MO DAU
1.Ly do chon dé tai
Chúng ta đang sống trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, thế kỷ của
những tiến bộ vượt bậc về văn hóa và công nghệ, có trình độ chuyên môn cao,
tự chủ và sáng tạo Vì thế đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài là việc mà mỗi quốc gia đều quan tâm chú ý Đất nước ta đang trong quá trình tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, nguồn lực con người và vai trò to lớn của giáo dục đã được ghi rõ trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII: “ Muốn tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục -
đảo tạo, phát huy nguồn lực con người.” [12, 4 ]
Giáo dục là mối quan tâm của toàn xã hội đặc biệt là giáo đục Tiểu học,
vì đây là bậc học nền tảng hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu đài về đạo đức, trí tuệ, thâm mỹ và kỹ năng, đặt
nền móng vững chắc cho các bậc học trên [16, 17] Muén lam duoc diéu nay
chúng ta phải tiến hành đồng bộ những vấn đề của bậc Tiểu học, phái có nội
dung và phương pháp thích hợp, trong đó đối mới phương pháp dạy học là
một xu thế tất yêu để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay
Thực tiễn trong thời gian qua, bên cạnh những kết quá đạt được, nền
giáo dục nước ta vẫn ton tai những hạn chế nhất định Thực trạng dạy học
hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu giáo đục của nước nhà, dẫn đến chất lượng dạy học còn thấp Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là chất lượng
việc sử dụng, vận dụng phương pháp dạy học chưa tốt, chưa thực sự hiệu quả
Trang 2Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, mơn Tốn cùng với
các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có vai trò góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cở sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu đài về đạo đức, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản, để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở Tốn học là mơn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác Yêu cầu của giáo dục hiện nay
đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Các trò chơi có nội dung Toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội
những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một
cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong
việc làm
Cho đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này Song phần lớn là nghiên cứu về cơ sở lí luận của phương pháp này còn thực trạng sử dụng phương pháp này như thế nào và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó còn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đến Kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu nói trên và xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn của việc dạy học Toán ở Tiểu học nên để tài được chọn để
Trang 3Việc sử dụng trò chơi trong dạy học không phải là vấn đề mới được đặt ra, mà ngay từ đầu thế kỷ X, nhà tâm lý học Thụy sỹ J.Piaget đã quan tâm đến phương pháp này “ thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động
học tập”
Năm 1974, trên Tạp chí Văn học trường Đại hoc Matxcova, số 2 B.C
Gré-nhi-xkai-a đã cho rằng “ chúng ta không những phải tạo ra cho trẻ có giờ dé choi ma phải làm cho toàn bộ cuộc sống của trẻ được nuôi đưỡng bằng trò
chơi”
Ở Việt Nam, ngồi những cơng trình nghiên cứu có tính chất lý luận về phương pháp trò chơi nói chung, nhiều tác giá đã quan tâm tới việc sử dụng
phương pháp này trong từng môn học cụ thể Nguyễn Thị Hoa đã đề cập một
cách khá chỉ tiết từ nguồn sưu tầm, sự phân loại, hướng sử dụng câu đồ như một phương tiện đặc biệt đề tổ chức trò chơi học tập cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học, tạo bài giảng có sức hấp dẫn, lôi cuốn làm học sinh Say mê, phan khoi hoc tap qua bai viết “Sử dụng câu đố trong giảng dạy môn
Tự nhiên - Xã hội”
Tác giả Ngô Thúc Lanh đã cho xuất bản cuốn “Giúp em vui học Toán 1” Cuốn sách đã đưa ra những câu đồ và rất nhiều trò chơi Toán học giúp các em củng có nội dung bài học, rèn trí thông minh, khá năng sáng tạo mà vẫn
đảm bảo “học mà vui, vui mà học” [3]
Hay nhóm tác giả Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm đã
đề cập đến các loại trò chơi theo từng nội dung bài học trong chương trình
Toán I qua cuốn “ 100 trò chơi học toán 1”
Trang 4pháp này trong quá trình dạy học mơn Tốn lớp 2 ở Tiểu học vẫn còn ít được quan tâm
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong quá
trình dạy học Toán lớp 2 của giáo viên các trường Tiểu học khu vực thị xã
Phúc Yên nhằm đề xuất những biện pháp khắc phục thực trạng để nâng cao
chất lượng dạy học mơn Tốn ở Tiểu học 4.Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Toán lớp 2 của giáo viên các trường Tiểu học ở thị xã Phúc Yên
5.Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học mơn Tốn lớp 2
6.Giả thuyết khoa học
Hiệu quả sử dụng phương pháp trò chơi phụ thuộc vào các yếu tô sau: - Kỹ năng sử dụng phương pháp của giáo viên
- Các điều kiện đề tố chức, thực hiện phương pháp trò chơi: chuẩn bị giáo án,
chuẩn bị học liệu và các phương tiện dạy học cần thiết khác: bộ đồ dùng học tập, bảng phụ, bút dạ, tranh ảnh
7.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong quá
trình dạy học mơn Tốn lớp 2
- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình đạy
học Toán lớp 2 ở Tiểu học
Trang 5Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp trị chơi trong mơn Tốn lớp 2 ở trường Tiểu học Xuân Hòa A — Thị xã Phúc Yên — Tỉnh Vĩnh Phúc
( thời gian 31/1/2009 đến 5/2/2010 ) và trường Tiểu học Trưng Nhị - Thị xã
Phúc Yên — Tỉnh Vĩnh Phúc ( thời gian từ 1/3/2010 đến 9/4/2010 )
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu việc sử dụng phương pháp trò chơi loại
bài : Lĩnh hội tri thức mới
9 Các phương pháp nghiên cứu 9.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Trên cơ sở sử dụng các thao tác của tư duy: phân tích, tổng hợp, so
sánh, khái quát hoá đề nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài nhằm thu
thập thông tin cần thiết làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu 9.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
9.2.1 Phương pháp điều tra giáo dục: thông qua việc đưa ra các câu hỏi hỗn hợp dành cho giáo viên và học sinh đề thu thập thông tin
9.2.2 Phương pháp quan sát sự phạm: thông qua việc dự giờ tiết dạy có sử dụng phương pháp trò chơi của giáo viên
9.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục:thông qua việc nghiên cứu một số bài kiểm tra, giáo án của giáo viên
9.2.4 Phương pháp đàm thoại: thông qua việc trò chuyện, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh
9.2.5 Phương pháp thống kê toán học: Dùng phương pháp này đề lượng hố
thơng tin thu thập được, trên cơ sở đó rút ra những kết luận cần thiết
10.Cấu trúc của luận văn
Trang 6Chương I: Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học môn Toán lớp 2
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy
học mơn Tốn lớp 2 của giáo viên một số trường Tiểu học khu vực thị xã
Phúc Yên
Trang 7NOI DUNG
Chuong 1:
CO SO LY LUAN CUA
VIEC SU DUNG PHUONG PHAP TRO CHOI TRONG QUA TRINH DẠY HỌC MƠN TỐN LỚP 2
KREG toe
1.1 Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.1.1 Khái niệm phương pháp
Theo Heghen : “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung.” [9, 6]
Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt : “Phương pháp là con đường, cách
thức để đạt được mục đích nhất định.” [7, 227]
Theo Hoàng Phê : “Phương pháp là cách thức nhận thức, nghiên cứu
hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội ” [8, 793]
Còn nhiều quan niệm khác nhau nữa về phương pháp, tuy nhiên các tác giả đều cho rằng phương pháp là cách thức, con đường đề thực hiện một mục đích nào đó Do vậy, chúng tôi đồng ý với quan niệm của tác giá Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt về định nghĩa phương pháp như sau: Phương pháp là con đường, cách
thức để đạt được mục đích nhất định
1.1.2 Khái niệm phương pháp dạy học
Theo Đi-a-chen-co : “Phương pháp dạy học là hệ thống những hành
Trang 8Theo Phan Trọng Ngọ : “Định nghĩa chung nhất về phương pháp dạy
học là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học.” [6, 145]
Theo Hà Thế Ngữ, Đăng Vũ Hoạt : “Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong quá trình đạy học, mà thầy và trò
sử dụng đề đạt được mục đích dạy học.” [ 7, 229]
Theo Nguyễn Ngọc Quang : “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thay,
nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học ” [9, 23]
Mỗi một nhà giáo dục lại có những quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học, theo cách hiểu của Đi-a-chen-co phản ánh những quan niệm cũ
về vai trò của người giáo viên trong quá trình dạy học, theo đó thì giáo viên là
nhân vật trung tâm, chủ đạo, học sinh thụ động thực hiện những điều thầy
dạy quan niệm của Phan Trọng Ngọ, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ và Nguyễn Ngọc Quang có những nét tương đồng khi cho rằng đó là cách thức phối hợp
của cả thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học Như vậy quan niệm về
phương pháp dạy học này phù hợp với quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, chúng tôi đồng tình với quan điểm của hai tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của cả thấy và trò trong quá trình dạy học, mà thây và trò sử dụng để
đạt được mục đích dạy học ”
1.1.3 Khai niệm phương pháp trò chơi
Trò chơi là hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định
và có những quy định mà người tham gia cần tuân thủ
Trang 9chơi, người chơi còn có thể rèn luyện thể lực, trí tuệ, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tổ,
Những đặc trưng cơ bản của trò chơi:
- Trò chơi là một hoạt động sống của con người - Trò chơi có chủ đề, nội dung, quy tắc nhất định
- Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi giải trí vừa có ý nghĩa giáo dục tích cực
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với
kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân đề chơi, thông qua chơi
học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của
trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến
thức kỹ năng đã học
Phương pháp trò chơi học tập là phương pháp tô chức cho học sinh thực hiện thao tác hoạt động phù hợp với bài học thông qua trò chơi nào đó
1.1.4 Khái niệm sử dụng phương pháp trò chơi
1.1.4.1, Khai niệm sử dụng
Theo Hoàng Phê : “Sử dụng là đem dùng vào một mục đích nào đó” [876, 8]
1.1.4.2 Khái niệm sử dụng phương pháp trò chơi
Dựa vào quan niệm về sử dụng của Hoàng Phê chúng tôi đưa ra quan niệm về sử dụng phương pháp trò chơi như sau: “Sử dụng phương pháp trò
Trang 10(cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp
học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.”
1.1.5 Khái niệm quá trình dạy học mơn Tốn 1.1.5.1 Khái niệm quá trình dạy học
Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt : “Quá rình dạy học là một quá
trình, trong đó, dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của thây, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ day học.”[155, 7]
1.1.5.2 Khái niệm quá trình dạy học mơn Tốn
Dựa vào quan niệm quá trình dạy học của Hà Thế Ngữ, Đặng vũ Hoạt,
chúng tôi đưa ra quan niệm về quá trình dạy học mơn Tốn như sau : “Q
trình dạy học mơn Tốn là một quả trình, trong đó, dưới tác dụng chủ đạo (t6 chức, điều khiển, lãnh đạo) của thay, hoc sinh tự giác, tích cực tu tổ chức, tự điều khiến hoạt động nhận thức, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ day hoc
mơn Tốn ”
1.2 Hệ thống các phương pháp dạy học ớ Tiểu học và đặc điểm của phương pháp dạy học
1.2.1 Các phương pháp dạy học ở Tiểu học
Có nhiều cách phân loại dựa trên những cơ sở khác nhau Dựa vào
nguồn phát sinh tri thức, các phương pháp đạy học được chia thành các nhóm phương pháp sau:
1.2.1.1 Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời và chữ a Các phương pháp dạy học thuyết trình
Trang 11- Giảng giải: Là dùng luận cứ, số liệu để chứng minh các nguyên tắc, định lý,
công thức trong Toán học, Từ ngữ, Ngữ pháp phương pháp này chứa đựng các yếu tố suy luận và phán đoán, có nhiều khả năng phát huy trí thông
minh, sáng tạo của học sinh
b Phương pháp vấn đáp
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học nhằm gợi mở học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới, tìm ra những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học cũng như kinh nghiệm tích lũy được trong cuộc sống, tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được; củng cố, ôn tập, mở rộng và đào tạo sâu những tri thức đã học
c Phương pháp dùng sách giáo khoa và tài liệu khác
Sách phản ánh những kinh nghiệm đã được hệ thống hóa và khái quát hóa mà loài người đã tích lũy được qua bao đời nay, mà nhất là phản ánh những
thành tựu mới nhất của khoa học, văn hóa , kỹ thuật Do đó, chúng ta cần
coi trọng việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách, trước hết là sách giáo khoa d Phương pháp kể chuyện
Phương pháp kể chuyện là phương pháp dùng lời đề giới thiệu thuyết minh
miêu tả, nhân vật, hành động, tâm tư, tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến
của câu chuyện sao cho người đọc hình dung được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện
1.2.1.2 Nhóm các phương pháp dạy học trực quan a Phương pháp quan sát
Là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực, nó được sử dụng rộng rãi
trong quá tình dạy học, đặc biệt là trong quá trình giảng dạy và học tập các
Trang 12b Phương pháp trình bày trực quan
Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp sử dụng các phương
tiện trực quan, trước khi, trong khi, sau khi nắm tài liệu mới Nó còn được sử
dụng trong quá trình ôn tập, củng cố và cả khi kiểm tra tri thức, kỹ năng , kỹ xảo
1.2.1.3 Nhóm các phương pháp dạy học thực hành a Phương pháp làm thí nghiệm
Phương pháp này được sử dụng ở Tiểu học qua môn Tự nhiên-Xã hội Nó giúp học sinh nắm được tri thức một cách vững vàng gây hứng thú tò mò
khoa học, tin tưởng vào chính xác của các tri thức khoa học
b Phương pháp luyện tập
Luyện tập là cái lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định
nhằm hình thành và củng có những kỹ năng, kỹ xáo cần thiết Trong quá trình luyện tập, một điều có ý nghĩa to lớn là bồi dưỡng cho học sinh năng lực độc lập kỹ năng, kỹ xảo
c Phương pháp ơn tập
Ơn tập giúp học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo giúp giáo viên sửa chữa những sai lầm bảo đảm cho học sinh trong lớp tiến bộ đồng đều, rèn
luyện những kỹ năng, kỹ xảo làm việc đúng đắn và phát huy tính tích cực độc
lập tư duy của học sinh, giúp học sinh mở rộng, đảo sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học
d Phương pháp trò chơi
Trong xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại, người ta đang nghiên
cứu việc sử dụng trò chơi đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Trang 13loại : Trò chơi sắm vai, trò chơi trí tuệ, Phương pháp trò chơi thường được
dùng cho các môn học: Đạo đức, Toán, Tiếng Việt
Tùy theo nội dung bài học và đặc điểm của lứa tuổi của các em trong
từng năm học ở Tiểu học mà nhà sư phạm khai thác sử dụng các loại trò chơi các loại trò chơi có ý nghĩa học tập tối đa Trò chơi là một hình thức học tập nhẹ nhàng; hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào học tập tích cực, vừa chơi vừa học
và học có kết quả
1.2.2 Đặc điểm của phương pháp dạy học ở Tiểu học
1.2.2.1 Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào nội dung dạy học
Nội dung dạy học quy định phương pháp dạy học Nội dung dạy học
phản ánh cái khách quan, phương pháp dạy học là cái chủ quan — cách thức,
con đường nhằm chuyên tải nội dung day hoc
1.2.2.2 Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí
của người học
Nhận thức của học sinh Tiểu học chủ yếu là nhận thức cảm tính: từ cụ thể đến trừu tượng Do đó phương pháp dạy học trực quan rất hay được sử dụng trong nhà trường Tiểu học
Độ tuổi học sinh còn nhỏ, năng lực chú ý và trí nhớ kém bền vững Hơn
nữa học sinh dễ mệt mỏi và chán nản do đó không nên sử dụng một phương
pháp dạy học duy nhất mà phải kết hợp đan xen nhiều phương pháp dạy học khác nhau giúp học sinh tập trung chú ý cao, gây hứng thú học tập
1.2.2.3 Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào các yếu tố khác như
phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học
Trang 14và đồ dùng dạy học ở mỗi nhà trường Giáo viên cần sử dụng tối đa các
phương tiện, đồ dùng dạy học để giờ học đạt kết qua cao
Các hình thức tổ chức dạy học thay đổi (hoạt động nội khóa, hoạt động
ngoại khóa) sẽ kéo theo sự thay đổi của phương pháp dạy học
1.2.2.4 Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào vai trò, vị trí của nhà
sư phạm
Vai trò của thầy cô giáo có vị trí quan trọng Đối với học sinh Tiểu học,
thầy cô giáo luôn là “người mẫu lý tưởng”, do đó một giờ học thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào khá năng sư phạm của người giáo viên
1.2.3 Các phương pháp dạy học thường sử dụng trong quá trình dạy học mơn Tốn
Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học Toán (nói chung) cho phù hợp với nội dung, các điều kiện dạy học ở Tiểu học Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy học mơn Tốn ở Tiểu học: - Phương pháp trực quan - Phương pháp giảng giải - minh họa - Phương pháp thực hành - luyện tập - Phương pháp trò chơi
1.3 Phương pháp trò chơi với tư cách là phương pháp dạy học
1.3.1 Bản chất của phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi nằm trong nhóm các phương pháp dạy học tích cực Bản chất của phương pháp trò choi 1a day học thông qua việc tô chức hoạt
động cho học sinh Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt
Trang 15tiêu bài học Luật chơi thể hiện nội dung và phương pháp học đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá
1.3.2 Yêu cầu sử dụng
Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu sau:
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một
phần của chương trình
Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đối các hoạt động hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với
các hoạt động vận động
Luật chơi đơn giản dễ nhớ, dễ thực hiện Cần đưa ra các cách chơi có
nhiều học sinh tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hơn
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, đễ làm hoặc dé tim kiếm tại chỗ
Tổ chức trò chơi học tập để đạy mơn Tốn nói chung và mơn Tốn lớp
2 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong
mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi phù hợp Song muốn tổ chức trò chơi trong đạy Toán có hiệu quả cao đòi hỏi mỗi giáo viên có kế hoạch chuẩn bị
chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ 1.3.3 Ưu, nhược điểm
*Ưu điểm:
Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động học tập bằng hành động,
hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học
Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do
đó giám tính chất căng thắng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lí
thuyết mới
Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học
Trang 16* Nhược điểm: Khó củng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống Học sinh đễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi 1.3.4 Cách tố chức trò chơi
Thời gian chơi: Thường là 5- 7 phút
Bước I: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi Bước 2: Hướng dẫn chơi
Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia
(may d6i choi), quản trò, trọng tải
- Các dụng cụ dùng để chơi (khổ giấy to, quân bài, thẻ từ, cờ, .)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, những điều
người chơi không được làm
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc
chơi (nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi Bước 4: Nhận xét cuộc chơi
Bước này bao gồm những việc sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia chơi của từng đội đề rút kinh nghiệm
- Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần
thưởng cho đội đoạt giải
- Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã
Trang 171.4.1 Đặc điểm mơn Tốn lóp 2
Nội dung kiến thức Toán trong sách giáo khoa Toán 2 sắp xếp thành các mục, theo từng mạch kiến thức riêng Sách giáo khoa Toán 2 phân chia
nội dung kiến thức thành các nội dung sau : học các số đến 1000; bảng cộng
bảng trừ trong phạm vi 20; cộng, trừ trong phạm vi 100, xen vào đó là tên gọi
và ký hiệu các đơn vị đo độ dài đo khối lượng, các ngày trong tuần lễ, hình tứ
giác, hình chữ nhật, đường gấp khúc
Ở từng nội dung cụ thể, sự sắp xếp các kiến thức chú ý đến tính phát triển hợp lý, đi từ dễ đến khó, tránh trùng lặp không cần thiết, phát huy được “
vốn hiểu biết” có sẵn của học sinh, đồng thời kết hợp học kiến thức mới với
ôn tập, củng cố kiến thức đã học, bố sung và hoàn thiện các kiến thức mới
Mặt khác, các nội dung, kiến thức trong sách Toán 2 được sắp xếp một cách tường minh, khoa học, gói gọn từng tiết học, mỗi tiết học với một phiếu học ,
mỗi tiết học với kênh hình, kênh chữ rõ ràng, hấp dẫn Phương pháp dạy học môn Toán lớp 2 theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học hiện nay cũng được quan tâm đúng mức và được thể hiện rõ trong sách Toán lớp 2
Như vậy, với những đặc điểm trên, môn Toán lớp 2 đã có sự đổi mới
cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em, tạo
điều kiện thuận lợi để các em tiếp tục học ở các lớp học cao hơn 1.4.2 Uu thế của phương pháp trò chơi
Ở giai đoạn đầu Tiểu học, các em rất thích hình thức “học mà chơi,
chơi mà học”, những môn học kéo dai 30 — 35 phút với những thao tác nghe,
làm theo khiến cho không khí lớp học trở nên nặng nề và các em dễ mắt tập
trung Những trò chơi được tổ chức ngay tại lớp học, phục vụ mục tiêu bài
học, những trò chơi được tổ chức ngay tại lớp học, trong thời gian của tiết
Trang 18hứng thú và niềm vui trong học tập, duy trì được sự chú ý của các em Mặt khác vẫn đảm bảo sự kế thừa, liên tục giữa giáo dục Mam non va giao duc Tiéu hoc
Hơn nữa, xét trên quan điểm của phương pháp dạy học mới cũng khẳng định, phương pháp trò chơi là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả giáo dục cao Vì trước đây hình thức học tập chủ yếu là theo đơn vị lớp và
đơn vị cá nhân, các em thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của giáo viên mà không
được trao đối, thảo luận, bàn bạc với nhau Nhưng trong phương pháp mới, thông qua trò chơi học tập, các em sẽ được trao đôi hợp tác với nhau Qua đó, góp phần hình thành những phẩm chất tốt, tinh thần hợp tác, đoàn kết giữa các em học sinh với nhau Như vậy, học sinh sẽ có cơ hội học bằng cách tự
hoạt động, tự củng cố kiến thức, kỹ năng
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó
quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em Chính vì vậy các em
luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi Được
chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bán thân các em thấy có lỗi khi
không làm tốt được nhiệm vụ của mình Vì tập thể mà các em khắc phục khó
khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi Vì vậy khi đã
tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập
trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình
Trò chơi học tập làm thay đôi hình thức hoạt động của học sinh, giúp
Trang 19củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua
hoạt động chơi
Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc day hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động VuI Và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục 1.4.3 Các loại trò chơi thường được sử dụng trong quả trình dạy học mơn Tốn
Trị chơi trong quá trình dạy học Toán ở Tiểu học rất phong phú và đa dạng Vì vậy cũng có rất nhiều cách phân loại trò chơi Tôi xin đưa ra một số
cách phân loại sau :
1.4.3.1 Phân loại theo nội dụng chương trình
a Trò chơi về số: là loại trò chơi được tổ chức nhằm củng cố cho học sinh về
so sánh và sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi các bảng số
b Trò chơi về phép tính: là loại trò chơi được tổ chức nhằm để luyện tập và củng cố kỹ năng làm tính cộng, trừ, nhân, chia
c Tro chơi về đại lượng và đo đại lượng: là loại trò chơi được tố chức nhằm để củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số đại lượng đã được học; rèn kỹ năng cộng, trừ các đại lượng; thực hành sử dụng các đại lượng trong
cuộc sống
d Trò chơi về các yếu tố hình học: là loại trò chơi được tổ chức nhằm củng cố
cho học sinh nhận biết các yếu tố hình học và một số kỹ năng tính toán liên
quan đến các yếu tố hình học
e Trò chơi về giải bài toán có lời văn: là loại trò chơi được tổ chức nhằm rèn
Trang 20a Trò chơi vận động: là loại trò chơi luôn có sự vận động cơ bắp Ở loại trò chơi này, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện nhiều thao tác khác nhau dưới hình thức tự nhiên, trong đó nội dung của trò chơi truyền tải mục tiêu bài học
b Trò chơi tiếp sức: là loại trò chơi mà các thành viên trong đội chơi luân
phiên lên thực hiện nhiệm vụ của đội mình
c Trò chơi đồ vui: là loại trò chơi sử dụng các hình thức đồ vui gắn voi ndi
dung bai hoc
d.Trò chơi có sử dụng phương tiện chơi: là loại trò chơi được tổ chức với sự
trợ giúp của một số đồ vật
K ÉT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học mơn Tốn lớp 2 em rút ra kết luận sau: Phương pháp trò chơi là một trong những phương pháp dạy học tích cực Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong đạy học nhằm thu hút các em tham gia nhiệt
tình, tự nhiên, thoải mái tạo tiết học vui, nhẹ nhàng, hoạt động học tập có hiệu
quả hơn Hiện nay, phương pháp trò chơi được sử dụng để giảng dạy nhiều môn, phân môn trong nhà trường Tiểu học trong đó có mơn Tốn lớp 2 Đây là môn học quan trọng nhưng kiến thức trừu tượng, “khô khan” dễ làm học sinh mệt mỏi, chán nản Vì vậy, sử dụng phương pháp này giúp học sinh thay
Trang 21Chương 2:
THỰC TRẠNG SỨ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MƠN TỐN LỚP 2 CỦA GIÁO VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HQC KHU VUC THI XA PHUC YEN
NGUYEN NHAN VA BIEN PHAP
kwwww%@*kw&%
2.1 Khái quát về đối tượng điều tra, khảo sát
2.1.1 Về giáo viên
Giáo viên ở hai trường đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn Các giáo viên khối 2 đều là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng day, yéu nghề, nhiệt tình trong công tác 20% số giáo viên có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm,50% số giáo viên có thâm niên công tác từ 10 đến 15 năm và 30%
số giáo viên có thâm niên công tác từ 15 đến 20 năm; hơn 80% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và gần 20% giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn
2.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lóp 2
- Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ
thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là khi hoạt
động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí
- Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập
- Học sinh Tiểu học rất đễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện
Trang 22- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các
em chóng chán Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử đụng nhiều đồ dùng
dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức
các trò chơi xen kẽ để củng cố khắc sâu kiến thức
Vậy những đặc điểm trên sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng phương pháp
trò chơi nói chung và việc sử dụng phương pháp trò chơi ở lớp 2 nói riêng 2.2 Khái quát về quá trình điều tra, khảo sát
Mục đích: Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong quá
trình dạy học mơn Tốn lớp 2 ở Tiểu học
Nội dung: Để tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp này tôi tiến hành
điều tra các nội dung sau:
+ Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học mơn Tốn lớp 2
+ Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học
mơn Tốn lớp 2, bao gồm:
Mục đích sử dụng
Mức độ sử dụng
Các bước tiến hành
Cách thức chọn thời điểm chơi Sử dụng với loại bài học nào
Sử dụng với hình thức tổ chức dạy học nào
+ Hứng thú của học sinh khi tham gia giờ học Toán có sử dụng phương pháp trò chơi
+ Những khó khăn của giáo viên khi sử dụng phương pháp trò chơi
Trang 23- Dia điểm tiễn hành nghiên cứu là trường Tiểu học Xuân Hòa A — Thi xa
Phúc Yên — Tỉnh Vĩnh Phúc ( thời gian từ 3l tháng 1 năm 2009 đến ngày 5 tháng 2 năm 2010 ) và trường Tiểu học Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên — Tỉnh Vĩnh Phúc ( thời gian tir 1 thang 3 năm 2010 đến 9 tháng 4 năm 2010 )
-_ Tổng số phiếu phát ra là 10, trong đó: trường Tiểu học Xuân Hòa A là 5
phiếu, trường Tiểu học Trưng Nhị là 5 phiếu
- Để tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong đạy học Tốn 2 tơi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như :
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thống kê toán học
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp điều tra giáo dục
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
- _ Xử lý kết quả điều tra khảo sát theo tỉ lệ %
2.3 Kết quả điều tra, khảo sát
2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học Toán ở lớp 2
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến cùng với trao đôi trực tiếp với giáo viên Nội dung phiếu thăm dò như sau:
Sau khi tiến hành điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:
Trang 24Các mức độ Sô lượng % Cân thiệt 10 100,00 Không cân thiệt 0 0 Phân vân 0 0
Nhìn vào kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy 100% giáo viên khi được hỏi đều khẳng định đây là phương pháp có tác dụng tốt đối với hoạt
động học học tập của học sinh Điều này chứng tỏ tất cả các giáo viên được
hỏi đều có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của phương pháp trò chơi Trên
cơ sở đó giáo viên có thê tìm tòi, suy nghĩ để biến nhận thức của mình thành việc làm cụ thể trong thực tế, từ đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp
trò chơi trong bài dạy Qua quan sát tiết dạy của các giáo viên tôi thấy tất cả đều áp dụng và áp dụng tương đối thành công phương pháp này
Khi trao đổi với giáo viên lớp 2 về lý do thầy (cô) khẳng định việc sử
dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học là cần thiết thì đều nhận
được câu trả lời: do ở giai đoạn đầu Tiểu học, các em rất thích hình thức “học
mà chơi, chơi mà học”, những môn học kéo dài 30 — 35 phút với những thao tác nghe, làm mẫu khiến cho không khí lớp học trở nên nặng nề và các em dễ mất tập trung Những trò chơi được tổ chức ngay tại lớp học, phục vụ mục tiêu bài học, trong thời gian của tiết học sẽ giúp học sinh tránh được những
căng thắng thần kinh, tạo cho các em hứng thú và niềm vui học tập, duy trì sự chú ý của các em Hơn nữa, kiến thức Toán học lại trừu tượng Giờ học Tốn
thường khơ khan Nếu không có trò chơi dé học sinh nắm và hiểu bài thì các em sẽ nhanh chán nản, không chú ý dẫn đến hiệu quả giờ học không cao
Trang 25phương pháp trò chơi thì cũng đều nhận được câu trả lời là phương pháp này có tác dụng tốt Và không chỉ ở các lớp đưới mà ngay cả học sinh lớp 4, 5 cũng rất hào hứng, sôi nổi khi giáo viên tổ chức trò chơi học tập
Như vậy, tất cả các giáo viên được hỏi đều có nhận thức đúng về sự cần
thiết của việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học Đây cũng
chính là điều kiện thuận lợi để áp dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong
quá trình dạy học Toán nói chung và dạy học Toán 2 nói riêng
2.3.2 Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học môn Toán lớp 2
Để tìm hiểu thực trạng này, tôi kết hợp điều tra, quan sát và trao đổi
trực tiếp với các giáo viên
2.3.2.1 Thực trạng về mục đích sử dụng
Để tìm hiểu thực trạng về mục đích sử dụng phương pháp trò chơi
trong quá trình dạy học môn Tốn lớp 2 tơi tiến hành quan sát và trao đổi trực
tiếp với giáo viên Khi được hỏi “Mục đích của thầy (cô) khi sử dụng phương pháp trò chơi trong các tiết học Toán là gì?” thì nhận được câu trá lời: “mục đích của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong các tiết học 1a dé giúp học sinh tránh được những căng thắng thần kinh, tạo cho các em hứng thú, duy trì sự chú ý của các em trong giờ học”
Như vậy, hầu hết các giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về mục đích của
việc sử dụng phương pháp trò chơi.Nhưng việc tô chức các trò chơi trong giờ
học đạt được hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào kỹ năng sử dụng phương
pháp trò chơi của từng giáo viên
2.3.2.2 Thực trạng về mức độ sử đụng
Để tìm hiểu thực trạng này, tôi sử dụng phiếu thăm dò kết hợp trao đôi
Trang 26về thực trạng mức độ sử dụng phương pháp trò chơi, tôi đưa ra các
mức độ: thường xuyên ( sử dụng trên 80% các tiết học), không thường xuyên
(sử dụng từ 50% đến 80% các tiết học), ít khi (dưới 50% các tiết học) Sau khi tiến hành điều tra tôi nhận được kết quả sau:
Bảng 2: Bảng tổng kết ý kiến của giáo viên về mức độ sử dụng phương
pháp trò chơi trong các tiết học Các mức độ Sô lượng % Thường xuyên 8 80 Khong thuong xuyén 2 20 It khi 0 0 Không bao giờ 0 0
Dựa vào kết quả điều tra ta thấy 80% giáo viên lựa chọn mức độ sử
dụng là thường xuyên, 20% giáo viên không thường xuyên sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán, không có thầy (cô) nào lựa chọn phương án và “ít khi”, “không bao giờ” Như vậy, đa số giáo viên sử dụng thường xuyên phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học
Khi được hỏi: Tại sao thầy (cô) lựa chọn như vậy thì tôi nhận được câu
trả lời : Kiến thức Toán học trừu tượng và thường rất khô khan vì vậy những trò chơi được tổ chức ngay tại lớp học sẽ giúp học sinh tránh những căng
thắng thần kinh, tạo cho các em hứng thú và niềm vui học tập, duy trì sự chú
Trang 27Bên cạnh đó còn có một số ý kiến cho rằng không nên thường xuyên tổ
chức trò chơi học tập trong quá trình dạy học Toán mà chỉ sử dụng có mức độ nhất định Nếu quá lạm dụng trò chơi thì học sinh đễ sa đà vào việc chơi mà ít
chú ý đến tính chất học tập của trò chơi Hơn nữa nếu nội dung kiến thức
trong bài học quá nhiều thì nên xem xét kỹ trước khi lựa chọn việc tổ chức trò
chơi, nếu không sẽ ảnh hưởng tới tiến trình bài dạy
Qua điều tra, trao đối, trò chuyện trực tiếp với giáo viên chúng ta thấy rằng hầu hết giáo viên được hỏi đều có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng phương pháp trò chơi tuy nhiên việc sử dụng với mức độ như thế nào còn tùy thuộc vào từng giáo viên
2.3.2.2 Thực trạng về các bước tiến hành
Để tìm hiểu thực trạng này tôi tiến hành quan sát cdc gid day va trò chuyện trực tiếp với giáo viên Qua đó, tôi thấy rằng 100% giáo viên đều nắm được quy trình tổ chức trò chơi cho học sinh Song không phải lúc nào giáo viên cũng tiến hành đầy đủ các khâu của quy trình Khi được hỏi tại sao thay
(cô) lại đưa ra ý kiến như vậy thì họ trả lời rằng: “có những trò chơi mà học sinh đã được chơi nhiều lần, học sinh đã năm được luật chơi thì giáo viên sẽ
không nhắc lại luật chơi đồng thời cũng không phái tổ chức cho học sinh chơi thử nữa.”
Ngoài ra, tuy đã nắm được quy trình tổ chức trò chơi nhưng không phái giáo viên nào cũng tô chức tốt và hiệu quả ở các khâu của quy trình và ở mỗi khâu giáo viên cũng có những hình thức tổ chức khác nhau Ví dụ, phổ
biến luật chơi là khâu quan trọng Trước khi tổ chức trò chơi cho học sinh,
nhiệm vụ của giáo viên là phải phổ biến cách chơi, luật chơi, có quy định
Trang 28viên đều phô biến luật chơi bằng lời và không phải giáo viên nào cũng có
cách phô biến luật chơi tốt và hiệu qua
Ở biên bản số 1, tôi thấy giáo viên tổ chức cho học sinh chơi “ Thi viết phép cộng có tổng bằng một số hạng ” Trước khi tổ chức trò chơi giáo viên có phố biến luật chơi tuy nhiên phổ biến chưa kỹ Do lứa tuổi các em còn nhỏ, sự tập
trung chú ý chưa cao mà giáo viên lại phổ biến một lần nên các em chưa nhớ
do đó khi chơi còn lung túng nhất là khi chơi ở trò chơi cuối cùng
Ở bài dạy thuộc biên bán số 3, giáo viên tổ chức bài dạy hợp lý Giữa
bài học giáo viên tổ chức cho học sinh chơi “Trò chơi tiếp sức”, khi giáo viên phô biến luật chơi xong học sinh đã hiểu ngay do các em đã được chơi nhiều lần Ở trò chơi cuối cùng, “ Kiến tha môi” tuy các em đã được chơi một lần ở tiết 5I nhưng giáo viên vẫn hướng dẫn cần thận, luật chơi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác Đề đảm bảo trò chơi được diễn ra thành công, đúng ý đồ sư phạm giáo viên đã hướng dẫn học sinh cụ thể để các em hình dung ra trò chơi bằng một lượt chơi thử Vì vậy khi tiễn hành chơi thật các em thực hiện rất đúng, chính
xác theo luật chơi Kết quả là cả hai đội đều tìm đúng và tương đối nhanh
Hay như bước tô chức đánh giá sau khi kết thúc trò chơi, qua trò chuyện, trao đổi với giáo viên tôi đã thu được kết quả như sau: Có ý kiến thì cho là thường sau khi học sinh chơi xong giáo viên tự mình đánh giá, nhận xét và công bố kết quá Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng: cho học sinh nhận xét ,
giáo viên điều chỉnh lại nếu thấy kết qua đó là không đúng giáo viên mới
đánh giá, tổng kết lại và đưa ra kết quả chung cuộc Song lại có ý kiến cho rằng nên cùng với học sinh đánh giá, nhận xét tức là kết hợp cả hai cùng một
lúc Khi được hỏi tại sao làm như vậy, có giáo viên trả lời: “Thời gian tổ chức
Trang 29nếu cho học sinh tham gia đánh giá thì sẽ lôi cuốn được cá lớp tham gia vui chơi vì trò chơi nhiều khi chỉ có một số em tham gia chơi còn lại ngồi đưới lớp cô vũ cho các bạn chơi Do đó để các em tham gia đánh giá trò chơi là tạo điều kiện cho các em tham gia chơi, nói lên tiếng nói của mình Theo các thầy
(cô) thì việc cho các em đánh giá trò chơi cũng không mất nhiều thời gian và
có thể linh động được
Tổng kết, đánh giá trò chơi là khâu cuối cùng nhưng thực sự cũng có
nhiều ý kiến, từ nhận thức đến thực tế có sự khác nhau
Ở biên bản số 1 và biên bản số 3 trong trò chơi tiếp sức khi hai đội chơi xong thì đã có ngay kết quả trên bảng, giáo viên chỉ cần tổng hợp và công bố xem đội nào thắng, đội nào thua Nhưng ở biên bản số Ì, trong trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” giáo viên lấy kết quả đánh giá của trọng tài Với hình thức này học sinh là người đánh giá, tổng kết trò chơi Ở biên bản số 3, trong trò
chơi “Kiến tha mỗi”giáo viên cũng giữ vai trò là người đánh giá, tổng kết trò
chơi Với cách làm ở biên bản số 1, học sinh hứng thú và hào hứng hơn vì các
em được gián tiếp tham gia trò chơi do đó mặc dù không được tham gia chơi
trực tiếp nhưng các em vẫn vui vẻ, thích thú
2.3.2.3 Thực trạng về cách thức chọn thời điểm tổ chức trò chơi
Việc lựa chọn thời điểm đề tô chức trò chơi cho hợp lý cũng ảnh hưởng
nhiều tới chất lượng giờ dạy Không phải bất kỳ thời điểm nào giáo viên cũng tổ chức trò chơi cho học sinh được Dé làm rõ vấn dé này, chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến
Bảng 3: Ý kiến giáo viên về cách thức lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi học
Trang 30
Các khâu tô chức Sô lượng %
Kiểm tra bài cũ 0 0
Hình thành kiên thức mới 6 60
Củng cô bài học 4 40
Dựa vào kết quả điều tra ta thấy 40% giáo viên chọn lựa khâu tố chức
trò chơi là “củng cố bài học”, 60% giáo viên chọn lựa khâu tô chức trò chơi là
“hình thành kiến thức mới”, không có giáo viên nào chọn tổ chức trò chơi ở
khâu “kiểm tra bài cũ” Như vậy, đa số giáo viện lựa chọn tổ chức trò chơi ở
khâu “hình thành kiến thức mới” Khi được hỏi tại sao thầy (cô) lựa chọn như vậy thì họ trả lời rằng: : “không giống như các môn học khác, trong nội đung một tiết Toán bao giờ cũng có hai phần: kiến thức mới và bài tập thực hành Với cách biên soạn nội dung bài tập như trong sách Toán hiện nay, giáo viên
có thể linh hoạt tạo thành trò chơi học tập” Chẳng hạn với các bài tập về nối
(theo mẫu), so sánh số, điền số thích hợp vào ô trống, viếc các số theo thứ tự
từ bé đến lớn và ngược lại giáo viên có thể tạo thành trò chơi tiếp sức Hay
với các bài tập điền Đúng, Sai giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi “Hoa xanh, hoa đỏ”, nghĩa là khi giáo viên đọc phép tính nếu đúng học sinh giơ hoa đỏ, nếu sai giơ hoa xanh Do đó, học sinh vẫn làm tốt được bài tập mà vẫn được vui chơi Từ nhận thức đó, trong bài dạy (biên bản số 1 và số 3) các giáo viên đã tiến hành tổ chức trò chơi bằng nội dung các bài tập trong phần thực
hành Với hình thức tổ chức như vậy, học sinh rất thích thú, sung sướng Các
em rat tập trung chú ý, quan sát và cô vũ cho đội mình
Trang 31học” Đối với các giáo viên này khi được hỏi tại sao lại lựa chọn như vậy họ
cho rằng: “Việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi có tác dụng rất tốt trong việc tiếp thu kiến thức mới của học sinh, ngoài ra sau giờ học, việc tổ
chức trò chơi vừa có tác dụng giải trí, thư giãn vừa có tác dụng giúp học sinh củng cố,khắc sâu những kiến thức vừa học.”
Cuối cùng trao đối với giáo viên về thời điểm tổ chức trò chơi ở khâu kiểm tra bài cũ thì đều nhận được các ý kiến cho rằng:“Học sinh Tiểu học
nhất là ở các lớp đầu cấp rất hiếu động, hay nói và thích vui chơi Nếu tổ chức trò chơi ở đầu tiết học các em sẽ quá hưng phấn, chỉ thích chơi nên khó tập
trung vào bài học”
Từ thực tế trên cho thấy đa phần ý kiến của giáo viên về lựa chọn thời
điểm tô chức trò chơi là hợp lý và đúng đắn Tuy nhiên, phương pháp trò chơi
không bắt buộc sử dụng ở một thời điểm cố định nào mà bằng năng lực
chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của mình giáo viên có thể áp dụng
linh hoạt ở bất kỳ thời điểm nào miễn sao kết quả đạt được là cao nhất
2.3.2.4 Thực trạng về loại bài học sử dụng phương pháp trò chơi
Việc lựa chọn loại bài học đề tổ chức trò chơi học tập hợp lý cũng ảnh
hưởng nhiều tới chất lượng giờ dạy Để làm rõ vấn đề này tôi đã sử dụng
phiếu thăm dò kết hợp với trao đi trực tiếp với giáo viên
Sau khi điều tra tôi thu được kết quá như sau:
Trang 32Loại bài học Sô lượng % Học bài mới 3 20 Luyện tập 4 40 Ôn tập 3 40 Kiêm tra 0 0 Bài lên lớp hỗn hợp 0 0
Dựa vào kết quả điều tra ta thấy ý kiến của các thầy (cô) tập trung vào
hai loại bài học là loại bài học “luyện tập” và “ôn tập”, một số khác ý kiến thì
cho rằng nên lựa chọn loại bài học “học bài mới”, không có ý kiến nào lựa
chọn loại bài học “kiểm tra” Qua trao đối với các giáo viên tôi được biết: Sở dĩ đa số giáo viên lựa chọn loại bài học “luyện tập” và “ôn tập” là vì “trò chơi
thường có tác đụng củng cố tri thức và rèn luyện kỹ năng” Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng chúng ta có thê sử dụng phương pháp trò chơi trong loại bài “học bài mới” vì các thầy (cô) cho rằng: “Sau khi tiếp thu tri thức mới
qua trò chơi các em có cơ hội ôn lại nội dung bài và phát huy khả năng tính
toán của mình Đồng thời nó là hình thức giải trí, thư giãn sau một giờ học căng thắng.” Loại bài “kiểm tra” không được các thầy (cô) lựa chọn vì trong
loại bài học này chủ yếu giáo viên chuẩn bị bài kiểm tra để kiếm tra kiến thức,
kỹ năng của học sinh nên sử dụng phương pháp này không phù hợp
Qua việc dự giờ Toán (ở biên bản số 1 và biên bản số 3) giáo viên tổ
Trang 33Như vậy, đa phần giáo viên lựa chọn loại bài học để tổ chức trò chơi là
hợp lý và đúng đắn Tuy nhiên giáo viên cần linh hoạt trong việc tổ chức hợp
lý trò chơi học tập ở các loại bài học đề đạt hiệu quả cao nhất 2.3.2.5 Thực trạng về hình thức tổ chức day học
Để tìm hiểu thực trạng về các hình thức tổ chức dạy học sử dụng
phương pháp trò chơi tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với các giáo viên Qua
tổng kết những ý kiến của giáo viên tôi đưa ra nhận định: Các giáo viên khi được hỏi đều khẳng định rằng trong năm hình thức tổ chức dạy học thường
được sử dụng ở Tiểu học là hình thức bài lên lớp; hình thức tự học ở nhà; hình thức bồi dưỡng, phụ đạo; hình thức tham quan, ngoại khoá; hình thức thảo
luận tập thể (xemina) thì chỉ chọn hình thức tô chức dạy học “lên lớp” để tổ
chức trò chơi cho học sinh trong giờ học Toán ở lớp 2 Sở dĩ tất cả các thầy (cô) đều lựa chọn hình thức tổ chức dạy học “lên lớp” là vì các thầy (cô) cho rằng nếu sử dụng ở hình thức tô chức dạy học khác giáo viên rất khó để kiêm tra và tô chức Như vậy, trong quá trình dạy học mơn Tốn nói chu và trong quá trình dạy học mơn Tốn lớp 2 hình thức tổ chức dạy học “lên lớp” là hình thức chủ yếu được lựa chọn để tô chức trò chơi Tuy nhiên giáo viên có thể mở rộng và áp dụng phương pháp trò chơi ở một số hình thức tổ chức
dạy học khác như hình thức
2.3.3 Thực trạng hứng thú của học sinh khi tham gia giờ học Toán có sử dụng phương pháp trò chơi
Qua trò chuyện thì 80% các em học sinh nói rằng các em không thích
học Toán bằng cách ghi chép và hỏi đáp đơn thuần 100% học sinh được hỏi
Trang 34viên tôi được biết sở dĩ học sinh rất hứng thú khi được tham gia vào các giờ
học Toán có sử dụng trò chơi học tập là vì những trò chơi được tổ chức ngay
tại lớp học, phục vụ mục tiêu bài học, những trò chơi được tổ chức ngay tại
lớp học, trong thời gian của tiết học, sẽ giúp học sinh tránh được những căng
thang than kinh, tạo cho các em hứng thú và niềm vui trong học tập, duy trì
được sự chú ý của các em
Như vậy, việc tô chức trò chơi học tập trong giờ học Toán là cần thiết
và đem lại hiệu quả cao
2.3.4 Thực trạng những khó khăn giáo viên khi sử dụng phương pháp trò chơi
Để tìm hiểu những khó khăn giáo viên gặp phải khi sử dụng phương
pháp trò chơi tôi tiến hành trò chuyện, trao đổi trực tiếp với giáo viên Tổng
kết các ý kiến của các thầy (cô) tôi đưa ra nhận định:
Một số khó khăn mà giáo viên gặp phải khi sử dụng trò chơi học tập trong giờ học Toán là:
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi còn nhỏ nên rất hiếu động, nghịch ngợm do đó khi chơi còn chưa chú ý, dễ gây mắt trật tự trong lớp, làm gián đoạn
cuộc chơi Hơn nữa trong cùng một lớp học sinh có trình độ khác nhau, điều
này sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi thiết kế trò chơi
Hai trường Tiểu học mà tôi tiến hành điều tra đều nằm ở trung tâm của
thị xã, là nơi tập trung rất đông dân cư nên các lớp đều có sĩ số cao, bàn ghế rất nhiều gây khó khăn cho việc tô chức các trò chơi cần không gian, cần di chuyển nhiều, gây khó khăn cho giáo viên trong việc quản lý lớp Hơn nữa, để tổ chức trò chơi học tập giáo viên phải tổ chức rất nhiều phương tiện dạy học
VÌ vậy việc chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học cũng là một trong những
Trang 35Thời gian của một tiết học cũng là một trong những khó khăn cho giáo
viên khi tổ chức trò chơi học tập Thời gian của một tiết học là từ 35 đến 40
phút, trong khi giáo viên phải tổ chức rất nhiều hoạt động, vì vậy nếu phân phối thời gian không hợp lý thì giáo viên dé bị cháy giáo án
Trên đây là một số khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tô chức trò chơi
học tập cho học sinh trong giờ học Toán
2.3.5 Những đề xuất của giáo viên về những điều kiện để việc sử dụng
phương pháp trò chơi đạt hiệu quả
Để tìm hiểu về vấn đề này tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với giáo viên thông qua câu hdi: “Theo thay (cô) nếu sử dụng phương pháp trò chơi để nâng
cao hiệu quả giờ học thì cần điều kiện gì?”
Trên cơ sở tổng kết các ý kiến của giáo viên, sau đây là một số điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp trò chơi:
- Không gian lớp phải rộng đủ, điều kiện bàn ghế phải phù hợp để học
sinh có thể chơi các trò chơi cần không gian, cần di chuyên nhiều
- Các phương tiện và thiết bị dạy học phải được chuẩn bị chu đáo
- Thường xuyên tô chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học mà cụ thê là phương pháp trò chơi
- “Trò chơi hoá” nội dung học tập
- Giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo,tỉ mỉ, cặn kẽ ở tất cả các mặt
2.3.0 Thực trạng hiệu quả giờ dạy có áp dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Toán lóp 2
Tìm hiểu thực trạng hiệu quả giờ đạy có tô chức trò chơi học tập, chúng
tôi đã tiến hành dự giờ Toán bài: “ Tổng của nhiều số” ở hai lớp 2A„ (30 học
Trang 36hình thức hoàn toàn khác nhau Lớp 2A; giáo viên không tô chức bất kỳ trò
chơi nào Còn lớp 2A„ giáo viên tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” và “Trò chơi tiếp sức” ở giữa tiết học và trò chơi “ Thi viết phép cộng có tổng bằng
một số hạng” ở phần củng cố, cuối tiết học Với hình thức tổ chức như vay, 0
lớp 2A; giáo viên không tổ chức trò chơi nên các em học ít chú ý, không khí
lớp học trầm, đôi khi còn nhiều em nói chuyện riêng Nhưng ở lớp 2A„ giáo viên tổ chức trò chơi các em học tập sôi nỗi hơn, không khí lớp học thay đồi hắn Các em hào hứng tham gia thậm chí kết thúc trò chơi, khi tổ mình thắng
các em còn reo hò sung sướng Một giờ học có sử dụng trò chơi học tập sẽ lôi
cuốn, thu hút các em vào hoạt động học hơn so với giờ học không tổ chức bất
kỳ m6t tro choi hoc tap nao
Sau khi giờ học, chúng tôi tiến hành kiểm tra năng lực quan sát và mức
độ nắm kiến thức của học sinh hai lớp 2A4, 2A; ( qua Vở bài tập Toán 2 — Ôn
tập về phép cộng và phép trừ (tiếp theo) ) Sở dĩ, tiến hành như vậy vì sau mỗi bai trong Sách giáo khoa lại có bài tập trong Vở bài tập Toán dé củng cố và
Trang 3747+36 100 — 22 90 —58 35+ 65 Bai 3 So ? “s23 7] 2, b4) Ƒ¬ 12-6= 14-8= c, 17-9 = d, 15-7 = 15-5-2= 17-7-2-
Bài 4 Một cửa hàng buổi sáng bán được 64/ nước mắm, buổi chiều bán được
ít hơn buổi sáng 18 nước mắm Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít nước mắm?
Bài giải
Kết quả thu được sau khi điều tra ở hai lớp 2A, 2A; ( trong đó lớp 2A„
có 30 học sinh, lớp 2As có 32 học sinh, số học sinh giỏi, khá, trung bình cũng
Trang 38Ket qua STT Dap an 2A, | 2As Bai | 14-9=5 8 +8 =16 14-6=8 9+4= 1 13 16-7=9 11-5=6 17-8=9 11-9=] 30 25 2 12-8=4 13-6=7 12-5=7 3+ 8== 11 3+ 8= 6+9=15 18-9=9 3+9=12 16-8 =8 Bài |83 78 32 100 2 30 23 Bài la, 12-4-2=6 b, 14-3-5=6 3 12-6 =6 14-8 =6 c, 17-9 =8 d 15-7 =8] 30 20 17-7-2 =8 15-5-2=8
Bai Bai giai
Trang 39Như vậy có thê nói phương pháp trò chơi là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao Nó góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu
học
Như vậy có thể nói với các giờ học Toán có tổ chức trò chơi học tập đã
thực sự thu hút học sinh tham gia, tạo hứng thú cho các em học tập tốt Qua đó các em cũng tích lũy được nhiều kiến thức và củng cố, rèn luyện kỹ năng thực hành tính tốn Ngồi ra việc tô chức trò chơi học tập còn giúp các em
giảm bớt căng thắng đề bước vào một tiết học mới thoải mái và đầy tự tin
Qua việc tiến hành điều tra, quan sát kết hợp trò chuyện với giáo viên và học sinh ta thấy rằng: Phương pháp dạy học có kết hợp hình thức vui chơi — học tập là một phương pháp đem lại kết quả cao Về mặt nhận thức thì đại đa số học sinh đều khẳng định được điều đó Tuy nhiên trong khâu tô chức thì không phái giáo viên nào cũng làm được thế Mơn Tốn nói chung và mơn Tốn 2 nói riêng là một môn học quan trọng ở bậc Tiểu học Nó cung cấp cho các em những kiến thức ban đầu về Toán học, hình thành kỹ năng tính toán nhanh, khả năng tư duy khoa học, logic, sáng tạo và tạo điều kiện cho các em học tập môn khác tốt hơn Vì vậy trong giảng dạy nên kết hợp phương pháp
này tạo cho học sinh tính tích cực, chủ độn, tự giác trong học tập Việc sử
dụng phương pháp trò chơi là rất cần thiết Nhưng nhiều khi giáo viên tô chức
cho học sinh học Toán bằng trò chơi học tập chưa thực sự hợp lý Việc sử dụng phương pháp trò chơi muốn thu hút hấp dẫn của các em đòi hỏi khâu
chuẩn bị và tổ chức của giáo viên phải rất chu đáo và tỉ mi Điều này không phải giáo viên nào cũng làm được Nguyên nhân vì sao và có biện pháp nào
để cải thiện tình hình này Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và trả lời câu hỏi đó
Trang 40Qua quá trình điều tra và tìm hiểu thực trạng, tôi thấy tất cả giáo viên ở các khối lớp đều có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của trò chơi trong học tập Song từ nhận thức đến sử dụng hiệu quả phương pháp này còn rất
nhiều vấn đề cần xem xét, khắc phục Từ thực tế dạy học ở trường Tiểu học,
tôi thấy có những nguyên nhân sau: 2.4.1 Nguyên nhân chủ quan
2.4.1.1 Nguyên nhân từ phía giáo viên
Phương pháp trò chơi là một phương pháp dạy học tích cực, lấy học
sinh làm trung tâm, qua đó các em được vui chơi, học tập.Việc sử dụng
phương pháp này không hề hạ thấp vai trò của giáo viên mà ngược lại giáo
viên có vai trò hết sức quan trọng Nó đòi hỏi giáo viên càng phải chủ động,
linh hoạt trong việc chỉ đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học
sinh Họ vừa là người khởi xướng, vừa là trọng tài vừa là người cố vấn Vì vậy đối với thực trạng nói trên, nguyên nhân từ phía giáo viên là do giáo viên
không tiến hành đồng bộ các khâu trong quá trình tổ chức trò chơi Trước hết
mục tiêu của trò chơi còn xa vời với nội dung bài học Ngôn ngữ để phô biến, hướng dẫn luật chơi còn chưa khoa học Hơn nữa nhiều giáo viên còn chủ quan khi cho rằng học sinh đã nắm được luật chơi mà không tiến hành cho học sinh chơi thử trước khi chơi thật Đôi khi giáo viên quá lạm dụng trò chơi với quan niệm cho rằng “ cứ qua trò chơi là học sinh nắm được bài” mà
không biết rằng vô hình chung đã biến giờ học thành giờ chơi do đó không đạt được mục tiêu bài học đã đề ra Như vậy, có thể nói nguyên nhân từ giáo viên là nguyên nhân rất cơ bản, quyết định nhiều đến việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh nói chung, của giờ