7. Cấu trúc của khóa luận
3.1. Miêu tả diện mạo nhân vật
Miêu tả diện mạo là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng để xây dựng tắnh cách nhân vật. Nói đến diện mạo là nói đến dáng vẻ bề ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạoẦ Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tắnh hóa nhân vật và là cơ sở để từ đó độc giả có thể nhận diện, đánh giá về bản chất con người.
Macxim Gorki đã từng khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người đang sống và phải tìm thấy, phải nhấn mạnh được những nét riêng, độc đáo trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắtẦ của nhân vật.
Để khắc họa được những diện mạo độc đáo, Balzac đã miêu tả nhân vật từ nhiều góc độ khác nhau.
Ngay từ lần đầu tiên xuất hiện ở quán trọ Vauquer, với cách ăn mặc của mình, lão Goriot đã khiến mọi người phải chú ý:Ộlão Goriot đeo trên cái lá sen cố định trước ngực hai chiếc ghim gắn liền với nhau bởi một sợi dây chuyền nhỏ, mỗi chiếc có gắn một viên kim cương lớn. Thường đóng bộ mầu xanh nhạt, mỗi ngày lão mặc một chiếc ghi-lê bằng vải pắch-kê, làm cho chiếc dây chuyền
vàng nặng trĩu, dây đeo chìa khóa như nảy lênỢ [18,29]. Balzac đã để cho nhân
vật của mình xuất hiện một cách đặc biệt, với sự giàu có và kiểu cách sang trọng của vị thượng khách làm mọi người trong quán trọ phải ngưỡng mộ và ganh tị.
Cách ăn mặc của lão Goriot thật khác với nhân vật Grandet trong tác phẩm
Eugénie Grandet. Trong tác phẩm này, lão Grandet được miêu tả chi tiết, đó là
một gã tư sản giàu có, nhưng lại keo kiêt ngay trong cả cách ăn mặc: ỘXưa nay ông vẫn ăn mặc một kiểu, ai biết ông năm 1791 bây giờ gặp lại vẫn thấy không khác xưa: đôi giầy chắc nịch vẫn buộc dây da, bốn mùa vẫn tất len, quần chẽn bằng da nâu xấu với những khâu bạc ở gấu, gile nhung có sọc vàng và sọc nâu xen nhau,
cài cúc thẳng hàng, áo nâu rộng vạt to, cà vạt đen, mũ vành rộng. Găng tay ông bền như găng sen đầm, dùng một thôi hai mươi tháng chưa hỏng; để giữ găng sạch sẽ, khi cởi ra ông cử động có cung cách, đặt nó lên vành mũ bao giờ cũng đúng ở
một chỗỢ [19,38]. Với cách ăn mặc này ta thấy lão Grandet thật chẳng giống ai,
qua bao nhiêu năm tháng lão vẫn mặc một kiểu cũ rắch, chứng tỏ lão ta là một kẻ giàu có, nhưng vô cùng keo kiệt và bủn xỉn.
Ngoài cách ăn mặc, Balzac còn đặc biệt chú ý tới diện mạo, dáng vẻ bề ngoài của nhân vật, Balzac đã miêu tả: ỘLão Goriot, mà trên đầu lão, một họa sĩ cũng như một nhà sử học đã đổ vào đấy tất cả ánh sáng của bức tranh. Bởi sự tình cờ nào mà sự miệt thị nửa thù hằn, sự không tôn trọng kẻ bất hạnh trộn lẫn với lòng thương xót lại đập vào người khách trọ cao tuổi nhất? Có phải ông lão đã gây ra một vài trò nực cười và kì cục mà người ta khó tha thứ cho nó hơn là tha thứ cho những thói hư tật xấu khác chăng? Những câu hỏi này liên quan đến phần nhiều những sự bất công trong xã hội. Có thể nó nằm trong bản chất của con người là khiến cho những ai hoàn toàn đau khổ bởi sự tự ti, bởi sự yếu đuối
hay sự lãnh đạm đều phải chịu đựng tất cảỢ [18,27]. Qua cách giới thiệu của
Balzac người đọc có thể phần nào hình dung về cuộc đời và số phận của lão Goriot. Cuộc đời ẩn chứa bao nỗi đau khổ và bất hạnh.
Với diện mạo như vậy, lão Goriot không chỉ gây chú ý tới tất cả mọi người trong quán trọ mà còn là chủ đề bàn tán của khách trọ. Đặc biệt, cùng với những thứ đồ mà lão mang theo đã khiến: Ộđôi mắt của bà góa sáng lên khi bà chiều
lòng giúp lão bày biện và dọn dẹpỢ [18,29].
Không chỉ vậy, ngoại hình của lão Goriot cũng được nhà văn chú ý. Khi tới quán trọ của mụ Vauquer: ỘBắp chân lão đầy thịtỢ, Ộchiếc mũi dài thẳngỢ, Ộmái tóc uốn lượn như cánh chim câuỢ, Ộcái trán thấp thành năm mũi nhọn làm
cho khuôn mặt lão rất dễ coiỢ [18,30]. Tất cả điều đó đã báo hiệu những phẩm
chất tinh thần mà bà góa có vẻ tha thiết. Ộ Dù hơi cục mịch nhưng lão ăn mặc
rất trau chuốt, lão hút thuốc thao kiểu rất giàu cóỢ [18,30]. Balzac đã để cho
nhân vật của mình xuất hiện dưới dáng dấp của một gã tư sản giàu có là có chủ định, để sau này, khi đi hết tác phẩm, ta thấy được sự xuống dốc, sự tàn tạ, nó đối lập hoàn toàn. Khi lão Goriot đến thì hào quang, giàu có như vậy, còn khi
Ộra điỢ lại với tư cách của một kẻ bần hàn.
Nhưng chỉ đến cuối năm thứ ba thôi. lão Goriot không còn hút thuốc nữa, cũng chẳng cần đến việc rắc phấn lên tóc, lão để mặc cho Ộmầu tóc xám bạc lem
nhemỢ. Nét mặt lão với những vẻ buồn rầu bắ hiểm ngày càng trở nên sầu muộn
áo bị sờn, lão mua những mảnh vải trúc bâu rẻ tiền để thay thế những cái cũỢ
[18,40]. Kim cương, hộp đựng thuốc lá bằng vàng, dây chuyền, đồ trang sức dần dần biến mất.ỘLão đã phải từ bỏ bộ quần áo mầu xanh, những bộ đồng phục giàu có để mặc áo ri-đinh-got bằng dạ màu vàng nặng nhọc, cả mùa đông cũng như
màu hè, một áo gi lê bằng lông dê, một chiếc quần xám bằng lenỢ [18,40]. Lão
trở nên gầy gò hơn, Ộbắp chân nhão raỢ, bộ mặt béo phì vì cuộc sống sung túc trước kia nay đã hoàn toàn biến mất: Ộtrán thì nhăn nheo, hàm nhô raỢ.
Đến năm thứ tư, lão hoàn toàn đổi khác, lão buôn mì ở độ tuổi ngoài sáu mươi đã mang sức nặng của tuổi bảy mươi đần độn, đi đứng lảo đảo, vẻ mặt nhợt nhạt. ỘĐôi mắt màu xanh vốn lanh lợi đã hơi lờ đờ, nhuộm màu xám xịt, chúng có vẻ bị mờ đi, không còn chảy nước mắt nữa, viền mắt đỏ như màu máuỢ
[18,41]Ầ Với dáng vẻ của một người cha gầy gò, ốm yếu trên giường bệnh, lão Goriot ra đi trong sự khắc khoải chờ mong với nỗi niềm đầy uất ứcẦ Từ sự thay đổi về diện mạo đó đã khiến người đọc thấy được toàn bộ tắnh cách của nhân vật được thể hiện rõ trong tác phẩm.
Như vậy, việc miêu tả ngoại hình là một trong những biện pháp thể hiện tắnh cách nhân vật, để nhân vật hiện lên rõ nét và chân thực, và Balzac đã thực hiện điều đó một cách triệt để, với những chi tiết hết sức sinh động, Balzac đã mang lại cho độc giả những hình ảnh về chân dung lão Goriot, để từ đó có thể khám phá ra sự thay đổi ghê gớm của lão Goriot. Dưới sự bòn mót vô lương tâm của các con, đã khiến người cha rơi vào cảnh bần hàn, nghèo khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.