7. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2. Tham vọng gia nhập vào giới thượng lưu
Quan niệm sai lầm về hạnh phúc và giáo dục con cái đã khiến lão Goriot phải chết trong cô độc. Không chỉ thế, ước mơ bước tới giới thượng lưu, trở thành một quý tộc của lão Goriot là một nguyên nhân chắnh dẫn đến tấm thảm kịch gia đình. Lão tung ra cho hai con gái của hồi môn kếch sù nhằm quyến rũ giới quý tộc. Thế là Anastasie được bá tước Restaud Ộđưa cô rời khỏi nhà bố đẻ
mình để bước chân lên những nấc thang xã hội quyền lựcỢ. Còn Delphine được
Saint ỜEmpire. Kết quả là hai cô con gái ông tư sản bột mì trở thành giới quý tộc như lão mong ước. Và chắnh cái địa vị quý tộc đó đã phá tan tành gia đình bé nhỏ mà bấy lâu lão gây dựng và vun đắp.
Bên cạnh đó, thông qua các sự kiện về cuộc đời lão Goriot, Balzac tái hiện những mối xung đột xã hội gay gắt. Đó là xung đột giữa tình thương và tiền bạc, giữa tình người và tham vọng. Balzac đưa tất cả xung đột không thể giải quyết vào tác phẩm thông qua cốt truyện. Có thể nói đây là xung đột gay gắt và quyết liệt. Trong xã hội Paris bấy giờ để giải quyết xung đột ấy hoàn toàn không phải chuyện dễ. Nó có tắnh chất một mất một còn. Nếu chọn tình thương sẽ có kết cục như lão Goriot. Ngược lại nếu chọn tiền tài, tham vọng thì tình thương sẽ không còn. Kết quả này được minh chứng qua cuộc đời và số phận của lão Goriot và Rastignac.
Con người sống với nhau bằng những gương mặt Ộbôi vôiỢ, giả tạo. Cũng trong xã hội đó, con người phải biết cách sống, sống phải ác, phải nhẫn tâm thì mới tồn tại lâu dài. Xã hội Paris đã bị đồng tiền chi phối. Có thể nói đồng tiền là một trong những chủ đề chủ đạo trong các tác phẩm của Balzac, nếu như trong tác phẩm Eugénie Grandet, Balzac đã miêu tả về sức mạnh của đồng tiền.
ỘĐồng tiềnỢ đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm Eugénie Grandet. Đồng tiền đã biến Grandet thành một lão già keo kiệt và độc ác với chắnh vợ, con gái của mình và với cả chắnh bản thân lão. Với Grandet Ộđồng tiền cũng sống, cũng nhốn nháo như con người, nó cũng đi, cũng lại, cũng đổ mồ hôi, cũng sinh sôi,
nảy nởỢ [19,14]. Đồng tiền đã biến Charles từ một người còn biết cảm nghĩ, biết
khâm phục, yêu thương, hắn trở thành một thanh niên đắc thế, Charles say mê tiền, Ộquyết làm giàu bằng mọi thủ đoạnỢ, nhưng lại hơn Grandet ở chỗ, hắn còn say khướt danh vọng. Hắn sẵn sàng từ bỏ mối tình trong trắng với Eugénie
Grandet để cưới một cô gái quý tộc chán ngắt làm vợ, hắn thú nhận với
Eugénie:ỘTôi thú thật với chị là tôi chẳng yêu gì cô Đôbriông. Nhưng kết duyên với cô ta, tôi đảm bảo cho con cái tôi một địa vị xã hội mà những cái lợi về sau
không sao tắnh xiếtỢ [19,258], và Ộcô ta sẽ mang lại cho tôi một cái tên, một cái
tước, một chức vụ quan hầu danh dự của nhà vua và một địa vị rực rỡ nhấtỢ
[19,258]Ầ
Trong tác phẩm Lão Goriot Balzac lại để cho đồng tiền từ từ hủy hoại lão Goriot và các mối quan hệ của lão. Chắnh những tham vọng cá nhân và sự lên ngôi của đồng tiền đã biến lão Goriot từ một người đàn ông giàu nứt đố đổ vách đến khi chết đi lại không có một cái quan tài theo đúng nghĩa, một người cha có đến hai cô con gái danh giá tới khi đưa ma lại chẳng có một đứa nàoẦ
Số phận thê thảm của lão Goriot là tấm gương chung cho những người có quá nhiều tham vọng đã tự đẩy mình đến bi kịch cô đơn. Cái chết thê thảm và cô độc của lão Goriôt là tất yếu, tuân theo rất đúng quy luật của xã hội, là hậu quả tất yếu của một quan niệm sống, của lối giáo dục con cái không đúng cách. Xã hội ấy tất yếu sẽ sản sinh ra những đứa con như các cô con gái của lão Goriot, kiểu yêu con mù quàng và tham vọng của lão sẽ cho lão hai đứa con như thế.
Hai cô con gái để bố giẫy giụa trong nỗi khát khao gặp con rồi chết trơ trọi ở quán trọ nghèo, để đi dự dạ hội và cũng là để thực hiện mong ước của chắnh ông bố. Chúng đang thực hiện ước mơ tha thiết của chắnh lão Goriot theo kiểu của lão Goriot. Chắnh lão đã muốn leo lên cái thang danh vọng ấy và những gì lão không làm được lão đã uỷ thác cho những đứa con. Lão chiều con bằng mọi cách, giúp chúng trở thành những cô công chúa của xã hội thượng lưu rồi lấy chồng thượng lưu.
Đặt lên trên hết, trên cả tình nghĩa cha con cái niềm kiêu hãnh được gia nhập xã hội quý tộc, coi nó là lắ tưởng cao quý nhất đời nên lão phải nhận cái kết cục tất yếu. Chắnh lão Goriot trước khi tắt thở đã nhận ra điều đó, lão đã nhận ra trách nhiệm thuộc về mình - người cha mà cả cuộc đời đã hi sinh một cách mù quáng cho các con - Qua bao cảnh đời, bao nhiêu số phận và cảnh sống mà nhà văn được chứng kiến ông đã tìm ra được quy luật của xã hội tư bản thế kỉ XIX. Quy luật ấy nằm ở mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Con người tạo ra hoàn cảnh, đồng thời là nạn nhân của hoàn cảnh. Số phận lão Goriot đã chứng minh quy luật ấy.
Qua tấm bi kịch của lão Goriot, nhà văn muốn nhắn gửi đến bạn đọc: đừng quá tham vọng, mơ ước những địa vị cao sang quý tộc, nếu không sẽ trả giá rất đắt. Chắnh lão Goriot đã trả giá cho ước muốn đó - sự tan vỡ gia đình. Đây là hai nguyên nhân chủ quan dẫn đến bi kịch gia đình lão Goriot. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan đó còn có nguyên nhân khách quan. Đó là hiện thực xã hội Pháp thế kỉ XIX, một xã hội nửa tư sản, nửa quý tộc lẫn lộn. Và dẫn đến những lẫn lộn về các giá trị đạo đức và thẩm mĩ. Xã hội đó gồm toàn những sự tàn bạo và lợi dụng lẫn nhau. Mọi thứ bị đảo lộn, con người dần dần mất đi những phẩm giá tốt đẹp ban đầu.
Bằng bút pháp nghệ thuật chân thực và sắc sảo, bằng ngòi bút cảm thông sâu xa cho nhân vật của mình, Honoré de Balzac đã dắt người đọc đến những giây phút cuối đời của lão Goriot. Những khoảnh khắc bi thương đến thấu tận đất trờiẦ Sự bạc bẽo của nghĩa tình khiến chàng sinh viên Rastignac, người gom nốt số tiền ắt ỏi làm một lễ tang sơ sài cho ông, phải nhìn xuống ánh đèn
hoa lệ nơi phố phường Paris và thốt lên một câu đầy thách thức: ỘBây giờ chỉ
còn ta với mi!Ợ. Câu nói cũng là sự thách thức với xã hội đương thời, là sự thách
thức quyền lực và đồng tiền, điều đó cũng đồng nghĩa với việc anh chấp nhận sự tha hóa bản thân khi bước chân vào chốn phồn hoa tàn nhẫn ấy.
Tiểu kết:
Qua tiểu thuyết Lão Goriot, Balzac đã xây dựng thành công hình tượng điển hình bất hủ lão Goriot.
Với những nét tắnh cách cơ bản như: giàu tình yêu thương con cái, sống thủy chung và có trách nhiệm, có nghị lực, chăm chỉ tằn tiện, giỏi tắnh toán làm ăn và cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Đó là những nét tắnh cách tắch cực tiêu biểu nhất mà không phải bất cứ ai trong xã hội Paris lúc bấy giờ cũng có được. Balzac đã cho người đọc thấy được rằng, bên cạnh những nét tắnh cách tiêu cực, ở nhân vật Goriot vẫn còn rất nhiều phẩm chất đáng quý. Nhưng sai lầm lớn nhất ở lão Goriot là lão có quan niệm hạnh phúc lầm lạc, ảo tưởng về địa vị quý tộc và sai lầm trong cách giáo dục con cái. Đây chắnh là nguyên nhân khiến lão Goriot từ một tư sản giàu có lại trở nên bần hàn khốn khổ, và lão đã phải trả giả cho sai lầm đó bằng cái chết cô đơn và đau đớn. Nhưng lão Goriot không khiến cho người đọc căm ghét mà ngược lại càng lúc Lão Goriot
càng khiến người đọc phải trân trọng và xót xa. Không chỉ đơn thuần là ngòi bút sắc sảo phê phán một hiện thực tối tăm, giả dối và bị chi phối mạnh mẽ bởi đồng tiền mà bên cạnh đó tác phẩm còn thể hiện được tấm lòng thương yêu từng kiếp người nhỏ bé, bất hạnh mà đại văn hào Honoré de Balzac đã gửi gắm qua tác phẩm của mình.
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT
Tắnh cách nhân vật sẽ được bộc lộ rõ nét nhất trong những hoàn cảnh điển hình và chắnh hoàn cảnh điển hình đã tạo nên những tắnh cách điển hình. Bằng tài năng của mình Balzac đã xây dựng thành công nhân vật Goriot với những nét tắnh cách khác nhau thông qua nghệ thuật miêu tả diện mạo, hành động ngôn ngữ. Bên cạnh đó, nhân vật được đặt trong những không gian, thời gian nhất định để bộc lộ tắnh cánh của nhân vật.