PHẢN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong thập niên đầu của thế ký 21 Mỗi quốc gia đang chuẩn bị hành trang để tiếp cận với những tiến bộ vượt bậc của kỷ
nguyên mới với sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ Hòa trong xu thế đối mới của toàn nhân loại,Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường CNH-HDH đất nước, đưa nước ta từ một nền CN lạc hậu, tiến kịp với các quốc gia khác, hội nhập với quốc tế, năm bắt được những tiến bộ khoa học-
kỹ thuật và công nghệ Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã mang lại cho con người ngày càng nhiều những công cụ, phương tiện mới
trong mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có cả quá trình giáo dục
Trong sự tổn tại và phát triển của mỗi quốc gia “giáo dục”đóng vai trò
quan trọng, được coi là động lực thúc đây sự phát triển của kinh tế , là một
trong những chiến lược của quốc gia: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”
Như chúng ta đã biết , hiện nay giáo dục là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội Bên cạnh thành tựu đã đạt được thì giáo dục nước ta cũng còn rất nhiều hạn chế : “ giáo đục nước ta còn rất nhiều yếu kém bắt cập cả về quy mô cơ cấu và nhất là chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo đục còn thấp Những tiến bộ to lớn về khoa học kỹ thuật đã góp phần quan trọng trong
việc dạy và học Việc sử dụng những công cụ, Phương tiện dạy học mới
không chỉ giúp cho con người có thêm khả năng trong việc cải tạo và chỉnh
phục thế giới mà còn giúp con người hiểu sâu sắc hơn bản chất thế giới
Trong giáo dục các phương tiện dạy học giúp làm giảm nhẹ công việc của
người giáo viên, giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Có
Trang 2học sinh trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn hơn Tạo cho học sinh những tình cảm tốt
đẹp với khoa học kỹ thuật nói chung và bộ môn nói riêng
Tuy nhiên , không phải bao giờ và bất cứ đâu , phương tiện dạy học cũng
có tác dụng tích cực tới hoạt động nhận thức của học sinh Nhiều khi phương
tiện dạy học được sử dụng không đúng với yêu cầu sư phạm cụ thể lại có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm học sinh hoang mang,không tập trung, hiệu quả tiếp thu kém Vì thế khi sử đụng phương tiện đạy học người giáo viên phải năm vững ưu nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện
để từ đó có được hiệu quả như mong muốn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song phải kê đến phương
pháp dạy học chậm đổi mới và đổi mới chưa có hiệu quả, trong đó phương tiện dạy học và việc sử dụng phương tiện dạy học trong nhà trường còn bắt cập so với mục tiêu giáo dục và đảo tạo
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học là bậc quan trọng, là nền tảng đặt nền móng vững chắc, tạo cơ sở cho các bậc học trên “ Mục tiêu giáo
dục tiêu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thắm mĩ và kỹ năng cơ bản để
học sinh tiếp tục học THCS Muốn làm được điều đó phải giải quyết đồng bộ những vấn đề của bậc tiểu học Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng đạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động học tập , phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Đối mới phương pháp dạy học không thể tách rời đối mới phương tiện dạy học ở tiểu học Vì phương tiện dạy học là một trong sáu thành tố quan trọng của quá
trình đạy học (mục tiêu ,nội dung , phương pháp, hình thức tổ chức dạy học , phương tiện so sánh và kiểm tra đánh giá) có ảnh hưởng lớn tới chất lượng dạy học
Trang 3
-2-Xác định rõ vai trò và vị trí của phương tiện dạy học Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra khẩu hiệu : “chống dạy chay, học chay” Vì vậy việc phát
hiện ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cần thiết để khắc phục thực trạng trên là vấn đề hết sức quan trọng Đề làm được điều đó cần phải thấy rõ
thực trạng sử dụng phương tiện dạy học Chính vì vậy, việc tìm hiểu “thực
trạng sử dụng phương tiện đạy học ở các trường tiểu học là cần thiết”
Là một người giáo viên tiểu học tương lai, khi nghiên cứu đề tài này em mong muốn có những kinh nghiệm làm hành trang sự nghiệp của mình , với hi vọng tìm ra một số giải pháp có hiệu quả để phần nào đây mạnh cuộc cách mạng về đổi mới phương pháp dạy học, sử đụng có hiệu quả phương tiện dạy
học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là van đề khá mới, phương tiện day học trong nhà trường phố thông và trường tiểu học nói riêng chỉ thực sự được quan tâm trong một vài năm trở
lại đây Vì thế, trên các tạp chí chuyên ngành giáo dục cũng xuất hiện một số
bài tham luận, xã luận, bài giảng về phương tiện dạy học của một số tác
giả như : bài của thạc sĩ Bùi Tiến Thành “Định hướng sử đụng đồ dùng dạy học trong đối mới phương pháp ở trường tiêu học”, sử dụng các phương tiện
dạy học của Đình Quyền, sử dụng phương tiện hiện đại để nâng cao chất
lượng giảng dạy bài viết của Chu Minh Quốc giảng viên khoa lý luận Mác- Lênin trường ĐH Huế
Các bài viết chỉ đánh giá, nghiên cứu một phần rất nhỏ vấn đề phương tiện đạy học Bên cạnh đó cũng có đề tài nghiên cứu một phần của đề tài, đó
Trang 4tài lần đầu tiên được nghiên cứu Việc nghiên cứu vấn đề này nhằm góp phần nâng cao chất lượng phương tiện dạy học và việc sử dụng phương tiện dạy học ở trường tiêu học nói riêng và hiệu quả giáo dục nói riêng
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học
khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc Nguyên nhân dẫn đến thực trạng , trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp dé khắc phục thực trạng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1 Khách thể
Vấn đề sử dụng phương tiện dạy học ở Tiểu học
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng về sử dụng phương tiện dạy học ở các trường Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
5 Mức độ, phạm vi nghiên cứu %.1 Mức độ nghiên cứu
Bước đầu tìm hiểu về thực trạng sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên nhân thực trạng và giải pháp cho vấn đề
5.2 Pham vỉ nghiên cứu
Do điều kiện thời gian có hạn nên việc tìm hiểu thực trạng chỉ giới hạn
trong 3 trường tiêu học khu vực thành phố Vĩnh Yên là:
- Trường tiêu học Đống Đa - Trường tiêu học Ngô Quyền - Trường tiểu học Liên Minh
Trang 5
-4-6 Giá thiết khoa học
Phương tiện đạy học trong các trường tiểu học đa dạng , phong phú về chủng loại và được cung cấp tương đối đầy đủ nhưng việc sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy của giáo viên có thường xuyên nhưng
chưa đạt chất lượng sử dụng
7 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài
Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện dạy học ở các trường Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Tìm hiệu nguyên nhân dẫn đến thực trạng và các giải pháp khắc phục
§ Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: - Phương pháp đọc sách
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp trò chuyện - Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê,phân tích số liệu 9 Kế hoạch nghiên cứu
- Tháng 11-12 nhận đề tài và hoàn thành đề cương
- Tháng 12-2 tìm hiểu cơ sở lý luận
- Tháng 2-4 khảo sát thực trạng, đề xuất một số giải pháp cho thực trạng
Trang 610 Nội dung đề tài
Phan 1: Mé dau Phan 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
I Mot sé van đề về phương tiện dạy học 1 Khái niệm phương tiện dạy học
2 Phân loại phương tiện dạy học
a) Phương tiện dạy học trực quan
b) Phương tiện kĩ thuật dạy học
3 VỊ trí, vai trò của phương tiện dạy học trong dạy học 4 Yêu cầu khi sử dụng phương tiện dạy học
a) Yêu cầu khi sử dụng phương tiện đạy học trực quan b) Yêu cầu khi sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học
II Phương tiện dạy học và việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học ở Tiểu học
1 Mối quan hệ giữa phương tiện dạy học với mục đích, nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học
học
2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học
3 Danh mục thiết bị dạy học tối thiếu của các môn học ở Tiểu học
Chương 2: Thực trạng phương tiện dạy học và việc sử dụng phương tiện
dạy học trong dạy học ở Tiểu học
I Thực trạng phương tiện dạy học ở trường Tiểu học 1 Thực trạng phương tiện dạy học trực quan
a) Thực trạng về số lượng phương tiện dạy học trực quan ở trường Tiểu
Trang 7
-6-b) Thực trạng về chất lượng phương tiện dạy học trực quan ở các trường
Tiểu học
2 Thực trạng phương tiện kĩ thuật dạy học
a) Thực trạng về số lượng phương tiện kĩ thuật dạy học b) Thực trạng về chất lượng phương tiện kĩ thuật dạy học
II Thực trạng nhận thức của giáo viên về phương tiện dạy học và việc sử
dụng phương tiện dạy học trong dạy học ở Tiểu học 1 Thực trạng đội ngũ giáo viên Tiểu học
2 Nhận thức của giáo viên về phương tiện dạy học
3 Nhận thức của Ban giám hiệu và giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy học ở Tiểu học
II Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học ỏ các trường
Tiểu học
1 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trực quan
2 Thực trạng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học
Chương 3 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng
I Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng phương tiện dạy học ở các trường Tiểu học
1 Nguyên nhân thực trạng 2 Giải pháp cho thực trạng
II Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học ở các trường Tiểu học hiện nay
1 Nguyên nhân thực trạng
Trang 8PHAN 2: NOI DUNG CHUONG 1: CO SO LY LUAN I Một số vấn đề về phương tiện dạy học
1 Khái niệm
Như chúng ta đã biết „ quá trình dạy học gồm có hoạt động dạy học
Trong đó diễn ra quá trình tái sản xuất những kinh nghiệm của nhân loại Cũng như bắt kỳ một quá trình sản xuất nào, quá trình đạy học cũng phải sử dụng những phương tiện lao động nhất định Phương tiện lao động sư phạm
rất đa dang , gom những phương tiện vật chat , phương tiện thực hành , phương tiện trí tuệ Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu phương tiện vật chất ,
phương tiện thực hành , phương tiện trí tuệ Ở đây , chúng ta chỉ nghiên cứu phương tiện dạy học vật chất với ý nghĩa là công cụ lao động của người dạy
học và người học được nói gọn là phương tiện dạy học Tuy nhiên , khi đề cập
đến các phương tiện dạy học và cách sử dụng chúng thì phần nào đã nói đến phương tiện thực hành Từ cách hiểu như vậy có thê đi tới khái niệm sau:
Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy
sử dụng với tư cách là phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức
của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà hiện
thực những nhiệm vụ dạy học
Phương tiện dạy học theo Nguyễn Ngọc Quang “ Bao gồm mọi thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học dé làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
PGS.TSKH Trần Doãn Quế cũng đưa ra khái niệm khá cụ thể về PTDH
như sau : “ PTDH là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết giúp giáo
viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lí , có hiệu quá quá trình giáo
dục,giáo dưỡng ở các câp học, các môn học, các lĩnh vực đề thực hiện được
Trang 9
-8-yêu cầu của chương trình giảng dạy Ngoài ra phương tiện dạy học còn là nguồn tri thức, là phương tiện chứa đựng và truyền tải thông tin, là phương tiện làm tăng giá trị lượng tin tức giúp cho quá trình trao đồi thông tin nhanh, nhiều và hiệu quả hơn “
Trên đây là những khái niệm tương đối đầy đủ về PTDH Tuy nhiên
chúng ta có thé hiểu đơn giản về PTDH như sau:
“ PTDH là một vật thể hoặc tập hợp những đối tượng vật chất mà người
giáo viên sử dụng với tư cách là công cụ lao động , là phương tiện điều khiển
hoạt động nhận thức của học sinh, đối với học sinh thì đây là nguồn tri thức ,
là các phương tiện giúp cho việc lĩnh hội các khái nệm, định luật, thuyết
khoa học, hình thành ở học sinh các kĩ năng, kĩ xảo, đảm bảo việc giáo dục,
phục vụ các mục đích dạy học.” [ cung cấp kiến thức cho học sinh, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh .]
Từ những nghiên cứu đó có thể thấy vai trò hết sức quan trọng của
PTDH bởi hoạt động dạy là hoạt động tổ chức „ điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh mà nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên là việc tổ chức điều khiển quá trình tri giác cảm tính những sự vật, hiện tượng hoặc đối tượng
được nghiên cứu của học sinh Song những hiện tượng đối tượng đó không phải bao giờ cũng hiện ra một cách trực tiếp ở ngay phòng học Trong trường hợp đó PTDH tạo khả năng tái hiện chúng một cách gián tiếp thông qua hình
vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình Nhờ chúng mà tạo nên trong người học
những hình ảnh trực quan cảm tính của những sự vật hiện tượng Sản phẩm mà PTDH tạo ra thường là hình ảnh chủ quan , trong đó phản ánh mặt bên ngoài của đối tượng hoặc hiện tượng, cung cấp thông tin trong quá trình tư duy
Trang 10nhiều công việc có tính chất thuần túy kĩ thuật trong tiết học như thông báo
thông tin , có nhiều thời gian cho việc sáng tác các hoạt động với học sinh,
giúp vạch ra một cách sâu sắc hơn trình bày rõ ràng dễ hiểu, đơn giản hơn tài liệu học tập, tạo điều kiện hình thành động cơ học tập đúng đắn
Về mặt bản chất PTDH là công cụ lao động dành cho loại hình lao động đặc thù của xã hội - đó là lao động dạy học Là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng lao động của giáo viên và học sinh
PTDH còn phản ánh trình độ dạy học và chất lượng đào tạo của nhà trường
trong các thời đại Trong các thời đại, trình độ dạy học không chỉ phân biệt bằng nội dung dạy học mà còn phân biệt ở chỗ dạy - học bằng cái gì, phương
pháp nào và sử dụng PTDH nào
2 Phân loại phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học hết sức đa dạng và phong phú Thành phần của các
loại PTDH phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học kĩ thuật Dựa vào tính
chất và mức độ phức tạp của phương tiện, Tiến sĩ Vũ Văn Dụ phân chia PTDH thành 2 loại như sau: phương tiện dạy học trực quan và phương tiện kĩ
thuật dạy học
a) Phương tiện dạy học trực quan là các phương tiện để nhận thức, có chức năng làm cho các đối tượng nhận thức được bộc lộ một cách trực quan
Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về phương tiện trực quan, hiện nay PTTQ được phân loại phố biến qua việc mô tả, liệt kê những phương tiện và đồ dùng dạy học cụ thể Chính sự khác nhau này đã đưa ra một số định nghĩa về
phương tiện dạy học trực quan khác nhau:
Theo Hàn Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt [tr 246] các phương tiện dạy học trực quan bao gồm các vật thật, vật tượng trưng, các vật tạo hình Còn theo
Nguyễn Ngọc Bảo [tr 92,96]đồ dùng trực quan gồm có: mẫu vật, mô hình và
Trang 11
-10-hình mẫu, phương tiện đồ họa (-10-hình vẽ của giáo viên trên bảng, tranh, bản vẽ dùng để dạy học, bản đồ, sơ đỏ), thiết bị thí nghiệm
Từ những định nghĩa trên ta có thê hiểu phương tiện đạy học trực quan
một cách đơn giản như sau: đó là vật thật, vật nhỏi, vật tạo hình, vật thay
thế, mô hình, tranh ảnh
b) Phương tiện kĩ thuật dạy học : máy chiếu đa phương tiện , máy chiếu
vật thể, máy projecter, màn ảnh đầu đĩa catset, viđeo, các phần mềm dạy học(
phần mềm microsoft power point để thiết kế các thí nghiệm ảo, các thí nghiệm mô phỏng bài học trong sách giáo khoa)
Phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm các phương tiện nghe nhìn, máy
kiểm tra, máy dạy học Trong số đó thì phương tiện nghe nhìn chiếm vị trí
quan trọng nhất
Đây là cách phân loại hợp lí và khoa học nhất phù hợp với tính chất đặc trưng của phương tiện dạy học
PTDH ngày nay được sản xuất đồng bộ, cung cấp rộng rãi theo theo tiêu chuẩn kĩ thuật của thế giới và trong nước - Là danh mục thiết bị dạy học tối
thiểu cấp Tiểu học do Bộ GD và ĐT quy định, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
30 thang 8 nim 2009 Ngoài ra còn có đồ dùng đạy học trực quan do giáo
viên và học sinh tự làm, tự sưu tầm Đặc biệt là phương tiện kĩ thuật dạy học là loại phương tiện dạy học hiện đại, một kiểu tiết học mới mà trong đó bắt
buộc người giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với chúng, để sử dụng hiệu quả đòi hỏi trình độ lành nghề của người giáo viên cao Hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ của người giáo viên Phương tiện kĩ thuật dạy học thường được sử dụng trên các lớp học và ngày càng được
trang bị nhiều trong các trường học Nhờ có phương tiện kĩ thuật dạy học mà
Trang 12cao Chính những ưu thế này đã có tác động to lớn trong việc giúp giáo viên đối mới phương pháp dạy học
3 Vai trò , vị trí của PTDH trong dạy học
a) VỊ trí của phương tiện dạy học trong dạy học
Qúa trình đạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con
người: hoạt động đạy và hoạt động học Qúa trình đạy học diễn ra với các nhân tố cơ bản sau đây: mục đích, nhiệm vụ dạy học; nội dung dạy học; thầy
và hoạt động dạy; trò và hoạt động học; các phương pháp và các phương tiện
dạy học; kết quả dạy học
Các nhân tố trong cấu trúc của hệ thống trong quá trình dạy học tồn tại
trong mối quan hệ qua lại thống nhất với nhau PTDH là một thành tố không
thể thiếu của hệ thống dạy học Nó ton tại, vận động và có mối liên hệ mật
thiết với các thành tố khác trong hệ thống b Vai trò của PTDH trong dạy học
Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học là một trong các điều kiện quyết định sự thành công của cải cách giáo dục, vì sự thành công của cải cách giáo
dục phụ thuộc vào ba điều kiện cơ bản sau:
- Chương trình và sách giáo khoa mới - Bồi dưỡng giáo viên
- Đối mới về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học
Trước đây người ta quan niệm PTDH chỉ là phương tiện minh họa cho lời giảng của giáo viên, vì vậy việc sử dụng phương tiện dạy học rất hạn chế
và chưa khai thác được các tính năng của PTDH Ngày nay, người ta coi PTDH không những là phương tiện minh họa cho lời giảng của giáo viên mà
còn là phương tiện giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức
của học sinh, là phương tiện phát triển tư duy PTDH giúp học sinh dễ dàng
Trang 13
-12-nhận ra những đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng cung cấp thông tin
để các em nhận thức được các thuộc tính bên trong thuộc tính bản chất của sự
vật hiện tượng PTDH là một khâu quan trọng trong quá trình tư duy của học sinh
PTDH đã thực sự là điều kiện cần và đủ để giúp giáo viên thiết kế các
hoạt động học tap cho hoc sinh, dé học sinh chủ động phát hiện và tiếp nhận
kiến thức giúp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt
động học tập, chủ động nhận thức của người học Sử dụng PTDH trong quá trình dạy học góp phần làm giảm sự phụ thuộc của học sinh vào lời giảng của
giáo viên, có vị trí quan trọng trọng quá trình đổi mới phương pháp học Như vậy trong quá trình học tập phương tiện dạy học có vai trò hết sức to lớn Đối với người học , chúng giúp học sinh thu nhận thông tin về các sự
vật hiện tượng một cách sinh động, đầy đủ và chính xác; kiểm tra mở rộng và đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được; rèn luyện những kĩ năng kĩ xáo cần
thiết; phát triển hứng thú nhận thức, năng lực quan sát, năng lực phân tích
tổng hợp các hiện tượng rút ra các kết luận có độ tin cậy
Bên cạnh đó các phương tiện dạy học còn giúp giáo viên có thêm những
điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách tỉnh giản, đầy đủ, sâu sắc, sinh động; điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh cũng như kiểm tra đánh giá kết quả học tập của chúng được thuận lợi hơn, có hiệu suất cao hơn
Đối với quá trình dạy học , phương tiện dạy học có vai trò rất quan trọng thé hiện ở các mặt sau:
- Việc sử dụng PTDH giúp người học có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn
về đối tượng hoặc hiện tượng nghiên cứu và chính bằng cách đó mà tạo điều
kiện nâng cao chất lượng dạy học Việc sử dụng PTDH giúp người học không
Trang 14thành khái niệm một cách cụ thể Làm sáng tỏ các chi tiết mà khi sử dụng
phương pháp giảng giải học sinh tiếp nhận khó khăn
- Việc sử dụng PTDH giúp làm thỏa mãn và làm phát triển hứng thú của người học Giờ học sử dụng phương tiện trực quan sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của các em
- Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với học sinh bằng tính
trực quan được thông qua Với mỗi bài học sử dụng PTDH tiết học sẽ trở nên
nhẹ nhàng bởi co sự kết hợp của ngôn ngữ cùng hình ảnh minh họa
- Tăng cường hoạt động lao động của người học và bằng cách đó cho phép nâng cao nhịp điệu nghiên cứu tài liệu học tập
- PTDH giúp tăng cường hoạt động độc lập, tự lực
- Làm tăng tính tự lực trong tiết học của học sinh
4 Yêu cầu khi sử dụng phương tiện dạy học a) Yêu câu khi sử dụng PTDH trực quan
Phương tiện dạy học trực quan là các phương tiện đề nhận thức , có chức năng làm cho các đối tượng nhận thức được bộc lộ một cách trực quan bao gồm vật thật, vật nhồi, vật tạo hình, vật thay thế, mô hình, tranh ảnh
Khi sử đụng các phương tiện dạy học trực quan cần đảm bảo các yêu cầu
sau:
- Tính khoa học sư phạm:
Phương tiện dạy học trực quan phải phù hợp với mục tiêu, nội dung, điều kiện dạy học, và phát huy được tối đa các giác quan của người học, đảm bảo tiếp thu được các kiến thức kĩ năng một cách thuận lợi
Nội dung và cấu tạo của phương tiện dạy học trực quan phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy học lý thuyết, dạy học thực hành và các chuẩn
mực sư phạm
Trang 15
-14-Trong một bài hay một chủ đề thì các phương tiện dạy học trực quan
phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi
loại trong một bộ phận phải có chức năng riêng
Phương tiện dạy học trực quan phải góp phần thúc đây việc sử dụng các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện đại - Tính nhân trắc học:
Phương tiện trực quan phải đủ lớn để mọi học sinh trong lớp ở các góc khác nhau có thê quan sát được
Phương tiện trực quan phải đảm bảo phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi của học sinh, không quá nặng, không quá lớn về kích thước
Màu sắc phương tiện trực quan không chói mắt hay làm học sinh khó
phân biệt các chỉ tiết Màu sắc càng giống thực tế càng tốt
Phương tiện trực quan phải đảm bảo tất cả các yêu cầu kĩ thuật an toàn
khi sử dụng và không gây độc hại nguy hiểm cho thầy và trò
- Tính thâm mĩ: phương tiện day học trực quan phải đảm bảo kết cầu cân xứng, màu sắc hài hòa rõ nét để kích thích sự chú ý và gây hứng thú học tập của học sinh
- Tính kinh tế: phương tiện trực quan phải thực hiện được nhiều chức
năng trong dạy học, sử dụng cho nhiều nội dung với chi phí hợp lí, không gây tốn hao nhiều về nguyên vật liệu
b) Yêu câu khi sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học
Phương tiện kĩ thuật dạy học được sử dụng trong các trường Tiểu học rất
đa dạng và phong phú bao gồm phương tiện nghe nhìn,máy kiểm tra,máy dạy học tuy nhiên chúng ta thường xuyên sử dụng các phương tiện sau:
Các phương tiện kĩ thuật đảm nhận việc truyền tải thông tin như đèn
Trang 16- Đảm bảo an toàn: các phương tiện kĩ thuật dạy học thường được sử dụng với điện áp cao, cường độ ánh sáng lớn và độ khuếch đại âm thanh có
thể lớn hơn mức bình thường vì vậy cần chú ý:
An toàn về điện: những người thường xuyên sử dụng và bảo dưỡng
phương tiện kĩ thuật dạy học cần có kĩ năng an toàn và sơ cứu về điện Các
thiết bị nghe nhìn cần có dây cắm tiếp địa , cần chú ý khu vực ghi điện áp cao,
không tự động mở vỏ thiết bị , nếu mở phải rút nguồn điện
An toàn về thị giác: một số phương tiện kĩ thuật dạy học (máy chiếu,
slide ) có cường độ chiếu sáng rất lớn mà mắt người chỉ chịu được trong thời gian ngắn Vì vậy tránh đề ánh sáng chiếu thắng vào mắt giáo viên và học
sinh trong khoảng cách gần Một số thiết bị có tắm phủ thì phải tuân thủ quy
trình sử dụng
An toàn thính giác: Một số phương tiện có thể có hệ thống khuếch đại rất lớn, tùy theo kích thước của phòng học và vị trí của học sinh cần điều chỉnh âm lượng đủ nghe Cường độ âm thanh không vượt quá 55dBA (đối với phòng học, phòng hội họp)
- Đảm bảo tính vừa sức: yêu cầu này mang đặc tính tâm lí sư phạm và
cách thức sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học
Sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học đúng lúc đúng chỗ: chỉ sử dụng
phương tiện kĩ thuật dạy học vào thời điểm thích hợp của tiết học hoặc giờ thực hành Cần tuân thủ kế hoạch sử dụng, ưu tiên những giờ học cần thiết.không lạm dụng phương tiện kĩ thuật dạy học, trước và sau khi sử dụng
không nên bật hoặc tắt thiết bị để tránh phân tán tư tưởng của học sinh
Sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học phải phù hợp với tâm sinh lí của
học sinh tiểu học: học sinh cần được hướng dẫn và thực tập trước cách sử
dụng Các điều kiện về kích thước bảng , bàn ghế, ánh sáng, độ ẩm, an toàn
Trang 17
-16-điện trong phòng học có sử đụng phương tiện kĩ thuật dạy học cần tuân thủ
các tiêu chuẩn về nhân trắc và đồ dùng, thiết bị dạy học của Việt Nam
- Đảm bảo tính hiệu quả: khi sử dụng cần chú ý hiệu quả sư phạm và
hiệu quả kinh tế:
Các giờ sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học không chi dé dành cho tiết
học hoặc giờ thực hành thêm sinh động mà còn nhằm hình thành kĩ năng cho
học sinh Vì vậy mục tiêu cũng như các nội dung bài học phải mang tính hình thành kĩ năng cao, tránh dài dòng,không tập trung vào trọng tâm, chú ý tận dụng khả năng kiểm tra đánh giá của PTKT dạy học
Phương tiện kĩ thuật được lựa chọn phải đảm bảo nâng cao chất lượng
của giờ dạy học, hỗ trợ hoạt động của giáo viên và học sinh
Cần có phòng hoặc nơi chuyên cất giữ, bảo quản phương tiện kĩ thuật dạy học, các phòng này cần có nội quy sử dụng , có cán bộ chuyên trách và kế
hoạch sử dụng cụ thé
Tranh lam dung hinh anh, anh sang , mau sắc lòe loet trong các nội dung
trình chiếu Cần kết hợp hài hòa việc bồ trí thiết bị với bố cục của phòng học Như vậy PTDH có các ưu điểm và hạn chế riêng, nếu tuân thủ các yêu cầu khi sử dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh
H Phương tiện dạy học và việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học ở Tiểu học
1 Mối quan hệ giữa phương tiện dạy học với mục đích và nội dung dạy
học
Mục đích dạy học ở Tiểu học
Trang 18đài về đạo đức, trí tuệ, thể chất , thâm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”
Nội dung dạy học là sự cụ thể hóa các mục đích và nhiệm vụ của dạy
học đo xã hội đặt ra cho nhà trường những yêu cầu to lớn, đòi hỏi phải có sự đối mới một cách cơ bản về nội dung , phương pháp dạy học và do đó tổ chức lại cơ sở vật chất kĩ thuật trường học Để phù hợp với nội dung dạy học , hệ thống các phương tiện đạy học cũng phải tính tới các đặc đặc điểm của nội
dung chương trình, phải thích ứng một cách cụ thể , với việc nghiên cứu mọi
vấn đề của chương trình môn học, phải thỏa mãn các yêu cầu về tính khoa học
và giúp học sinh lĩnh hội tốt hơn các khái niệm , định luật, lí thuyết khoa học
đảm bảo sự thống nhất giữa dạy học và giáo dục, giáo dục kĩ thuật tong hop,
phai dam bao cho viéc tổ chức các giờ nội khóa, ngoại khóa, các giờ tự chọn
Với ý nghĩa là hệ thống công cụ hỗ trợ dạy học, mỗi phương tiện dạy
học chứa đựng một nội dung giáo dục nhất định giữa vật chứa đựng nội dung
(PTDH) và bản thân nội dung giáo dục (chứa trong SGK) phải có sự phù hợp
về cấu trúc , về mục đích, về mức độ hiện đại và các mặt khác Nội dung chứa
đựng trong mỗi thiết bị phải hướng tới những lí thuyết, sự kiện cơ bản và thực
sự quan trọng đối với việc học tập và hoạt động tương lai của học sinh, phải
giúp học sinh nắm vững khoa học hiện đại góp phần vận dụng sớm và có hệ thống những kiến thức đã học để nghiên cứu các hiện tượng thực tiễn
Các phương tiện phải được thiết kế sao cho có thể giới thiệu kiến thức theo phương pháp quy nạp khi hình thành khái niệm và định luật khoa học, đồng thời phải góp phần rèn luyện phương pháp suy diễn, làm cho học sinh nắm vững và vận dụng phương pháp này sớm hơn so với chương trình cũ Phương tiện phải góp phần trang bị cho học sinh những kiến thức về kĩ thuật
Trang 19
-18-tổng hợp, góp phần phát triển năng lực nhận thức và hứng thú khoa học của
học sinh
Mỗi phương tiện dạy học phải chứa đựng một nợi dung nào đó nằm trong hệ thống kiến thức và kĩ năng đã học và sẽ học phù hợp với chiều sâu và hệ thống kiến thức trong nhà trường
2 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổi Tiểu học
Tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học có những đặc điểm sau đây:
Nhu cầu nhận thức phát triển khá rõ nét, từ nhu cầu tìm hiểu các sự vật
hiện tượng riêng lẻ ( lớp 1 và lớp 2) đến nhu cầu phát hiện nguyên nhân và
quy luật các mối liên hệ, quan hệ (lớp 3 - 4 - 5)
Đối tượng gây xúc cảm cho học sinh tiểu học thường là sự vật hiện tượng cụ thể Tình cảm của các em gắn liền với các đặc điểm trực quan,hình anh cu thé
Tư duy của học sinh tiểu học là duy lí tính gồm 2 loại: tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng (tư duy cụ thể phát triển, tư duy trừu tượng kém phát triển ) Tư duy cụ thể có trước và tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn do nhu cầu
của hoạt động học, nội dung bài học là những tri thức khái quát Học sinh muốn tiếp thu loại tri thức này phải dựa vào vật thật, vật tượng trưng là các
PTDH Tư duy trừu tượng bắt đầu được ình thành trước 6 tuổi nhưng còn non yếu, phải có sự tổ chức điều khiển của giáo viên bởi vì nội dung cua bai hoc là khái niệm, là tri thức khái quát, học sinh muốn tiếp thu phải có tư duy trừu tượng Tuy nhiên tư duy trừu tượng phải dựa vào tư duy cụ thê
Trang 20trực quan đề làm bộc lộ rõ nội dung khái niệm: giáo viên hướng dẫn học sinh thay thế vật trực quan bằng kí hiệu, để thay thế khái niệm cụ thể, chuyên dần khái niệm vào đầu
Có nhà giáo dục cho rằng: trẻ em không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu nhàm chán Học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ
nhìn thấy mãi hình ảnh người giáo viên, lúc đó học sinh mong muốn nhìn thấy một các gì khác ngoài giáo viên dé tạo cảm giác thoải mái Cái mới được
sử dụng đề hình thành khái niệm cho học sinh thường là PTDH
Trang 21-20-CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
Để tìm hiểu thực trạng về PTDH và việc sử dụng PTDH trong dạy học ở
trường Tiểu học, tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng phương pháp Ăngket có kết hợp với phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát việc dạy của
thầy và việc học của trở ba trường Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh
Vĩnh Phúc:
Trường Tiểu học Liên Minh
Trường Tiểu học Đống Đa
Trường Tiểu học Ngô Quyền
Đối tượng điều tra: Ban giám hiệu và giáo viên
Với tổng số phiếu phát ra là 93 trong đó trường Tiểu học Liên Minh 39 phiếu (36 phiếu cho giáo viên ,1 phiếu cho hiệu trưởng,1 phiếu cho hiệu phó,
1 phiếu cho cán bộ quản lý thư viện)
Trường Tiểu học Đống Đa : 34 phiếu (31 phiếu cho giáo viên, 1 phiếu
cho hiệu trưởng, | phiếu cho hiệu phó, 1 phiếu cho cán bộ quản lý thư viện)
Trường Tiểu học Ngô Quyền : 20 phiếu (17 phiếu cho giáo viên, 1 phiếu cho hiệu trưởng, 1 phiếu cho hiệu phó, 1 phiếu cho cán bộ quán lý thư viện)
Kết quả thu được như sau :
IL Thực trạng phương tiện dạy học ở Tiểu học 1 Thực trạng phương tiện dạy học trực quan
a) Thực trạng số lượng PTDH trực quan
Trang 221 Đầy đủ
2 Chưa đầy đủ 3 Tương đối đầy đủ
Trong phạm vi trường mình thì thầy cô đồng ý với ý kiến nào xin đánh dấu ( +) vào đầu dòng
Kết quả thu được như sau :
Bang 1: Y kién về số lượng PTDH trực quan của trường lớp
- ‹ Sô phiêu Ý kiến
Đôi tượng điêu tra À
1 ane diéu tra 1 2 3 0/9 7/9 2/9 1 Ban giám hiệu 9 (0%) | 778% | 22,2% 0/84 63/84 | 21/84 0% 15% 25% 2 Giáo viên 84
Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy 75% giáo viên cho rằng PTDH trực quan của lớp là chưa đầy đủtheo quy định của bộ GD va ĐT về các TBDH tối thiểu, 25% giáo viên cho rằng PTDH trực quan của trường là
tương đối đầy đủ
Đề có được số liệu cụ thể về thực trạng sỐ lượng PTDH trực quan ở các
trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc tôi đã tiến hành khảo sát số lượng PTDH trực quan ở các lớp học ở cả ba trường tiểu học và thu được kết quả như sau:
Trang 23
-22-Bảng I 1: Thực trạng số lượng PTDH môn Tiếng Việt
Đơn vị Trường Tiêu học
Trang 24Bảng 1.2:Thực trạng số lượng PTDH trực quan mơn Tốn
Đơn vị Trường Tiểu học
Lớp | Tên PTDH trực quan tính Liên Minh | Đồng Đa | Ngô Quyền Bộ đồ dùng dạy học toán Bộ 250 210 125 thực hành + biểu diễn ! Mô hình đồng hồ Cái /lớp 1 1 1 Thước đo độ dài Cái 250 210 125 Bộ đồ dùng biêu diễn và Bộ 240 210 180 thực hành
2Ì Cân đĩa + quả cân Cái/lớp 1 |
Thước đo độ dài Cái 240 210 180
Trang 26Bảng I.4: Thực trạng số lượng PTDH trực quan môn Thủ công
Tên PTDH trực quan | Đơn Trường Tiêu học
Lớp vị tính | Liên Minh | Đông Đa | Ngô Quyên
sete Hình BẾP nục 3/5 2/5 2/5
— Pier Bit 1/6 1/6 1/6
Tranh quy trình làm| Bức 1/2 1/2 1/2
d6 choi don gian lép 3 Tranh quy trinh dan nan lớp 3 Bức 1/2 1⁄2 1⁄2 Bảng 1.5: Thực trạng số lượng PTDH trực quan môn Thể dục
Đơn Trường Tiểu học
Lớp | Tên PTDH trực quan vị tính | Liên Minh | Dong Da | Ngô Quyên
Trang 27Bảng 1.6: Thực trạng số lượng PTDH trực quan môn Mĩ thuật Đơn vị Trường Tiêu học Lớp | Tên PTDH trực quan tính | Liên Minh | Đông Đa | Ngô Quyên Bộ tranh hướng dẫn| Bộ 3 5 3 cách vẽ
1 | Bộ tranh dân gian và Bộ 3 4 2
tranh của họa sĩ Việt Nam
Bộ tranh thiếu nhỉ Bộ 3 2 3
Bộ tranh dân gian và Bộ 1 1 1
Trang 28Bảng 1.7: Thực trạng số lượng PTDH trực quan môn Lịch sử- Địa ly
Đơn vị Trường Tiểu học
Lớp | Tên PTDH trực quan tính | Liên Minh | Đông Da | Ngô Quyên Tranh lịch sử lớp 4 Tờ/lớp 2/2 2/2 2/2 Lược đồ lịch sử lớp 4 Tờ/lớp 1/4 1/4 1/4 4 |Tranh anh va bản đồ | Tờ/lớp 2/6 2/6 1/6 dia ly lop 4 Tranh anh lich su lop 5 | Tờ/lớp 1/3 1/3 1/3 5 Lược đồ lịch sử lớp 5 Tờ/lớp 1⁄3 1/3 1/3 Tranh ảnh, bản đô địa | Tờ/lớp 2/8 1/8 1/8 ly lop 5
Bảng 1.8: Thực trạng số lượng PTDH trực quan môn Kỹ thuật Đơn vị Trường Tiêu học
Trang 30Như vậy, trên thực tế các trường đều được trang bị khá đầy đủ các
PTDH trực quan theo quy định của bộ giáo dục Qua khảo sát ở các lớp thì đều có tủ để đồ dùng trực quan, mỗi lớp có 2 tủ và một giá gỗ đặt truyện và
báo cho lớp.Tuy nhiên tranh ảnh vẫn còn thiếu nhiều đặc biệt là các môn: Đạo đức, TNXH, Lịch sử, địa lý đầy đủ hơn cả là phương tiện dạy học dùng cho
hai mơn Tốn và Tiếng việt Ngoài các đồ dùng được trường trang bị, trong mỗi lớp còn có rất nhiều phương tiện trực quan đo giáo viên và học sinh trong lớp làm Điều đó cũng cho thấy giáo viên trong trường và học sinh đều nhận
thức được tầm quan trọng của PTDH - tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và
học của thầy và trò ở mỗi trường
Tuy nhiên trong các trường Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên có rất
ít các vật thay thế, vật tạo hình Các vật thay thế, vật tạo hình chỉ là những vật
đơn giản như hoa lá, cây cỏ xung quanh trường hay một số vật dụng trong gia đình như bát, đĩa, cốc, chén còn vật thật và vật nhồi gần như không có, giáo viên chỉ chuẩn bị khi hội giảng hay giảng đánh giá
b Thực trạng chất lượng PTDH trực quan ở các trường Tiểu học
Bàn về vấn đề này tôi sử đụng câu hỏi sau đây
Trang 31-30-Kết quả thu được như sau:
Bảng 2 :Thực trạng chất lượng PTDH trực quan ở trường,lớp TT} Đôi tượng điêu tra | Số phiêu Ý kiến điều tra 1 2 3 0/9 9/9 0/9 1 Ban giám hiệu 9 (0%) | (100%) | (0%) 0/84 84/84 0/84 2 Giáo viên 84 (0%) (100%) | (0%)
Như vậy, qua thăm dò ý kiến của đội ngũ quản lý và giáo viên các
trường Tiểu học tôi nhận thấy 100% giáo đồng ý với ý kiến cho rằng PTDH
trực quan ở trường lớp mình tương đối đảm bảo Qua khảo sát ở các lớp thì
chất lượng của các PTDH trực quan : tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, dụng cụ đều đạt tiêu chuẩn Tuy nhiên có một sỐ lớp bản đồ và lược đồ bị rách, cũ nên gây
khó khăn cho việc quan sát nghiên cứu của học sinh
Khi hỏi cán bộ chuyên trách thì tôi được biết trường chỉ nhận những PTDH đảm bảo chất lượng sau khi đã được kiểm tra kĩ lưỡng rồi mới phân vào các lớp, các phòng ban
Từ tìm hiểu đó có thể thấy, nhà trường cũng rất chú trọng tới số lượng cũng như chất lượng của các PTDH trực quan và công tác quản lý, các PTDH
đó
2 Thực trạng phương tiện kĩ thuật dạy học
a Thực trạng số lượng phương tiện kỹ thuật dạy học
Qua khảo sát và tìm hiểu tôi có bảng thực trạng số lượng phương tiện kỹ
Trang 32
Tên PTKT dạy học | Đơn vị Trường tiêu học
tính Liên Minh Đông Đa Ngô Quyên
Tivi Chiếc 5 31 O
Dau DVD Cai 5 32 1
Radiocaset Cai 2 2 1
May vi tinh Bộ 30 52 25
May chiéu Chiếc 1 2 1
Bảng thông minh Cai 0 0 1
Từ bảng kết quả điều tra trên thấy số lượng PTKT đạy học ở trường còn khá hạn chế Nhìn vào bảng thấy đầy đủ về ti vi và đầu DVD là trường Tiểu học Đống Đa Ở mỗi lớp đều được trang bị đầy đủ về TV và đầu DVD Riêng trường Liên Minh mới có 5 cái, hiệu trưởng trường Tiểu học Đống Đa cho biết trong năm nay trường dự kiến sẽ trang bị thêm TV cho một số lớp Ở cả 3 trường đều được trang bị máy chiếu di động tạo điều kiện cho sử dụng bài giảng điện tử và các hoạt động ngoại khóa của học sinh Trong năm nay ta cũng thấy trường Tiểu học Đống Đa đã trang bị hệ thống camera nhằm giám
sát được các hoạt động của lớp, nắm tình hình của học sinh
Hai trường Liên Minh và Đống Đa còn hạn chế về các PTKTDH Số lượng ti vi và đầu DVD con thiếu nhiều, được lắp đặt nhỏ lẻ điều này gây ra
nhiều hạn chế cho bài giảng va hoc sinh không được học các môn mà sử dụng băng đĩa như: Tiếng anh, Âm nhạc, Đạo Đức
Qua trò chuyện tôi được biết trường Tiểu học Đống Đa đang có kế hoạch lắp mạng không dây đến từng lớp để giáo viên và học sinh có thể cập
Trang 33
-32-nhật thông tin từng ngày Tham gia một số lớp học trực tuyến trên mạng Internet
Để giờ dạy của mình tốt hơn giáo viên các trường đều tự trang bị micro
cá nhân để thuận lợi cho việc giảng dạy b Thực trạng chất lượng PTKT dạy học
Qua tìm hiểu tôi được biết, các trường đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên con thiếu nhiều PTKT tuy nhiên chất lượng của các PTK dạy trong trường đều đảm bảo Ở lớp học đều có băng đĩa hình để các em giải trí trong giờ nghỉ trưa
Số PTKT bị hỏng là không có, vì mỗi học sinh đều được giáo dục y thức bảo vệ tài sản chung Với phương châm lấy tập thể rèn cá nhân nên mỗi
lớp đều có ý thức giữ gìn tài sản chung
Ở các trường đều có phòng máy phục vụ tốt cho hoạt động học tập của học sinh, máy tính được trường kiểm tra thường xuyên nên vấn đề hỏng hóc là không có
Như vậy nhà trường và giáo viên đều nhận thức được vai trò của PTDH đối với hoạt động dạy và học của giáo viên va học sinh Tạo niềm tin cho phụ huynh khi thấy con mình được dạy đỗ toàn diện như vậy
II.Thực trạng nhận thức của giáo viên về PTDH và việc sử dụng PTDH trong dạy học ở Tiểu học
1 Thực trạng đội ngũ giáo viên Tiểu học
Qua nghe báo cáo của hiệu trưởng các trường Tiểu học khu vực thành
Trang 34Bảng 4 : Thực trạng trình độ đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên — Vĩnh Phúc Trình độ giáo viên
Tên trường Cao học | Đại học | Cao đắng | Trung học sư
Tiểu học | sư phạm sư phạm phạm 0/36 35/36 1/36 0/36 Tiéu hoc Lién Minh (0%) | (97,2%) | (2,8%) (0%) 131 29/31 1/31 0/31 Tiéu hoc Déng Da (3,2%) | (93,6%) | (3,2%) (0%) 0/17 12/17 5/17 0/17 Tiểu học Ngô Quyền | (0%) | (70,5%) | (29,5%) (0%)
Từ bảng kết quả 4 cho thấy, trình độ được đào tạo của giáo viên tiểu học
khá cao Gần 100% giáo viên trong trường có trình độ đại học và cao học
Tiểu học, Số giáo viên đang ở trình độ cao đẳng đang trong quá trình học tập
để hoàn thiện và vươn tới mức chuẩn trình độ
Đây là một thuận lợi lớn cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh Trong đó người thầy
đóng vai trò tổ chức điều khiển hoạt động học tập thông qua công cụ là PTDH trực quan và PTKT dạy học
2 Nhận thức của giáo viên về PTDH
Trang 35-34-Kết quả thu được như sau :
Bảng 5: Thực trạng nhận thức của giáo viên Tiểu học về PTDH Đối tượng điều tra | Tổng số phiếu điều tra Ý kiến 1 2 3 20/84 | 54/84 | 10/84 (25,8%) | (64,3%) | (11,9%) Giáo viên 84
Kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy 25% giáo viên có nhận thức chưa đúng về PTDH ,số này cho rằng: cơ sở vật chất như trường, lớp, bàn ghế là PTDH Nhưng thực chất đó là nơi diễn ra các hoạt động học tập hay chính là môi trường giáo dục, và là điều kiện diễn ra quá trình giáo đục 11,9% giáo
viên có nhận thức chưa đúng về PTDH là PTKT dạy học và dụng cụ thí
nghiệm là một trong hai yếu tố của PTDH
Điều đáng mừng là có tới 64,3% giáo viên nhận thức đúng về PTDH,
hiểu được PTDH chính là PTDH trực quan và PTKT dạy học Như vậy có thể thấy nhờ nâng cao trình độ mà nhận thức về PTDH của giáo viên cũng nâng
cao Đây là yếu tố quan trọng để có thê xây dựng nền giáo dục theo hướng tích cực, hiện đại
3 Nhận thức của Ban giám hiệu và giáo viên về tầm quan trọng của việc
sử dụng PTDH ở Tiểu học
Để tìm hiểu vấn dé này tôi sử dụng câu hỏi:
Bàn về việc sử dụng PTDH trong dạy học ở Tiểu học hiện nay có một số ý kiến cho rằng:
1 Cần thiết
Trang 36Thầy cô đồng ý với ý kiến nào xin đánh đấu cộng vào đầu dòng Kết quả thu được như sau :
Bảng 6 : Thực trạng nhận thức của Ban giám hiệu và giáo viên vé tam quan
trọng của việc sử dụng PTDH trong dạy học ở Tiểu học Ý kiến TT | Đối tượng điều tra | Số phiếu điều tra 1 2 3 0/9 0/9 9/9 1 Ban giám hiệu 9 (0%) | (0%) | (100%) 0/84 0/84 84/84 2 Giáo viên §4 (0%) | (0%) | (100%)
Từ bảng 6 cho thấy 100% giáo viên và cán bộ quản lý cùng tập thể giáo
viên trong trường nhận thức sâu sắc được vai trò và tầm quan trọng của việc
sử dụng PTDH trong quá trình dạy học ở cấp học của mình
Mặc dù nhận thức về PTDH của giáo viên trong trường chênh lệch „không đồng đều nhưng hẳầu hết đội ngũ giáo viên đều nhận thức đúng sự cần
thiết phải sử dụng PTDH trong quá trình dạy học Sự chênh lệch nhỏ về nhận thức đó có thể giải thích là do sự phân hóa trình độ đào tạo
III Thực trạng sử dụng PTDH trong day học ở trường Tiểu học 1 Thực trạng sử dụng PTDH trực quan
Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này tôi sử dụng câu hỏi sau:
Trong quá trình dạy học thì thầy cô có thường xuyên sử dụng PTDH trực
quan ( tranh ảnh,mô hình ) hay không? Tại sao?
Trang 37
-Kết quả thu được:
Bảng 7: Thực trạng sử dụng PTDH trực quan trong dạy học ở các trường Tiểu học bị c Ý kiến
oem one Sử dụng thường | Không sử dụng
xuyên thường xuyên
Giáo viên 84 50/84 ( 59,5%) 34/84 (40,5%)
Từ bảng số liệu trên cho thấy chỉ có 59,5% giáo viên thường xuyên sử dụng các PTDH trực quan trong các giờ lên lớp của mình vì những lý do sau:
Tư duy của học sinh là tư duy trực quan, từ tư duy trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng Việc dùng PTDH trực quan sẽ giúp học sinh chủ động tích
cực nắm kiến thức của bài học, thu hút sự chú ý của học sinh Giúp trẻ nắm chắc nội dung bài học, tư duy sang tạo, gần với thực tế, học sinh yêu môn học
hơn Bên cạnh đó PTDH trực quan đều được trang bị khá đầy đủ ở từng lớp
nên thuận lợi cho việc sử dụng Không phải mắt thời gian chuẩn bị ảnh hưởng
tới giờ học Trong lớp cũng có nhiều đồ dùng trực quan do giáo viên và học
sinh tự làm và sưu tầm Tất cả đều đảm bảo gọn nhẹ, đễ sử dụng trong các giờ
học, giúp giờ học đạt hiệu quả cao (cùng một đơn vị thời gian mà giáo viên truyền tải lượng kiến thức nhiềù hơn học sinh nắm được hầu hết thông tin về
bài học) học sinh nhớ lâu, hiểu sâu và hứng thú với tiết học
Rất nhiều giáo viên giải thích lí do không thường xuyên sử dụng PTDH trực quan trong đạy học là vì không đủ thời gian chuẩn bị hoặc nhà trường
không có Nếu tự làm PTDH trực quan thì tốn kém và không có thời gian (cả
Trang 38gây mất trật tự, khó quản lí lớp Số giáo viên khác lại cho rằng nếu tiết học nào cũng sử dụng phương tiện dạy học trực quan thì thời gian cho một tiết
học là không đủ Vì thế chỉ tùy tiết học mới sử dụng được
Qua quan sát thì tôi nhận thấy các giáo viên trong trường chỉ chú trọng
tới mơn Tốn và Tiếng việt nên đồ dùng trực quan các môn khác chỉ bày ở
cuối lớp cho có Vì nếu tổ chức quan sát nhóm thì không đủ điều kiện phương
tiện trực quan Nếu quan sát cả lớp thì không sát sao tới từng học sinh
Như vậy từ bảng thực trạng số lượng PTDH trực quan có thê thấy thực
trạng sử dụng PTDH trực quan còn nhiều hạn chế, điều này đặt ra yêu cầu lớn
là cần đối mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hóa
Tuy nhiên trong số 84 phiếu phát ra thì không có ý kiến nào cho rằng
trong tiết học không cần sử dụng PTDH trực quan, điều đó chứng tỏ tập thể
giáo viên trong trường đều nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng PTDH trực quan
Nhận thức được vấn đề này là do trình độ đào tạo của giáo viên đều đạt mức chuẩn, tập thể giáo viên cũng hiểu rõ để việc dạy và học đạt hiệu quả thì
mỗi giáo viên phải tìm cho mình một phương pháp dạy học tối ưu kèm theo
đó là những PTDH phù hợp đặc biệt đối với trẻ từ 6 đến 11 tuổi (nhận thức
còn mang tính cụ thể gắn với hình ảnh) sử dụng phương tiện trực quan là rất cần thiết
Qua dự giờ 5 tiết tôi thấy đa phần giáo viên đã có sự chuẩn bị , đầu tư
cho bài giảng của mình Kết quả thu được từ những bài chuẩn bị kĩ là rất tốt: học sinh nắm được kỹ năng thực hành, nội dung kiến thức và giải quyết tốt
các nhiệm vụ dạy học Trong 5 tiết đó thì có 3 tiết đạt hiệu quả cao (chiếm 60%) sử dụng tốt các PTDH, học sinh học tập rất sôi nổi thoải mái Học sinh tiếp thu bài học trên cơ sở quan sát PTTQ và thực hành, ứng dụng Còn với
tiết học thứ hai và năm do chưa có sự đầu tư nhiều nên không hiệu quả lắm,
Trang 39
-38-chính vì thế giờ học diễn ra một cách đơn điệu, học sinh không hăng hái phát
biểu
Từ 5 tiết dự giờ đó có thể thấy giáo viên cần thiết phải sử dụng PTDH trong dạy học Khi giảng dạy giáo viên cũng phải sử dụng sao cho linh hoạt, sáng tạo nhằm phù hợp với nội dung bài học Đề làm được điều này đội ngũ giáo viên cần có năng lực, chuyên môn vững vàng và có trách nhiệm với nghề, với sự nghiệp trồng người
2 Thực trạng sử dụng PTKT dạy học
Bàn về thực trạng sử dụng PTKT dạy học xin thầy cô cho biết:
Trong quá trình dạy học thầy cô có thường xuyên sử dụng PTKT dạy học (
máy chiếu, máy tính ) hay không? tại sao ? Kết quả thu được như sau :
Bang 8 : Bang thực trạng sử dung PTKT dạy học ở trường, lớp
Đối tượng | Số phiêu Ý kiến
điều tra | điều tra | Sử dụng thường xuyên | Không sử dụng thường xuyên
Giáo viên 84 12/84 ( 14,3%) 72/82 (85,7%)
Từ bảng số liệu trên cho thấy có tới 85% giáo viên không thường xuyên
sử dụng PTKT dạy học trong giảng dạy Khi được hỏi lý do tại sao và các
thầy cô thường sử dụng vào lúc nào thì tôi được biết các thầy cô chỉ sử dụng
các PTKT dạy học vào những giờ thi giảng và khi có giáo viên dự giờ Bởi
Trang 40không lắp cố định một chỗ nên khi sử dụng giáo viên phải vận chuyên từ phòng xuống lớp học rất mất thời gian Nên giáo viên chỉ sử dụng khi hội giảng hay thi giảng đánh giá
Giáo viên còn cho biết một lý do nữa đó là trình độ tin học của phần lớn
giáo viên trong trường còn nhiều hạn chế nên ngại sử dụng bài giảng điện tử
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của trường còn thiếu nên việc đưa PTKT vào bài
giảng khó khăn, tuy nhiên giáo viên cũng nhận thức được những ưu việt khi
sử dụng PTKT dạy học như : tiết kiệm thời gian chuẩn bị đồ dùng trực quan,
cập nhật thông tin nhanh, phủ hợp với xu thế của thời đại
Khảo sát cũng cho thấy chỉ 14,3 % giáo viên thường xuyên sử dụng
PTKT day học Số này hầu hết đều nằm trong lực lượng giáo viên trẻ Chương trình đào tạo mới phù hợp với chương trình học hiện nay Một số
giáo viên đã có tuổi thì được đào tạo theo chương trình cũ, mặc dù đã nâng
cao trình độ cho hợp chuẩn nhưng vẫn khó thích nghỉ với cách đạy và học mới
Nếu các phòng học trong trường đều được trang bị đầy đủ PTKT thì
giáo viên trong trường sẽ tích cực hoàn thiện và nâng cao trình độ của bản thân nhằm truyền đạt lượng kiến thức nhiều nhất tới học sinh Hiện nay hầu
hết các trường đều được trang bị phòng vi tính, đàn oocgan tạo điều kiện
phát triển toàn diện cho trẻ Trong số giáo viên không thường xuyên sử dụng
PTKT dạy học có khoảng 7% chưa bao giờ sử dụng , số giáo viên này đều
chuẩn bị về nghỉ hưu nên trình độ và khả năng không tốt lắm,khó thích nghi
với chương trình mới hiện nay Chủ yếu sử dụng kinh nghiệm của bản thân Như vậy, giáo viên trong trường đều đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc sử dụng PTKT dạy học Chỉ là do điều kiện khách quan nên chưa sử
dụng thường xuyên Như trong năm ví dụ ở phần trước tôi được tham dự thì
có tới 4/5 số tiết dạy sử đụng bài giảng điện tử Tuy nhiên vẫn chưa khai thác
được hết tác dụng của bài giảng điện tử đó