1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc

50 1,1K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 7,14 MB

Nội dung

Trang 1

TR- ỜNG ĐẠI HỌC S- PHAM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

3 2g fe 2k 3k k 3k 3k ‡k ie 2 s 3k

HÀ THỊ ÉN

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC

NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TR- ỜNG

TIỂU HỌC KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

LOI CAM ON

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Th.S - GVC Đỗ Xuân Đức, ng- ời đã tận tâm h- ớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các giáo viên trong ba

tr-ờng: Tiểu học Ngô Quyền, Tiểu học Đống Đa, Tiểu học Liên Minh đã tạo

điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các thông tin số liệu về tr-ờng Tiểu học

Xin cảm ơn những ng-ời bạn trong đoàn thực tập của ba tr-ờng tiểu học trên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Hà Nội, tháng 05 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình

Các số liệu, kết quả thu thập đ-ợc trong khoá luận là: trung thực, rõ ràng, ch- a từng đ- ợc công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào

Nếu sai tơi xin chịu hồn toàn mọi trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Én

MỤC LỤC

Trang

PHAN 1: MỞ ĐẦU - 2222-22 2222222222221 5

PHẦN 2: NỘI DUNG -2222+v2ccctt 2222222111111 tre 11

Ch- ong 1: Một số vấn dé về nguyên tác giáo dục đạo đức 11 1 MOt 86 vain dé 11 2 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 12 3 Nguyên tắc giáo dục đạo đứỨc - 2-¿-++s+2+++ce+e+x+xzxexerererrsrrrrre 12

3.1 Khái niệm 2::cc2222222222221222111112212.2.2111122 re 12

kÄeu co 0n 13 3.3 Hệ thống các nguyên tắc giáo dục đạo đức - 14 Ch- ơng 2: Thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ở một số tr- ờng Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh IPhÚC 5-5 << %0 005.0900800 00000000050 22 1 Thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên 22 2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc thực hiện

các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 23

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Én

4 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức

cho học sinh một số tr-ờng tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên -

Ch- ơng 3: Nguyên nhân của thực trạng và những giải pháp cần thiết để đảm bảo tốt việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục 42

1 Nguyên nhân của thực trạng . - 65s tk #141111 1x cee 42 2 Những giải pháp cần thiết để đảm bảo tốt việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học - 44 2.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí 45 2.2 Nang cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của giáo viên 45 2.3 Đầu t- kinh phí cho các hoạt động giáo dục -.-‹-‹-+ 45 2.4 Tăng c- ờng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục 46

PHAN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, -t:2t 2trr 47

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

PHAN 1: MO DAU

1 Li DO CHON DE TAI

Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI - thế kỉ của tri thức, khoa học công nghệ, việc tạo ra những con ng-ời mới phát triển toàn diện là điều rất quan trọng Nhiệm vụ này chủ yếu thuộc về ngành giáo dục Đại hội Đảng khoá IX đã quán triệt: “Lấy giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” [2-tr 65] Giáo dục con ng- ời mới không chỉ có tài mà phải đi đôi với đức Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Vì vậy chúng ta phải chú trọng nâng cao chất l-ợng giáo dục trong các tr-ờng học để đào tạo ra những con ng- ời toàn diện: phát triển về trí tuệ, c- ờng tráng

về thể lực, phong phú về tỉnh thần, trong sáng về đạo đức

Nghị quyết TW2 khoá VIII cũng khẳng định: “Giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mỹ dục” trong đó đạo đức là cái gốc của con ng- ời phát triển toàn diện

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng nhằm hình thành ở học sinh những cơ

sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,

thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở Phải chú trọng giáo dục đạo đức cho các em ngay ở bậc Tiểu học vì ở độ tuổi này các

em còn rất nhỏ, các em dễ dàng học đ- ợc điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm các

thói h- tật xấu Do đó việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh tiểu học không chỉ là việc làm của ngành giáo dục mà còn là việc làm của toàn

xã hội Ở tiểu học tất cả các môn học đều nhằm hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực hành vi đạo đức và kỹ năng cơ bản để

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

Đại hội VIII da néu: “Dac biét dang lo ngai là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lí t- ởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp về t-ơng lai bản thân và đất nước” [7-tr 4] Phải chăng một trong những nguyên nhân là từ năm 1986 đến nay việc đổi mới của toàn ngành Giáo dục - Đào tạo mới chỉ chú trọng đến nội dung ch- ơng trình, ph- ơng pháp dạy học chứ không chú trọng đến việc hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết, phải chăng là trong quá trình giáo dục chúng ta ch- a quán triệt chặt chế các nguyên lí, các nguyên tắc giáo dục Hay là do các nguyên tắc giáo dục ch-a đ-ợc để cập nh- một văn bản pháp qui buộc mọi ng- ời phải thực hiện

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên tôi đã chọn đề tài:

“Tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số tr-ờng tiểu học khu vực Thành phố Vĩnh Yên -

Vĩnh Phúc” Do điều kiện và thời gian có hạn, yêu cầu của đề tài là khoá luận

tốt nghiệp nên đề tài chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu thực trạng thực hiện các

nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số tr- ờng tiểu học khu vực Thành phố Vĩnh Yên

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đã có nhiều tác giả đề cập đến: +L~u Thu Thuỷ- “Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua trò chơi” + L-u Thu Thuỷ- “Đổi mới phương pháp dạy học đạo đức cho học sinh Tiểu học”

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Én

+ Hà Thế Ngữ- “Một số vấn đề về phương pháp giáo dục đạo đức và

giáo dục môn đạo đức ở cấp Ï”

Khi nói về việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học các tác giả mới chỉ đề cập đến ph- ơng pháp giáo dục đạo đức nh- thế nào mà ch- a đi sâu vào tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Phát hiện thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học

sinh Tiểu học và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó Trên cơ sở đó để xuất

những giải pháp nhằm khắc phục thực trạng, góp phần nâng cao chất l-ơợng giáo dục đạo đức cho học sinh

4 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Nguyên tắc giáo dục đạo đức

5 ĐỐI T- ỢNG NGHIÊN CỨU - PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối t-ơng nghiên cứu: thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức

- Phạm vi nghiên cứu: việc giáo dục đạo đức cho học sinh một số tr- ờng Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

6 GIÁ THUYẾT KHOA HỌC

Việc thực hiện các nguyên tắc trong giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ở một số tr- ờng Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên ch- a đ- ợc tốt, có một số nguyên tắc bị vi phạm Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do trình độ và nhận thức của giáo viên về tâm quan trọng của giáo dục còn ch- a cao

7 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

7.3 Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp

8 PH- ƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Ph-ơng pháp đọc sách

- Ph- ơng pháp điều tra

- Ph-ơng pháp trò chuyện

- Ph-ơng pháp thống kê toán học

9 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Tháng 11/2009: nhận đề tài, lập đề c- ơng Tháng 12/2009 - 2/2010: tìm hiểu cơ sở lí luận Tháng 1/3 - 9/4/2010: tìm hiểu thực trạng Tháng 10/4 - 5/5/2010: tổng kết số liệu, hoàn thành đề tài 10 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI PHẦN I: MỞ ĐẦU PHẦN 2: NỘI DUNG Ch- ơng1: Một số vấn đề về nguyên tắc giáo dục đạo đức 1 Một số vấn đề về đạo đức

2 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

3 Nguyên tắc giáo dục đạo đức

Khái niệm Cơ sở xác định

Hệ thống các nguyên tắc giáo dục đạo đức

Ch- ơng 2: Thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ở một số tr- ờng Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên -

Vĩnh Phúc

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc thực hiện các

nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

2.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 2.2 Nhận thức của giáo viên về vai trò của các nguyên tắc giáo dục

trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

3 Thực trạng nhận thức của giáo viên về các hình thức tổ chức giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

4 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh một số tr- ờng tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

4.1 Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

4.2 Thực trạng thực hiện nguyên tắc giáo dục gắn liền với thực tiễn lao

động đấu tranh, xây dựng bảo vệ Tổ quốc của nhân dân lao động 4.3 Thực trạng thực hiện nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng

lao động

4.4 Thực trạng thực hiện nguyên tắc giáo dục trong tập thể va bằng tập

thể

4.5 Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa việc phát huy vai trò lãnh đạo s- phạm của nhà giáo dục với việc phát huy vai trò tự giác tích cực, tự lực của học sinh trong giáo dục 4.6 Thực trạng thực hiện nguyên tắc dam bảo sự thống nhất giữa việc

tôn trọng nhân cách của học sinh với việc th- ờng xuyên đ- a ra yêu

cầu hợp lí

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En 4.8 Thuc trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính th-ờng xuyên liên tục 4.9 Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính cá biệt trong giáo dục 4.10 Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhà tr- ờng - gia đình - xã hội

Ch- ơng 3: Nguyên nhân của thực trạng và những giải pháp cần thiết để

đảm bảo tốt việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục

1 Nguyên nhân của thực trạng

2 Những giải pháp cần thiết để đảm bảo tốt việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Én

PHẦN 2: NỘI DUNG

CH- ONG I: MOT SO VAN DE VE NGUYEN TAC

GIAO DUC DAO DUC 1 MOT SO VAN DE VE DAO DUC

Đạo đức là một bộ phận quan trong trong các hình thái ý thức xã hội Theo quan niệm Mác-xít: “Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực của đời sống xã hội và hành vi của con ng- ời Nó quy định nghĩa vụ của ng- ời này đối với ng- ời khác, nghĩa vụ của con người đối với xã hội nguồn”

Đạo đức là một hiện t- ợng xã hội xuất hiện đầu tiên khi loài ng- ời mới hình thành Đạo đức ra đời và phát triển cùng với quá trình biến đổi kinh tế - xã hội và sự tiến bộ về văn hoá, vật chất, tinh thần của con ng- ời Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc, bản chất của Đạo đức Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có quan hệ với các hình thái xã hội khác, nảy sinh từ tồn tại xã hội, phát triển cùng sự biến đổi tồn tại của xã hội Nh-ng Đạo đức khác với các hình thái xã hội khác ở chỗ nó điều chỉnh hoạt động của con ng- ời trong các mối quan hệ

xã hội, giúp con ng- ời tự hoàn thiện nhân cách của mình

Đạo đức là một phạm trù lịch sử Khi điều kiện kinh tế - xã hội sinh ra

nó thay đổi thì tất yếu các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức cũng thay đổi

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Én

bỏ áp bức, bóc lột, giải phóng con ng- ời và lao động, đem lại hạnh phúc cho moi ng- Gi

2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HOC

Chúng ta có thể nhận thấy thành phần quan trọng và căn bản của giáo dục phổ thông và cũng là mục đích của toàn bộ công tác giáo dục đạo đức thế hệ trẻ trong giáo dục không những có kiến thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng - đạo đức của con ng- ời mới Xã hội chủ nghĩa Cho nên công tác giáo dục đạo đức tr- ớc hết phải chăm lo bồi d- ống đạo đức cho ng- ời học, coi đó là cái gốc cho sự phát triển nhân cách Chính vì vậy, khi nói đến việc học

trong chế độ mới, Bác Hồ đã nói: “Bây giờ phải học để yêu tổ quốc, yêu nhân

dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”

Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là quá trình tác động từ nhiều h- ớng khác nhau làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để các em có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức

trong mối quan hệ của các cá nhân với bản thân, với ng- ời khác và xã hội Kết

quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có đ- ợc phẩm chất đạo đức tốt

đẹp, bền vững, có hiểu biết để ứng xử trong các mối quan hệ xã hội cụ thể Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là vấn đề rất cần thiết, tr- ớc hết

vi vi tri của trẻ em trong t- ơng lai n- ớc nhà, làm cho các em trở thành những

ng- ời công dân tốt, đủ phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ để gánh vác vận

mệnh dân tộc Đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà tr- ờng nói chung và

của tr- ờng Tiểu học nói riêng

3 NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 3.1 Khái niệm

Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật, có tác

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

Các nguyên tắc giáo dục bản thân nó không phải là những quy luật của quá trình giáo dục mà các nguyên tắc giáo dục chỉ là những luận điểm cơ bản phản ánh trong nó những quy luật của quá trình giáo dục Những quy luật của quá trình giáo dục là những mối quan hệ bên vững và tất yếu giữa các nhân tố cấu trúc của quá trình giáo dục

Các nguyên tắc giáo dục cũng đ- ợc xem nh- là những tiêu chí để xem

xét và đánh giá mọi hoạt động của chủ thể và khách thể trong quá trình giáo

dục

Các nguyên tắc giáo dục có giá trị chung cho việc hình thành ở học sinh bất kì một hành vi và thói quen hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội nào đó Không có hệ thống nguyên tắc dành riêng cho một hành vi

3.2 Cơ sở xác định

3.2.1 Xuất phát từ quan điển của học thuyết Mác-Lênin về bẩn chất con ng- oi và quy luật hình thành con ng- ởi

- Về bản chất con người, học thuyết khẳng định: “Bản chất con người không phải là cái gì trừu t-ơợng vốn có trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”

- Về quy luật hình thành: “Hoàn cảnh sáng tạo con người, trong một số chừng mực nhất định thì con người lại sáng tạo ra hoàn cảnh”

3.2.2.Xuất phát từ quan điểm, đ- ờng lối giáo dục của Đảng về mục tiêu, nguyên lí giáo dục

- Mục tiêu của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa là đào tạo ra những con

ng- ời phát triển toàn diện: phát triển về trí tuệ, c- ờng tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức

- Nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao

động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà tr- ờng kết hợp với

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

3.2.3 Xuất phát từ điêu kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam: xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của cách mạng xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam

3.2.4 Xuất phát từ những quy luật của quá trình giáo dục

3.2.5 Xuất phát từ những đặc điểm của quá trình giáo dục 3.2.6 Xuất phát từ đặc điển tâm sinh lí của học sinh Việt Nam

3.2.7 Xuất phát từ thực tiễn giáo dục trong nhà tr- òng phổ thông Việt Nam

3.3 Hệ thống các nguyên tắc giáo dục 3.3.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Nguyên tắc này đòi hỏi giáo dục phải luôn h- ớng vào mục đích chúng ta lựa chọn Lấy mục đích làm cơ sở, ph- ơng pháp luận cho mọi hoạt động

của chủ thể và khách thể trong quá trình giáo dục

- Muốn đảm bảo nguyên tắc này trong quá trình giáo dục hay tr- ớc khi tiến hành giáo dục chúng ta phải ý thức đúng đ- ợc mục đích

- Luôn lấy mục đích ra làm cơ sở để lựa chọn nội dung, ph- ơng pháp, ph- ơng tiện, các hình thức tổ chức quá trình giáo dục

Để đảm bảo những mục đích này, trong giáo dục nhà giáo dục phải luôn quan tâm:

+ Hình thành cho học sinh những cơ sở thế giới quan khoa học và nhân sinh đúng đắn, lí tưởng xây dựng đất nước trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định h-ớng Xã hội chủ nghĩa”

Trang 16

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa giá trị truyền thống và hiện đại, các giá trị dân tộc và nhân loại

+ Trong cuộc sống biết phân biệt cái đúng, cái sai, cái xấu, cái ác Tỏ

thái độ không đồng tình với cái xấu, cái ác, góp phần xây dựng đạo đức, văn

hoá lành mạnh, đem lại lợi ích và hạnh phúc cho xã hội

+ Th-ờng xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động và giao I-u phong phú trong xã hội, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và năng lực của học sinh

+ Trong giáo dục, cần tránh thái độ áp đặt thô bạo, cứng nhắc trái với bản chất của quá trình giáo dục

3.3.2 Nguyên tắc giáo dục gắn liên với thực tiên lao động đấu tranh, xây

dựng bảo vệ Tổ quốc của nhân dân lao động

Nguyên tắc này có ý nghĩa lớn nhất là hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức

Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình giáo dục phải thực hiện ngay trong thực tiễn lao động đấu tranh xây dựng bảo vệ Tổ quốc của nhân dân lao động Lấy thực tiễn lao động đấu tranh để chứng minh, để làm sáng tỏ cho những chuẩn mực xã hội mà ta cần giúp học sinh nắm vững trong quá trình giáo dục trong nhà tr- ờng

- Muốn đảm bảo nguyên tắc này, trong giáo dục đòi hỏi tr- ớc hết nhà

giáo dục phải có những hiểu biết nhất định về thực tiễn cuộc sống

- Th-ờng xuyên tổ chức, tạo điều kiện để chúng ta đ-a học sinh vào

thực tiễn cuộc sống lao động đấu tranh, xây dựng để bảo vệ Tổ quốc của nhân dân lao động

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

- Không nên tách rời quá trình giáo dục khỏi cuộc sống, khỏi sự nghiệp lao động xây dựng đất n- ớc, không chỉ bó hep trong phạm vi nhà tr- ờng, các hoạt động nội khoá Vì nh- vậy học sinh sẽ trở thành những ng- ời thiếu bản lĩnh, khó hội nhập đ- ợc với cuộc sống, không có kha nang d- ong đầu với các tình huống phức tạp trong cuộc sống

3.3.3.Nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng lao động

Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình giáo dục phải đ-ợc tiến hành ngay trong hoạt động của học sinh trong và ngoài nhà tr-ờng, lấy lao động làm ph-ơng tiện Giáo dục cho học sinh những phẩm chất cần thiết của con ng- i lao động mới (tình yêu với lao động, coi trọng ng- ời lao động, coi lao động là nghĩa vụ, là vinh quang, biết quí trọng và giữ gìn thành quả lao động của bản thân cũng nh- của ng- ời khác)

Muốn đảm bảo đ- ợc nguyên tắc này đòi hỏi phải:

- Th-ờng xuyên tổ chức các hoạt động lao động trong và ngoài nhà tr- ờng để đ- a học sinh tham gia vào

- Trong lao động ta phải khai thác hết đ- ợc ý nghĩa của lao động trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về cuộc sống và hoạt động lao động, sáng tạo của ng- ời lao động Đặt ra yêu cầu cụ thể, rõ ràng

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En 3.3.4 Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập the

Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình giáo dục phải đ-ợc thực hiện ngay

trong tập thể học sinh Lấy tập thể làm mục tiêu, làm ph- ơng tiện để giáo dục

cho học sinh

- Để đảm bảo nguyên tắc này: trong giáo dục chúng ta luôn quan tâm đến việc xây dựng tập thể học sinh, tr- ớc hết tạo ra môi tr- ờng giáo dục thuận lợi

- Trong giáo dục phải khai thác hết ý nghĩa cũng nh- tác dụng của tập thể trong việc giáo dục mỗi cá nhân

- Lôi cuốn mọi học sinh vào hoạt động tập thể, giáo dục, tổ chức cho

các em tham gia vào các công việc của tập thể

- Xây dựng các mối quan hệ và giao l-u đúng đắn, lành mạnh trong tập thể: quan hệ trách nhiệm - học tập, quan hệ nhân ái bạn bè và các quan hệ riêng tư khác

- Xây dựng tập thể lành mạnh Khuyến khích nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn, đồng thời ngăn chặn, lên án những hành vi sai trái làm ảnh h- ởng xấu đến lợi ích chung của tập thể, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập

thể

- Tuyệt đối cần tránh tình trạng: cực đoan hoá lợi ích cá nhân hoặc lợi

ích chung của tập thể, đối lập với lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, không

đ- ợc chèn ép nguyện vọng chính đáng của cá nhân

3.3.5 Nguyên tac dam bao su thống nhất giữa việc phát huy vai trò lãnh

đạo s- phạm của nhà giáo dục với việc phát huy vai trò tự giác tích cực, tự lực của học sinh trong giáo dục

Đây là nguyên tắc biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Nguyên tắc này đòi hỏi trong giáo dục phải giữ đ-ợc vai trò của chủ

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

Muốn đảm bảo nguyên tắc này trong quá trình giáo dục thì chúng ta phải chống lại hai khuynh h- ớng:

+ Tuyệt đối hoá vai trò của chủ thể (của nhà giáo dục)

+ Tuyệt đối hoá vai trò của khách thể

3.3.6 Nguyén tac dam bảo sự thống nhất giữa việc tôn trọng nhân cách của học sinh với việc th- ờng xuyên đ- a ra yêu cầu hợp lí

Tr- ớc hết chúng ta phải hiểu, tôn trọng nhân cách của học sinh là: - Tuyệt đối tin t- ởng vào học sinh

- Th- ờng xuyên đ- a ra những yêu cầu hợp lí buộc học sinh thực hiện - Không đ- ợc sử dụng các biện pháp gây ra đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn đối với học sinh

"Yêu cầu hợp lí là:

- Đáp ứng đòi hỏi của mục tiêu giáo dục - Vừa sức đối với học sinh

- Có tác dụng kích thích học sinh tích cực, tự giác, chủ động

- Có tính khả thi

- Có khả năng mang lại hiệu quả mong muốn Trong quá trình giáo dục cần quan tâm:

- Th-ờng xuyên đề ra yêu cầu ngày càng cao với học sinh nh- ng chân

thành, tin t-ởng, thiện chí Đó là những việc làm thể hiện sự tôn trọng học

sinh đúng mức

- Kịp thời phát hiện ra -u điểm, động viên, kích thích học sinh phấn đấu

v- ơn lên; đồng thời nghiêm khắc và kiên quyết với những nh- ợc điểm sai lầm,

giúp các em phấn đấu trở thành ng- ời tốt

- Cần tránh tình trạng thô bạo, khắt khe, thiếu tin t- ởng học sinh, đồng

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

- H- 6ng dan học sinh tự đề ra yêu cầu

3.3.7 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức trong giáo dục

Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình giáo dục phải phù hợp với khả năng, năng lực của học sinh

Muốn đảm bảo nguyên tắc này tr-ớc khi tiến hành quá trình giáo dục chúng ta phải nắm vững học sinh một cách toàn diện

Khi tiến hành quá trình giáo dục, nhà giáo dục phải lấy đặc điểm tâm sinh lí của học sinh làm cơ sở, ph- ơng pháp luận cho mọi hoạt động của chủ

thể trong quá trình giáo dục

3.3.8 Nguyên tắc đảm bảo tính th- ờng xuyên liên tục

Giáo dục là một quá trình nhằm hình thành ở học sinh không phải chỉ là những phẩm chất riêng lẻ mà là một hệ thống những phẩm chất toàn vẹn của nhân cách Quá trình giáo dục phải đ- ợc tổ chức sao cho những phẩm chất của học sinh đ- ợc hình thành và phát triển đảm bảo tính liên tục, không bị gián đoạn Vì mỗi lần gián đoạn là mỗi lần làm chững lại hoặc làm thụt lùi sự phát triển nhân cách ở trẻ Khi thực hiện phải chú ý:

- Trong suốt quá trình giáo dục, mỗi nét tính cách khi đã đ-ợc hình thành cần đ-ợc củng cố, luyện tập, nâng cao theo những yêu cầu phát triển của công tác giáo dục Quá trình giáo dục không đ- ợc đứt đoạn, không nghỉ

hè hay nghỉ giải lao (về thời gian) và phải thực thi trong mọi hồn cảnh

(khơng gian), trong sự kết hợp giữa giáo dục và tự rèn luyện thì kết quả mới

vững chắc, ổn định

- Trong suốt cuộc đời học sinh, các tác động của quá trình giáo dục luôn mang tính toàn vẹn, các nhiệm vụ giáo dục phải đ- ợc thực hiện đồng bộ,

nh- ng trong từng thời điểm có những nhiệm vụ nổi lên cần đ- ợc - u tiên, chú ý

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

3.3.9 Nguyên tắc đảm bảo tính cá biệt trong giáo dục

Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình giáo dục gắn với mỗi cá nhân cụ thể, gắn với mỗi tình huống giáo dục cụ thể

Để đảm bảo nguyên tắc này: tr- ớc khi tiến hành quá trình giáo dục, nhà

giáo dục phải nắm vững học sinh một cách toàn diện, đòi hỏi nhà giáo dục

phải linh hoạt, năng động sáng tạo trong việc xử lí tất cả các tình huống giáo dục; đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trình độ s- phạm vững vàng, hiểu biết sâu

sắc đối t- ong cla mình để có thể lựa chọn nội dung, ph- ơng pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục đ- ợc tốt 3.3.10 Nguyên tắc đảm bdo sự thống nhất giữa gido duc nha tr- ong - gia đình - xã hội Nha tr- Ong, gia đình và xã hội là ba lực l-ợng cùng tham gia vào quá trình giáo dục

Nguyên tắc này đòi hỏi trong giáo dục phải có sự thống nhất giữa nhà tr-ờng, gia đình và xã hội là ba lực l-ợng tham gia vào quá trình giáo dục Thống nhất về mục đích, nội dung, ph-ơng pháp giáo dục Muốn đảm bảo

nguyên tắc này:

- Nhà tr- ờng, gia đình, xã hội cùng phối hợp để giáo dục trẻ em ở mọi

nơi, mọi lúc để cùng thống nhất các ảnh h-ởng giáo dục, nhằm hỗ trợ lẫn

nhau trong quá trình giáo dục

- Nhà tr-ờng luôn thấy đ-ợc và thực hiện đ-ợc vai trò chủ đạo của mình Chủ động kết hợp với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục thế hệ

trẻ

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

CH- ONG 2: THUC TRANG THUC HIEN CAC NGUYEN TAC GIAO DUC TRONG GIAO DUC DAO DUC CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ

TR- ONG TIEU HOC KHU VUC THANH PHO VINH YEN - VINH PHUC

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo

dục đạo đức cho học sinh tiểu học khu vực Thành phố Vĩnh Yên, tôi đã sử

dụng ph- ơng pháp điều tra bằng Ăngket kết hợp với ph- ơng pháp trò chuyện,

ph- ơng pháp quan sát trong các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục đạo đức ở ba tr- ờng tiểu học khu vực Thành phố Vĩnh Yên đó là: Tr- ờng tiểu học Ngô Quyền, tr- ờng tiểu học Đống Đa, tr- ờng tiểu học Liên Minh

Đối t- ợng điều tra là giáo viên chủ nhiệm các khối lớp: 1, 2, 3, 4, 5

Thời gian tiến hành: từ ngày 1/3/2010 đến ngày 9/4/2010

Với tổng số phiếu tr-ng cầu ý kiến phát ra là 35 phiếu trong đó tr- ờng Tiểu học Ngô Quyền là 15 phiếu, tr-ờng Tiểu học Đống Đa là 10 phiếu, tr-ờng Tiểu học Liên Minh là 10 phiếu Tổng số phiếu thu lại là 35 phiếu

Kết quả thu đ- ợc nh- sau:

1 Thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

Kết quả trên cho thấy, trình độ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở các

tr-ờng Tiểu học khu vực Thành phố Vĩnh Yên đã đạt chuẩn và trên chuẩn Các

tr- ờng có số giáo viên có trình độ đại học chiếm số ]- ợng cao, giáo viên trình độ trung cấp là rất ít, đây là một điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất 1- ong gido dục ở các tr-ờng Tiểu học Tr- ờng Tiểu học Ngô Quyền có số giáo viên có trình độ đại học chiếm 47%, cao đẳng thấp hơn chiếm 33%, giáo viên có trình độ trung học là 13% chiếm tỉ lệ thấp nhất Tr- ờng Tiểu học Đống Đa có số giáo viên có trình độ đại học chiếm 56%, cao đẳng thấp hơn chiếm 30%, giáo viên có trình độ trung học là 7% Tr- ờng Tiểu học Liên Minh có số giáo viên có trình độ đại học chiếm 62%, cao đẳng thấp hơn chiếm 20%, giáo viên có trình độ trong học là 10% chiếm tỉ lệ thấp nhất

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về trình độ đào tạo cũng nh- năng lực giảng dạy, hiện nay một số giáo viên trong các tr- ờng đang theo học các lớp Đại học tại chức và các lớp sau Đại học Điều này cho thấy là Ban giám hiệu các tr- ờng Tiểu học ở đây rất chú trọng quan tâm đến vấn đề trình độ của giáo viên và đã đ- a ra những biện pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các giáo viên trong tr- ờng Đây cũng là trong những điều kiện quan trọng ảnh h- ởng trực tiếp đến nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của bậc Tiểu học hiện nay và đến ph-ơng pháp dạy học của giáo viên Có trình độ cao giáo viên mới nắm vững đ- ợc tri thức, ph-ơng pháp dạy học đổi

mới, từ đó giúp giáo viên yêu nghề và có tâm huyết với nghề hơn

2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

2.1 Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc thực hiện các nguyên

tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

“Bàn về sự cần thiết của việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có những ý kiến cho rằng: Trong thực

tiễn giáo dục, việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục là:

a Rất cần thiết c Không thật sự cần thiết b Cần thiết d Không cần thiết

Thây (cô) đồng ý với ý kiến nào, xin khoanh tròn vào chữ cái trước ý kiến đó”

Kết quả thu đ- ợc nh- sau:

Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về sự cân thiết của việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Đốit-ơng | Tổng số ý kiến điều tra phiếu a b c d Gido vién 35 30/35 5/35 0/35 0/35 86% 14% 0% 0%

Qua bảng số liệu ta thấy, trong ba tr-ờng tiểu học cũng có những ý kiến khác nhau về sự cần thiết của việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Tất cả các giáo viên đều đồng ý với ý kiến a và ý kiến b: TỈ lệ giáo viên đồng ý với ý kiến a chiếm 86%, giáo viên đồng ý với ý kiến b thấp hơn và chiếm 14% Tuy có những ý kiến khác nhau về tâm quan trọng của việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nh-ng tất cả giáo viên đều đã nhận thức

đúng đắn về vấn để này Không có giáo viên nào cho rằng vấn đề này không

thật sự cần thiết hay không cần thiết Nhận thức này hoàn toàn phù hợp với

Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

2.2 Nhận thức của giáo viên về vai trò của các nguyên tắc giáo dục trong

giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này, tôi sử dụng câu hỏi sau:

“Theo thầy (cô), các nguyên tắc giáo dục có vai trò như thế nào trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh?

a Chỉ đạo mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo

dục

b Là tiêu chí để xem xét và đánh giá mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục

c Để tham khảo trong quá trình giáo dục d Không có vai trò gì

Thây (cô) đồng ý với ý kiến nào, xin khoanh tròn vào chữ cái tr- ớc ý kiến đó

Kết quả thu đ- ợc nh- sau:

Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về vai trò của các nguyên tắc giáo đục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Đối t- ợng Tổng số ý kiến điều tra phiếu a b c d Gido vién 35 31/35 29/35 4/35 0/35 89% 83% 12% 0%

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

dục chỉ dùng để tham khảo trong quá trình giáo dục, không có giáo viên nào cho rằng các nguyên tắc giáo dục không có vai trò gi trong quá trình giáo dục Kết quả trên cho thấy phần lớn giáo viên đều xác định đ- ợc đúng vai trò của các nguyên tắc giáo dục trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vừa có tác dụng chỉ đạo mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục vừa là tiêu chí để xem xét và đánh giá mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục Không có giáo viên nào lựa chọn ý kiến d vì đây là ý kiến không đúng Bên cạnh đó vẫn còn một số ít giáo viên lựa chọn ý kiến cho rằng các nguyên tắc giáo dục chỉ có vai trò tham khảo trong quá trình giáo dục Đây là quan niệm ch- a chính xác

3 Thực trạng nhận thức của giáo viên về các hình thức tổ chức giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

“Theo thầy (cô) việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học được tiến hành theo những hình thức nào sau đây: a Trên lớp học b Khi dạo chơi c Khi lao động d Các hoạt động khác e Tất cả các hình thức trên

Thầy (cô) th-ờng tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở những hình thức nào, xin khoanh tròn vào chữ cái trước những hình thức đó”

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En Bảng 4: Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Doi t-ong | Tổng số Các hình thức tổ chức dạy học

điều tra phiếu a b c d e

Giáo viên 35 3/35 0/35 0/35 0/35 32/35

9% 0% 0% 0% 91%

Kết quả cho thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đ- ợc tổ

chức tốt, 91% giáo viên đã tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên tất cả các hình thức dạy học Còn lại 9% giáo viên chỉ tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở trên lớp học Số I- ợng này tuy chiếm tỉ lệ rất ít nh- ng cũng cần I-u ý để giáo viên có nhận thức đúng đắn hơn về việc giáo dục đạo

đức cho học sinh ở tất cả các hình thức tổ chức dạy học để đạt đ- ợc kết quả

nh- mong muốn

4 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức

cho học sinh tiểu học

Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở một số tr-ờng Tiểu học khu vực Thành phố Vĩnh Yên, tôi đã sử dụng ph-ơng pháp trò chuyện kết hợp với ph-ơng pháp quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy học (thông qua việc dự giờ một số tiết dạy), hoạt động vui chơi, hoạt động tham quan, hoạt động lao động

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

4.1 Thực trạng thực hiện nguyên tắc dam bao tinh muc dich

Qua một số tiết dự giờ kết hợp trò chuyện với một số giáo viên, tôi thấy: trong quá trình giáo dục, giáo viên luôn bám sát vào mục đích giáo dục đã đề ra, lấy mục đích làm cơ sở cho mọi hoạt động của giáo viên và học sinh

Trong các giờ dạy, giáo viên đã thực hiện tốt nguyên tắc đảm bảo tính

mục đích, các tiết dạy về cơ bản đều đạt đ-ợc mục đích đề ra (mục đích này

đã đ-ợc giáo viên xác định trong giáo án giảng dạy) Qua mỗi tiết học, học sinh tiếp thu bài hiệu quả, nắm đ- ợc kiến thức trọng tâm của bài, học sinh biết học tập có chọn lọc, sáng tạo, kết hợp các giá trị truyền thống, tỉnh hoa của dân tộc và nhân loại để ứng dụng vào trong cuộc sống học tập cũng nh- sinh hoạt hàng ngày của mình Các em biết phân biệt cái xấu, cái ác, cái đúng, cái sai, biết tỏ thái độ không đồng tình và tránh những việc không nên làm

Trong các tiết học, giáo viên đã thực hiện tốt mục đích của một giờ dạy trên cả ba ph- ơng diện đó là về kiến thức, kĩ năng và thái độ (hay còn gọi là hành vi) Trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ truyền tải đến các em những kiến thức cơ bản của bài học mà còn giáo dục cho các em ý thức về bản thân và xã hội cũng nh- ý thức cá nhân về những việc nên làm hay không nên

làm để có thể trở thành một ng- ời công dân tốt Giáo viên đã hình thành đ- ợc

ở học sinh những hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, đồng thời

cũng nhắc nhở các em phải biết loại bỏ những hành vi đạo đức không phù hợp với chuẩn mực xã hội

Để giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện giáo viên không chỉ

Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

Mục đích giáo dục là yếu tố quan trọng trong quá trình giáo dục, quá trình giáo dục sẽ đạt đ- ợc kết quả tốt nhất nếu nh- mục đích giáo dục đ- ợc đảm bảo thực hiện tốt Ng- ợc lại nếu mục đích giáo dục không đ- ợc thực hiện đầy đủ và chính xác thì kết quả giáo dục sẽ chẳng đ- ợc nh- mong muốn

Qua quá trình tìm hiểu tôi thấy trong quá trình giáo dục, giáo viên đã đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong giáo dục đạo

đức cho học sinh tiểu học Bằng chứng rõ ràng nhất là học sinh đã nắm đ- ợc

nội dung kiến thức cơ bản của các bài học, từ đó học sinh có thể vận dụng những kiến thức này vào từng hoàn cảnh cụ thể mà các em gặp phải trong cuộc sống hàng ngày

4.2 Thực trạng thực hiện nguyên tắc giáo dục gắn liên với thực tiễn lao

động đấu tranh, xảy dựng bảo vệ Tổ quốc của nhân dân lao động

Nguyên tắc giáo dục gắn liền với thực tiễn lao động đấu tranh, xây dựng

bảo vệ Tổ quốc của nhân dân lao động hầu nh- không đ-ợc thực hiện trong quá trình giáo dục học sinh Giáo viên hầu nh- không tổ chức cho học sinh đ- ợc tham gia vào thực tiễn công cuộc lao động đấu tranh cũng nh- cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân Tất cả những kiến thức mà các em tiếp nhận đ-ợc đều là từ lời giảng của giáo viên và từ việc các em tìm hiểu trong sách giáo khoa Quá trình giáo dục học sinh bị bó hẹp trong phạm vi lớp học hoặc rộng hơn chút nữa là khuôn viên tr- ờng học chứ không gắn liền với công cuộc lao động sản xuất để xây dựng đất n-ớc theo định h-ớng xã hội chủ

nghĩa của Đảng và nhà n- ớc ta

Trên lí luận, nguyên tắc này phê phán và khắc phục những biểu hiện

của lối giáo dục chỉ đóng khung trong lớp học, trong bốn bức t- ờng của nhà tr- ờng, trong các mối quan hệ gia đình, không dám tôi luyện học sinh trong cuộc sống đấu tranh xã hội, trong “trường học của cuộc đời” Nhưng trên thực

tiễn, khi đ- ợc hỏi về vấn đề này đa số giáo viên đều cho rằng việc giáo dục bị

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

xúc với công cuộc lao động đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sẽ mất rất nhiều thời gian, làm ảnh h- ởng đến thì giờ học tập của các em Một lí do nữa đ-ợc đ-a ra đó là giáo viên lo ngại học sinh sẽ bị tiêm nhiễm những ảnh h-ởng tiêu cực của xã hội, từ đó ảnh h-ởng đến chất l-ợng giáo dục nói

chung

Về mặt lí thuyết nguyên tắc này có hai yêu cầu chính là: giúp học sinh

có những hiểu biết cần thiết về thực tiễn đời sống xã hội và tổ chức cho học

sinh tham gia các hoạt động xã hội vừa sức Trong yêu cầu 1 có những nội dung liên quan đó là: khi thực hiện nguyên tắc này giáo viên phải giới thiệu với học sinh những vấn đề liên quan đến các hoạt động đ- ợc tổ chức; tổ chức cho học sinh đi tham quan, du lịch; giúp học sinh giao l-u với các tầng lớp xã

hội khác nhau; liên hệ tình hình địa ph- ơng, đất n-ớc, quốc tế; tổ chức cho

học sinh các cuộc thi; xây dựng góc hoặc phòng tr-ng bày, giới thiệu những

tranh ảnh, t- liệu, hiện vật về các chủ đề, chủ điểm khác nhau

Nh-ng khi vận dụng nguyên tắc này giáo viên đã không thực hiện theo các yêu cầu và những nội dung mà các yêu cầu đòi hỏi Điều này thể hiện rất rõ nét trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động chào mừng các chủ điểm như: 20/11, 22/12, 8/3, 26/3, 30/4 1/5

Với chủ điểm chào mừng ngày 8/3, các tr-ờng chỉ dừng lại ở việc tổ

chức cho các em học sinh biểu diễn văn nghệ tại lớp mình trong khoảng thời gian một tiết Trong những tiết hoạt động theo chủ điểm này, giáo viên hầu nh- không có sự chuẩn bị từ tr-ớc, không đề ra mục đích cần đạt đ- ợc Các tiết hoạt động nh- vậy lôi cuốn rất nhiều học sinh tham gia vì nó phù hợp với

đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em là yêu thích ca hát, yêu thích và muốn

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

Với chủ điểm chào mừng ngày 26/3, đây là ngày lễ kỈ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là ngày hội của các anh chị Đoàn viên nh-ng đây cũng là một hoạt động có ý nghĩa đối với các em học sinh tiểu học Hiện nay các em đang là đội viên và trong t-ơng lai không xa các em sẽ đ- ợc kết nạp vào Đoàn Vì vậy, việc cung cấp cho các em những

hiểu biết về tổ chức cũng nh- hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh là rất cần thiết Thật đáng buồn là trên thực tế, qua việc quan sát hoạt động của các tr-ờng tôi nhận thấy một số tr- ờng không coi trọng việc tổ chức hoạt động cho học sinh với các chủ điểm nh- thế này

Tại tr- ờng Tiểu học Đống Đa, với chủ điểm này nhà tr- ờng đã tổ chức

mít tỉnh toàn tr-ờng chào mừng ngày 26/3 Trong buổi lễ mít tính đó, nhà tr-ờng đã giới thiệu với các em học sinh về xuất xứ, ý nghĩa xủa ngày 26/3,

truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những chiến công tiêu biểu và những tấm g-ơng anh hùng nhỏ tuổi nh-: Lê Văn Tám, Kim Đồng (Nông Văn Dền), Võ Thị Sáu, Lí Tự Trọng, Nguyễn Bá Ngọc, Kết thúc buổi lễ mít tinh là các tiết mục văn nghệ do các em học sinh thể hiện, đó

là những bài hát ca ngợi những tấm g-ơng anh hùng nhỏ tuổi gan dạ trong chiến đấu như: bài hát “Nhớ ơn chị Võ Thị Sáu”, “Ca ngợi Lê Văn Tám”,

Ở tr-ờng Tiểu học Liên Minh, cũng nh- tr-ờng tiểu học Đống Đa, nhà

tr-ờng cũng tổ chức mít tinh để cung cấp cho học sinh những hiểu biết về ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, nhà

tr-ờng còn tổ chức cho học sinh cuộc thi hát về chủ điểm 26/3 Qua quan sát

tôi nhận thấy, học sinh các khối lớp hăng hái tham gia đóng góp các tiết mục

dự thi

Tại tr-ờng Tiểu học Ngô Quyền, nhà tr-ờng đã không tổ chức hoạt

động gì để chào mừng chủ điểm này Khi đ- ợc hỏi vì sao thì các giáo viên đều

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

không phải là lí do chính đáng vì để tổ chức những hoạt động này cũng đâu có

tốn kém nhiều kinh phí và thời gian Ng- ợc lại, học sinh lại có đ-ợc những

hiểu biết cần thiết về các tổ chức cũng nh- những ngày lễ lớn của n- ớc ta Bên

cạnh đó, việc tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể còn tạo

ở các em niềm say mê, hứng khởi, thích thú và tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn

nhau trong các hoạt động chung

Theo kế hoạch giảng dạy của các tr-ờng thì mỗi tuần học sinh phải có hai tiết học ngoại khóa, nh- ng trên thực tế những tiết học này hầu nh- không

đ- ợc các giáo viên tổ chức để học sinh tham gia Điều này đã phần nào đó ảnh

h-ởng đến tỉnh thần học tập của học sinh nói riêng và đến kết quả giáo dục nói chung

4.3 Thực trạng thực hiện nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng lao động

Giáo dục lao động cho học sinh là một trong những hoạt động cơ bản của nhà tr-ờng đối với học sinh nh- ng lâu nay hoạt động này th-ờng bị coi nhẹ Khi giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên ít khi chú trọng đến nguyên tắc này vì vậy nên học sinh ít đ- ợc tham gia các hoạt động lao động

Tại tr-ờng tiểu học Đống Đa, các em học sinh chỉ phải lao động một tháng một lần với các công việc chủ yếu là nhặt giấy, rác ở trong lớp học hoặc ở sân tr- ờng Nh-ng từ sau kì nghỉ tết thì hoạt động này đã bị lãng quên, việc vệ sinh lớp học và sân tr- ờng đ- ợc giao lại cho những ng- ời quét dọn vệ sinh phụ trách

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

nên những phẩm chất đạo đức không phù hợp với chuẩn mực mà chúng ta cần đạt đ- ợc

Tại tr-ờng Tiểu học Ngô Quyền, các em học sinh không đ- ợc tham gia vào các hoạt động lao động mà chỉ phải nhặt giấy rác trong lớp học, việc làm này cũng không diễn ra th- ờng xuyên và không phải là học sinh nào cũng làm mà chỉ áp dụng cho những học sinh bị phạt Qua việc quan sát tôi nhận thấy các em học sinh rất hào hứng tham gia vào các hoạt động lao động chung của

toàn tr- ờng, nh- ng những hoạt động này lại chỉ đ- ợc tổ chức khi sắp có đoàn

thanh tra xuống kiểm tra hoặc khi nhà tr-ờng sắp diễn ra một hoạt động nào đó Tất cả những điều trên làm mất đi ý nghĩa tích cực của lao động, làm cho học sinh không nhận thức đúng đắn đ- ợc giá trị của lao động, từ đó ảnh h- ởng đến hành động cũng nh- tính cách của học sinh sau này Các em không đ- ợc giáo dục lòng yêu lao động, không đ- ợc tham gia vào quá trình lao động sẽ không biết giữ gìn thành quả lao động của nø- ời khác, trở nên ÿ lại, thậm chí là I-ời lao động

Nh- vậy, giáo viên ở các tr-ờng tiểu học nói trên đã không khai thác đ-ợc hết ý nghĩa của hoạt động lao động trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, làm cho các em không hiểu đ- ợc hết ý nghĩa của lao động Ở đây giáo viên cũng không tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu về cuộc sống và hoạt động của ng- ời lao động Cụ thể nh- khi học về các ngành nghề lao động trong xã hội, giáo viên có thể tổ chức đ- a các em học sinh đi tham quan thực tế ở một số cơ quan, nhà máy, xí nghiệp sản xuất, để các em có được những

kiển thức, hiểu biết rõ ràng, cụ thể hơn là trên lí thuyết Nh- ng trên thực tế các

giáo viên đã không làm nh- vậy

Qua tìm hiểu tôi đ-ợc biết trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên có khu công nghiệp Khai Quang, nơi đây tập trung rất nhiều nhà máy với nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau nh-: may mặc, lắp ráp, chế biến thực

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

buổi tham quan học tập Mặc dù có điều kiện thuận lợi nh- vậy nh- ng nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng lao động vẫn không đ- ợc giáo viên ở các

tr- ờng tiểu học nói trên thực hiện

4.4 Thực trạng thực hiện nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập

thể

Trong các giờ học, giáo viên đã thực hiện tốt nguyên tắc giáo dục trong

tập thể và bằng tập thể Điều này thể hiện qua việc giáo viên th- ờng xuyên tổ

chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập trong mỗi tiết học Tùy thuộc vào nội dung, yêu cầu của từng bài học cụ thể giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ để các em thảo luận về yêu cầu của bài học Trong mỗi nhóm giáo viên có kết hợp học sinh khá giỏi và học sinh trung bình Trong quá trình làm việc theo nhóm đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự giác, thích cực hoạt động

Qua hoạt động này giáo viên đã tạo ra môi tr- ờng làm việc tập thể để giáo dục

các em để tìm ra kết quả của hoạt động cần đến sự đóng góp công sức của

mỗi thành viên trong nhóm

Trong quá trình học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên luôn quan sat

biểu hiện của các em, giáo viên luôn có mặt kịp thời để giúp đỡ các nhóm gặp

khó khăn, h- ớng dẫn, động viên các em cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ học

tập đ- ợc giao

Giáo viên cũng đã tạo môi tr- ờng tập thể giáo dục lành mạnh, lôi cuốn đ- ợc các thành viên tham gia vào hoạt động chung của tập thể, tập thể vừa là động lực để mỗi cá nhân phát huy hết khả năng của mình trong quá trình làm việc đồng thời cũng là đối t-ợng kiểm tra sát sao nhất việc thực hiện các nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong tập thể

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

trọng, trong khi chơi phải trung thực, không đ- ợc dối trá Giáo viên cũng đã giải thích cho các em học sinh hiểu thế nào là trung thực, thế nào là dối trá

Trong hoạt động dạy học cũng nh- trong các hoạt động vui chơi, lao động, tham quan, khi có học sinh mắc khuyết điểm, giáo viên đã phê bình các em tr- ớc tập thể lớp Thông qua việc giáo dục một cá nhân học sinh, giáo

viên đã giáo dục cả một tập thể lớp, lấy cá nhân để giáo dục tập thể và lấy tập thể nh- là một ph- ơng tiện để giáo dục từng cá nhân học sinh

4.5 Thực trạng thực hiện nguyên tắc đẩm bdo sự thống nhất giữa việc phát huy vai trò lãnh đạo của giáo viên với việc phát huy vai trò tự giác tích cực, tự lực của học sinh trong giáo dục

Trong các tiết học, giáo viên luôn lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động giáo dục, đã phát huy đ- ợc vai trò tự giác tích cực, tự lực của học sinh Trên cơ sở đó giáo viên đã đ- a ra cho học sinh những yêu cầu hợp lí, những nhiệm vụ học tập vừa sức để học sinh thực hiện

Những nội dung giáo dục trong bài đ-ợc truyền tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, gần gũi Học sinh đ- ợc tham gia vào quá trình giáo dục một cách tự giác tích cực, sáng tạo nhờ giáo viên đã đ- a ra những yêu cầu hợp lí, phù hợp với khả năng, sức lực của học sinh Trong các tiết học, giáo viên luôn

chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em từ đó đ-a ra những trò

chơi học tập thu hút sự chú ý và tạo nên hứng thú học tập ở học sinh

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

bắt buộc học sinh phải thực hiện những nhiệm vụ học tập cũng nh- lao động Điều này làm mất đi ý nghĩa của quá trình giáo dục, làm cho quá trình giáo dục không phải là dựa trên tính thần tự giác của học sinh mà mang tính chất ép buộc, từ đó dẫn đến kết quả giáo dục không đ- ợc nh- mong muốn

4.6 Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa việc tôn trọng nhân cách của học sinh với việc th- ờng xuyên đ- a ra yêu cầu hợp lí

Trong các tiết dạy, những nhiệm vụ học tập giáo viên đ-a ra yêu cầu

học sinh thực hiện đều là những tình huống gần gũi với thực tế, học sinh đều

đã đ- ợc trải qua hoặc đã đ- ợc tham gia vào Nội dung giáo dục luôn gắn với cuộc sống thực tế của mỗi học sinh

Trong mỗi tiết học, giáo viên th- ờng xuyên yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời của bạn, sau đó giáo viên mới chốt lại và đ- a ra kết luận chính xác Cuối mỗi tiết học, giáo viên th- ờng khen ngợi, biểu d- ơng những học sinh có sự tiến bộ trong học tập, những học sinh tích cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài Bên cạnh đó giáo viên cũng luôn nhắc nhở những học sinh khác phải chú ý vào bài học, động viên các em cố gắng trong học tập

Ngoài ra, giáo viên cũng th-ờng xuyên yêu cầu học sinh làm các công việc phù hợp với khả năng của các em nh- : nhặt giấy rác hoặc quét lớp (mỗi tr-Ớc giờ ăn tr-a hoặc sau khi ngủ tr-a dậy), gấp chăn màn sau giờ ngủ trưa, Những công việc này không những không quá sức đối với các em mà còn góp phần hình thành ở các em tính tự giác thực hiện những công việc

mình có thể làm mà không cần làm phiền hoặc y lai vào ng- ời khác

4.7 Thực trạng thực hiện nguyên tắc đẳm bảo tính vừa sức trong giáo dục

Trong quá trình giáo dục, việc nắm vững đ- ợc đặc điểm trình độ cũng nh- khả năng nhận thức của mỗi học sinh là điều kiện rất thuận lợi cho giáo

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

sinh trong lớp nh- học sinh: giỏi, khá, trung bình, mà giáo viên đưa ra các dạng bài tập phù hợp với khả năng học tập của các em

Qua tìm hiểu tôi thấy, những nhiệm vụ mà giáo viên đ- a ra trong các tiết học luôn đảm bảo yêu cầu phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh Giáo viên đ- a ra các tình huống vừa sức đối với học sinh và tổ chức cho các em sắm vai thành các nhân vật trong tình huống để các em thể hiện suy nghĩ của mình Việc làm này sẽ thu hút học sinh tham gia vào bài học và tạo ra ở các em hứng thú học tập, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học

Trong quá trình tổ chức lao động cho học sinh, giáo viên luôn tính đến khả năng chịu đựng của các em về mặt thể lực và tâm lí đối với những đòi hỏi nỗ lực của các loại lao động Nói nh- vậy không có nghĩa là công việc lao động không đ-ợc đòi hỏi một sự cố gắng nào của học sinh Ng-ợc lại, tác dụng giáo dục của lao động là ở chỗ nó buộc học sinh phải nâng cao ý chí,

nghị lực, phải huy động thể lực và trí lực của bản thân, phải chịu khó khăn để

v- ơt qua trở ngại và từ đó làm ra sản phẩm lao động Miễn là những cố gắng đó không quá sức, không gây tác hại đến cơ thể và tỉnh thần của học sinh 4.8 Thực trạng thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính th- ờng xuyên, hiên tục

Trong quá trình giáo dục, các giáo viên thực hiện rất tốt nguyên tắc này các thầy (cô) giáo luôn chú ý đến việc hình thành ở các em học sinh không chỉ là những phẩm chất riêng lẻ mà là một hệ thống những phẩm chất đạo đức phù

hợp với những chuẩn mực xã hội

Các thầy (cô) luôn chú trọng giáo dục học sinh ở mọi lúc, mọi nơi,

thông qua mọi hoạt động kết hợp chặt chẽ trên lớp, ngoài lớp, trong nhà tr- ờng và ngoài nhà tr- ờng, gia đình và xã hội, trong năm học và trong cả thời

gian nghỉ hè

Trong giờ ra chơi giáo viên luôn dặn dò học sinh ra chơi vui vẻ, đoàn

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

Ngô Quyền, hiện nay do nhà tr- ờng đang xây dựng thêm phòng học nên ở sân tr-ờng có nhiều vật liệu xây dựng nh-: gạch, cát sỏi, sắt, thép, Các em học sinh còn nhỏ tuổi, hiếu động, thích leo trèo nên giáo viên phải luôn nhắc nhở các em không đ- ợc chơi gần khu vực đó để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc

Trong giờ ăn tr-a, giáo viên luôn nhắc nhở học sinh không đ-ợc đi lại hoặc nói chuyện trong khi ăn, không để cơm rơi vãi trên bàn, Sau khi ăn cơm, các em tự giác quét lớp, lấy khăn sạch lau bàn và rửa chân tay, mặt mũi

để chuẩn bị đi ngủ tr- a Khi có hiệu lệnh (trống), không để cho giáo viên phải

nhắc nhở, các em tự động vào lớp, bỏ bàn và chăn gối ra để ngủ Trong khi ngủ, giáo viên nhắc nhở các em không đ- ợc nói chuyện, không làm các công việc riêng Qua quá trình quan sát tôi thấy hầu hết các em đều ngủ ngoan, có một số em không ngủ nh- ng do đ- ợc giáo viên nhắc nên các em cũng nằm im, không gây mất trật tự làm ảnh h- ởng đến các bạn khác

Trong các hoạt động vui chơi, giáo viên luôn chú trọng giáo dục cho các em học sinh tinh thần đoàn kết với bạn bè trong khi chơi, giáo viên giáo dục cho các em tính trung thực, không gian lận, dối trá Đó là những phẩm chất quan trọng mà giáo viên phải hình thành cho học sinh, khi học sinh có đ-ợc những phẩm chất đạo đức này nghĩa là giáo viên đã đạt đ- ợc mục đích giáo dục

4.9 Thực trạng thực hiên nguyên tắc đảm bảo tính cá biệt trong giáo dục

Trong một tập thể học sinh, để nắm đ-ợc mỗi một đối t- ợng học sinh

cụ thể là rất khó khăn, việc tiến hành giáo dục từng đối t-ợng lại càng khó

hơn Để thực hiện tốt nguyên tắc này, giáo viên phải tìm hiểu thật kĩ về hoàn

cảnh gia đình, tâm sinh lí của từng học sinh

Trang 40

Khóa luận tốt nghiệp Ha Thi En

ra những biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp với từng loại học sinh trong lớp như: học sinh ngoan, học sinh cá biệt

Với những học sinh cá biệt, giáo viên đã tìm hiểu và đ- a ra những biện pháp giáo dục riêng đối với các em nh-: th-ờng xuyên gần gũi, hỏi han tình hình học tập của các em, giúp đỡ khi các em gặp khó khăn trong học tập cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày,

Đối với những học sinh ngoan, giáo viên th-ờng xuyên động viên, khích lệ để các em giữ vững những thành tích học tập cũng nh- những hành vị và thói quen hành vi mà các em đã có

Trong quá trình giáo dục, bên cạnh việc giáo dục đạo đức chung cho cả một tập thể, giáo viên còn luôn chú trọng việc giáo dục các đối t- ợng học sinh cá biệt Tuy số I-ơợng học sinh này chiếm tỉ lệ thấp song việc giáo dục các em cũng không phải là chuyện đơn giản

4.10 Thực trạng thực hiện nguyên tắc dam bảo sự thống nhất giữa giáo

duc nha tr- ong - gia dinh - xã hội

Trong sáu tuần thực tập tai tr- ng Tiéu hoc Ngo Quyén, tôi đã quan sát,

tìm hiểu và nhận thấy rằng: trong quá trình giáo dục học sinh chỉ có hai lực

I-ơng chính tham gia đó là gia đình va nha tr- ờng Tuy nhiên, hai lực l-ợng

Ngày đăng: 27/09/2014, 01:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w