diện từ các đơn vị trực thuộc tắn thành Đơn yêu cầu mở thủ tục phả sản của người
lao động phải có nội dung: ngày, tháng, năm làm đơn; tên, địa chỉ của người làm đơn; tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp không trả được cho người lao động; căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Chi sở hữu doanh nghiệp nhà nước, các cổ đông công ty cổ phần và thành viên công ty hợp danh”
Đại điện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản đối với doanh nghiệp nhà nước khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước đó lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Cô đông của cơng ty cơ phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản Trong trường hợp này, cơ đơng hoặc nhóm cổ đơng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty khơng quy định thì việc nộp đơn được thực hiện
theo nghị quyết của đại hội cô đông Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà
Š Điểu 14, Luật phá sản 2004 ? Điễu 16, 17,18, Luật phá sản 2004
Trang 21không tiễn hành được đại hội cơ đơng thì cơ đơng hoặc nhóm cơ đơng sở hữu trên
20% số cô phần phô thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với cơng ty cỗ phần đó
Thành viên hợp danh khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn được thực hiện như thủ tục nộp đơn của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại
diện theo sự ủy quyên Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp là người được bầu hay bổ nhiệm vào chức vụ đứng đầu của doanh nghiệp hay chủ sở hữu của doanh nghiệp Ví
dụ như giám đốc doanh nghiệp nhà nước, chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cô phần, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ nhiệm hợp tác xã
Đại diện theo sự ủy quyền là người được đại diện theo pháp luật giao cho trách nhiệm
làm thay họ công việc mà họ có quyền làm hoặc phải làm, sự ủy quyền phải làm thành văn bản
2.1.2 Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản"
Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc về đoanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Theo quy định của Luật phá sản, khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các dung cơ bản: ngày, tháng, năm làm đơn; tên, địa chỉ của doanh nghiệp; căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản Kèm theo đơn phải có các giấy tờ tài liệu sau:
-_ Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó giải trình ngun nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cô phan mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm tốn thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiêm toán độc lập xác nhận;
- Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không
khắc phục được tình trạng mat kha nang thanh toan cac khoan ng dén han;
- Bang ké chi tiét tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản được xác định;
!9 Điển 15, Luật phá sản 2004
Trang 22Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
-_ Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ họ tên, dia chỉ của các
chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và
khơng có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và khơng có bảo đảm;
-_ Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và khơng
có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và khơng có bảo đảm;
-_ Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là
một ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh
nghiệp;
- Những tài liệu khác mà Tòa án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp theo quy
định của pháp luật
Thời hạn để chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải thực
hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là 3 tháng kể từ khi nhận thay doanh nghiệp đó lâm vào tỉnh trạng phá sản Quá thời hạn nêu trên, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại điện hợp pháp của doanh nghiệp không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật
Đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, khi họ quyết định nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nghĩa là họ đã lường trước được tình hình tương lai của mình Ở giai đoạn này, có thể luật nên quy định thêm quyền lựa chọn thủ tục giải quyết phá sản cho doanh nghiệp Cụ thể là cho phép họ lựa chon phuc hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hay áp dụng thủ tục thanh lý”” Việc quy định điều này nhằm rút ngắn thủ tục giải quyết, khi doanh nghiệp chọn phục hồi họ sẽ phải tính toản đến những biện pháp khả thi nhất, xây dựng kế hoạch và trình Hội nghị chủ nợ thơng qua; cịn khi họ
chọn thanh lý nghĩa là đã tìm đủ mọi cách mà vẫn không thể níu kéo được nữa, Tịa án
có thể ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong thời gian nhất định mà không cần phải xem xét nhiều
2.1.3 Cơ quan có thấm quyên tiễn hành thủ tục phá sản
Theo thông lệ chung, cơ quan có thắm quyền giải quyết phá sản ở đa số các nước
là Tòa án Tuy nhiên có sự khác biệt trong tổ chức hệ thống Tòa án và các cơ quan tài phán nên sự phân cơng có khác nhau Chẳng hạn ở hầu hết các nước Châu Âu lục địa,
!! PGS, TS Dương Đăng Huệ (Chủ biên), Chuyên để: Thực trạng pháp luật về phá sản và việc hồn thiện mơi
trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam, tr.72
Trang 23thâm quyền này được giao cho Tòa án thương mại, trong khi đó có một số nước như
Mỹ, Nam Tư, Thụy Điền lại thành lập Tòa án riêng đề giải quyết phá sản
Ở Cộng hoà liên bang Nga thâm quyền tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc về Tòa án trọng tài, ở Trung Quốc do tính chất vụ kiện phá sản được xác định thuộc phạm vi vụ kiện dân sự nên thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án dân sự
Ở nước ta, kê từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, thâm quyên giải quyết phá sản được quy định trong pháp luật phá sản có sự khác nhau qua từng giai đoạn
Theo Luật phá sản 2004, thấm quyền giải quyết phá sản được quy định cụ thể cho cả
Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện”:
-_ Tòa án nhân dân cấp huyện có thâm quyên tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó
- Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyên tiến hành thủ tục phá sản đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cấp tỉnh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có trụ sở chính trên địa bàn cấp tỉnh đó
-_ Trong trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân cấp tỉnh lẫy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với vụ phá sản thuộc thâm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện 2.2 Thụ lý dơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kê từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản (người lao động nộp đơn) thì ngày thụ lý đơn là ngày Tòa án nhận được đơn, Tòa án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn
Đối với những trường hợp sau, Tòa án phải ra quyết định trả lại đơn:
- _ Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời han do Toa an quy định;
- _ Người nộp đơn khơng có quyền nộp đơn;
- _ Có Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng
pha san đó;
- _ Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đo không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- _ Doanh nghiệp chứng minh được mình khơng lâm vào tình trạng phá san
l2 Điễu 7, Luật phá sản 2004
Trang 24Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Khi Tòa án trả lại đơn, người làm đơn có quyền khiêu nại với Chánh án Tòa án đã
trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Chánh án Tòa án phải xem xét trong thời hạn do pháp luật quy định và ra một trong các quyết định:
- _ Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Huy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn theo quy
định của Luật phá sản
Sau khi thụ lý đơn, Tịa án phải thơng báo cho doanh nghiệp biết, nếu người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đó
Doanh nghiệp phải cung cấp cho Tòa án những giấy tờ, tài liệu cần thiết theo quy định
của pháp luật (đã được trình bày ở phần 2./.2) Ngoài ra, nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là người bảo lãnh cho người khác thì phải thơng báo việc mình bị
yêu cầu mở thủ tục phá sản cho những người có liên quan biết, sau khi nhận được
thông báo của Tòa án
Giai đoạn thụ lý đơn có vai trị quan trọng trong suốt quá trình mở thủ tục phá sản, thủ tục phá sản có thể kết thúc ngay ở giai đoạn này nếu Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản vì thấy doanh nghiệp khơng cịn tài sản hoặc cịn nhưng khơng đủ để nộp tiền
tạm ứng phí phá sản hoặc để thanh tốn phí phá sản - phá sản rút gọn Do đó, địi hỏi
Tịa án phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, tránh để xảy ra các sai sót như: sai thâm
quyên, thụ lý đơn rơi vào các trường hợp phải trả lại đơn
2.3 Mở thủ tục phá sản
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải xem xét và ra quyết
định mở hoặc không mở thủ tục phá sản:
- _ Nếu thấy không đủ căn cứ (doanh nghiệp không lâm vào tình trạng phá sản) thì
Tịa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản Quyết định này phải được gửi cho người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Trong thời hạn 7 ngày kế từ khi nhận được quyết định không mở thủ tục phá sản, người làm đơn có quyền khiếu nại với Chánh án
Tịa án đó Trong thời hạn 5 ngày kế từ khi nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án
phải ra một trong hai quyết định sau: giữ nguyên quyết định không mở thủ tục phá sản hoặc húy quyết định không mở thủ tục phá sản và ra quyết định mở thủ tục phá sản”
- _ Nếu thấy đủ căn cứ kết luận doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Tòa án ra
quyết định mở thủ tục phá sản Trong trường hợp cần thiết, Tịa án có thể triệu tập
l3 Điển 32, Luật phá sản 2004
Trang 25phiên họp với sự tham gia của những người có liên quan đê xem xét kiệm tra các căn
cứ trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản Quyết định mở thủ tục phá sản phải có những nội dung chính sau :
Ngày, tháng, năm ra quyết định;
Tên của Tòa án; họ và tên Thâm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
lên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo
Đồng thời với quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án ra quyết định thành lập Tổ
quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản Tổ chức và hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản
được quy định cụ thể tại Điều 15-Điều 33, chương 3, Nghị định 67/2006/NĐ-CP Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, có một số hệ quả pháp lý phát sinh đối
với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:
- - Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu sự giám sat, kiểm tra của thâm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản
- _ Trong trường hợp cần thiết, nếu xét thấy người quản lý, điều hành của doanh
nghiệp khơng có khả năng quản lý và điều hành hoặc nếu tiếp tục quản lý và điều
hành hoạt động kinh doanh sẽ khơng có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp thì sẽ theo đề nghị của hội nghị chủ nợ, thâm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- - Doanh nghiệp bị cam va bi han chế thực hiện một số hoạt động nhất định kể từ
ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản
- _ Sau khi quyết định mở thủ tục phá sản được đăng báo theo quy định (Điều 29),
các chủ nợ có quyền địi nợ đối với doanh nghiệp Khi thực hiện quyền đòi nợ, các
chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ đến Tòa án trong thời hạn 60 ngày, kế từ ngày cuối cùng
đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản Giấy đòi nợ phải nêu cụ thê các khoản nợ,
số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và khơng có bảo đảm mà doanh
nghiệp phải trả; kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh Các chủ nợ khơng
gửi giấy địi nợ đến Tòa án trong thời hạn quy định được coi là từ bỏ quyền đòi nợ
l* Điễu 28, Luật phá sản 2004
Trang 26Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có
sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan đó khơng được tính vào thời hạn
gửi giấy đòi nợ
Xoay quanh giai đoạn mở thủ tục phá sản, giai đoạn có ý nghĩa quan trọng nhất quyết định vụ việc phá sản có được giải quyết hay khơng; ta có thể lưu ý một vài điểm Sau:
- - Về lý do mở thủ tục: đủ căn cứ kết luận doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đó là doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn và
phải bị các chủ nợ yêu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn
- Vé van dé 4n định thời điểm ngừng thanh tốn nợ Luật khơng ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp phá sản đã gây khó khăn cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong việc xác định công nợ, nhất là nợ tín dụng ngân hàng Do đó đề xuất hiện nay là trước khi thụ lý hồ sơ phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, các doanh nghiệp này phải hoàn tất thủ tục kiêm toán và thâm định giá trị tài sản còn lại
- - Với quyết định mở thủ tục phá sản; doanh nghiệp mắt đi quyền định đoạt đối với tài sản của mình Đây chính là hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản
doanh nghiệp
- _ Luật đã có quy định nhưng không đưa ra hướng dan cu thé dẫn đến phát sinh
nhiều vẫn đề ngay từ quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản: Luật guy định thời hạn chỉ có 30 ngày, nhưng thực tế nhiều khi doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính có kiểm tốn nên thẩm phản phải chờ đợi đến khi có kiểm tốn thì mới ra quyết
định mở thủ tục phá sản, dẫn đến thời gian kéo dài đến 3-4 tháng”
- _ Tổn tại tình trạng doanh nghiệp đã được Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, nhưng không thê xác định được thời điểm nhận tuyên bố phá sản Nguyên nhân chính là do ách tắc trong thực tiễn tiến hành các thủ tục thanh lý tài sản, đơn cử là do hoạt động của Tô quản lý, thanh lý tài sản rất khúc mắc, việc thu hồi tài sản gắn với
quyên sử dụng đất dễ rơi vào bế tắc, chi phí phá sản tăng cao do thời gian thanh lý kéo
dài làm cho quãng thời gian từ lúc doanh nghiệp nhận được quyết định mở thủ tục
'Š Trích phát biểu ơng Trần Văn Sự - Phó Chánh án TAND TP.HCM trong Hội nghị đánh giả thực tiễn Luật phd
sẵn tại TP.HCM ngày 30/6/2006
Trang 27phá sản đến khi nhận được tun bơ phá sản có thê là vài tháng, vài năm hoặc lên đến
hàng chục năm “
2.4 Xác định nghĩa vụ về tài sản & Các biện pháp bảo toàn tài sản 2.4.1 Xác định nghĩa vụ về tài sản
Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
được xác định"”:
Các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà nghĩa vụ này khơng có bao dam;
Các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có bảo đảm được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng quyền ưu tiên thanh toan đã bị huỷ bỏ
Việc xác định nghĩa vụ về tài sản giúp Tòa án thuận tiện hơn trong quá trình giải quyết phá sản, cụ thê là giúp kiểm soát tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được chính xác hơn
Giai đoạn này có một điểm cần quan tâm đó là quyền đòi nợ của chủ nợ Trên thực tế có nhiều chủ nợ đã không được biết thơng tin Tịa án mở thủ tục phá sản đối
với con nợ của mình, dẫn đến khơng thu được nợ Do đó để đảm bảo quyền lợi cho
họ, luật cần xây dựng quy định hướng dẫn cụ thể thời hạn thực hiện quyền địi nợ, khơng nên bó buộc mà mở rộng thời hạn từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản cho đến khi tuyên bố phá sản
2.4.2 Các biện phúp bảo toàn tài sản
Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm Ÿ:
- _ Tài sản và quyên tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tịa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ;
- _ Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa ăn thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm,
'* Diễn đàn doanh nghiệp, Chết treo, Hoàng Quốc Việt
!1 Điểu 33, Luật phá sản 2004 !3 Điều 49, Luật phá sản 2004
Trang 28Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh tốn thì phân
vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- _ Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy
định của pháp luật về đất đai
Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản còn bao gồm cả tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phân tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Việc bảo toàn khối tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh Theo quy định hiện hành thì tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể được áp dụng những biện pháp bảo toàn sau đây”:
- _ Tuyên bố vô hiệu các giao dịch của doanh nghiệp
Thiết lập và thực hiện các giao địch là quyền của các doanh nghiệp, tuy nhiên trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính kéo đài và lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp có thê thiết lập và thực hiện các giao dịch tài sản gây thiệt
hại cho chính doanh nghiệp và trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại cho các chủ thể có
liên quan Pháp luật phá sản cần phải có các quy định để ngăn chặn việc thực hiện
những giao dịch này
Theo khoản 1, Điều 43 Luật phá sản 2004 thì các giao dịch sau đây của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng
trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:
Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác;
Thanh toán hợp đồng song vụ, trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;
Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;
Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;
Các giao địch khác với mục đích tau tan tài sản của doanh nghiệp
Khi các giao dịch nói trên bị tuyên bố vơ hiệu thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp
- _ Định chỉ thực hiện hợp đồng có hiệu lực
'?T§ Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Giáo trình Luật thương mại Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2008, tr.131-136
Trang 29_ Tịa án có thê ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang
được thực hiện hoặc chưa được thực hiện theo yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản, Tổ trường Tô quản lý, thanh lý tài sản nếu xét thấy việc đình
chỉ thực hiện hợp đồng đó có lợi hơn cho doanh nghiệp
Yêu cầu Tòa án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện phải được làm thành văn bản và phải có nội dung chính như sau””:
Ngày, tháng, năm làm văn bản; Tên, địa chỉ của người có yêu cầu;
Số và tên hợp đồng: ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng:
Đối tác của doanh nghiệp, hợp tác xã trong hợp đồng: Nội dung cụ thê của hợp đồng:
Căn cứ của việc yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng
Kẻm theo văn bản yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho việc đình chỉ
thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực là có lợi hơn về mặt tài sản (vật chất) cho doanh
nghiệp Thâm phán phải xem xét, quyết định trong thời hạn 5 ngày kế từ ngày nhận được văn bản đề nghị Nếu chấp thuận thì thâm phán ra quyết định đình chỉ thực hiện
hợp đồng, nếu không chấp thuận thì thơng báo cho người đề nghị biết
Việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật được coi là có lợi hơn
cho doanh nghiệp khi: các thiệt hại về tài sản tạm tính (với tư cách là hậu quả pháp lý
xấu) mà đoanh nghiệp phải gánh chịu nếu đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
nhỏ hơn các thiệt hại về tài sản tạm tính (các khoản lỗ, thiệt hại) mà doanh nghiệp
phải gánh chịu nếu phải tiếp tục thực hiện hợp đồng
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên kia trong quan hệ hợp đồng khi hợp đồng
bị đình chỉ thực hiện, việc thanh toán, bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên
tắc”:
Tài sản mà doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản nhận được từ hợp đồng
vẫn tồn tại trong khối tài sản của doanh nghiệp đó thì bên kia của hợp đồng có quyền địi lại; nếu tài sản đó khơng cịn thì bên kia của hợp đồng có quyền như một chủ nợ
khơng có bảo đảm
?° Khoản 1, Điêu 46, Luật phá sản 2004 ?1 Diễu 47, Luật phá sản 2004
Trang 30Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Trường hợp hợp đơng bị đình chỉ thực hiện thì bên kia của hợp đơng có quyền
như một chủ nợ khơng có bảo đảm đối với khoản thiệt hại do việc đình chỉ thực hiện hợp đồng gây ra
- _ Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp
Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải kiểm kê toàn bộ tài sản và xác định trị giá các tài sản của doanh nghiệp Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải được gửi cho thắm phán tiến hành thủ tục phá sản Trong trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định gia tri tai sản của doanh nghiệp là khơng chính xác thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiêm
kê, xác định lại giả trị một phan hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Giá trị tài sản
được xác định theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê Việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa giúp cho thâm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản có thể xác
định được thực trạng tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, trên cơ sở
đó đưa ra những giải pháp thích hợp trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản - Dang ky giao dich bao dam
Trước khi bị mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể đã thiết lập các giao địch cho người khác vay tài sản có bảo đảm, và các giao dịch bảo đảm này thuộc diện phải đăng ký theo quy định của pháp luật, nhưng doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký Trong trường hợp như vậy, Tổ trưởng Tô quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện ngay
việc đăng ký giao địch bảo đảm cho doanh nghiệp Ý nghĩa cơ bản của việc đăng ký
này là xác lập quyền được ưu tiên thanh toán khoản nợ từ tài sản bảo đảm, bảo vệ
quyền lợi về tài sản của doanh nghiệp và thông qua đó bảo vệ quyền lợi của các chủ
nợ cũng như các chủ thể có liên quan Theo quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 325),
khi xử lý tài sản bảo đảm, các giao dịch bảo đảm có đăng ký sẽ được ưu tiên thanh toán trước các giao dịch khác; trường hợp các giao dịch bảo đảm đều có đăng ký thì giao dịch bảo đảm đăng ký trước sẽ được ưu tiên thanh tốn Vì vậy, để bảo toàn hiệu
quả tài sản của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản, việc đăng ký giao dịch bảo đảm
phải được thực hiện một cách kịp thời, càng sớm càng tốt - _ Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong tố tụng dân sự nói chung và tố tụng phá sản nói riêng Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tô tụng
phá sản nhằm ngăn chặn thiệt hại về tài sản của doanh nghiệp do những hành vi của
doanh nghiệp, các chủ thể khác hoặc những sự kiện pháp lý gây ra Theo Điều 55 Luật phá sản 2004, sau khi mở thủ tục phá sản, thâm phán phụ trách mở thủ tục phá sản có
Trang 31nghị của Tô quản lý, thanh lý tài sản:
Cho bán những hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng,
hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ;
Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp; Phong tỏa tài sản của doanh nghiệp tại ngân hàng:
Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý số kế toán, tài liệu liên quan của
doanh nghiệp;
Câm hoặc buộc doanh nghiệp, cá nhân, tơ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được xem xét, đánh giá một cách thận trọng, căn cứ vào tính chất của từng vụ việc để có thể vừa bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- _ Đừnh chỉ thi hành án dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án có liên quan đến doanh
nghiệp
Trong quá trình giải quyết phá sản, việc thi hành nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp theo bản án hoặc giải quyết vụ án dân sự liên quan đến doanh nghiệp, nếu được thực hiện một cách độc lập, sẽ hạn chế khả năng chủ động của thâm phán (đang giải quyết phá sản) trong việc giải quyết công bằng quyên lợi của chủ nợ cũng như
việc thực hiện phương án phục hồi doanh nghiệp Vì vậy việc ưu tiên tiến hành thủ tục
phá sản trước các thủ tục pháp lý khác liên quan đến nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp là cần thiết và đã trở thành thông lệ quốc tế trong giải quyết phá sản
Theo quy định của Luật phá sản 2004, kê từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc thi hành án dân sự về tài sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản là người phải thi hành án phải được đình chỉ (khoản 1, Điều 57) Người được
thi hành án có quyền nộp đơn cho Tòa án yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như một chủ nợ không có bảo đảm hoặc như một chủ nợ
có bảo đảm, nếu có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật kê biên tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án Việc đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản một mặt nhằm bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ một cách công
bằng, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp chưa được áp dụng thủ tục phục hồi), do doanh nghiệp chưa phải thực hiện ngay nghĩa vụ tài sản theo bản án của Tịa án
Trang 32Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Cũng kê từ ngày Tòa án ra quyêt định mở thủ tục phá sản, việc giải quyêt vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp là một bên đương sự trong vụ án đó phải được đình chỉ (khoản 2, Điều 57) Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án phải chuyên hồ sơ vụ án đó cho Tịa án đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết Sau khi nhận được hồ sơ vụ án do Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án chuyển đến, Tòa án đang tiến hành thủ tục phá sản phải xem xét, quyết định nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện hoặc nghĩa vụ tài sản mà bên đương sự phải thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
Trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì người được doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ về tài sản có quyền yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp như một chủ nợ khơng có bảo đảm
Trường hợp bên đương sự phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì phải thanh tốn cho doanh nghiệp giá trị tương
ứng với nghĩa vụ tài sản đó
Có một điểm rất đáng lưu ý là quyết định giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục
phá sản không được khiếu nại, kháng nghị Vì vậy theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-
HĐTP của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao, khi giải quyết loại vụ án này, thâm phán phải rất cần trọng khi ra quyết định, chỉ chấp nhận những nghĩa vụ tài sản rõ ràng, có đầy đủ căn cứ chứng minh
Bên cạnh đó, kế từ khi nhận được thông báo về quyết định mở thủ tục phá sản, nhân viên và người lao động của doanh nghiệp phải có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm che giấu, tau tan hoac chuyên nhượng tài sản của doanh nghiệp
2.3 Hội nghị chủ nợ
Hội nghị chủ nợ trước hết là nhằm bảo đảm cho việc giải quyết một cách bình
dang loi ich kinh tế của các chủ nợ trong quan hệ với doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ
tục phá sản và giữa chính các chủ nợ với nhau Hội nghị chủ nợ là hình thức pháp lý quan trọng nhất để các chủ nợ thơng qua đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong tố tụng phá sản Mặc dù không phải là thủ tục tô tụng bắt buộc trong mọi trường hợp
giải quyết phá sản, song hội nghị chủ nợ có vai trò quyết định đối với việc doanh
nghiệp mắc nợ có được áp dụng thủ tục phục hồi hay không
Trang 33
Việc tô chức hội nghị chủ nợ là trách nhiệm của thâm phản phụ trách tiên hành thủ tục phá sản Trong thời hạn 30 ngày kế từ ngày lập xong danh sách chủ nợ thâm phan phải triệu tập và chủ trì hội nghị chủ nợ
Những người có quyền tham gia hội nghị chủ nợ gồm có: Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ
Đại diện cơng đồn hay đại diện người lao động được người lao động ủy quyên
Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp mắc nợ cũng có quyền tham gia hội nghị chủ nợ Trường hợp này họ trở thành chủ nợ khơng có bảo đảm
Nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ thuộc về người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Nếu người này không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ Người được ủy quyền tham gia có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền
Xung quanh vấn đề triệu tập hội nghị chủ nợ chúng ta cần lưu lý những vấn đề sau:
- _ Khi không tham gia được hội nghị chủ nợ thì chủ nợ có thê ủy quyền bằng văn ban cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ, người được ủy quyền có quyén và nghĩa vụ như chủ nợ
- _ Chỉ những chủ nợ khơng có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mới có
quyền biểu quyết tại hội nghị chủ nợ
- _ Đối với doanh nghiệp tư nhân nếu chủ doanh nghiệp đã chết thì người thừa kế hợp pháp được quyên tham gia hội nghị chủ nợ
- _ Trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ mà khơng có người đại diện tham gia thì thắm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp tham gia
- _ Việc triệu tập trên thực tế gặp vướng mac do quy định hạn chế về số chủ nợ có quyền yêu cầu Tham phán triệu tập hội nghị chủ nợ - chỉ có các chủ nợ đại điện cho it
nhất một phân ba (1⁄3) tổng số nợ khơng có bảo đảm Chính vì thế đã không tạo điều
kiện cho hội nghị chủ nợ được thực hiện một cách thường xuyên, dẫn dén Tham phan khơng có căn cứ đề ra một số quyết định quan trọng, trong đó có quyết định thanh lý tài sản
Theo khoản 1, Điều 64 Luật phá sản 2004 thì hội nghị chủ nợ lần thứ nhất có nội
dung như sau:
Trang 34
Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Tô trưởng Tô quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các
nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;
Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã
trình bày ý kiến về các nội dung do Tổ trưởng Tô quản lý, thanh lý tài sản đã thông
báo cho hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tô chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;
Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý
tài sản đã thông báo và các ý kiến của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết Nghị quyết được lập thành văn bản và phải được quá nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm có mặt tại hội nghị đại diện cho từ hai phần ba tông số nợ khơng có bảo đảm trở lên thông qua Nghị quyết của hội nghị chủ
nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ;
Trường hợp hội nghị chủ nợ xét thấy phải thay người đại diện cho các chủ nợ
trong thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Hội nghị bầu người thay thế
Đề nghị thấm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Mục đích tổ chức hội nghị chủ nợ cũng chính là nhiệm vụ và quyền hạn của hội
nghị chủ nợ:
- _ Xem xét thông qua hay không thông qua giải pháp tô chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Thao luận và kiến nghị với thâm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, nếu khơng có giải pháp tô chức lại hoạt động kinh doanh hoặc giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh không được thông qua
Nếu giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh đoanh được thơng qua, thì thẩm phán
ra quyết định tạm đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp
Nếu giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh khơng được thơng qua thì hội
nghị chủ nợ thảo luận những vấn đề cho là cần thiết rồi kiến nghị lên thâm phán về việc phân chia gia tri tai san còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ các chi phí khác theo thứ tự luật định
Các hội nghị chủ nợ tiếp theo có thể được thâm phán triệu tập vào bất kỳ ngày làm việc nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý
Trang 35tài sản hoặc của các chủ nợ đại điện cho ít nhất một phân ba tơng số nợ khơng có bảo
đảm
Hội nghị chủ nợ được xem là hợp lệ khi đáp ứng cùng lúc hai điều kiện sau:
- - Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên tham gia;
- _ Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
Hội nghị chủ nợ được hoãn một lần trong các điều kiện sau:
- Không đủ quá nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên tham gia;
- _ Quá nửa số chủ nợ khơng có bao dam có mặt tại hội nghị chủ nợ biểu quyết đề nghị hoãn hội nghị chủ nợ;
- _ Người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ văng mặt có lý đo chính đáng
Trong thời hạn 30 ngày, kế từ ngày ra quyết định hoãn hội nghị chủ nợ, Tham phán phải triệu tập lại hội nghị chủ nợ
Trong những trường hợp nhất định, sự tham gia của một số chủ thể tại hội nghị chủ nợ là điều kiện bắt buộc để có thể tiếp tục tiễn hành thủ tục phá sản; sự văng mặt
của họ tại hội nghị chủ nợ là căn cứ để Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục
phá sản Ngoài ra phải tôn trọng quyên tự định đoạt của đương sự, vì thế Điều 67 Luật phá sản 2004 quy định, khi tất cả những người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút
lại đơn yêu cầu, Tòa án cũng sẽ ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản 2.6 Phục hôi hoạt động kinh doanh
Trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng kết thúc bằng việc giải tán một doanh nghiệp và phân chia giá trị tài san còn lại của doanh nghiệp đó Luật phá sản cũng như các quy định khác về phá sản đồng thời sử dụng cả cơ chế hòa giải, tái tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mục đích của giải pháp này là tìm cách duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như
đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường; tạo cơ hội để
doanh nghiệp mắc nợ có thể thốt khỏi tình trạng phá sản Phục hồi hoạt động kinh
doanh chính là nội dung thê hiện quan điểm tiến bộ, nhân đạo của pháp luật phá sản
hiện đại đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
2.6.1 Điều kiện áp dụng thủ tục phục hôi hoạt động kinh doanh
Kha năng được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phụ thuộc chặt chẽ vào thiện chí của các chủ nợ Điều 68 Luật phá sản 2004 quy định, thấm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục
Trang 36Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
hội hoạt động kinh doanh sau khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết
đồng ý với các giải pháp tô chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ
cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh Sau đó, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho Tòa án Phương án này phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh, các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ
Sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, thâm phán phải xem xét để quyết định đưa phương án này ra hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định
Nếu thấy phương án chưa đảm bảo nội dung theo quy định pháp luật thì thâm phán đề
nghị người đã xây dựng phương án sửa đổi, bô sung
Nếu quyết định đưa phương án ra hội nghị chủ nợ, thì thẩm phán phải triệu tập hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên biểu quyết tán
thành Tuy nhiên ở đây có 1 điểm cần lưu ý : các chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ có bảo
dam một phần khơng có quyền biểu quyết để quyết định việc áp dụng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sau khi hội nghị thông qua, thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
2.6.2 Thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp tự thực hiện Thời hạn
tối đa dé thực hiện phương án hồi phục là 3 năm kể từ ngày cuối cùng đăng báo về
quyết định của Tịa án cơng nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ
Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp phải định kỳ báo cáo cho Tòa án về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án Phương án cũng có thể được sửa đổi, bố sung trong quá trình thực hiện theo thỏa thuận của các chủ nợ và doanh nghiệp Thỏa thuận này phải được quá nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại điện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên đồng ý và chỉ có hiệu lực sau khi có quyết định cơng nhận của thâm phán phụ trách giải quyết phá sản
Thủ tục phục hồi có thể được chấm đứt trong những trường hợp được quy định tại
Điều 76 Luật phá sản 2004:
Trang 37
Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Biểu hiện thực tế của trường hợp này là doanh nghiệp đã thực hiện thành công phương án phục hồi, thanh toán đủ các khoản nợ và co thé tiếp tục hoạt động kinh doanh
Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phân ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên chưa thanh tốn đồng ý đình chỉ Trong trường hợp này, đù phương án phục hồi hoạt động kinh doanh chưa được thực hiện xong, nhưng trên cơ sở tình hình thực tế của doanh nghiệp, các chủ nợ quyết định cho
doanh nghiệp không phải tiếp tục áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh Việc
đình chỉ thủ tục phục hồi trong trường hợp này hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các chủ nợ khơng có bảo đảm có khoản nợ chưa được thanh tốn
Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh có giá trị pháp lý xác
định doanh nghiệp đã thoát khỏi tình trạng phá sản (doanh nghiệp được coi là không cịn lâm vào tình trạng phá sản) Trong trường hợp này, việc thị hành án dân sự chưa được giải quyết sẽ được tiếp tục, Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án có thâm quyền giải quyết vụ án
theo quy định của pháp luật
2.7 Thủ tục thanh lý tài sản & Phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp
2.7.1 Thủ tục thanh lý tài sản
Thanh lý tài sản là thủ tục được áp dụng nhằm mục đích phân chia một cách hợp lý
và công bằng tài sản còn lại của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cho các chủ thê có quyền lợi liên quan Về nguyên tắc chung, thủ tục thanh lý tài sản sẽ được áp
dụng nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không đủ căn cứ để được áp dụng thủ tục phục hồi, nhưng vẫn còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản ở mức độ nhất
định
Theo các Điều 78, 79 và 80 Luật phá sản 2004, thâm phán sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản đối với đoanh nghiệp trong các trường hợp sau :
- _ Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu Trong trường hợp này, Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi Đồng
thời trước khi thanh toán cho các chủ thể có quyền lợi liên quan, doanh nghiệp phải
hoàn trả lại giá trị tài sản đã được áp dụng biện pháp đặc biệt cho Nhà nước
Trang 38Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
- _ Hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp sau đây:
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia hội nghị chủ nợ mà khơng có lý do chính đáng hoặc sau khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ hoặc đại
diện người lao động ;
Không đủ số chủ nợ theo quy định của pháp luật tham gia hội nghị chủ nợ
sau khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ hoặc đại diện người lao động
-_ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không đồng ý với dự kiến về các giải pháp tô chức
lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ Trường hợp này không được quy định rõ ràng trong Luật phá sản 2004, nhưng có thê suy luận rằng: khi
hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không đồng ý với dự kiến về các giải pháp tô chức lại hoạt
động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ, thì thấm phán không thé ra
quyết định áp dụng thủ tục phục hồi và vì vậy nếu khơng thuộc các trường hợp đặc biệt có thể tuyên bố phá sản ngay, thì Tịa án phải ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp”
- Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất đồng ý với dự kiến về các giải pháp tô chức lại hoạt
động kinh đoanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải
xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Sau đó có một trong những căn cứ
sau:
Doanh nghiệp không xây đựng được phương án phục hồi hoạt động kinh dé
nộp cho Tòa án theo quy định
Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiỆp ;
Doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác 2.7.2 Phan chia tai sản còn lại của doanh nghiệp
Day là nội dung trọng tâm của thủ tục thanh lý tài sản Việc phân chia tài sản được thực hiện theo những quy định sau :
- _ Các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng khơng được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn Quy định này thé hiện sự khác biệt so với nguyên tắc thanh toán các khoản nợ
? TS Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Giáo trình Luật thương mại Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2008, tr.141
Trang 39thông thường trong kinh doanh Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và bị mở thủ tục thanh lý tài san, can phải giải quyết đứt điểm tất cả các khoản nợ trước khi chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp Thời điểm mở thủ tục thanh lý tài sản chính là thời điểm đáo hạn của các khoản nợ, mà theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật khoản nợ đó chưa đến hạn phải thanh toán
- Các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cô được xác lập trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh tốn bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cô khơng đủ thanh tốn số nợ thì phần nợ
cịn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã ; nếu giá trỊ của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được
nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã
- _ Các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau: Phí phả sản;
Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký
kết;
Các khoản nợ khơng có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh tốn các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều
được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu gia tri tai san không đủ để thanh tốn các
khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ
tương ứng Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ các khoản theo quy định mà vẫn còn thì phần cịn lại thuộc về chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu của doanh nghiệp (xã viên hợp tác xã; chủ doanh nghiệp tư nhân; các thành viên của công ty, các cô đông của công ty cô phần; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước) Theo quy định này thì Nhà nước với tư cách là chủ nợ của các khoản nợ thuế có vị trí bình đẳng với các chủ nợ khác Điều đó phù hợp với chính sách của Nhà nước ta là mọi
thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật
Do các quy định nêu trên không bảo đảm được nhu cầu cần thu hồi nợ của các chủ
nợ, rất có khả năng là họ không thu hồi được nợ hoặc nếu có thu hồi được thì cũng chăng đáng là bao vì tài sản của doanh nghiệp mắc nợ thường là còn rất ít mà chủ nợ thường lại rất đông, thêm vào đó tài sản cịn lại của doanh nghiệp mắc nợ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên nên hy vọng được thanh toán rất mỏng manh; dẫn đến hậu quả
các chủ nợ xem cách đòi nợ theo thủ tục pha sản là rât kém hiệu quả, chỉ được sử dung
Trang 40
Tìm hiểu thủ tục giải quyết yêu câu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
trong trường hợp bất đắc đĩ Điều này làm cho pháp luật phá sản ngày càng mất đi vai
trị vốn có của nó
Khi phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong, hoặc phương án phân chia
tài sản chưa được thực hiện xong nhưng doanh nghiệp khơng cịn tài sản để thanh toán,
thâm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản là một căn cứ để Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
2.8 Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, thâm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản Ngoài ra, Tịa án có thể áp dụng thủ tục tuyên bố phá sản trong những trường hợp đặc biệt, giúp thủ tục giải quyết phá sản được rút gọn, tiết kiệm thời gian và chỉ phí Đó là những trường hợp mà ngay sau khi nhận đơn hoặc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án đã xác định được doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khơng còn tài sản hoặc còn tài sản nhưng không dang ké
(không đủ để nộp tiền tạm ứng phí phá sản hay không đủ đề thanh tốn phí phá sản) Vì
vậy Tịa án sẽ khơng tiến hành thủ tục phá sản theo trình tự thơng thường mà ra ngay
quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản sẽ chấm đứt sự tồn tại của doanh nghiệp và đồng thời cũng châm dứt nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đối với các khoản nợ chưa được thanh toán, chủ sở hữu hay các chủ sở hữu của doanh nghiệp khơng có nghĩa vụ phải thanh toán những khoản nợ này
Tuy nhiên, đối với trường hợp phá sản doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh,
việc tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ
doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Quy định này xuất phát từ chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên công ty hợp danh quy định tại Luật doanh nghiệp, nó mang tính nặng nề và phi kinh tế cao Điều này làm cho các doanh nghiệp vẫn bị ám ảnh bởi nợ nần, dẫn đến họ e ngại, ngày càng xa lánh Luật phá sản” Trong tương lai,
? Triết lý chung về luật phá sản ở nhiều nước là, nếu một doanh nhân phá sản thì anh ta có thể tiếp tục sống mà
không cảm thấy xấu hỗ hay phải sống trong nghèo khổ tột cùng Luật phá sản vì vậy được xây dựng đẻ sao cho những người thất bại trong kinh doanh lại được khuyến khích tiếp tục theo đuôi công việc kinh doanh của mình,
thất bại trong kinh doanh không bị coi là xấu