7. Cấu trúc của khóa luận
3.4.1. Không gian nghệ thuật
Câu chuyện về lão Goriot chủ yếu được xây dựng trên không gian Pari nhưng không phải trải rộng trong toàn thành phố mà lại quy chụm vào một số địa điểm nhất định. Trước hết đó là không gian quán trọ Vauquer, nơi cư ngụ của nhiều hạng người trong xã hội. Ngay tấm biển chào hàng cũng gợi mở nhiều điều: ỘQuán trọ trung lưu của nam giới, nữ giới và mọi ngườiỢ. Không gian này cũng gợi cho chúng ta một sự tò mò, về tắnh cách của các nhân vật.
Ta gặp ở đây những sinh viên nghèo, những người về hưu, những loại vô công dồi nghề, nhản tàn, những kẻ đáng ngờ đang rắp tâm dò thám, có cả tù khổ sai vượt ngục. Có thể coi đây là một phần Pari thu nhỏ, điển hình với những khuôn mặt tiêu biểu của Tấn trò đời. Ta gặp ở đây những nhân vật trở đi trở lại như Rastignac, Bianchon, VautrinẦ Mỗi con người với một nét tắnh cách khác nhau. Mụ chủ quán Vauquer thì khôn ngoan, hám tiền và danh lợi, Vautrin thì gian xảo và lừa lọc, Lão Goriot thì hiền lành, yêu thương con vô bờ bến nhưng lại quan niệm sai lầm về giáo dục con cáiẦ
Không gian tiếp theo là các phòng khách quý tộc: phòng khách của phu nhân De Restaud con gái của lão Goriot. Nơi đây Rastignac đã bị tống ra khỏi cửa vì đã lỡ lời nói ra nơi ở của lão Goriot tại quán trọ Vauquer mà không biết đó là cha của phu nhân De Restaud. Phòng khách thứ hai là phòng khách của bà De Beauséant , nơi Rastignac sẽ nhận được những bài học để lao vào thế giới
quá trình lập nghiệp của Rastignac là nhà của phu nhân De Nucingen, con gái thứ hai của Goriot, nơi mà Rastignac sẽ bắc nhịp cầu tiến thân.
Các không gian trên trở thành các điểm nối các chặng đường tiến thân của Rastignac, là mạch ngầm liên kết mối liên hệ giưa Gorior và các cô con gái, giữa Goriot và xã hội bên ngoài. Giữa các không gian đó là con đường len lỏi của Vautrin nhằm tìm cách buộc tội xã hội phải thừa nhận mình theo cách Ộ hoặc trở
thành căn bệnh ôn dịch, hoặc trở thành viên đạn đại pháỢ. Các không gian đó
vừa có chỗ đồng nhất, vừa có chỗ không đồng nhất, thậm chắ còn đối lập nhau. Sự giống nhau thể hiện ở chỗ; tại quán trọ Vauquer, Vautrin lên lớp dạy nghề cho Rastignac rằng Ộcuộc đời là một xó bếp, muốn ăn thì phải bẩn tay,
nhưng phải biết lo chùi cho sạchỢ.Và để nhanh chóng trở thành người giáu có
để hắn đề xuất phương án Ộgiết người để chia hoa hồngỢ hoặc Ộ phải trở thành
căn bệnh ôn dịchỢ để người đời phải kiêng nể, hoặc Ộ phải trở thành viên đại
trái pháỢ để bắn tung vào xã hội, để bắt mọi người phải thừa nhận.
Còn ở phòng khách quý tộc, bà De Beauséant lên lớp cho cậu em họ xa cách tiếp cận xã hội quý tộcẦ Các không gian đó đều vừa rộng lại vừa hẹp. Rộng nhưng không mang tắnh chất thênh thang mà chỉ ra tăng sự trống vắng. Hẹp là bởi vì tất cả đều co cụm lại, tạo ra các lớp vỏ bọc kắn con người. Con người trở thành các mặt phẳng tách rời không giao tiếp với nhau, đối địch với nhau.
Đêm vũ hội tại phòng khách của bà De Beauséant, nơi đó tất cả bạn bè của bà ta đang thấp thỏm mong chờ thời điểm bất hạnh của bà chủ nhân, đều đàn ấp ủ niềm vui sướng. Tất cả những người khách với vẻ ngoài lộng lẫy lịch thiệp dang vui vẻ, thì cũng tại thời điểm đó, nơi quán trọ tồi tàn của mụ Vauquer, trong căn buồng thuê với giá thấp nhất, ông bố đang hấp hối mong chờ các con. Kiểu không-thời gian như vậy mang trong nó một sức mạnh tố cáo lớn. Những không gian sang trọng trên, không làm cho tắnh cách con người trở nên tốt đẹp, mà nó chỉ toàn là sự giả tạo, dối trá mà thôi.
Cách miêu tả các không gian đặc biệt là không gian quán trọ Vauquer là rất tỉ mỉ, chi tiết, mang tắnh liệt kê thậm chắ còn có thể cân đo đong đếm được và nó góp phần tạo nên những tắnh cách khác nhau của mỗi nhân vật. Với một không gian nơi quán trọ tồi tàn như vậy, bên cạnh những con người, với những tắnh cách tiêu cực, thì ẩn đằng sau nó, vẫn con những con người với những phẩm chất, tắnh cách tốt đẹp.
Không gian diễn ra cái chết của lão Goriot cũng được tác giả đặc biệt chú ý, việc chuyển dịch đám tang lão Goriot từ căn buồng nhỏ, chật hẹp nơi quán trọ,
tới Ộmột giáo đường thấp và tối omỢ, và cuối cùng la nghĩa trang vùng ngoại ô. Song cái không gian được nới rộng dần ấy lại cũng nhuốm thêm mầu sắc u tối, lạnh lẽo, ảm đạm của ngày tàn và của sự tĩnh lặng, vắng vẻ của đám tangẦ
Đó là cái tài quan sát tinh tế, kĩ lưỡng của Balzac trong miêu tả, góp phần tạo nên sự hấp dẫn, sinh động cho tác phẩm và nó góp phần thể hiện rõ tắnh cách của từng nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật Goriot.