Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
704,94 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN PHƯƠNG NGA TÌM HIỂU TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT CỦA HONERÉ DE BALZAC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN PHƯƠNG NGA TÌM HIỂU TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT CỦA HONERÉ DE BALZAC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Phương SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Nhân dịp khóa luận được hoàn thiện và công bố, em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo, các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các ban ngành chức năng và tập thể lớp K50 ĐHHSP Văn – Giáo dục công dân. Với nội dung khóa luận này em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn! Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn! Sơn La, tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Phương Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ của khóa luận 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 5.1. Phương pháp hệ thống 6 5.2. Phương pháp phân tích nhân vật 6 5.3. Phương pháp thống kê 7 5.4. Phương pháp so sánh 7 6. Đóng góp của khóa luận 7 7. Cấu trúc của khóa luận 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8 1.1. Một số vấn đề lí luận 8 1.1.1. Nhân vật văn học 8 1.1.2. Tính cách nhân vật 9 1.2. Honerè de Balzac và chủ nghĩa hiện thực 10 1.2.1. Honerè de Balzac 10 1.2.2. Chủ nghĩa hiện thực 12 1.3. Giới thiệu vài nét về tiểu thuyết Lão Goriot 14 1.3.1. Kết cấu của tác phẩm 14 1.3.2. Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm 15 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT 17 2.1. Đặc điểm tích cực 17 2.1.1. Tình yêu thương con và lòng chung thủy 17 2.1.2. Hiền lành, vị tha, nhân hậu 24 2.1.3. Khôn ngoan và chăm chỉ làm ăn 27 2.2. Đặc điểm tiêu cực 30 2.2.1. Quan niệm sai lầm về hạnh phúc 30 2.2.2. Tham vọng gia nhập vào giới thượng lưu 34 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT 38 3.1. Miêu tả diện mạo nhân vật 38 3.2. Miêu tả hành động 40 3.3. Miêu tả ngôn ngữ 42 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại 42 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại 44 3.4. Không gian, thời gian nghệ thuật 46 3.4.1. Không gian nghệ thuật 46 3.4.2. Thời gian nghệ thuật 48 Tiểu kết: 50 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Pháp, đặc biệt là văn học Pháp thế kỉ XIX là một trong những nền văn học phát triển rực rỡ, với nhiều thành tựu khiến nhân loại phải kinh ngạc. Bởi vì, văn học thời kì này đã phản ánh những biến động cách mạng, những tư tưởng lớn của thời đại, chính sách xã hội và chính trị của Pháp, nhiều trào lưu văn học như: trào lưu lãng mạn, trào lưu hiện thực… liên tục xuất hiện và nó tác động rất lớn đến văn học của các nước khác trên thế giới. Văn học Pháp đã phản ánh hiện thực xã hội Pháp trong từng giai đoạn, từ đó vẽ nên bức tranh toàn cảnh của xã hội châu Âu, tạo nên một món ăn tinh thần phong phú với những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Thông qua văn học người đọc có thể hình dung ra một cách đầy đủ nhất về xã hội Pháp thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy biến động. Chính vì vậy mà văn học Pháp phong phú về thể loại, giàu có về ngôn từ, có thể sánh ngang với văn học các nước phương Tây. Tìm hiểu về văn học Pháp là ta tìm hiểu một trong những nền văn học rực rỡ, nổi bật không thua kém bất cứ nền văn học nào trên thế giới. 1.2. Honeré de Balzac là một trong những người vĩ đại nhất của văn học hiện thực phê phán thế kỉ XIX, là nhà văn đại diện cho trường phái văn học hiện thực Pháp. Với tài năng của mình nhà văn đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú và đa dạng. Nếu như Napoléon chinh phục thế giới bằng đao kiếm, bằng máu và nước mắt thì Balzac chinh phục toàn thế giới bằng chính ngòi bút của mình với tâm hồn trong cao thánh thiện, Balzac đã từng khẳng định: “Cái mà ông không thực hiện được bằng lưỡi gươm thì tôi đã thực hiện được bằng ngòi bút” và: “người đã truyền vào cơ thể mình biết bao quân đội! còn tôi, tôi chứa cả một xã hội trong đầu mình” [3,553]. Điều này đã chứng tỏ “ngòi bút mạnh hơn lưỡi kiếm”, hay có thể nói rằng, bạo lực chỉ làm cho người ta khiếp sợ trong một lúc nào đó, cái ấm áp tình người mới quan trọng mà thông qua các tác phẩm của mình Balzac đã thể hiện được điều đó Dường như Balzac đã đi sâu vào trong tiềm thức của người dân Pháp nói riêng và tất cả ai yêu Balzac nói chung. Gorki đã từng khuyên rằng chúng ta hãy: “yêu quý Balzac một cách nồng nhiệt, có lẽ như người ta vẫn thường yêu quý một người thầy, một người bạn” [10,39]. Và với tài năng nghệ thuật của mình Balzac đã viết hơn chín mươi tác phẩm lớn tập hợp lại trong Tấn trò đời - một tác phẩm đồ sộ. Angghen đã từng khẳng định: “Tấn trò đời như một pho sử biên niên gần như từng năm một”. Nói như vây bởi Tấn trò đời đã tái hiện một cách chân thật và sinh động xã hội quý tộc, tư sản Paris lúc bấy giờ là cái xã hội 2 mà Balzac coi như “vực thẳm”, “một vũng bùn” hay là “ung nhọt lở loét nồng nặc trên hai bờ sông Xen” [10,3]. Tác phẩm Tấn trò đời đã khẳng định tài năng nghệ thuật của Balzac - một con người với nghị lực phi thường, một con người đã vượt lên trên lưỡi kiếm và khẳng định bản lĩnh của mình. Với những cố gắng và những đóng góp của mình, Balzac xứng đáng là tấm gương cho các thế hệ noi theo và học tập. 1.3. Ra đời năm 1834, Lão Goriot được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất - một trong nhiều “ngã ba” đường lớn, ồn ào mà trống vắng trong “hoang mạc” Tấn trò đời, và cho cả dòng văn học hiện thực phê phán thế kỉ XIX nói chung. Chính Balzac cũng đã ý thức được giá trị của tác phẩm khi ông cho rằng Lão Goriot còn hay hơn cả Eugénie Grandét một kiệt tác được ra đời trước đó. Và đúng như vậy, khi đọc Lão Goriot người đọc cảm nhận được một nỗi buồn, nỗi đau đớn xót thương cho số phận của một con người bất hạnh. Tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo xã hội đồng tiền đã chà đạp lên trên tất cả tình đời, tình người, tình cha con. Balzac đã tập hợp tất cả mọi loại người, mọi giai tầng xã hội với mọi thói hư tật xấu, mọi cảnh đời ngang trái. Đó là bộ mặt xã hội Pháp lúc bấy giờ khi dòng dõi Bourbon phục hoàng. Thông qua lão Goriot, Rastignac và các nhân vật khác trong tiểu thuyết, nhà văn Balzac muốn bộc lộ cái nhìn bi quan trước sự thay đổi của xã hội đó. Và có thể khẳng định rằng Lão Goriot là tiểu thuyết điển hình cho chủ nghĩa hiện thực phê phán. Đặc biệt, Lão Goriot được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã có nhiều bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm này. Ở Việt Nam Lão Gorior đã được đưa vào chương trình phổ thông giảng dạy. Tuy chỉ có một đoạn trích và người biên soạn đặt tên là “Đám tang lão Goriot” nhưng đã đọng lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, gây xúc động và làm không ít trái tim phải rỉ máu. Đó là sự băng hoại đạo đức về tình cha con. Ngay ở các bậc Đại học và Cao đẳng thì Balzac cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu quan trọng trong chương trình giảng dạy. Để góp phần tri ân đến những cống hiến thầm lặng mà nhà văn đã đem lại những hương thơm cho cuộc đời cũng như góp phần vào các công trình nghiên cứu Balzac và hơn thế nữa muốn thử sức bản thân nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của Honeré de Balzac”. Thiết nghĩ, đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho chính bản thân chúng tôi trong công tác giảng dạy về sau. Và hy vọng bài nghiên cứu nhỏ này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ích cho những học sinh, sinh viên Phổ thông, Cao đẳng và 3 Đại học và hơn hết là cho những ai có hứng thú quan tâm đến Balzac, hiểu và yêu Balzac. 2. Lịch sử vấn đề Angel đã đánh giá rất cao công lao của Balzac khi phát biểu: “Honeré de Balzac, người thầy của chủ nghĩa hiện thực” [1,114]. Với một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tác phẩm của Balzac đã đi vào lòng bạn đọc bởi hình tượng nhân vật của ông luôn là những nhân vật điểm hình trong xã hội, nó không phải là những gì thoáng qua mà là hiện thực hiển nhiên được thâu tóm lại bằng đôi mắt sắc sảo và tài năng nghệ thuật xuất chúng. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Balzac, về các tác phẩm của ông và đặc biệt tác phẩm Lão Goriot từ lâu đã được các nhà nghiên cứu chú ý. Cho đến nay tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu, ý kiến, nhận định, đánh giá chung về hình tượng Goriot và những thành công của Balzac như sau: Engels từng nhận xét: “Đọc tiểu thuyết Balzac người ta có thể hình dung ra lịch sử nước Pháp từ 1816 - 1848 đầy đủ hơn, chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn so với đọc tất cả các nhà sử học, xã hội học, thống kê học thời ấy để lại” [2,13]. Quả đúng như vậy, càng đi sâu tìm hiểu Balzac và đọc tác phẩm của ông ta càng nhận thấy nhiều điều về ông và về chính xã hội Paris thời mà Balzac sống. Công trình nghiên cứu của các tác giả Phùng Văn Tửu - Lê Hồng Sâm trong cuốn Lịch sử văn học Pháp đã khẳng định: “Tấn trò đời không chỉ là một bức họa, mà gần với công trình điêu khắc, có ba chiều không gian như thế giới thực” [16,508]. Thế giới đó, không ai có thể làm được ngoại trừ Balzac. Cũng trong cuốn Lịch sử văn học Pháp này các tác giả cũng đã đề cập tới nhận định của Brunetièrè: “Có thể nói về Balzac rằng ông không chỉ là nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất, phong phú nhất, đa dạng nhất của chúng ta mà là bản thân tiểu thuyết” [16,506]. Quả đúng như vậy, những tìm tòi và đóng góp của Balzac với nghệ thuật tiểu thuyết nhiều và cơ bản đến mức điều đó nhập vào tiểu thuyết sau này của ông một cách tự nhiên. “Balzac đã khai thác và phát triển tính linh động kì lạ, tính đa diện của tiểu thuyết, khắc phục sự tách đôi thể loại ở thế kỉ trước, kết hợp bức tranh rộng lớn của thế giới bên ngoài với sự thể hiện sâu sắc thế giới bên trong của con người” [16,506]. Và chính điều này đã làm nên thành công cho tác phẩm Lão Goriot và cả những tác phẩm khác của ông. 4 Trong cuốn Lão Goriot do tác giả Lê Huy Bắc biên soạn cũng đã viết về tác phẩm Lão Goriot như sau: “Lão Goriot được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho bộ tấn trò đời và cho cả dòng văn học hiện thực phê phán thế kỉ XIX nói chung” [1,123]. Tác giả đã chỉ rõ vị trí và tầm quan trọng của tác phẩm, nó không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật của Balzac mà còn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX. Tác phẩm Lão Goriot được các nhà nghiên cứu chú ý, không chỉ bởi hệ thống nhân vật đặc biệt mà bên cạnh đó nó còn đề cập tới một vấn đề bức thiết của xã hội, đó là vấn đề đồng tiền. Trong cuốn Văn học phương Tây, tác giả Đặng Anh Đào đã viết: “Phải có tiền bằng bất cứ giá nào!(…) Đồng tiền là quyền lực duy nhất bắt xã hội phải quỳ gối” [4,541]. Trong cái xã hội thối nát đó, “điểm tựa của trí tuệ chính là đồng tiền”. Tiền đã khiến con người quên đi trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân, và trong tác phẩm Lão Goriot, điều đó càng được thể hiện rõ hơn, chính đồng tiền đã khiến lão Goriot từ kẻ giàu sang thành kẻ chẳng có gì, từ người cha có đến hai đứa con danh giá, cuối cùng lại chẳng có một đứa nào… Trong cuốn Lịch sử văn học Pháp Tác giả Phùng Văn Tửu - Lê Hồng Sâm cũng đã nói tới bi kịch làm cha của lão Goriot: “Goriot, người cha bị ruồng rẫy” [16,504], ta thấy - đồng tiền ban cho mọi thứ, kể cả những đứa con. Đồng tiền thâm nhập mọi lĩnh vực, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp, buộc ai nấy phải quan tâm. Bị đồng tiền ngự trị, xã hội đã tàn nhẫn với những kẻ yếu đuối như lão Goriot. Nhưng cuối cùng tác giả lại bênh vực: “Trong xã hội ấy, tham vọng giàu sang cho cá nhân được coi là dĩ nhiên, chính đáng, thậm chí một phẩm chất cần thiết” [16,505]. Tham vọng thôi thúc các cá nhân, không phải là tham vọng trừu tượng chung cho mọi thời đại và đường đời của lão Goriot thể hiện “như một quá trình tan vỡ dần những ảo tưởng, và thành công hay thất bại, cuối cùng họ đều bị xã hội chinh phục, hủy diệt, hoặc về thể chất, hoặc về tâm hồn” [16,506]. Lão Goriot thực ra cũng đã đạt được cái tham vọng giàu sang đó, lão đã có được những thứ như lão mong muốn, nhưng khi đã đạt đến cái đích của sự giàu sang rồi, lão mới nhận ra sự hủy diệt ghê gớm của nó, thì đã quá muộn, lão đã mất đi tất cả. Công trình nghiên cứu của tác giả Ngô Tú trong cuốn Lão Goriot do Lê Huy Bắc biên soạn đã nhận định về tình cảm của người cha mà Lão Goriot đã dành cho con: “còn nghi ngờ gì nữa? Mối tình cao quý như tình cha - con vì nảy nở và phát triển trong môi trường tư bản chủ nghĩa, dưới ánh sáng lạnh ngắt của đồng tiền và lợi ích duy kỉ, cá nhân bị tha hóa, biến thành cái gì trái ngược” 5 [1,90]. Đây cũng là một trong những nét tính cách tiêu cực của lão Goriot. Tác giả đã khẳng định lại ý nghĩa của tác phẩm, không chỉ là phản ánh mà còn là bài học đắt giá cho kẻ yêu con mù quáng như lão Goriot. Thể hiện được tất cả những thứ đó khẳng định được cái tài của Balzac mà không phải tác giả nào cũng làm được. Tác giả đã nêu rõ Lão Goriot là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo xã hội đồng tiền, ở đó tiền mang lại những đứa con, tiền biến mọi quan hệ tình cảm, mọi quan hệ nhân tính thành một quan hệ lạnh lùng tàn nhẫn. Cũng trong cuốn sách này, tác giả Ngô Tú đã viết: “Bao khối lượng tình yêu và mơ ước, tham vọng, Goriot đều dồn cả vào hai cô con gái. Tại sao lại giáo dục con như là những nàng công chúa, không ngại tốn sức vì tiền? Đó là vì trong tiềm thức, Goriot coi con là những bậc thang cao nhất để tiến bước vào xã hội thượng lưu” [1,89]. Quả đúng như vậy, các con lão đã được đặt chân vào giới thượng lưu và trở thành những phu nhân cao quý…thế nhưng đằng sau đó lại ẩn chứa biết bao cay đắng, tủi nhục và xót xa. Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong một bài viết về tiểu thuyết Lão Goriot cũng đã từng khẳng định: “Lão Goriot được coi là vua Lear của thời hiện đại. Ông lão đã chết trong đau đớn, chết trong sự chờ đợi khát khao những đứa con” [1,102]. Đó chính là cái kết của người cha, và cũng là bài học cho những ai có những quan niệm sai lầm trong giáo dục con cái. Tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân của nó: “lão Goriot dành hết mọi tình yêu thương cho các con, cho chúng tất cả mọi thứ, cho chúng toàn bộ gia sản. Cho chúng tiền, ông lão đáng thương tội nghiệp đó đã tự tước đi sức mạnh của chính mình” [1,102]. Cái túi tiền của ông lão cứ vơi dần theo năm tháng và cũng theo năm tháng cuộc đời của ông càng tàn tạ đi. Tiền càng ít thì tình yêu thương con của người cha càng nhiều hơn, và rồi, các con lão đã quay lưng lại với lão, tiền không còn thì tình cũng mất, cho dù đó là tình cha con. Công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Ngọc Nữ trong Luận văn tốt nghiệp khi nghiên cứu về “Chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết Lão Goriot” đã viết: “Người đọc Balzac cũng nhiều và nghiên cứu về Balzac cũng không sao kể hết. Hàng vạn công trình nghiên cứu về ông được công bố và được hưởng ứng mạnh mẽ từ bạn đọc tạo ra một “làn sóng Balzac” làm xôn xao cả nền văn học thế giới” [10,5]. Tác giả cũng đã nhận định về tác phẩm: “với Lão Goriot Balzac đã tập hợp tất cả mọi loại người, mọi giai tầng xã hội với mọi thói hư tật xấu, mọi cảnh đời ngang trái” [10,41]. Quả đúng như vậy, trong Lão Goriot có đầy đủ các nhân vật từ quý tộc tới kẻ bình đân nghèo nàn [...]... một cách đầy đủ, cụ thể rõ ràng về đặc điểm tính cách của nhân vật Goriot Để hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm tính cách của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot của Balzac, tôi xin đóng góp khóa luận Tìm hiểu tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của Honeré de Balzac 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu tính cách nhân vật. .. vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của Honeré de Balzac 3.2 Phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm tính cách và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot của Honoré de Balzac dựa theo bản dịch tiếng Việt của tác giả Xuân Dương trong cuốn Lão Goriot (2007), NXB Hội nhà văn, Hà Nội 4 Nhiệm vụ của khóa luận Khóa luận tập trung tìm hiểu đặc điểm tính cách của nhân vật Goriot. .. sức quan trọng trong tác phẩm, mỗi nhân vật đều có tính cách riêng, nó là linh hồn của tác giả gửi gắm thông qua nhân vật văn học Đây cũng chính là cơ sở để giúp ta có thể đi sâu tìm hiểu đặc điểm tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của nhà văn Balzac trong quá trình triển khai khóa luận 1.2 Honerè de Balzac và chủ nghĩa hiện thực 1.2.1 Honerè de Balzac Honoré De Balzac Balzac sinh ngày... nổi bật trong tác phẩm chứ không phải là một nhân vật cụ thể nào chẳng hạn như “bóng tối” trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Do vậy khái niệm nhân vật cũng được hiểu một cách linh hoạt 8 Nhân vật văn học được chia ra thành nhiều loại bao gồm: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm… Nói như vậy bởi trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật Chẳng hạn như trong tác phẩm Thủy... thiên tài Balzac 7 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương như sau: Chương 1 Những vấn đề chung Chương 2 Tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của Balzac Chương 3 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Goriot trong Lão Goriot của nhà văn Balzac 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Một số vấn đề lí luận 1.1.1 Nhân vật văn học Bất cứ một tác phẩm văn... làm sáng tỏ đặc điểm tính cách và nghệ thuật xây dựng nhân vật Goriot hiện lên trong tác phẩm 5.4 Phương pháp so sánh So sánh giữa tính cách, hành động của nhân vật để thấy được những đặc điểm tích cực và tiêu cực trong tính cách của nhân vật Bên cạch đó so sánh đối chiếu với những nhân vật khác để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong cách xây dựng nhân vật của các tác giả, cuối cùng làm... bật hơn đặc điểm tính cách của nhân vật Giriot 6 Đóng góp của khóa luận Khóa luận bước đầu làm sáng tỏ những đặc điểm tính cách của nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot của nhà văn Balzac Từ đó giúp người đọc hiểu được những điểm khác biệt trong cách miêu tả nhân vật của Balzac so với các nhà văn khác Góp phần giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về chủ nghĩa hiện thực và hiện thực của đời sống xã... Phương pháp hệ thống được sử dụng trong khóa luận này nhằm khái quát và hệ thống lại những đặc điểm, tính cách của nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot qua nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Honeré de Balzac 5.2 Phương pháp phân tích nhân vật Là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình nghiên cứu, 6 tìm hiểu đặc điểm tính cách nhân vật Goriot Có thể là phân tích đặc điểm... phận, một tính cách riêng Tất cả đã góp phần tạo nên tính sinh động, hấp dẫn cho Lão Goriot, bởi vì bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng đều có nhân vật, nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực đời sống một cách hình tượng Bằng việc nắm bắt những vấn đề lí luận về nhân vật, tính cách nhân vật, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về lão Goriot. .. bấy giờ Tính cách nhân vật không chỉ góp phần làm nổi bật nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn có thể đánh giá được giá trị nghệ thuật của tác phẩm Bên cạch đó, tính cách còn được hiểu là những đặc điểm, những phẩm chất nào đó của nhân vật được thể hiện tương đối rõ nét Tính cách có hạt nhân là sự thống nhất của cá tính với cái chung của xã hội lịch sử” [9,291] Như vậy, tính cách mang bản . Tìm hiểu tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của Honeré de Balzac 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm tính cách và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Goriot trong. đề chung Chương 2. Tính cách nhân vật Goriot trong tác phẩm Lão Goriot của Balzac Chương 3. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Goriot trong Lão Goriot của nhà văn Balzac 8 CHƯƠNG 1 một cách đầy đủ, cụ thể rõ ràng về đặc điểm tính cách của nhân vật Goriot. Để hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm tính cách của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot