7. Cấu trúc của khóa luận
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại
Trong tác phẩm, nhân vật Goriot hiện lên qua việc khắc họa ngôn ngữ độc thoại nội tâm hé lộ cảm xúc khi mạnh mẽ, khi lại nhẹ nhàng, buồn vui đan xen để từ đó bạn đọc cảm nhận được những suy tư của nhân vật.
Khi một mình nhào nặn những đồ dùng bằng bạc, lão Goriot đã khóc và nói một mình: Ộ- Các con tội nghiệp!Ợ [18,49]. Phải bán những thứ đồ quý giá, những kỉ vật mà lão còn yêu quý hơn bản thân mình, lão thà bốc đất để ăn, chứ không thể xa rời chúng. Vậy mà phải bán chúng đi, chắc hằn lão Goriot đau đớn lắm, nhưng chắnh các con đã cho lão sức mạnh ghê nghớm, vì các con lão có thể làm tất cả.
Khi đi hết toàn bộ tác phẩm, ta thấy lão Goriot đã độc thoại rất nhiều, trong lòng lão chất chứa biết bao tâm sự mà không thể nói thành lời. Chẳng hạn khi ngắm nhìn các con từ xa, chắc hẳn lão Goriot không khỏi xuýt xoa, Ộ con bé thật
xinh đẹpỢ. Đặc biệt phần kết của tác phẩm trước khi lão Goriot nhắm mắt, bước
sang thế giới bên kia là đoạn tác giả tập trung cho lão Goriot độc thoại nội tâm nhiều nhất.
Khi nằm trên giường, lão luôn luôn gọi tên các con trong cơn mê sảng :
ỔỔChúng đang nhảy kìa ! Con bé đã có cái áo của nóỢ. ỘDelpine ! Delphine bé
nhỏ của cha ! Nasie Ợ. Lão gào thét : Ộchúng sẽ đến, ta biết màỢ, ánh mắt lão
đảo như điên dại, tìm kiếm khắp phòng chỉ mong được nhìn thấy bóng dáng thân quen của các con, rồi lão lại thất vọng : Ộchúng không đến ư ?Ợ. Thật cay đắng xót xa và tội nghiệp cho lão, tới khi nhắm mắt, cái ước mơ nhỏ nhoi nhất của tình mẫu tử cũng không thực hiện được. Ngay cả trong giấc ngủ mệt mỏi, xen kẽ những tiếng kêu: ỘA! Ta đau quáỢ, ỘÔi! Ta đau quá, đau đầu quá!. Là những câu hỏi lão Goriot tự hỏi mình:Ộ Delphine. Con bé đang ở đó phải
không?Ợ. Ộ Chúa ơi! Tại sao chúng không bé mãi nhỉ?Ợ. ỘChúa ơi! Nếu ta chỉ cần có những bàn tay của chúng trong tay ta, ta sẽ không còn đau một chút nào
nữaỢ [18,357]Ầ Điều mà lão Goriot đau khổ và trăn trở nhiều nhất chắnh là
hạnh phúc của các con, khi bệnh tật giày vò lão Goriot vẫn nói: ỘChúng nó
không hạnh phúcỢ [18,327]. Đó là điều trăn trở nhất của lão Goriot và của bất
cứ người cha, người mẹ nào.
Khi những cơn đau kéo dài, lão Goriot cũng không có các con ở bên để mà chia sẻ, lão vẫn cố chịu đựng , có những lúc thiếp đi, lão Goriot vẫn cố gắng tự an ủi lòng mình : ỘNếu như chúng ở đây, ta sẽ không rên la nữa. Mà tại sao ta
phải rên la cơ chứ ? Ợ [18,358]. Rồi lão Goriot lại mong ước các con tới: ỘÔi!
Chúng sẽ đến! Hãy đến đây, những đứa con yêu dấu, hãy đến hôn ta một lần
nữa, một nụ hôn cuối cùngỢ [18,363]... Thật tội nghiệp cho lão Goriot biết bao
nhiêu, mong ước cuối cùng của cuộc đời, mong ước đó thật nhỏ bé, thật đơn giản, vậy mà cũng không được toại nguyện, bởi vì con của lão, là những đứa con bất hiếu.
Lão Goriot đã khóc, đó là nỗi đau của một người cha, khi cảm thấy bất lực, lão Goriot xót xa, tự trách mình khi nhận ra sai lầm: ỘA! Nếu như ta giàu có, nếu như ta giữ gìn của cải của mình, nếu như ta không đưa cho chúng gia tài, chúng sẽ ở đó, chúng sẽ liếm má ta với những nụ hôn của chúngẦ Chúng đã trả thù tình cảm của ta, chúng đã giày vò ta như những tên đao phủ. Ôi!
Những ông bố thật ngốc nghếchỢ [18,359]. Bất cứ một ai, khi đọc tới những
trang tiểu thuyết này đều không khỏi xúc động nghẹn ngào trước tình yêu và đúc hi sinh của người cha đáng kắnh. ỘCon gái của ta, con gái của ta, Anastasie, Delphine! Ta muốn gặp chúng. Hãy để cho quân hiến binh, quân vũ
trang tìm chúng!Ợ [18,363]. Nhận ra những sai lầm của mình trong cách giáo
dục con cái, lão Goriot không khỏi tự trách mình Ộta đã quá nuông chiều
chúngỢ, Ộlỗi tại taỢ. Các con lão đối xử tệ bạc, nhưng đến cuối, lão vẫn rộng
lòng thứ tha: Ộchúng vô tộiỢ. Tấm lòng khoan dung độ lượng của lão Goriot thật đáng khâm phục biết bao.
Câu nói cuối cùng của lão Goriot là dành cho những người bạn của mình:ỘÔi! Những thiên thần của tôi!Ợ. Đó là những tiếng thì thầm yếu ớt của một linh hồn sắp bay lên, là lời cảm ơn, là sự xúc động nghẹn ngào mà lão Goriot dành tặng cho những người bạn tốt bụng, lão coi họ như những thiên thần. Cả cuộc đời chỉ biết hi sinh cho các con, cho đến phút cuối mới nhận ra sai lầm của mình, thì đã quá muộn.
Lão Goriot ra đi trong sự khắc khoải chờ mong đầy nước mắt và đau đớn. Nếu như trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, cái chết của cụ cố tổ không chỉ là niềm vui cho các thành viên trong gia đình, mà người chết nằm trong quan tài cũng phải phải mỉm cười sung sướng vì đám ma to, vì con cháu Ộchu đáoỢ, vì người đi đưa tang đông như đi hội, thì ở đây, lão Goriot bất hạnh lại đối lập lại hoàn toàn. Balzac đã rất thành công khi miêu tả đoạn cuối của tác phẩm cũng là đoạn cuối trong cuộc đời của một con người, lão Goriot, tới khi chết vẫn gọi tên các con, hình ảnh đó sẽ mãi in sau vào tâm trắ người đọc, như những ấn tượng không phai, về một con người đầy khổ đau và bất hạnh.