1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học tiếng việt lớp 2 ở một số trường tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh, Hà Nội

77 1,2K 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 9,47 MB

Nội dung

Trang 1

LOI CAM ON

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Th.S Đỗ Xuân Đức — Giảng viên chính- Tổ trưởng tổ Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tỉnh hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và

thực hiện khoá luận này

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong

khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cô trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2; cùng các thầy cô giáo Trường Tiểu học Tiên Dương; Trường Tiểu học Cổ Loa; Trường Tiểu học Uy Nỗ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành

khóa luận này

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu và hoàn

thành đề tài em không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để để tài của em

được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Sinh viên

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Những kết quả thu được trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, và chưa có trong một đề tài nghiên cứu nào.Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Sinh viên

Trang 3

DANH MUC VIET TAT

SGK: sach giao khoa NXB: nha xuất bản

HS: hoc sinh

GV: giáo viên

Trang 4

MUC LUC MO DAU 1 Ly do chon đề tài: 8 2 Lich str nghién ctru cha d@ tai oo.ccecceccccccsssessesssesssssessesssecsesssecsecssessessssesecaee 9 E000ii1i01211 900 1 10

4 Khách thê và đối tượng nghiên cứu -2s+++z+++xe+xevzxecrerrs 10

5 Mức độ, phạm vi nghiên cứu của đề tài -¿©c<ccsccxevrxerreerxee 10 6 Giá thuyết khoa hỌc - + s©+2+2k2122EEEE112212211211211 2211112121 11

(hoa 0u 0 11

8 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2-©5¿ c2 vExc2Exerkerrerree 11

9 Ké hoach nghién Ctrus ceccceccsssssseessessssssessecsseessessesssessecsucsscsuesseessesseceseses 11 10 Cau trttc dé tis oo eeceeeeecsssseeeeeesssnneeesesssnnessesssnseecesssnmeeesessnmeeeeessneeess 12 NOI DUNG

CHUONG 1: MOT SO VAN DE VE PHUONG PHAP DAY HOC NOI

CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI HỌC TẬP NÓI RIÊNG 14

L Một số vấn đề về phương pháp dạy học ở Tiểu học và phương pháp Trò

ð[0 8e 077 14

1 Một số vấn về phương pháp đạy học ở Tiểu học 22525524 14

b8 € r6 0177 1T 14

b Phân loại phương pháp dạy học ở tiểu học - -2-2- 25255z552++ 14 b.1 Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời 5< «<< +<<c<see 14

b.2 Nhóm các phương pháp dạy học trực quan -s«+x++x+seesesxr+ 15

b.3 Nhóm các phương pháp dạy thực tiễn 2 - 2 +cs+x+zx+xrxerrxrra 15 2 Phương pháp trò chơi học tập trong dạy học 5 «<< x++<c<see 16

b4 ¡i00 200910 16 b Phân loại trÒ ChƠI - c6 1211131211 111931 1111 111150111118 111181 key 17

Trang 5

c 1 Trò chơi học tập và bản chất của trò chơi học 1 18 c 2 Đặc thù của trò chơi học tập 55 S5 1111123131311 1 1 re

c.3 ý nghĩa của trò chơi học tập trong dạy học Tiểu học

c 4-Những tiền đề quan trọng đề thực hiện tốt hoạt động trò chơi học tập cho

học sinh Tiểu học 20

3 Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi học tập trong dạy học 22

a Nguyên tắc lựa chọn trò chơi -2©s+©+++E++2+SExtEEESExerkeerkerrrrkee 22 b Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập trong dạy học -+¿ 22

4 Quy trình lựa chọn và tố chức trò chơi học 0 24 a Giai đoạn I: Lựa chọn trò chơi 55+ +22 <* + +22 £++z£+zeeeszese 24

b Giai đoạn 2: Chuẩn bị trò chơi -‹cccc-+22+ecettttrrkkerrttrrrerrrrrie 24 c Giai đoạn 3: Tổ chức trò chơi -cccccccccccccceeeeeeeeererrrrrrrrrrrrree 25 d Giai đoạn 4: Kết thức trò chơi - c 22th rườu 25

II Môn Tiếng Việt lớp 2 và các phương pháp đạy học môn Tiếng Việt lớp 2

1111 H 11T 11T TT TT TT TT Hà TH 1T TT TT TT TH tờ 26

I9 r0 A05 20188 26

a Mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 2 -2- + 2+2s+EE+EE+EE+EESEEEEE2EEEerkrrerree 26 b Đặc điểm nội dung môn Tiếng Việt lớp 2 -©-2©cs©xs+zxccxcsrxee 27 b 1 Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 được xây dựng theo quan điểm giao

7 27

b 2 Chương trình môn Tiếng Việt thể hiện quan điểm tích hợp 27 b 3 Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 xây dựng theo hướng tích cực hóa

II U1830001509)1.8/19003051) 0 27

2 Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 - 28 II MÔN TIỀNG VIỆT LỚP 2 VÀ VIỆC SỬ DỰNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ

CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC 2-5: 52252 5+2 +tsztzvrrtzrervee 29

Trang 6

2 Việc sử dung phương pháp Trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt

I0 30

a Phân môn Tập đọc và phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Tập

1 30

b Phân môn Kê chuyện và phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Kế COU YEN occ eee 31 c Phân môn Chính tả và phương pháp trò chơi trong day hoc phân môn Chính

VẪ LH HH HH TH TH HT TH TT TH TH HH HT HT HT grệt 31

Trò chơi: Thi tìm cây con vật bắt đầu bằng ch hoặc tr . :- 32 d Phân môn Luyện từ và câu và phương pháp trò chơi trong dạy học phân MON LUYEN tl Va CA 0n 32

e Phân môn Tập làm văn và phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn

Tap Lair — 33

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TIÉNG VIỆT LỚP 2 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG

TIÊU HỌC KHU VỰC THỊ TRẤN ĐÔNG ANH - HÀ NỘI 34

Đối tượng điều tra: Giáo viên lớp 2 -2- 2 s+s+tE+ExeEEvEEEerrrrsrrreee 34 I Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 -:- 2+ +s SE E12 E2E1E2121111211211211211211111211 21111112112 se 34 1 Thực trạng về mức độ sử dụng phương pháp trò chơi học tập 34 2 Thực trạng về cách thức sử dụng phương pháp trò chơi học tập 35

II Thực trạng về trình độ và thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng

của phương pháp trò chơi học tập - +: +2 + +2 + +sE+Exesxrserserrsrree 38 1 Thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên 2- 2 s+ce+resrssreee 38 2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của việc sử dụng phương

pháp trò chơi học tập trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 38 3 Thực trạng hiệu quả giờ dạy Tiếng Việt lớp 2 có sử dụng phương pháp trò

Trang 7

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐÉN THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC PHUC THỰC TRẠNG 2-5 cv cxvEctereexerxee 47

I Nguyên nhân của thực trạng .47

1 Nguyên nhân từ nhiên giáo viên 47

2 Nguyên nhân từ nội dung day hoc oo ee eeeeeeceeseeeeeeeceeeeeeeeeeeeeaeeeeeeeeee 48 3 Nguyên nhân tir nhién hoc sinh oo eee eceeeeeeeseeeseseeseeceeeeeeeeceeeeaeeaeeeeeeee 48

4 Nguyén nhan về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cc.ccccce« 49

II Giải pháp khắc phục thực trạng -2- 2 s©+2+Ext£xvExerxevrxerrerrxee 50 1 Tăng cường nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức của giáo viên - + +<+ck2 2 2E122112112211211111 111111121 xe 50 2 Tăng cường nhận thức về trò choi, Hình thanh thói quen, nếp chơi cho học

SUID 53 3 “Trò chơi hóa” nội dung day hoC ccececesceeseecceseeeeeeeceeeeeeeeeeeeeeaeeaeeeeeeee 54 4 Tang cuong dau tu, xay dung co so vat chat, trang thiét bi dạy học 54

KET LUAN VA KIEN NGHI o cccccccssssssssssesssssesssessecsssssessseesecsssesesseesses 57

cm 57

I8‹ c8 nh a 58 IV 100i290079,804./ (0 59

Trang 8

MO DAU

1 Ly do chon dé tai:

Sự nghiệp giáo dục trên thế giới đang ở mức rất cao với nhưng bước

phát triển mạnh mẽ Nước ta đã và đang bước vào hội nhập toàn diện với thế

giới nên nhu cầu cấp thiết được đặt ra cho giáo dục nước nhà là phải đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Trong đó sự đối mới về phương pháp dạy học đang được coi là vấn đề quan trọng bậc nhất, mang tính thời đại thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các nhà nghiên cứu giáo dục và các giáo viên trực tiếp đứng lớp

Giáo đục Tiểu học là cấp học nền tảng nhằm hình thành ở học sinh

những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,

thể chất, thâm mĩ và kỹ năng cơ bản đề học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở

Trong các môn học ở Tiểu học cùng với mơn Tốn, môn Tiếng Việt giữ vị trí

rất quan trọng, được coi là môn học công cụ tạo “vốn liếng” ban đầu cho việc lĩnh hội tri thức các môn học khác Đây còn là môn học có sự tích hợp kiến

thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất năng lực của con người Nhằm đáp ứng mục tiêu của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, chương trình môn Tiếng Việt đưa ra những mục tiêu nhằm khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của học sinh, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có xu hướng đổi mới phương pháp đạy

học để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành, rèn luyện kỹ năng, giáo viên thực sự là người “đạo diễn” còn học sinh là những “diễn viên” dé

Trang 9

thức của học sinh như: phương pháp dạy học dự án; phương pháp trò chơi học tập; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

Phương pháp trò chơi học tập được coi là một trong những phương pháp đạy học tích cực Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong dạy học Tiểu học Sử dụng trò chơi trong dạy học không phải là vấn đề mới hiện nay Thực tế, nhiều giáo viên Tiểu học đã có những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập nhằm làm tăng hứng thứ học tập của học sinh, việc học tập trở lên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn Chúng ta đã biết rằng muốn học tốt thì phải dạy tốt, muốn dạy tốt thì phải chuẩn bị phương pháp thật tốt, thật kỹ Thực tiễn đã chứng minh phương pháp trò chơi là

phương pháp dạy học quen thuộc, tiện lợi, dễ thực hiện và có tác động giáo

dục sâu sắc đến tỉnh cảm, thái độ, nhận thức của người học, đặc biệt là đối với

học sinh lớp 2 Tuy nhiên, thực trạng sử dụng phương pháp này trong dạy học

Tiếng Việt lớp 2 như thế nào, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó còn là vấn đề có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu Chính vì vậy mà việc tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học nói chung và trong dạy môn Tiếng Việt nói riêng là một việc làm thiết thực

Mặt khác, là một giáo viên Tiểu học trong tương lai, với những kiến thức lý luận đã được trang bị trong nhà trường và được tiếp xúc thực tiễn qua các kỳ kiến tập, thực tập sư phạm ở các trường Tiểu học tôi thấy việc nghiên cứu vấn đề này là hết sức cần thiết và hữu ích để góp phần nâng cao chất

lượng đào tạo Cho nên, tôi chọn đề tài “Tìm hiệu thực trạng sử dụng phương

pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 ở một số trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh - Hà Nội” nhằm nâng cao hiểu biết chuyên

môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác giảng dạy sau này Nhưng do thời gian

có hạn nên phạm vi nghiên cứu mới dừng lại ở các trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh - Hà Nội

Trang 10

Bàn về phương pháp trò chơi học tập đã có nhiều tác giả đề cập đến như: e Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm “100 trò chơi học tập toán 1” NXB Giáo dục, 2007 e Bui Phuong Nga_ “Tro choi hoc tập môn tự nhiên và xã hội I, 2, 3” NXB Giáo dục, 2004 e Trần Mạnh Hưởng “Trò chơi trí tuệ - học toán” Gồm 4 cuốn “phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia”

e _ Nhà tâm lý học J Piaget (1896 - 1980), Luận điểm “Thông qua hoạt

động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập”

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên phương diện lí luận mà chưa

đi sâu khai thác triệt để thực trạng sử dụng phương pháp này trong dạy học

Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy

học Tiếng Việt lớp 2 ở một 36 truong Tiểu học ở khu vực thị trấn Đông Anh -

Hà Nội Trên cơ sở đó tìm nguyên nhân và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp này trong dạy học Tiếng Việt nói riêng và trong đạy học Tiểu học nói chung

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thê nghiên cứu: phương pháp trò chơi

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 2

5 Mức độ, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 11

- Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò

chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 ở một sỐ trương tiểu học khu vực thi tran Déng Anh - Hà Nội

6 Giả thuyết khoa học

Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 vẫn chưa đạt kết quả cao Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực

trạng nhưng quan trọng nhất là khả năng vận dụng và tố chức của giáo viên

Nếu phương pháp trò chơi học tập được tổ chức và vận dụng tốt sẽ phát huy

những ưu điểm, hạn chế tối đa các nhược điểm của phương pháp này nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục 7 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu một số vấn đề về phương pháp dạy học nói chung và phương pháp trò chơi học tập nói riêng

- Tìm hiểu thực trạng sử đụng phương pháp trò chơi học tập trong day

học Tiếng Việt lớp 2 và nguyên nhân dẫn đến thực trạng Từ đó, đề xuất một

số giải pháp cần thiết nhằm khắc phục thực trạng 8 Phuong pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp đọc sách

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp thống kê toán học

9 Kế hoạch nghiên cứu

- Tháng 10: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương

- Thang 11+ 12: Tìm hiểu cơ sở lý luận

- Tháng 3+4: Điều tra thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập

trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 trong trường Tiểu học

Trang 12

10 Cấu trúc đề tài: Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Nội dung

Chương 1: Một số vấn đề về phương pháp dạy học nói chung và phương pháp trò chơi học tập nói riêng

I Một số vấn đề về phương pháp dạy học ở Tiểu học và phương pháp trò chơi học tập

1 Một số vẫn đề về phương pháp đạy học ở Tiểu học 2 Phương pháp trò chơi học tập trong dạy học

3 Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi học tập trong dạy học 4 Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học II Môn Tiếng Việt và các phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

1 Môn Tiếng Việt ở Tiểu học

2 Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

III Môn Tiếng Việt lớp 2 và việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong

dạy học

1 Đặc điểm môn Tiếng Việt lớp 2

2 Việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng

Việt lớp 2

Chương 2: Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 ở một số trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh- Hà Nội

I Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2

1 Thực trạng về mức độ sử dụng phương pháp trò chơi học tập 2 Thực trạng về cách thức sử dụng phương pháp trò chơi học tập

II Thực trạng về trình độ và thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng

Trang 13

1 Thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên

2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của việc sử dụng

phương pháp trò chơi học tập trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2

3 Thực trạng hiệu quả giờ dạy Tiếng Việt lớp 2 có sử dụng phương pháp trò chơi

Chương 3: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng và những giải pháp khắc phục thực trạng

I Nguyên nhân của thực trạng

II Những giải pháp khắc phục thực trạng nhằm nâng cao chất lượng sử dụng

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

I Kết luận

Trang 14

NOI DUNG

CHUONG 1:

MOT SO VAN DE VE PHUONG PHAP DAY HOC NOI CHUNG VA

PHUONG PHAP TRO CHOI HOC TAP NOI RIENG

I Một số vấn đề về phương pháp dạy học ớ Tiểu học và phương pháp Trò chơi học tập

1 Một số vấn về phương pháp dạy học ở Tiểu học a Khái niệm

Thuật ngữ phương pháp dạy học bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Methodos” có nghĩa là đạt được mục đích dạy học

Ta có thể hiểu phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức

hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục đích dạy học

Theo định nghĩa trên cho ta thấy phương pháp dạy học được đặc trưng

bởi hai hoạt động: hoạt động của thầy và hoạt động của trò Hai hoạt động này tồn tại được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng, hoạt động của thầy đóng

vai trò chủ đạo (tô chức, điều khiển)

Như vậy: Phương pháp dạy học là tổ hợp những cách thức hoạt động của thầy và vai trò trong quá trình dạy học, được hình thành dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học

b Phân loại phương pháp dạy học ở Tiểu học b.1 Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời

- Phương pháp kể chuyện: Là phương pháp giáo viên dùng lời để giới

thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động, tâm tư tình cảm của nhân

Trang 15

- Phương pháp giảng giải: Là phương pháp giáo viên dùng lời để giải

thích rõ cho học sinh nội dung của tài liệu học tập Nó trả lời cho câu hỏi “tại

sao” Phương pháp này phù hợp cho giảng dạy các môn học tự nhiên

- Phương pháp diễn giải: là phương pháp giáo viên dùng lời nói để

miêu tả tài liệu học tập nào đó có tính chất mới, phức tạp

- Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra

hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trước, học sinh trả lời câu hỏi, thông qua

việc trả lời hệ thống câu hỏi đó mà học sinh nắm vững tri thức khoa học b.2 Nhóm các phương pháp dạy học trực quan

- Phương pháp trực quan (trưng bày trực quan): Là phương pháp dạy

học mà giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nội dung tại liệu học tập trên

phương diện dạy học trực quan, học sinh quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo

viên đề tự rút ra kết luận khái quát

- Phương pháp trình bày trực quan: Là phương pháp dạy học mà giáo

viên trình bày trước học sinh tài liệu học tập trên phương diện trực quan, học

sinh quan sát theo sự trình bày của thầy Từ đó học sinh nghe, hiểu, ghi nhớ b.3 Nhóm các phương pháp dạy thực tiễn

- Phương pháp làm thí nghiệm: Được sử dụng chủ yếu trong giảng day môn khoa học (ở Tiêu học) và môn tự nhiên (ở THPT) là phương pháp

mà giáo viên và học sinh tái tạo được hoạt động cần nghiên cứu trong điều

kiện nhất định kết hợp với các phương tiện dạy học khác giúp học sinh nắm

vững nội dung tài liệu học tập

- Phương pháp ơn tập: Ơn tập giúp cho học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ năng đồng đều, rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo làm việc đúng đắn

và phát huy tính tích cực, độc lập tư duy của học sinh, giúp học sinh mở rộng,

Trang 16

- Phương pháp luyện tập: Là phương pháp giáo viên tổ chức cho học

sinh vận dụng những tri thức nắm được để hoàn thành những nhiệm vụ học

tập do giáo viên đặt ra hoặc để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra - Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Là phương pháp dạy học mà giáo viên tổ chức cho học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập do giáo viên đặt ra trong khoảng thời gian nhất định

- Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp dạy học mà giáo viên chia lớp thành các nhóm đề học giải quyết nhiệm vụ học tập do giáo viên

đặt ra

- Phương pháp trò chơi: là phương pháp mà giáo viên tô chức cho học sinh chơi các trò chơi học tập: đóng vai, lắp ghép, xếp hình, vận động

nhằm giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các kỹ năng hoạt

động sáng tạo điển hình

Tuỳ theo nội dung bài học và đặc điểm lứa tuổi của các em mà các nhà

sư phạm khai thác sử dụng các loại trò chơi với ý nghĩa học tập tối đa Trò

chơi là một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh học tập tích cực, vừa chơi, vừa học có kết quả

2 Phương pháp trò chơi học tập trong dạy học

a Khai niém tro choi

Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung

nhất định và có những quy định mà người tham gia cần tuân thủ

Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và

chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn sau giờ làm việc căng thắng, mệt mỏi Qua trò chơi, người chơi còn được rèn luyện trí tuệ, thê lực, tạo cơ hội giao lưu với mọi người cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tô

* Đặc trưng của trò chơi:

Trang 17

- Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí vừa có ý nghĩa giáo dục

tích cực

b Phân loại trò chơi

Trò chơi của trẻ em rất đa dạng, phong phú về nội dung, tính chất cũng

như cách thức tổ chức trò chơi Do đó có nhiều cách phân loại khác nhau Cụ

thé:

-Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển + Nhóm 1: gồm các trò chơi thực hành

+ Nhóm 2: gồm các trò chơi theo bản năng

- Phân loại trò chơi theo nguồn gốc, cấu trúc gồm: + Các trò chơi luyện tập đành cho trẻ dưới 2 tuổi + Các trò chơi kí hiệu dành cho trẻ từ 2 4 tuổi

+ Các trò chơi có luật (có quy tắc) dành cho trẻ từ 4 -7 tuổi, 12 tuôi (chủ yếu là trẻ từ 7- 12 tuổi)

- Từ những năm 80 trở lại đây, trong các trường mẫu giáo ở Việt Nam áp dụng hệ thống phân loại trò chơi của Liên Xô cũ, chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Những trò chơi sáng tạo, bao gồm các trò chơi: - Trò chơi đóng vai trò theo chủ dé - Trò chơi lắp ghép xây dựng - Trò chơi đóng kịch + Nhóm 2: Nhóm trò chơi có luật, bao gồm các trò chơi: - Trò chơi học tập - Trò chơi vận động

Các phân loại này thừa nhận khả năng sáng tạo của trẻ trong khi chơi,

coi chơi là hoạt động tự lập của trẻ Đây là cách phân loại có nhiều ưu điểm

Trang 18

c Trò chơi học tập

e 1 Trò chơi học tập và bản chất của trò chơi học tập

Theo sách Giáo dục Mầm non [Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Sinh, Trần Thị Sinh, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội] đã cho rằng: “Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật tiêu biểu khi tham gia vào trò chơi này, trẻ gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ trí dục, củng cố, chính xác hoá các biểu tượng, phát triển

ngôn ngữ và hình thành biểu tượng mới”

Bản chất của trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tố chức hoạt động cho học sinh Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt

động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp

học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và đánh giá

c 2 Đặc thù của trò chơi học tập

Mỗi trò chơi học tập gồm 3 phần [3; Tr 103-104]

- Nội dung trò chơi: đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất như một bài toán mà trẻ phải dựa trên những điều kiện đã cho Nội dung chơi là thành phần cơ bản của trò chơi học tập, nó kích thích hứng thú hoạt động của

trẻ

- Hành động chơi: là những hoạt động trẻ làm trong lúc chơi Những hành động ấy càng phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi càng lý thú bấy nhiêu Những động tác chơi đo cô giáo thực hiện cho phép cô có thể hướng dẫn trò

chơi thông qua “tiến trình làm thử”

- Luật chơi: mỗi trò chơi học tập đều có luật đo nội dung chơi quy định Những luật này có một vai trò: nó xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của đứa trẻ

trong khi chơi Những luật này là tiêu chuẩn đánh giá hành dộng chơi đúng

Trang 19

Trong đó chơi học tập thì ba bộ phận trên liên quan chặt chẽ với nhau

và chỉ cần thiếu một trong ba bộ phận chơi thì đều không thể tiến hành trò

chơi được

Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quá nhất định, đó là kết thức

trò chơi, học sinh hình thành một nhận thức nào đó Đối với học sinh thì kết

quả của trò chơi khuyến khích các em tích cực hơn trong các trò chơi tiếp theo, còn đối với cô giáo thì kết quả trò chơi luôn là chỉ tiêu mức độ thành

công hoặc sự lĩnh hội tri thức của các em

c.3 Ý nghĩa cúa trò chơi học tập trong dạy học Tiểu học

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc sử dụng trò chơi học tập trong

quá trình đạy học sẽ làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng bớt đi vẻ

khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn Trò chơi là phương tiện rất quan trọng để giáo dục trí tuệ cho các em Cụ thể:

- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học

- Trò chơi làm thay đối hình thức học tập bằng hoạt động trí tuệ, do đó

giảm tính chất căng thắng của giờ học, nhất là giờ học kiến thức lí thuyết mới

- Trò chơi nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho học sinh, tăng hiệu quả giao tiếp giữ thầy-trò, trò-trò

- Trò chơi giúp trẻ phát triển về tính chất, trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo

- Trò chơi giúp trẻ hình thành ý trí và tính cách, bồi dưỡng cho các em năng lực hoạt động tập thể, biết thống nhất với nhau cùng nỗ lực đề giải quyết một nhiệm vụ nào

- Trò chơi giúp học sinh thay đối động hình, tăng cường khả năng thực

hành vận dụng các kiến thức đã học, phát triển hứng thú, tập thói quen tập

Trang 20

- Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thí nghiệm những chuẩn mực hành

vi, tinh thần trách nhiệm, khả năng ứng xử trong cuộc sống Cũng trong chính

trò chơi học tập trẻ học được cách đánh giá và tự đánh giá về kết quả đã đạt

được

Như vậy, trò chơi học tập vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức tổ chức đạy học cho trẻ Trò chơi là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lý Trẻ không chỉ học trong lúc học mà còn học trong lúc chơi Trẻ em học cách tô chức, học nghiên cứu cuộc sống “Chơi với trẻ vừa là lao động vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc ” (N.K.Crupxkala)

[3, Tr75]

Đánh giá cao vai trò của hoạt động choi đối với trẻ em, nhà giáo dục nổi tiếng A.X Macrenco viết “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng đối với đời

sống trẻ em, có một ý nghĩa giống như ý nghĩa của hoạt động, công tác và sự phục vụ của người lớn vậy Trong khi chơi trẻ như thế nào thì sau này, khi lớn lên công tác phần lớn trẻ sẽ như thế ấy Do đó, việc giáo đục những nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên từ trò chơi ”[ 3, Tr76] Văn hào lỗi lạc Nga Macxim Goorki cũng đã nói: “Chơi là con đường dẫn trẻ nhận thức được cái

thế giới mà các em được sống, cái thế giới mà các em có sứ mệnh cải tạo” c 4-Những tiền đề quan trọng để thực hiện tốt hoạt động trò chơi học tập cho học sinh Tiểu học

* Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy học nói riêng “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu

cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thế chất, thắm mỹ và các kỹ

nang co ban dé học sinh tiếp tục học trung học cơ sở “[ 5, tr 8]

Trên cơ sở nắm vững mục tiêu giáo đục tiểu học người giáo viên sẽ lựa

Trang 21

Ngoài ra, trò chơi còn có ý nghĩa trong việc phát triển các kỹ năng ban

đầu, đó là:

- Những kỹ năng thuộc hành vi giao tiếp đối với mọi người xung quanh, trong gia đình, nhà trường và nơi công cộng

- Những kỹ năng học tập đơn giản

- Một số kỹ năng hoạt động hợp tác nhóm

*Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý cúa học sinh tiểu học

- Trẻ em đến trường là thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc sống

và sự phát triển tâm lý của trẻ em Với hoạt động học là chủ đạo các em được thực hiện một cách tự giác, có tổ chức từ phía nhà trường, gia đình và xã hội với hoạt động phong phú đa dạng, nhờ đó trình độ nhận thức, năng lực trí tuệ, tư duy cùng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh được phát triển dần

- Học sinh Tiểu học luôn hiếu động ham chơi, thích cái mới lạ, nhưng

lại chóng chán Đối với trẻ, trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu khám phá

- Do cơ thé trẻ chưa hoàn thiện về chức năng sinh lý nên các em thiếu

kiên trì, thiếu bền bỉ và đễ mệt mỏi

- Các em dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản Khi được khích lệ các

em dễ hưng phan, xuat hién những biểu hiện nhiệt tình, say sưa, đễ cười, dé khóc Khi gặp thất bại, rủi ro các em dễ bị kích động dẫn đến chán nản, bi

quan, mắt lòng tin và dé có hành động xốc nổi: đỗi, buồn, khóc Đây là một trong những đặc điểm cần lưu ý khi tiến hành hoạt động vui chơi

- Học sinh Tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nang mau sắc cảm tính nên thường không bền vững Ở đầu cấp Tiểu học, nhận thức cảm tính là chủ yếu, nhận thức lý tính chưa phát triển, tư duy trực quan chiếm ưu thế nên những lời nói khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu sinh động sẽ khó gây cảm xúc ở

Trang 22

Mỗi giáo viên cần hiểu và nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý mới lớn

của học sinh Tiểu học Bởi nó được coi là cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, Hình ảnh tổ chức trò chơi, là nhân

tố bảo đảm thành công của việc sử dụng phương pháp trò chơi 3 Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi học tập trong dạy học a Nguyên tắc lựa chọn trò chơi

- Đảm bảo tính giáo dục

- Đảm bảo phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh Tiểu học, không quá khó hoặc quá đơn giản

- Mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu bài học hoặc một phần của chương trình

- Đảm bảo phủ hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học và

phù hợp với quỹ thời gian

- Hình thức chơi đa dạng, giúp học sinh thay đổi các hoạt động học tập

trên lớp, phối hợp hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động

- Luật chơi đơn giản, dễ thực hiện, cần đưa ra cách chơi có nhiều học

sinh tham gia đề tăng cường kỹ năng học tập hợp tác b Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập trong dạy học

- Nguyên tắc I: Đảm bảo cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách tổ chức trò chơi

Trang 23

Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như hoạt

động giáo dục mà điều quan trọng hơn các em chính là chủ thể nhận thức, chủ

thể giáo dục Vì vậy trong quá trình té chức trò chơi giáo viên cần lựa chọn

cách tổ chức trò chơi với mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao như

sau:

+ Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi

+ Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi cùng học sinh thứ tự tổ chức

trò chơi

Đối với nhà sư phạm, cách tốt nhất là vận dụng linh hoạt các hình thức trên, tuyệt đối không nên cường điệu hóa một mức độ cụ thé nao Vi su cuong

điệu hóa này tất yếu sẽ dẫn đến hiệu quả không tốt Nếu cường điệu hóa mức

độ đầu tiên thì giáo viên sẽ đấy học sinh vào thế bị động Nếu cường điệu hóa

mức độ cuối cùng thì có thể dẫn tới tình trạng quá sức và trò chơi sẽ không mang lại hiệu quả

- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi một cách tự nhiên không gò bó, gò ép

Khi tổ chức trò chơi, đặc biệt là trò chơi sắm vai cần hướng dẫn đề các

em tham gia một cách tự nhiên, không gò bó, gượng gạo và như vậy các em sẽ nhập vai thành công Khi đó, các em sẽ vui chơi một cách thoái mái, thực

hiện được các mục tiêu đó đặt ra

- Nguyên tắc 4: Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lý

Ở học sinh Tiểu học, hứng thứ và khả năng chú ý có chủ định chưa bền

vững, do đó không nên tô chức một trò chơi quá dài, quá lâu Nhà sư phạm cần căn cứ vào yêu cầu dạy học của từng thời điểm và đặc điểm tâm lý học sinh mà lựa chọn một số trò chơi thích hợp, có thể luân phiên nhau giúp cho học sinh chuyển hướng chú ý và hứng thú một cách hợp lý nhằm phục vụ cho

những yêu cầu, mục tiêu dạy học đã đề ra

Trang 24

Trong khi tổ chức trò chơi có tinh thần đồng đội, giáo viên cần quan tâm đến yếu tố “thi đua, cần có chuẩn và thang đánh giá thành tích của cá

nhân cũng như thành tích của đồng đội, để kích thích tính thi đua, phan dau

của học sinh

Những nguyên tắc này có liên quan mật thiết với nhau, có tác dụng chỉ

đạo việc lựa chọn và thực hiện những trò chơi trong tiết học theo một quy

trình nhất định

4 Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập

Trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học tác giả Hà Nhật

Thăng đưa ra quy trình tô chức trò chơi học tập gồm 4 giai đoạn và chia thành 10 bước như sau:

d Giai đoạn 1: Lựa chọn trò chơi

- Bước I: Đưa ra mục tiêu của bài học, phân tích xem cần phải rèn

luyện kỹ năng nào ?

- Bước 2: Lựa chọn trò chơi, phân tích xem trò chơi đó sẽ rèn luyện

được những gì?

- Bước 3: Đối chiếu trò chơi lựa chọn với mục tiêu cần đạt tới xem có phù hợp không, có đem lại hiệu quả cao không

Nếu không phù hợp thì quay lại bước 2, chọn thử trò chơi khác và tiến hành theo các bước đã định

b Giai đoạn 2: Chuẩn bị trò chơi -Bước 4: Thiết kế giáo án trò chơi: + Tên trò chơi

+ Mục đích đặt ra cho học sinh chơi (qua trò chơi cần đạt được những yêu cầu nào về kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi)

+ Hình thức tô chức trò chơi: tổ, nhóm, tập thể lớp, cá nhân

Trang 25

+ Nội dung trò chơi, các hoạt động cô thể, cách tiến hành

+ Dự kiến thưởng, phạt (nếu có) + Đưa ra chuẩn và thang đánh giá

- Bước 5: Chuẩn bị thực hiện giáo án trò chơi

Chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng các phương tiện, đồ dùng (do giáo viên chuẩn bị hoặc có thể cho học sinh tự chuẩn bị đưới sự hướng dẫn của

giáo viên)

e Giai đoạn 3: Tổ chức trò chơi

- Bước 6: Đặt vấn đề: + Giới thiệu trò chơi

+ Nêu yêu cầu trò chơi

- Bước 7: Giới thiệu mạch lạc, rõ ràng, cụ thé từng nội dung trò chơi

với các hoạt động cụ thể sau đó giáo viên có thể làm mẫu cho học sinh xem

- Bước 8: Cho học sinh thực hành chơi theo các hoạt động đã nêu, theo dõi, uốn nắn kịp thời hành động chưa chính xác, đánh giá những kết quá bộ phận cô giáo sử dụng những phương pháp khác nhau trong khi hướng dẫn trò

chơi để tác động đến học sinh và tự học sinh thực hiện các vai trong trò chơi

Giáo viên có thê trực tiếp tham gia trò chơi như một thành viên của tập thé

lớp để thực hiện các nhiệm vụ, hành động của luật chơi và cái mà trẻ khó thực

hiện khi cô không tham gia trực tiếp vào trò chơi Giáo viên giữ vai trò như người đạo diễn hướng dẫn sự phát triển của hành động chơi, luật chơi, phát hiện ra không khí để trẻ dẫn đến kết quả Giáo viên phải là người giữ nhịp điệu hợp lý của trò chơi, không cho phép lề mề, chậm chạp quá cũng như sự vội vã và không cần thiết để tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia

d Giai đoạn 4: Kết thúc trò chơi

- Bước 9: Học sinh nêu nhận xét đánh giá, rút ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi

Trang 26

Tuy nhiên, đây chỉ là một quy trình mềm đẻo, linh hoạt, sự phân chia

các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối Trong thực tế các bước của các giai

đoạn này có thể đan xen, nhập vào nhau, thậm chí trong một số trường hợp, tùy theo mục đích, nội dung bài học có thể tiến hành dạy học bỏ qua một vài bước cụ thể

Để đảm bảo sự thành công trong một giờ dạy khi áp dụng phương pháp này thì giáo viên phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố: mục tiêu bài học, các

Nguyên tắc, nguyên lý, quá trình lựa chọn và tổ chức trò chơi, phải có sự

chuẩn bị kỹ và đầy đủ ngay từ khâu soạn giáo án trò chơi

II Môn Tiếng Việt lớp 2 và các phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp

2

1 Môn Tiếng Việt lớp 2

a Mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 2

Chương trình tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 43/2001QD- BGD&DT ngày 9 tháng I1 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

(chương trình tiểu học mới) đó xác định mục tiêu của môn học là:

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động

của lứa tuôi

Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy

- Cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những

hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của

Việt Nam và nước ngoài

Trang 27

Mục tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói trên được cụ thể hóa thành

mục tiêu môn học Tiếng Việt lớp 2 cho phù hợp với học sinh lớp 2

b Đặc điểm nội dung môn Tiếng Việt lớp 2

b.1.Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 được xây dựng theo quan điểm giao tiếp

Để thực hiện mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng

sử dụng Tiếng Việt?với những yêu cầu cụ thể như đã trình bày, SGK Tiếng Việt 2 dạy học sinh từ những nghi thức lời nói thông thường như chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, đồng ý, từ chối đến những kỹ năng làm việc cộng đồng như lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, lập thời gian biểu, viết thư, gọi điện thông qua các phân môn Tập Đọc, Kẻ truyện, Chính tả,

Tập viết, Luyện từ và câu và Tập làm văn, SGK tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn loc dé hoc sinh phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe,

nói, đọc, viết) của mình Đó là thực hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học b 2 Chương trình môn Tiếng Việt thể hiện quan điểm tích hợp

Để thực hiện các mục tiêu rèn luyện tư đuy, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học; bồi dưỡng tư tưởng tình cám và nhân cách cho học sinh, SGK tổ chức hệ thống bài học theo chủ điểm, dẫn dắt học sinh dan đi vào các lĩnh vực của đời sống Qua đó tăng cường vốn từ, vốn điễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời cũng mở cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của chính mình Đó là sự thể hiện một phần quan điểm tích hợp trong dạy học

b.3 Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 xây dựng theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau Mỗi

nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp Các kỹ năng giao tiếp không thé

Trang 28

triển những kỹ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp đưới sự hướng dẫn của thầy, cô Các kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, văn

học, tự nhiên và xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng các em chỉ làm chú được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình Nhờ đó những tư tưởng, tình cảm và nhân cách

tốt đẹp chỉ có thê được Hình thành chắc chắn thông qua sự rốn luyện trong thực tế Đó là nguyên nhân ra đời phương pháp dạy học mới phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học Trong việc rèn luyện các kỹ năng giao

tiếp, tích cực hóa hoạt động của người học cũng là một sự thể hiện của quan

điển giao tiếp

2 Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 2

Do đặc trưng riêng của môn Tiếng Việt nên ngoài các phương pháp dạy

học ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt lớp 2 sử dụng chủ yếu các phương pháp

Sau:

~ Phương pháp phân tích ngôn ngũ:

Đây là phương pháp được sử dụng một cách có hệ thống trong việc xem xét tất cá các mặt cuả ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng nhằm tạo ra

điển giống và khác nhau sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập đọc, tập viết, chính tả với nhiệm vụ mang tính phân tích

- Phương pháp luyện theo mẫu:

Phương pháp luyện theo mẫu là phương pháp mà học sinh tạo ra các

đơn vị ngôn ngữ, lời nói bang lời thầy giáo, sách giáo khoa được thể hiện

thông qua các bài tập như: đặt câu theo mẫu cho trước, phát âm hoặc đọc

diễm cảm theo thầy giáo Phương pháp này thường được sử dụng trong giờ

Trang 29

- Phuong phap giao tiép:

Đây là phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông báo

sinh động, vào giao tiếp bằng ngôn ngữ đề phát triển lời nói cho từng cá nhân

học sinh Phương pháp này gắn liền với phương pháp luyện theo mẫu, coi trọng sự phát triển lời nói còn những kiêu kiến thức lý thuyết thứ được nghiên cứu trên cơ sở phân tích các hiện tượng đưa ra trong bài khóa Dé thực hiện

phương pháp giao tiếp cần có môi trương giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp

II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 VÀ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP

TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC

1 Đặc điểm môn Tiếng Việt lớp 2

Môn Tiếng Việt lớp 2 gồm 6 phân môn, số lượng các trò chơi được giới

thiệu trong SGK Tiếng Việt 2 là rất ít, chủ yếu đưới dạng trò chơi thi tim từ

và trò chơi với ô chữ trong một số bài của phân môn: Luyện từ và câu, phân môn Chính tả Song, đo bản chất môn học là các ngữ liệu ngôn ngữ và tùy từng bài học mà giáo viên nên thiết kế nội dung bài học thành các trò chơi dé

giúp cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng hơn, giúp cho việc rèn luyện kỹ năng đạt hiệu quả cao hơn Do đó, tùy thuộc vào cách tổ chức

giờ dạy của mỗi giáo viên mà trò chơi có thê sử dụng ở bất kỳ bước lên lớp

nào, nhưng nhất thiết phải có 2 bước:

- Bước 1: Tổ chức chơi đề làm quen với kiến thức, thành thạo kỹ năng

- Bước 2: Rút ra bài học để các em nhận thức rơ bài học từ trò chơi

Xuất phát từ mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 2, mục tiêu các phân môn và nội dung bài học cụ thể mà giáo viên tổ chức thành các trò chơi giúp trẻ có hứng thú học tập, tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời tiếp thu kiến thức của bài học một cách hiệu quả Thông qua trò chơi học tập, học sinh còn được phát triển cả về trí tuệ, thể

Trang 30

ngủi, chơi với số người tham dự đông nên hình thức vui chơi có phần hạn chế, chủ yếu với 3 hình thức: tiếp sức, tăng tốc và cùng đồng đội

Như vậy: Việc tổ chức trò chơi trong giờ học Tiếng Việt lớp 2 là rất

quan trọng Việc đưa trò chơi vào lớp học đã đáp ứng cùng một lúc 2 nhu cầu

của trẻ: như lựa chọn, tổ chức trò chơi học tập cho học sinh để vận dụng phù

hợp, linh hoạt vào các bài học cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giờ học

2 Việc sử dung phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 2

a Phin môn Tập đọc và phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Tập đọc

Phân môn Tập đọc lớp 2 gồm có 2 nhiệm vụ:

- Phát triển các kỹ năng đọc và nghe là chủ yếu và rèn tư thế đọc đúng cho học sinh

- Đồng thời trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết cho học sinh về cuộc sống

- Qua đó, bồi đưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong

sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử trong cuộc sống, hứng thứ

đọc sách và yêu thích Tiếng Việt

Để đạt hiệu quả cao trong giờ dạy Tập đọc, giáo viên có thể tổ chức

một số trò chơi sau:

Trò chơi: đọc văn (thơ) tiếp sức

Trò chơi: đọc thơ truyền điện

Trò chơi: ghép các dòng thơ thành bài

Trò chơi: nhớ nhanh đọc đúng Trò chơi: tìm nhanh đọc đúng

Trò chơi: biết một câu đọc cả đoạn Trò chơi: nghe đọc đoạn, đoán tên bài

Trang 31

Trò chơi: thi đọc đồng thanh

Trò chơi: phát hiên chỗ sai, sửa lại cho đúng

Trò chơi : với sơ đồ

b Phân môn Kế chuyện và phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Kế chuyện

Phân môn Kê chuyện ở lớp 2 có nhiệm vụ:

- Phát triển các kỹ năng nói và nghe cho học sinh

- Củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy ngôn lôgic cho học sinh, nâng cao sự hiểu biết của các em về

đời sống qua những câu chuyện có nội dung phong phú và phức tạp hơn lớp 1 Đồng thời, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi kiến thức đọc và kể truyện,

đem lại niềm vui tuổi thơ cho học sinh trong hoạt động học tập

Đề giờ học Kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn các em, giáo viên có thể tổ chức cho các em chơi một số trò chơi sau:

Trò chơi: nhìn tranh kể chuyện Trò chơi: “nối dây”kể chuyện

Trò chơi: bắt lỗi kể sai

Trò chơi: thi tài kế hay

Trò chơi: phân vai dựng chuyện

© Phân mơn Chính tả và phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn

Chính tả

Phân môn Chính tả lớp 2 có nhiệm vụ:

+ Rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng nghe cho học sinh Các chỉ tiêu cần đạt là viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/1 bài (trên dưới

50 chữ), tốc độ viết 3, 4 chữ /1 phút

Trang 32

+ Bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết trong công

việc: tính cần thận, tác phong làm việc chính xác, óc thấm my

Trong giờ dạy Chính ta, giáo viên có thê tổ chức cho các em một số trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi:

Tìm tên cây có chữ s hoặc x

Thi tìm cây con vật bắt đầu bằng ch hoặc tr Tìm tiếng có nghĩa để đặt câu

Choi bài viết đúng d hoặc gi

Thi tìm từ có vần an hoặc ang Tìm từ có vần gần giống nhau

Câu cá- viết chữ

Cùng nhau du lịch

d Phân môn Luyện từ và câu và phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu

Phân môn này ở lớp 2 giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, nắm nghĩa của từ, phân loại vốn từ và luyện tập sử dụng từ Ở lớp 2 các em còn được làm quen với ba kiểu câu trần thuật đơn (Ai là gì ? Ai làm gì? Ai thế nào ?) và một số thành phần trong câu, tập dùng một số dấu câu, trọng tâm là dấu chấm, dấu phẩy

Để phát triển các kỹ năng nói trên cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho các em chơi một số trò chơi trong giờ dạy Luyện từ và câu là: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Trò chơi: Ghép nhanh tên sự vật Tìm nhanh từ cùng chủ đề

Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giống nhau Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau Tìm nhanh từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

Tìm “kẻ trú ấn”

Thi ghép tiếng thành từ

Trang 33

Trò chơi: Xếp từ theo nhóm Trò choi: A1 đúng, ai sai ? Trò chơi: AI tải so sánh? Trò chơi: Thi điên từ nhanh

Trò chơi: Đặt câu theo tranh

Trò chơi: Thi đặt câu với từ cho trước

Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu (Ai là gì?, Ai lam gi ?, Ai thế nào ?)

Trò chơi: Chọn người đối đáp giỏi

e Phân môn Tập làm văn và phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Tập làm văn

Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản đối với lớp 2, dạy Tập làm văn trước hết là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phục vụ học tập và giao tiếp hằng ngày Ngoài ra còn tô chức rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh thông qua hình thức nghe kể

chuyện trả lời câu hỏi theo nội dung câu chuyện Qua đó, trau đổi cho học sinh thái độ ứng xử có văn hóa tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành manh, tốt đẹp cho các em

Trong giờ Tập làm văn giáo viên có thê tổ chức một số trò chơi sau:

Trò chơi: Chọn lời nói đúng

Trò chơi: Nhận lại đồ dùng

Trò chơi: Đóng vai chúc mừng nhau (khen ngợi, an ủI) Trò chơi: Thi kể về người thân

Trang 34

CHUONG 2

THUC TRANG SU DUNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI HỌC TẬP

TRONG DAY HQC MON TIENG VIET LOP 2 ỞỚ MOT SO TRUONG

TIỂU HỌC KHU VỰC THỊ TRẤN ĐÔNG ANH - HÀ NỘI

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong

giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 ở trường tiểu học, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, kết hợp với trò chuyện cùng giáo viên, học sinh và thông qua quan sát quá trình dạy học của thầy trò ở 3 trường tiểu học: Cô Loa, Tiên Dương, Uy Nễ

Đối tượng điều tra: Giáo viên lớp 2

Tổng số phiếu điều tra 11 phiếu Trong đó, trường tiểu học Cổ Loa 3

phiếu, trường tiêu học Tiên Dương 5 phiếu, trường tiểu học Uy Nỗ - 3 phiếu

Sau một thời gian điều tra, quan sát kết quả thu được như sau:

I Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2

1 Thực trạng về mức độ sử dụng phương pháp trò chơi học tập

Để tìm hiểu thực trạng về mức độ sử dụng phương giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2, tôi đó sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp trò chuyện, trao đối trực tiếp pháp trò chơi học tập trong

với giáo viên và học sinh - Phương pháp quan sát

- Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp điều tra bằng Ankct

Địa điểm nghiên cứu là một số trường Tiểu học khu vực thị trấn Đông Anh Hà Nội (Trường Tiểu học Cổ Loa, Trường Tiểu học Tiên Dương,

Trường Tiểu học Uy Nỗ)

Trang 35

Để tìm hiểu thực trạng về mức độ sử dụng phương giảng dạy môn

Tiếng Việt lớp 2, tôi đó tiến hành quan sát và tìm hiểu trên một lĩnh vực của hoạt động dạy và học là:

- Thực trạng về cách thức sử dụng phương pháp trò chơi học tập - Thực trang về trình độ của đội ngũ giáo viên

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của việc sử dụng

phương pháp trò chơi học tập trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2

- Thực trạng hiệu quả giờ dạy Tiếng Việt lớp 2 có sử dụng phương

pháp trò chơi học tập

Tổng số phiếu phát ra là 16 phiếu (4 khối lớp 2, mỗi khối có 4 lớp) Sau đây là kết quả thu được trên từng vấn đề tìm hiểu cô thé

2 Thực trạng về cách thức sử dụng phương pháp trò chơi học tập

Tìm hiểu thực trạng về cách thức sử dụng phương pháp trò chơi học tập như thế nào, tôi đó sử dụng phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi như sau:

Khi tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2, thầy cô đó tiễn hành cách nào trong các cách sau:

a Chọn đại diện cá nhân, nhóm, tổ chơi

b Chia cả lớp thành nhiều nhóm và cho các nhóm chơi c Cho cả lớp cùng choi d Tat cả các cách trên Sau khi tiến hành điều tra, tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1: Thực trạng về cách thức sử dụng phương pháp trò chơi học tập

Đối tượng Tổng số Ý kiến

Trang 36

Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy ý kiến tập trung chủ yếu vào ba cách

b, c, d đó là: chia cả lớp thành nhiều nhóm cho các nhóm chơi; cho cá lớp

chơi và tất cả các cách trên

Trao đổi trực tiếp với các giáo viên tôi được biết lý do các thầy cô chọn “Tất ca các cách trên”? là xuất phát từ đặc điểm mỗi phân môn, mỗi bài học có các hình thức dạy khác nhau Do người giáo viên nên chọn cách tiến hành khác nhau chứ không nên theo một cách duy nhát, tránh gây nhàm chán cho

các em Các thầy cô cho biết thêm: ““Thực ra khó mà chọn cách nào là ưu việt

nhất vì chọn cách này là hợp lý với trò chơi nào đó nhưng tới trò chơi khác lại

không phù hợp”

Chang han: Tré choi “Doc tho truyền miệng” (phân môn Tập đọc)

chúng ta nên chọn cách chơi tổ chức theo nhóm hoặc hình thức cả lớp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với hình thức cá nhân

Bên cạnh đó, chúng ta hãy lắng nghe ý kiến của các giáo viên lựa chọn phương án c “cho cả lớp cùng chơi” Theo các thầy cô với hình thức tô chức này sẽ phát huy được tỉnh thần tập thể, đảm báo cho các em đều có cơ hội tham gia vào trò chơi một cách bình đắng như nhau, tạo cơ hội cho các em

nhút nhát, nhận thức chậm hơn có cơ hội bộc lộ và phát triển khả năng của mình Tuy nhiên, giáo viên cần làm tốt công tác quan lý học sinh khi chơi bởi nếu học sinh tham gia quá đông sẽ gây lộn xộn, mắt trật tự và khó quản lớp

Khi tôi hỏi các thầy cô “74¡ sao các thay cô không chọn cách tiến hành

chọn đại diện, cá nhân, nhóm, tổ chơi ?”, thì được biết: “ Nếu trong một giờ học chỉ tổ chức trò chơi theo cách chọn đại diện cá nhân, nhóm, tổ chơi sẽ không đảm bảo cho học sinh bộc lộ năng lực của mình, kết quả thụ được

không khách quan Hơn nữa, không tạo ra được không khí thì đua, vui chơi sôi nồi của tập thể bởi những em không được tham gia chơi sẽ không chú ý, sẽ nghịch ngợm, không quan sát các bạn chơi và do đó không tiếp thu được

Trang 37

Trở lại với cách tiến hành trò chơi theo hình thức “Chia cả lớp thành nhiều nhóm và cho các nhóm chơi” Đây là cách tổ chức đem lại hiệu quả cao

được khá nhiều giáo viên lựa chọn Bởi theo các thầy cô việc chia lớp thành

các nhóm nhỏ đảm bảo cho mọi thành viên đều được tham gia chơi, sự thi đua giữa các nhóm buộc các em phải đoàn kết, hợp lực với nhau Khi ấy, trò chơi mới thực sự trở nên gay cần, mang tính chất thi đấu, và đảm bảo được mục

đích của trò chơi Nhưng đòi hỏi việc chia nhóm và bầu nhóm trưởng phải

được thực hiện tốt đề học sinh làm việc có hiệu quả

Để tìm hiểu kỹ hơn cách thức sử dụng phương pháp trò chơi học tập, tôi tiến hành quan sát một số giờ dạy của giáo viên trường Tiểu học Tiên Dương

- Ở biên bản dự giờ số 1: Với trò chơi “Nhìn tranh kế đoạn "giáo viên

tổ chức cho cả lớp cùng chơi, nhưng đến trò chơi “Phân vai dựng chuyện”” cô giáo lại tổ chức cho các em chơi theo nhóm 3 và ở tro choi “Thi tai kề hay”là hình thức cá nhân Cách tiến hành như vậy đó phù hợp với yêu cầu của bài học, thu hút sự tham gia của các em

- Ở biên bản dự giờ số 2: (phân môn Luyện từ và câu) Giáo viên đã

chọn hình thức tô chức theo nhóm, kề nối tiếp các con vật sống dưới nước (có

giới hạn thời gian) Qua trò chơi “7i tìm nhanh từ cùng chủ để học sinh đó

được mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh đồng thời rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh và cách ứng xử nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi

- Ở biên bản dự giờ số 4: (phân môn tập làm văn) Trò chơi “Đóng vai

chúc mừng nhau ”cô sự kết hợp của tất cả các hình thức nói trên Do đó thu

hút sự tham gia nhiệt tình, sôi nổi của các em, số lượng lời chúc mừng và đáp

Trang 38

Nhu vậy: Qua điều tra Anket kết hợp trò chuyện trực tiếp và quan sát giờ dạy, chúng tôi nhận thấy các giáo viên đó tổ chức trò chơi không áp đặt

theo một hình thức cố định mà có sự lựa chọn cho phù hợp với nội dung bài

học Mỗi cách tiến hành đều có ưu và nhược điểm riêng do đó đòi hỏi giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn cách tiến hành sao cho phù hợp để bộc

lộ được ưu điểm còng như hạn chế nhược điểm của cách tiến hành đó, nhằm

giúp học sinh nắm vững bài học

II Thực trạng về trình độ và thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp trò chơi học tập

1 Thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên

Qua điều tra và trò chuyện với giáo viên Tôi được biết hầu hết các giáo viên déu đạt chuân và trên chuân về dao tao Cu thé 1a:

- Trình độ Đại học : 6/16 giáo viên chiếm 54,55%

- Trình độ Cao đẳng : 4/16 giáo viên chiếm 36,4% - Trình độ THSP : 1/16 giáo viên chiếm 0,92%

Trong đó, các giáo viên đều ở trong độ tuổi từ 30 - 45 tuổi, có 1 giáo viên ti ngồi 50 Các giáo viên đều rất năng động, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm Với một đội ngũ giáo viên chuân về trình độ, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ Tất cả những yếu tố đó sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao

2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong giáng dạy môn Tiếng Việt lớp 2

Dé tim hiểu thực trạng này, tôi đó sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và trao đổi, thảo luận trực tiếp với giáo viên Phiếu thăm dò với câu hỏi như sau:

“Nói về tác dụng của phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2, có ý kiến cho rằng phương pháp này có tác dụng”

a TỐI b Bình thường — c Không tối

Trang 39

Sau khi tiến hành điều tra Tôi thu được kết qua như sau:

Bang 2: Bang tong hop y kién vé tac dung cua trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 „ Tong so Y kién Đôi tượng „ ` ` phiêu điêu điều tra a b c tra Giáo viên , 16 16/16 0/16 0/16 khôi lớp 2

Nhìn vào kết quả điều tra ở báng trên, ta thấy tất cả 16/16 giáo viên khi được hỏi được hỏi đều khẳng định đây là phương pháp có tác dụng tốt đối với hoạt động của học sinh Điều này chứng tỏ các giáo viên đều nhận thức được vai trò, tác dụng to lớn và quan trọng của phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2

Từ nhận thức đúng đắn các thầy cô sẽ tìm tòi, biến nhận thức của mình thành việc làm cô thể trong thực tế biểu hiện qua việc vận dụng linh hoạt,

phong phú và sáng tạo phương pháp trò chơi trong từng bài dạy của môn học Qua quan sát các giờ dạy Tiếng Việt, tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên đều sử dụng phương pháp này trong dạy học

Mặt khác qua điều tra, quan sát các giờ dạy và trò chuyện với các giáo viên dạy khối lop 1, 3, 4,5 về nhận thức của giáo viên đối với tác dụng của phương pháp trò chơi tôi cũng đều nhận được câu trả lời là phương pháp này có tác dụng tốt Các cô sử dụng trong tất cả các môn học, nhất là các giáo viên dạy Ngoại ngữ thì phương pháp này được tổ chức thường xuyên đặc biệt là đối với học sinh đầu cấp Tiểu học Các cô cho rằng không chỉ là học sinh ở

lớp dưới mà ngay cả các em lớp 4, 5 đều rất hào hứng, sôi nổi khi giáo viên tô

Trang 40

Như vậy, từ nhận thức đến giảng dạy tôi nhận thấy các thầy cô đều có nhận thức đúng đắn và tổ chức tương đối thành công phương pháp này

Ngoài ra, khi trao đối với các thầy cô: “Tại sao thây cô khẳng định sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt là tốt?” Tông hợp các ý kiến nhận được là:

- Do trước khi vào lớp I, hoạt động chủ đạo của các em là vui chơi

nhưng kế từ khi vào lớp I với những môn học kéo dài 30-35 phút với những thao tác nghe, làm mẫu khiến cho không khí lớp học nặng nề, các em dễ mắt

tập trung Vì vậy, tổ chức trò chơi học tập sẽ tạo hứng thứ học tập của học

sinh

- Hơn nữa, tổ chức trò chơi học tập không những giúp học sinh nắm vững nội dung bài học mà cũng đảm bảo sự kế thừa, liên tục giữa giáo dục

Mầm non và giáo dục Tiểu học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đầu Tiểu học Do đó, cần thay đổi linh hoạt các phương pháp, Hình thức tổ chức dạy học giúp trẻ thay đối hoạt động làm cho cơ thể các em được thoải mái, ít

mệt mỏi và tiếp thu kiến thức có hiệu quả

- Các cô cho biết thêm do đặc trưng môn học là các ngữ liệu ngôn ngữ

với nhiều phân môn có đặc điểm và nhiệm vụ riêng nên sử dụng phương pháp

trò chơi học tập tạo cho các em sự ham thích đối với môn học, giúp các em

đoàn kết hợp tác trong giờ học Ngoài ra, còn do ngôn ngữ của trẻ chưa phong phú, còn nghèo nàn, các em chưa hiểu hết các ngữ liệu ngôn ngữ của Tiếng Việt mà giáo viên giảng giải và chưa thể thông qua ngôn ngữ để trình bày,

phát biểu trụi chảy các các ý hiểu của mình về ngôn ngữ Tiếng Việt Vì thế,

việc tổ chức giờ dạy “ẩn nấp” đưới các trò chơi nhằm phát triển vốn ngôn ngữ

cho học sinh tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức tiếng Việt một cách

Ngày đăng: 04/10/2014, 01:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN