Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- NGUYỄN DUY TÙNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT NGUY CẤP, QUÝ HIẾM VÀ ĐỀ XU
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Thái Nguyên - 2013
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
NGUYỄN DUY TÙNG
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THỰC
VẬT NGUY CẤP, QUÝ HIẾM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG
HUYỆN VÕ NHAI – TỈNH THÁI NGUYÊN
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Đặng Kim Vui và thầy giáo Th.S La Quang Độ Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá được chính tác giả điều tra
từ hiện trường và thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo
Nếu có phát hiện bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 9 năm 2013
Nguyễn Duy Tùng
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Kim Vui và Th.S La Quang Độ, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn
Tác giả xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học, Khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này
Xin cám ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, UBND các xã Cúc Đường, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa và các hộ gia đình, cá nhân đã cung cấp các thông tin về địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp để thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Duy Tùng
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU i
1 Đặt vấn đề 1
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học về nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm 4
1.2 Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm trên thế giới và
Việt Nam 5
1.2.1 Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm trên thế giới 5
1.2.2 Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam 7
1.3 Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại một số VQG và KBT ở Việt Nam 10
1.4 Thực trạng về quản lý bảo vệ thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam 12
1.4.1 Hệ thống văn bản chính sách 12
1.4.2 Tình hình quản lý bảo vệ và các hoạt động buôn bán thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam 13
1.5 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 18
1.5.1 Điều kiện tự nhiên 18
1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
1.5.3 Nhận xét và đánh giá chung 28
Chương 2.NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Phạm vi nghiên cứu 30
2.2 Nội dung nghiên cứu 30
hiếm trong KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng 30
2.2.2 Thử nghiệm giâm hom loài cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon Meisn) 30 2.2.3 Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học tại khu bảo tồn Thân Sa-Phượng Hoàng 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 30
nghiệm gây trồng một loài cây quý hiếm nhằm mục đích bảo tồn và phát triển loài 36
Chương 3.KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
hiếm trong KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng 40
3.1.1 Danh lục và cấp bảo tồn các loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng 40
3.1.2 Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về các loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn 41
3.1.3 Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo tuyến 43
3.1.4 Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo trạng thái rừng 46
3.1.5 Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo độ cao 49
3.1.6 Tái sinh các loài quý hiếm trong khu bảo tồnSau quá trình điều tra ngoài thực địa về tái sinh của các loài quý hiếm trong khu bảo tồn chúng tôi thu được kết quả về mức độ tái sinh của các loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn ở bảng 3.8 dưới đây: 53
3.2 Thử nghiệm giâm hom loài cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) 54
3.3 Những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng 55
- Phượng Hoàng 56
3.4.1 Thực trạng về bộ máy tổ chức và năng lực của ban quản lý 56
3.4.2 Những mối đe doạ chủ yếu 57
, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng 62
3.4.4 Thực trạng về khai thác, sử dụng rừng và đất rừng ở khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng 65
3.4.5 Những tồn tại, hạn chế 68
3.4.6 Đề xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn loài thực vật quý hiếm 68
KẾT LUẬN 71
1 Kết luận 71
2 Kiến nghị 72
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤ C CÁC CHỮ VIẾ T TẮ T
- BQL: Ban quản lý
- BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
- CITES: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora - Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã,
nguy cấp
- CR: Cực kì nguy cấp (Critically Endangered)
- DD: Thiếu dẫn liệu (Data Deficient)
- D1.3: Đường kính thân cây tịa vị trí 1,3m
- ĐDSH: Đa dạng sinh học
- EN: Nguy cấp (Endangered)
- EW: Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild )
- EX: Tuyệt chủng (Extinct)
Hvn: Chiều cao vút ngọn
- IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resources-
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
- KBT: Khu bảo tồn
- KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
- NE: Không được đánh giá (Not Evaluated)
- ÔDB: Ô dạng bản
- ÔTC: Ô tiêu chuẩn
- UBND: Ủy ban nhân dân
- VQG: Vườn quốc gia
- VU: Sắp nguy cấp (Vulnerable)
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Số lượng loài nguy cấp quý hiếm tại một số khu rừng đặc dụng 11
Bảng 1.2 Thành phần thực vật trong KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng 21
Bảng 1.3 Thành phần Động vật có xương sống KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng 22
Bảng 3.1 Bảng tỷ lệ thực vật quý hiếm giữa các ngành 40
Bảng 3.2 Danh mục các loài cây quý hiếm được người dân sử dụng 42
Bảng 3.3 Số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo tuyến 46
Bảng 3.4 Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo các trạng thái rừng 47
Bảng 3.5 Bảng số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo trạng thái rừng 49
Bảng 3.6 Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao 50
Bảng 3.7 Bảng số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo độ cao 52
Bảng 3.8 Mức độ tái sinh của các loài quý hiếm 53
Bảng 3.9 Tỷ lệ ra rễ ở các công thức giâm hom 54
Bảng 3.10 Chất lượng rễ theo các công thức giâm hom 54
Bảng 3.11 Đánh giá mức độ tác động của con người và động vật 55
tới các loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn 55
Bảng 3.12 Phân hạng các mối đe doạ trực tiến tới khu bảo tồn 58
Bảng 3.13 Thống kê các vụ vi phạm trong các năm 2011- 6/2013 63
Bảng 3.14 Kết quả hoạt động tuyên truyền vận động 64
Bảng 3.15 Kết quả thực hiện dự án 147 65
Bảng 3.16 Phương thức quản lý đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 66
Bảng 3.17 Các loại lâm sản thường được sử dụng 67
Bảng 3.18 Phương thức quản lý đối với phân khu phục hồi sinh thái 67
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí tuyến điều tra 34
Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ các loài thực vật quý hiếm giữa các ngành 40
Hình 3.2 Biểu đồ số lƣợng loài thực vật quý hiếm phân bố theo tuyến 46
Hình 3.4 Biểu đồ số lƣợng loài thực vật quý hiếm phân bố theo độ cao 52
Hình 3.5 Các vụ vi phạm trong các năm 2011- 6/2013 63
Hình 3.6 Kết quả thực hiện dự án 147 65
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Rừng có một vai trò hết sức quan trọng đối với con người Rừng là lá phổi xanh khổng lồ điều hoà khí hậu, hạn chế thiên tai, bão lũ, là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của thiên nhiên, là nơi cư trú của rất nhiều loài động vật, là nơi cung cấp thức ăn cho động vật nói chung Đặc biệt thảm thực vật rừng còn có vai trò rất quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động của con người như gỗ, nguyên liệu giấy, xây dựng nhà cửa và các trang thiết bị nội thất, cho dầu béo, tinh dầu, làm thuốc, làm cảnh và nhiều giá trị sử dụng khác
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với quốc tế, quá trình đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng, một diện tích đất rừng không nhỏ đã được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các công trình nhà cửa, xí nghiệp, đường xá, khu vui chơi… Bên cạnh đó nạn phá rừng làm rẫy, khai thác gỗ, củi và các nguồn tài nguyên khác vẫn thường xuyên xảy ra, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm tới, nguồn tài nguyên rừng sẽ bị suy giảm
và cạn kiệt Trong những năm nửa cuối thế kỷ 20, diện tích rừng Việt Nam đã có những biến động đáng kể, chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học đã và đang bị suy giảm
Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ giá trị đa dạng sinh học Một trong những giải pháp quan trọng là việc thành lập hệ thống các khu rừng đặc dụng trên phạm vi toàn quốc Ngày 08 tháng 9 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị
số 194-CT về việc thành lập hệ thống rừng đặc dụng với 73 khu, và được chia làm
03 loại: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng văn hóa lịch sử và môi trường Ngày 17 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 192/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 Hệ thống này có diện tích gần 2,5 triệu hecta chiếm khoảng 7% diện tích tự nhiên toàn quốc với 126 khu rừng đặc dụng, trong đó có 27 Vườn quốc gia, 49 khu dự trữ thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài/nơi cư trú và 37 khu bảo tồn cảnh quan Hiện nay, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm
164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển
Bên cạnh sự ra đời của hệ thống các khu rừng đặc dụng, Chính phủ cũng đã ban hành các quy định về bảo tồn và phát triển các loài động thực vật quý hiếm Ngày 17 tháng 01 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 18-HĐBT về việc quy định danh mục động thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ [21] Nghị định này đã chia các loài thực vật quý hiếm thành
2 nhóm Nhóm IA gồm 13 loài và nhóm loài thực vật bị nghiêm cấm khai thác với mục đích thương mại Nhóm IIA gồm 19 loài và nhóm loài thực vật bị hạn chế khai thác sử dụng Ngày 22 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 48/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT [13] Ngày 30 tháng 3 năm 2006, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm [14] Nghị định 32 đã quy định nhóm IA gồm 15 loài
và nhóm loài thực vật, nhóm IIA gồm 37 loài và nhóm loài thực vật cần được bảo
vệ Như vậy, số lượng loài và nhóm loài được quy định qua các thời kỳ tăng lên Điều này cho thấy áp lực ngày càng lớn tới các loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc khu vực núi đá vôi trong vòng cung Bắc Sơn mang nhiều đặc điểm chung của hệ sinh thái rừng trên núi
đá vôi của Việt Nam Diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% với thành phần loài thực vật khá phong phú và đa dạng [1], [2], [4], [6], [7] Trước khi trở thành khu bảo tồn thiên nhiên (năm 1999) hiện tượng chặt phá rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra thường xuyên làm cho chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng [8] Từ khi trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, thảm thực vật ở đây đã được bảo vệ nghiêm ngặt, tình trạng chặt phá rừng đã giảm nhiều, song việc khai thác nguồn tài nguyên gỗ (Nghiến, Trai lý, Đinh vàng, Lát Hoa, Re hương ) và lâm sản ngoài gỗ (Song mây, hoa quả rừng, dược liệu, cây cảnh,…) vẫn diễn ra hàng ngày, nên đã làm suy giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng nơi đây [3] [5], [6], [8] Để nắm được thực trạng của các loài nguy cấp, quý hiếm và làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý, việc điều tra tình trạng quản lý, bảo vệ các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm
là rất cần thiết Xuất phát từ yêu cầu đó tôi tiến hành đề tài:
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
“Nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm và đề xuất một
số giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên”
Đề tài này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng cho chiến lƣợc bảo tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của khu bảo tồn
2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu chính:
- Xác định danh lục một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của khu Bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa-Phƣợng Hoàng
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn có hiệu quả những loài cây quý hiếm và các loài cây có nguy cơ bị đe doạ cao tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phƣợng Hoàng
3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phƣợng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
4 Ý nghĩa của đề tài
- Xác định đƣợc một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng dựa theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2013) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP
- Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển loài nguy cấp, quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học về nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đa dạng sinh học đang ngày càng suy giảm làm cho số lượng các loài động thực vật giảm từng ngày từng giờ, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm.Yêu cầu đặt ra là phải phân cấp đánh giá các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn chúng một cách có hiệu quả Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế giới [29], Chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam (2007) [9], để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên Đây cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe
dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức
độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution fragmentation)
+ Tuyệt chủng (EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật Một
loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận được cá thể nào Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người
+ Cực kì nguy cấp (CR): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật Một loài hoặc
nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong
tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
+ Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật Một loài bị coi
là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp
+ Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một
tương lai không xa
+ Sắp bị đe dọa: là một trạng thái bảo tồn của sinh vật Một loài hoặc nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa
thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa
+ Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) – DD: Một taxon được coi là thiếu dẫn liệu
khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể
+ Không được đánh giá (Not Evaluated) – NE: Một taxon được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài liệu kế thừa của khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng cho thấy: tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng tồn tại rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN, VU… , [18] [19], [26], [27] cần được bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung Cho nên việc nghiên cứu một số loài thực vật quý hiếm và đề xuất các phương thức bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật quý hiếm và nguồn gen của chúng là điều hết sức cần thiết
1.2 Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm trên thế giới
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác nhau, nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các nguồn tài nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm [10], [12] Để nâng cao nhận thức trong
xã hội và toàn cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
cứ liệu quan trọng cho công tác bảo tồn, từ năm 1964, hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới, đã cho xuất bản các Bộ sách đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có
hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới Năm 1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc phân hạng tình trạng các loài động vật, thực vật
bị đe doạ trên thế giới Các thứ hạng và tiêu chuẩn của IUCN được cụ thể hoá như sau: loài tuyệt chủng (EX), loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU),…Năm 2004 Sách đỏ IUCN công bố văn bản đánh giá các loài động thực vật gọi là (Sách đỏ 2004) vào ngày 17 tháng 11 năm 2004 Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm
Danh sách cũng công bố 784 loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm 1500 Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm 2000 Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và sắp xếp vào nhóm DD Ví
dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759 trước khi tăng lên như hiện nay
Công tác bảo tồn trên thế giới đã được chú trọng từ rất lâu, đặc biệt là các nước phát triển, các vườn quốc gia khu bảo tồn đã được thành lập từ rất sớm [16], [17] Ở Mĩ đã có nhiều vườn quốc gia được thành lập từ rất sớm như:
Vườn quốc gia Yellowstone là một vườn quốc gia Hoa Kỳ được thành lập ngày 01 tháng 3 năm 1872, đây là vườn quốc gia đầu tiên và xưa nhất thế giới Yellowstone nổi tiếng với các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm Với diện tích 8.980 km², bao gồm các hồ, vực, sông và các dãy núi Khu vực này tồn tại hàng trăm loài động vật có vú, chim, cá và rùa Bao gồm một số loài nguy cấp như Sói xám, các loài bị đe dọa như: Linh miêu, gấu xám, bò Bizon, Gấu đen, Nai sừng tấm, Nai anxet, Hươu đuôi đen, Dê núi, Linh dương sừng tỏa, Cừu sừng to và
Sư tử núi Hệ thực vật ở đây cũng đa dạng và phong phú, trong vườn quốc gia có 1.700 loài cây gỗ và các dạng thực vật có mạch khác là cây bản địa, khoảng 170 loài khác là loài xâm lấn không bản địa Các rừng thông chiếm 80% tổng diện tích, các loài cây lá kim khác như: Linh sam cận núi cao, vân sam Engelmann, Linh sam Douglas núi Rocky và thông vỏ trắng tồn tại thưa thớt Tại đây còn có loài Cỏ roi ngựa cát Yellowstone là loài hiếm chỉ tìm thấy tại Yellowstone Nó có quan hệ họ
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
hàng gần với các loài sinh sống trong khu vực có khí hậu nóng hơn, làm cho nó trở thành kỳ dị tại đây Khoảng 8.000 cụm loài hoa hiếm này sống trên các vùng đất cát ven bờ hồ Yellowstone, ngay phía trên mực nước
Công viên quốc gia lịch sử Olympic thuộc Hoa Kỳ được thành lập vào năm
1938 Năm 1981, Công viên quốc gia lịch sử Olympic đã được đặt theo tên một trang web Di sản Thế giới công nhận vẻ đẹp tự nhiên của nó và sự đa dạng đặc biệt xuất sắc của thực vật và động vật Nằm ở phía tây bắc của tiểu bang Washington, Olympic Vườn quốc gia nổi tiếng về sự đa dạng của hệ sinh thái của nó Mười một
hệ thống sông chính của dãy núi Olympic, cung cấp một môi trường sống tốt nhất cho loài cá anadromous quý hiếm Công viên cũng bao gồm 100 km đường bờ biển hoang dã, chưa phát triển đây là bờ biển dài nhất ở Hoa Kỳ tiếp giáp lãnh hải, phong phú về động vật, thực vật bản địa và đặc hữu, bao gồm cả các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng cao như: murrelet cẩm thạch và cá hồi bò
Cũng như nước Mĩ, nước Nga cũng nổi tiếng với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, là nơi lưu trữ và bảo tồn hàng ngàn các loài động thực vật quý hiếm trên thế giới như:
Vườn quốc gia Taiga ở Nga chủ yếu là cây lá kim, với các loài chiếm đa
số là thông rụng lá, vân sam, linh sam và thông Mặc dù rừng Taiga chủ yếu là cây
lá kim, nhưng một số cây lá rộng (thực vật có hoa) cũng tồn tại, đáng chú ý là các loài
cây quý hiếm như bạch dương, dương rung, liễu và thanh hương trà (chi Sorbus)…
Bên cạnh đó một loạt các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa hay đang nguy cấp cũng có thể được tìm thấy trong các rừng phương bắc của Canada, bao gồm tuần lộc
(Rangifer tarandus), gấu nâu Bắc Mỹ (Ursus arctos horribilis), chồn gulô (Gulo gulo)
Nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm của các loài này là do bị mất môi trường sinh sống vì sự phát triển mang tính phá hủy, chủ yếu là chặt đốn gỗ
Vườn thú bò sát Tula là một trong những cơ sở lớn nhất ở Nga mở cửa vào tháng 9/1987 Hiện tại đây có khoảng 600 loài rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu, bò cạp, loài lưỡng cư và độn quý hiếm đang sinh sống
1.2.2 Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tuyển tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” [9] của tập thể tác giả
thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, nay là Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam là tài liệu duy nhất công bố một cách đầy đủ các loài thực vật quý
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam Cuốn sách được xuất bản vào các năm 1992,
1996 dựa trên thang bậc phân hạng mức đe doạ của IUCN 1978 và 1994, mới nhất là
năm 2007 Trong “sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” năm 2007 [9], đã công bố 847
loài (trong 201 họ) quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được gây trồng và bảo vệ Bên cạnh đó để phục vụ tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển các loài thực vật quý hiếm nhà nước cũng đã ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản
lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (viết tắt là Cơ quan quản lý CITES Việt Nam,Tên giao dịch Quốc tế: CITES Management Authority of Vietnam) Theo nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đã chia thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thành 2 nhóm:
- Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc
có nguy cơ tuyệt chủng cao Thực vật rừng, động vật rừng nhóm I được phân thành: nhóm IA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành là: ngành Thông với 7 loài
và ngành Ngọc lan với 8 loài, nhóm IB gồm các loài động vật rừng
- Nhóm II: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng: nhóm IIA gồm các loài thực vật rừng thuộc 2 ngành: ngành Thông với 10 loài và ngành Ngọc lan với 27 loài, nhóm IIB gồm các loài động vật rừng (Trong đó
có 139 loài động vật, 52 loài thực vật quý hiếm và nguy cấp được bảo vệ nghiêm nghặt theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006)
Theo công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Cơ quan quản lý CITES Việt Nam [11]) Thì các loài động thực vật hoang dã nguy cấp được sắp xếp vào phụ lục I, II, III Thuộc các phần:
Phần A Ngành động vật có dây sống (Phylumchordata)
Phần B Ngành da gai (Phylum echinodermata)
Phần C Ngành chân khớp (Phylum arthropoda)
Phần D Ngành giun đốt (Phylum annlida)
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Phần E Ngành thân mềm (Phylum mollusca)
Phần G Ngành Ruột khoang (Cnidaria)
Phần H Thực vật (Plants/Flora)
Ngoài tập “Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)” thống kê số loài thực vật có
nguy cơ tuyệt chủng của cả nước, thì các công trình nghiên cứu về các loài có nguy
cơ tuyệt chủng ở từng vùng và khu vực cụ thể còn rất ít [24], [25] Ví dụ như một số Vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn (KBT) cũng thống kê được một số loài động, thực vật quý hiếm trong KBT như:
VQG Ba Bể (Bắc Cạn) có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó
có nhiều loài thực vật quí hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới Các loài cây gỗ quý, hiếm như: Nghiến, Đinh, Lim, Trúc dây,… trong đó, Trúc dây là một loài tre đặc hữu của Ba Bể thường mọc tại các vách núi, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo nên những bức mành xung quanh hồ Đây là khu vực được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng
và đặc hữu cao nhất về loài lan không chỉ của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á Ở đây có 182 loài lan, một số loài lan là đặc hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này Khu hệ động vật rất phong phú với 81 loài thú, 27 loài bò sát,
17 loài lưỡng cư, 322 loài chim, 106 loài cá, 553 loài côn trùng và nhện Trong đó
có nhiều loài có giá trị, quý hiếm đã được Việt Nam và Quốc tế ghi vào Sách Đỏ VQG Hoàng Liên Lào Cai là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, gồm hệ thống núi cao thuộc dẫy Hoàng Liên, trong đó có đỉnh Phan
Xi Păng cao 3.143m cao nhất Đông Dương Kiểu sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao với hệ động, thực vật phong phú và đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều sinh cảnh cũng rất đặc hữu Về thực vật Vườn có 2.024 loài trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng Động vật rừng với 66 loài thú, 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như Vượn đen Chim có 347 loài, lưỡng cư có 41 loài, bò sát với 61 loài
VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có 1.282 loài thực vật thuộc 660 chi thuộc 179 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó có các loài điển hình cho vùng cận nhiệt đới Có
42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như hoàng thảo
Tam Đảo (Dendrobium daoensis), Trà hoa dài (Camellia longicaudata), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), Hoa tiên (Asarum petelotii), Chùy hoa leo
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
(Molas tamdaoensis), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi) Vườn quốc gia này cũng
có 163 loài động vật thuộc 158 họ của 39 bộ, trong 5 lớp là: thú (Mammalia); chim(Aves); bò sát (Reptilia); ếch nhái (Amphibia) và côn trùng (Insecta) Vườn có tới 239 loài chim với nhiều loài có màu lông đẹp như vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu hồng, sơn tiêu đỏ, có những loài quý hiếm như gà tiền, gà lôi trắng; có 64 loài thú với những loài có giá trị như sóc bay, báo gấm, hổ, gấu ngựa, cầy mực, vượn, voọc đen, Có 39 loài động vật đặc hữu, trong đó có 11 loài loài đặc hữu hẹp chỉ có
ở Vườn quốc gia Tam Đảo như rắn sãi angen (Amphiesma angeli); rắn ráo thái dương (Boiga multitempolaris); cá cóc Tam Đảo (Paramerotriton deloustali) và 8
loài côn trùng
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý như là:
Nguyễn Thị Yến (2003) [28] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý hiếm, trong đó có 15 loài ở mức VU và 5 loài ở mức nguy cấp dựa theo những thứ hạng và tiêu chuẩn của Sách đỏ Việt Nam (2007) và IUCN
Vũ văn Cần (2009) [15] nghiên cứu hiện trạng hệ thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã thống kê và lập danh mục số loài thực vật quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phương Hoàng gồm có 44 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 22 loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP Tóm lại, những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta còn rất ít Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số lượng loài thực vật có giá trị đang bị giảm sút, bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng Tuỳ từng thời điểm, một loài có thể đang ở cấp này có thể chuyển sang cấp khác (do nhiều nguyên nhân, thường là theo chiều hướng tăng) Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu đầy đủ hơn để đánh giá số loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở từng vùng cụ thể và cần đánh giá thường xuyên Nhằm có thể biết được các diễn biến bất lợi theo thời gian, để đưa ra các giải pháp bảo tồn những loài thực vật quý hiếm
có giá trị ở nước ta
1.3 Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại một số VQG và KBT ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp Viện Điều tra Quy hoạch Rừng [25] tại 39 khu rừng đặc dụng, các trạm thực nghiệm, các khu rừng giống, các vườn cây dược liệu và các điểm nóng về khai thác, chế biến,
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
buôn bán lâm sản trên toàn quốc, số lượng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm bước đầu được thống kê cho từng khu được thể hiện trên bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1 Số lượng loài nguy cấp quý hiếm tại một số khu rừng đặc dụng
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trong số các khu rừng đặc dụng được điều tra đánh giá, các khu Ea Ral và Trấp Ksơ (Đắc Lắc) được thành lập với mục đích để bảo tồn duy nhất loài Thông nước, và cũng không phát hiện được loài nào khác ngoài loài thông nước ở 2 KBT trên Một số khu rừng đặc dụng khác như VQG Ba Bể (Bắc Kạn), VQG Hoàng Liên (Lào Cai), VQG Bi Doup Núi Bà (Lâm Đồng), VQG Xuân Sơn (Phú Thọ) và KBT Hang Kia Cò (Hòa Bình) có số lượng các loài nguy cấp quý hiếm khá lớn (trên dưới
20 loài) Đây là những nơi có chứa giá trị đa dạng sinh học cao, đã được nghiên cứu khá đầy đủ về khu hệ động thực vật và cần phải có chương trình cụ thể để bảo tồn những loài nguy cấp quý hiếm (cả nội vi và ngoại vi), đặc biệt là những loài có nguy
cơ bị tuyệt chủng cao Các khu rừng đặc dụng còn lại đều có khoảng 3-10 loài nguy cấp quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển
1.4 Thực trạng về quản lý bảo vệ thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam
1.4.1 Hệ thống văn bản chính sách
Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã Điều này được thể hiện bằng một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời Ba mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992), Nghị định48/2002/NĐ-CP (2002) và Nghị Định 32-CP (2006) Nghị định 18/HĐBT nhằm thực hiện Điều 19 của Luật bảo vệ rừng năm 1991 Nghị định này quy định danh mục các loài động thực vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ Đây là nghị định đầu tiên có định nghĩa về các loài quý, hiếm và các loài động, thực vật hoang dã thông thường ở Việt Nam Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ- CP để sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo Nghị định 18/HĐBT và chế độ quản lý bảo vệ Việc ban hành và thực hiện Nghị định này đã đem lại nhiều cơ hội tồn tại cho nhiều loài động thực vật hoang dã Ví dụ, trước năm 1992, nhiều loài cây lấy gỗ bị khai thác kiệt, do không có chính sách và cơ chế quản lý, bảo vệ Sau khi Nghị định 18/HĐBT được ban hành rất nhiều các vụ việc liên quan đến việc khai thác, buôn bán và sử dụng các loài quí hiếm được quy định trong Nghị định đã bị xử phạt, truy tố theo đúng quy định Tuy nhiên, Nghị định này cũng còn một số vấn đề tồn tại Ví dụ, việc điều tra giám sát các loài quy định trong Nghị định (Điều 5; 6) cũng chỉ được thực hiện một phần ở các khu rừng đặc dụng mà không được thực hiện ở các khu rừng khác, nơi có các loài đó phân bố Do thiếu các tư liệu và thông tin cần thiết,
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
việc thực thi Nghị định cũng gặp nhiều khó khăn Ví dụ, việc nhận dạng các loài thực vật quý hiếm, đặc biệt các sản phẩm của chúng là rất khó khăn đối với hầu hết các cơ quan thực thi như kiểm lâm, hải quan, công an và quản lý thị trường Hầu như chưa có tài liệu nhận dạng hoặc hỗ trợ nhận dạng nào được xuất bản để trợ giúp cho việc thực thi Nghị định Việc xử phạt cũng gặp rất nhiều khó khăn Ví dụ, vi phạm đối với các loài động vật thường được quan tâm hơn là đối với các loài thực vật, mặc dù chúng đều có tên trong cùng một nhóm của Nghị định Để khắc phục hạn chế trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP Đây là Nghị định mới nhất được ban hành nhằm thay thế Nghị định 18/HĐBT và Nghị định 48/2002/NĐ-CP để phù hợp với Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004) Về cơ bản, Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã được soạn thảo kỹ lưỡng hơn, các quy định đã được nêu rõ ràng, đặc biệt các quy định để thực thi Tuy nhiên, việc thực thi Nghị định cũng gặp các vấn đề tương tự như Nghị định 18/HĐBT Ví dụ, không có hướng dẫn nhận dạng các loài được quy định trong Nghị định, đặc biệt là các sản phẩm Việc tiến hành xử phạt các vụ vi phạm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP cũng gặp khó khăn vì khó định giá được các loài quý hiếm, do đó không áp dụng được mức độ xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm thích hợp Ngày 1 tháng 7 năm 2009 Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam chính thức có hiệu lực Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được luật đa dạng sinh học ưu tiên bảo vệ, lưu giữ và bảo quản lâu dài Luật đa dạng sinh học là một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam
1.4.2 Tình hình quản lý bảo vệ và các hoạt động buôn bán thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam
1.4.2.1 Bảo vệ nguyên vị (insitu)
Việt Nam đã và đang quan tâm nhiều đến vấn đề bảo tồn loài và giá trị đa dạng sinh học [22], [23] Năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định thành lập một hệ thống 87 khu bảo tồn được gọi là các khu rừng đặc dụng, trong đó có 56 Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, 31 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường với tổng diện tích khoảng 1.169.000ha chiếm 5,7% diện tích đất rừng Từ đó đến nay, hệ thống các khu rừng đặc dụng được bổ sung thêm cả về số lượng và diện tích Hiện nay, hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam có tổng diện tích gần 2,5 triệu hécta chiếm khoảng 7% diện tích tự nhiên toàn quốc với 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển
Trong số các khu rừng đặc dụng, nhiều nơi được thành lập với mục đích để bảo tồn loài thực vật nguy cấp, quý hiếm như: VQG Ba Bể (Bắc Kạn) để bảo tồn loài nghiến, đinh; VQG Ba Vì (Hà Nội) để bảo tồn loài bách xanh, mỡ hải nam; VQG Bến En (Thanh Hóa) để bảo tồn Lim xanh; VQG Hoàng Liên (Lào Cai) để bảo tồn các loài cây thuốc và pơ mu; VQG Pù Mát (Nghệ An) để bảo tồn loài sa mộc dầu, pơ mu; KBT Earal và Trấp Ksơ (Đắc Lắc) để bảo tồn loài Thông nước và VQG York Đôn (Đắc Lắc) để bảo tồn các loài cây họ dầu Nhìn chung, những loài thực vật được bảo tồn tương đối tốt trong hệ thống các khu đặc dụng Tuy nhiên, hiện tượng khai thác đơn lẻ (từng cây), bất hợp pháp vẫn xảy ra ở một số nơi, vào một thời điểm nhất định, đặc biệt đối với một số loài có giá trị kinh tế cao (sưa, sâm
vũ diệp, tam thất hoang, sâm ngọc linh và gõ đỏ)
1.4.2.2 Bảo tồn chuyển vị (Exitu)
Bảo tồn chuyển vị là cách thức di chuyển đối tượng bảo tồn khỏi vị trí mà chúng tồn tại Thường cách thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên Với hình thức này, đối tượng bảo tồn có thể được lưu giữ trong ngân hàng gien, bảo tàng hoặc cũng có thể di chuyển đối tượng cần bảo tồn đến vị trí, địa điểm phù hợp hơn Việt Nam đã xây dựng được hệ thống các Vườn thực vật, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn cây thuốc
để bảo tồn các loài quý hiếm Có nhiều loài cây rừng bản địa đã được nghiên cứu và đưa vào gây trồng thành công Bảo tồn chuyển vị đã đóng góp đáng kể cho cho hoạt động bảo tồn các loài thực vật đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên [20]
(1) Các khu rừng thực nghiệm
Các khu rừng thực nghiệm bao gồm các vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu tập cây rừng và các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng Theo hệ thống phân hiện hành, rừng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học được xếp trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2006, Việt Nam có
17 khu rừng thực nghiệm với tổng diện tích là 8.516 ha Một số khu rừng thực nghiệm điển hình như: Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) có 155 loài thực vật, Thảo cẩm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây, vườn cây gỗ
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lạt), Vườn Bách Thảo Hà Nội cũng là nơi lưu giữ hàng trăm loài cây, trong đó có nhiều loài cây quý hiếm
(2) Vườn cây thuốc
Hiện nay có một số vườn cây thuốc đã được thành lập, ngoài ra còn
có hệ thống các vườn cây thuốc của các hộ gia đình làm nghề thuốc nam và thuốc bắc Hệ thống vườn cây thuốc cũng là nơi lưu giữ bảo tồn và phát triển những loài cây có giá trị trong đó có nhiều loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị Định 32-CP Dưới đây là một số vườn cây thuốc hiện có:
Trạm cây thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu-Bộ Y tế), đã sưu tập được 63 loài ở
độ cao 1.500 m, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: hoàng liên gai (Berberis julianae), hoàng liên bắc (Coptis chinensis), sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus) và tam thất hoang (Panax stipuleanatus)
Trạm cây thuốc Tam Đảo đã sưu tập được 175 loài, ở độ cao 900 m
Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) có 294 loài
Vườn trường Đại học Dược Hà Nội có 134 loài
Vườn Học Viện Quân Y có 95 loài
Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt có 88 loài ở độ cao 1500 m
Trung tâm Sâm Việt Nam có 6 loài (trong đó có sâm ngọc linh)
(3) Ngân hàng giống
Hiện nay, ngành nông nghiệp-lâm nghiệp Việt Nam có 4 cơ quan có kho bảo quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và Viện Cây lương thực và Thực phẩm Các kho lạnh đều quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, mới đạt yêu cầu bảo quản ngắn hạn và trung hạn, chưa có kho đạt tiêu chuẩn bảo quản dài hạn Các ngân hàng gen này mới chỉ tập trung bảo quản nguồn gen của các loài cây nông nghiệp và cây cao su
Nhận xét về hoạt động bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam có một số tồn tại được phân thành các nhóm như sau:
- Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết Hệ thống các vườn thực vật, vườn cây gỗ, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng hiện có thường được quy
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
hoạch, thiết kế chưa có hệ thống, chưa có tính chất chuyên đề, chuyên sâu hay đại diện cho từng vùng sinh thái và trên phạm vi toàn quốc
- Hoạt động sưu tập chưa chú ý tới các loài quý hiếm; chưa có vườn thực vật nào lưu trữ được hơn 500 loài (không kể các loài thực vật tự nhiên có sẵn trong quá trình quy hoạch)
- Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác bảo tồn còn hạn chế
- Vấn đề bảo tồn ex situ chưa được quan tâm đúng mức trong các chủ trương chính sách về bảo tồn thiên nhiên Cho đến nay mới chỉ có một số văn bản như: Quyết định 225/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp có nói đến vườn thực vật; Quyết định 86/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng tự nhiên Việt Nam đến năm 2020 Chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể
để thực hiện các hoạt động bảo tồn ngoại vi
- Các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và Nghị định
32 chưa được quan tâm bảo tồn đúng mức trong hệ thống bảo tồn chuyển vị Một số nơi do thiếu kinh phí hoạt động nên các hoạt động bảo tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp quý hiếm bị lãng quên
1.4.2.3 Hoạt động khai thác buôn bán thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam
Thực trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp thực vật hoang dã ở Việt Nam là vấn đề phức tạp Trong giai đoạn từ năm 2006, mỗi năm có gần 50.000 tấn thực vật hoang dã bị khai thác và buôn bán bất hợp pháp (Theo Cục kiểm lâm -Việt báo
số 28/2/2006) Hiện nay, Việt Nam có 5 điểm nóng về buôn bán động thực vật hoang
dã, gồm Nghệ An, Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh và Lạng Sơn (TRAFFIC-2010) Đây
là những khu vực trọng điểm tập kết động thực vật hoang dã để vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ Nếu chỉ đề cập đến thực vật, tình trạng các loài bị nguy cấp ngày càng tăng về số lượng và mức độ đe dọa trong khoảng 15 năm trở lại đây Trong Sách Đỏ Việt Nam 1996, Việt Nam có 24 loài thực vật thuộc diện nguy cấp thì đến Sách Đỏ
2004, Việt Nam có 191 loài, và Sách Đỏ 2007 đã liệt kê 196 loài (trong đó có 45 loài rất nguy cấp) Ngoài việc số lượng loài bị đe dọa đã tăng lên đáng kể, mức độ bị đe dọa
ở cấp cao nhất cũng tăng thêm Một số lượng lớn các loài trước đây còn được xếp trong thứ hạng sắp nguy cấp thì nay đã phải chuyển sang thứ hạng nguy cấp Các mối đe dọa
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
chính đối với các loài thực vật nguy cấp quý hiếm vẫn là: khai thác ráo riết, mất môi trường sống và một số loài có khả năng tái sinh thấp
Theo mục đích và mức độ khai thác, buôn bán sử dụng, các loài thực vật nguy cấp quý hiếm được phân chia thành các nhóm sau:
- Những loài cho giá trị kinh tế đặc biệt, đã bị săn lùng ráo riết trong nhưng năm 2006, 2007, 2009, 2010 (hiện nay tạm lắng xuống) như: sưa (khoảng 8 tỷ đồng/m2), hoàng đàn, thủy tùng (khoảng 300 triệu đồng/m2)
- Những loài cho gỗ, có giá trị cao đang bị săn lùng bào gồm các loài: gõ đỏ, trắc, cẩm lai, lim xanh, nghiến, mun Trong 6 tháng đầu năm 2010, lực lượng Kiểm lâm Lạng Sơn đã thu giữ được 9.386 cục thớt nghiến Trong năm 2008, lực lượng Kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắc Lắ) phát hiện hơn 250 vụ khai thác
gỗ trái phép với gần 650 cây gỗ thuộc nhóm quý hiếm như cẩm lai, giáng hương Trong quý I và quý II năm 2010, lực lượng kiểm lâm VQG Bù Gia Mập đã phát hiện khối lượng gỗ gõ đỏ và cẩm lai bị khai thác trộm ước tính hơn 200 m2
- Những loài cho sản phẩm dược liệu có giá trị cao trên thị trường, có vùng phân bố hẹp đang bị săn lùng ráo riết: sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, tam thất hoang, hoàng liên gai, lan một lá, lan kim tuyến So với các loài cây gỗ, những vụ khai thác vận chuyển những loài này ít bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật do quy mô khai thác và số lượng bị bắt giữ ít Bên cạnh đó các lực lượng chức năng cũng ít chú ý tới nhóm loài phi gỗ này Tình trạng người dân vào rừng thu hái các loài trên vẫn xảy
ra, ngay cả trong các khu rừng đặc dụng Các hoạt động vào rừng khai thác sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, hoàng liên gai… diễn ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng Ngày 23/10/2010, Vườn sâm ngọc linh ở xã Măng Rí (Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã bị mất trộm hơn 1300 cây sâm ngọc linh
- Những loài bị săn lùng với mục đích làm cảnh: các loài lan hài, lan kim tuyến, thạch hộc bách xanh, đỉnh tùng và các loài tuế Tuy các loài này bị khai thác chỉ ở một số địa phương nhất định, nhưng số lượng cá thể bị lấy ra khỏi rừng cũng tương đối lớn Ví
dụ, xung quanh vùng đệm VQG Ba Vì (Hà Nội) số lượng cây bách xanh được xuất bán ở các vườn ươm cũng đến hàng vạn cây Các loài lan hài rất dễ tìm mua ở các chợ cây cảnh lớn của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác
- Những loài khác trong danh mục Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP tuy không bị khai thác rầm rộ và buôn bán trên quy mô rộng lớn nhưng
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
vẫn bị khai thác đơn lẻ ở từng địa phương Theo đánh giá của TRAFFIC, số vụ buôn bán trái phép bị phát hiện, bắt giữ chỉchiếm 10% tổng số vụ trên thực tế Nếu tình trạng này không được ngăn chặn, Việt Nam sẽ có nguy cơ mất mát không thể thay thế về đa dạng sinh học, nguồn gien; một số loài thực vật hoang dã sẽ biến mất khỏi tự nhiên
Tại KBT Thần Sa – Phượng Hoàng công tác bảo tồn nói chung và công tác bảo tồn các loài thực vật nói riêng chưa được tiến hành một cách đầy đủ và hệ thống Tuy còn nhiều loài thực vật quý hiếm nhưng do nhiều lý do nên công tác bảo tồn còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại [1], [2], [3], [4] Vì vậy việc điều tra đánh giá thực trạng các loài thực vật quý hiếm là việc rất quan trọng phục vụ công tác giám sát đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học của KBT
1.5 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
1.5.1 Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1 Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc địa giới hành chính huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía Bắc, có toạ độ địa lý là:
105051’05’’ đến 106008’38’’ kinh độ Đông;
21045’12’’ đến 21056’30’’ vĩ độ Bắc
Về ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Na Rì, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
- Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
- Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh, thái Nguyên
- Phía Nam giáp với các huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Phạm vi quy hoạch Khu bảo tồn nằm trong địa giới hành chính bao gồm một phần diện tích của của 6 xã và một thị trấn thuộc huyện Võ Nhai gồm: Thị trấn Đình
Cả, xã Phú Thượng, xã Sảng Mộc, xã Thần Sa, xã Thượng Nung, xã Nghinh Tường,
xã Vũ Chấn Với tổng diện tích đất quy hoạch vùng lõi khu rừng đặc dụng
là 17.639,9ha
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
1.5.1.2 Địa hình địa mạo
Nhìn chung, địa hình khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng bị chia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành Chúng có đặc điểm chung là: núi đá có dốc lớn, bị chia cắt sâu Có 3 kiểu địa hình chính nhƣ sau:
+ Nhóm kiểu địa hình đồi núi thấp: Nhóm này chiếm điện tích khá lớn, có độ cao dới 800 m , là nơi hoạt động sản xuất lâm nghiệp vùng đệm của Khu bảo tồn
+ Núi kiểu địa hình núi đá vôi: Nhóm này chiếm hầu hết diện tích của Khu bảo tồn, chúng có kiểu kiến trúc dễ nhận biết, độ cao trung bình trên 800 m
+ Nhóm kiểu địa hình trũng nằm xen kẽ giữa núi đá vôi và núi đồi đất: Nhóm này có địa hình thấp, bằng phằng, ở giữa những dãy núi thờng xuất hiện những con sông, suối và những cánh đồng lúa hoặc hoa màu của dân chúng thuộc vùng đệm khu bảo tồn
1.5.1.4 Thuỷ văn
Đặc điểm nổi bật của hệ thống thuỷ văn trong Khu bảo tồn thiên nhiên là: Mật độ dòng chảy bề mặt thấp do điều kiện địa hình núi đá vôi, nhiều hang động Các-xtơ và suối ngầm
Điều kiện khí hậu cùng với đặc điểm địa hình địa mạo tạo nên những vùng có tài nguyên động, thực vật rừng phong phú, đặc hữu và quý hiếm
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
1.5.1.5 Địa chất, thổ nhưỡng
Qua điều tra, đất đai tại khu bảo tồn gồm 2 loại chính:
- Nhóm đất màu nâu đỏ (feralit) trên núi đá vôi và những nơi dốc tụ chân núi đá: Loại đất này thường nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên đất thờng xuyên xuất hiện nhiều đá lộ đầu, nhng đất có độ phì cao nên thờng bị đồng bào phát nơng làm rẫy Đất có thành phần cơ giới nặng, hơi chua ( Ph=5,5-6,5), tầng B phát triển mạnh và có mầu đỏ tơi rất dễ nhận biết Trên những đất này đồng bào thờng trồng ngô và các cây họ đậu các loại Đối với các cây ăn quả nh : Mơ, quýt, cam,
na, vải , nhãn sinh trưởng tốt, cho sản lợng quả cao trên loại đất này
Xen kẽ loại đất đỏ có loại đất xám trên đá vôi với diện tích không lớn, nhng
độ phì cao hơn, hàm lợng mùn và tầng mùn lớn hơn, kết cấu đất đa phần là hạt, trên loại đất này đồng bào thường trồng ngô, khoai sọ, cây trồng sinh trởng rất tốt
- Loại đất đỏ vàng hoặc vàng xám trên phiến thạch sét và đá biến chất:
Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn, nó đợc phân bố ở các thôn : Mỏ Gà, Cao Lầm, Cao Biền ( xã Phú Thượng), thôn Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao ( xã Thần Sa) Tầng đất của nó từ mỏng đến trung bình và dày Phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi đất có độ cao dới 300-600 m, loại đất này có thành phần cơ giới biến động khá mạnh nằm trong giới hạn từ cát pha đến thịt nặng nói chung, trên các loại đá biến chất có thành phần cơ giới nhẹ hơn so với trên đá phiến thạch sét đất thuộc loại chua, kết cấu kém hơn loại đất trên
1.5.1.6 Rừng và thực vật rừng
- Thảm thực vật rừng
Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của tiến sỹ Thái Văn Trừng, thảm thực vật trong khu bảo tồn do có độ cao thấp nên hầu hết các kiểu rừng đều thuộc rừng mưa nhiệt đới ẩm núi thấp
- Hệ thực vật rừng
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng là nơi giao thoa của nhiều luồng thực vật khác nhau, kết hợp điều kiện khí hậu và địa hình của khu vực đã tạo nên tính đa dạng, phong phú về thành phần loài thực vật ở đây Sơ bộ điều tra trên tuyến
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
điển hình đã phát hiện, giám định và phân loại theo hệ thống phân loại của Mabberley
1997 đã lập được danh lục cho 1.096 loài trong các ngành thực vật ở bảng 1.2:
(Nguồn: BQL KBTTN Thần Sa –Phượng Hoàng)
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ được tổng hợp ở bảng 4, thành phần thực vật ở khu bảo tồn lên tới 1.096 loài, 645 chi, 160 họ ở 5 ngành thực vật khác nhau Các loài cây điển hình trong khu vực là: Nghiến gân ba, Trai lý, Trai đại bao, Đẻn, Thị đá, Táo sạn nam bộ, Ô rô
Số họ có số lượng loài từ trung bình trở lên là 50 họ Trong khi đó số họ có số loài đạt mức dưới trung bình là 110 họ, chiếm 68,7% tổng số họ thực vật Đặc biệt,
số họ có 1 loài lên tới 33 họ đã chứng tỏ tính đa dạng về họ thực vật ở khu vực này Dùng cách đánh giá của tác giả Tolmachop A.L (1974) cũng đã khẳng định điều đó Theo Tolmachop A.L: Khu hệ thực vật có 10 họ có số loài nhiều nhất chiếm tỷ lệ < 50% tổng số loài được đánh giá là đa dạng về họ, còn trên 50% là không đa dạng
về họ Sử dụng cách đánh giá này, ta chọn ra 10 họ thực vật có số loài lớn nhất ở khu bảo tồn
1.5.1.7 Khu hệ động vật
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Hệ động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc khu
hệ động vật vùng Đông Bắc Việt Nam Đây là hệ động vật đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi Đa số các loài động vật ở đây có ưu thế là thích nghi với điều kiện địa hình hiểm trở, có khả năng vận động kiếm ăn tốt nơi địa hình phức tạp Kết quả khảo sát sơ bộ đã thống kê được 295 loài trong 93 họ, 30 bộ, 5 lớp Động vật có xương sống cho khu bảo tồn thiên nhiên này Thành phần các loài được tổng hợp ở bảng 1.3:
Đã ghi nhận được 56 loài, 25 họ và 8 bộ Các loài thú nhỏ chiếm ưu thế với
30 loài Bộ Gặm nhấm có số loài lớn nhất: 16 loài, Bộ ăn thịt đứng thứ hai với 14 loài, tiếp theo là Bộ Dơi: 11 loài, Bộ Linh trưởng: 7 loài, Bộ Guốc ngón chẵn: 5 loài Các Bộ còn lại chỉ có 1 loài là Bộ Nhiều răng, Bộ ăn sâu bọ và Bộ Tê tê Số
loài đặc hữu ở lớp thú thấp, chỉ có 1 loài đặc hữu hẹp Đó là loài Voọc mũi hếch - Rhinopithecus avunculus Loài này được phát hiện ở Thần Sa, Thượng nung và ở
mức độ đe doạ tiêu diệt cao (Cấp CR) Ngược lại, số loài quý hiếm khá cao, tới 21 loài và 18 loài trong nghị định 32CP thuộc nhóm IB, IIB Trong số đó có các loài
đang được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam như: Voọc mũi hếch - Rhinopithecus avunculus, Voọc bạc má - Trachypithecus francoisi, Vượn hải nam - Nomascus hainanus, Hươu sạ - Moschus berezovski, Gấu ngựa - Ursus thibetanus Hiện tại, ở
khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, các đối tượng quý hiếm này đang trong tình trạng nguy cấp, có thể bị tiêu diệt Cần tăng cường các biện pháp bảo vệ
để giữ lại những nguồn gen quý hiếm của khu bảo tồn
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
* Lớp Chim – Eves
Đã thống kê được 117 loài, 43 họ và 15 bộ Chim Bộ Sẻ chiếm ưu thế với 58 loài/22 họ, thứ hai là Bộ Cu cu: 9 loài/1 họ Các Bộ có số loài ít nhất là Bộ Nuốc: 1 loài/1 họ, Bộ Yến: 2 loài/1 họ, Bộ Vẹt: 2 loài/1 họ, Bộ Sếu: 2 loài/2 họ Chưa ghi nhận được loài Chim đặc hữu nào nhưng đã thống kê được 10 loài Chim quý hiếm Trong đó có 10 loài trong nghị định 32 và 1 loài trong sách đỏ Việt Nam năm 2008 Như vậy, khu hệ Chim ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng khá đa dạng
Các loài động vật có giá trị bảo tồn ở khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng
đã được thống kê hiện tại, các loài sau đây được xem như là những đối tượng bảo tồn quan trọng ở khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng:
Voọc bạc má (Voọc đen má trắng) - Trachypithecus francoisi, Voọc mũi hếch - Rhinopithecus avunculus, Vượn hải nam - Nomascus hainanus, Gấu ngựa - Ursus thibetanus, Beo lửa - Catopuma temminckii, Báo gấm - Neofelis nebulosa, Hươu xạ - Moschus berezopskii, Sơn dương - Naemohedus sumatraensis, Sóc bay lông tai - Belomys pearsonii, Rồng đất - Physignathus cocincinus, Rắn sọc đuôi khoanh - Elaphe moellendoffi, Rắn sọc dưa - Elaphe radiata, Hổ chúa - Ophiophagus hannah, Rùa hộp ba vạch - Cuora trifasciata
1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.5.2.1 Dân số, lao động và dân tộc
- Dân số và Lao động
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2012, dân số trong vùng là 20.411 nhân khẩu, sinh sống tại 4.446 hộ gia đình, trên địa bàn 66 thôn bản, thuộc 6 xã
và 1 thị trấn, Mật độ dân số trong vùng bình quân là: 42 người/km2 Phân bố dân cư không đều, đa số các thôn bản tập trung ở thung lũng, gần sông suối, có khả năng làm ruộng nước và dọc theo các trục đường giao thông
Tổng số lao động trong vùng là 9.101 lao động chiếm 44,6% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu: chiếm 85,7%; lao động thuộc các ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục
- Dân tộc và phong tục tập quán canh tác, sử dụng rừng
Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu là Tày, Dao, Nùng, Kinh, Mông Ngoài
ra còn một số dân tộc khác có ít người như: Cao Lan, Sán Dìu Dân tộc Tày
có số dân đông nhất với 8.720 người, chiếm 42,4% Tiếp đến là dân tộc Dao với 4.816 người, tỷ lệ 23,4% Dân tộc Nùng có 3.291 người, chiếm 16,0% Dân tộc Kinh có 2.193 người, chiếm 10,7% Dân tộc Mông có 1.518 người, chiếm 7,4% Các dân tộc còn lại chỉ có: 21 người, chỉ chiếm 0,1%
Cùng chung sống trong một cộng đồng, đã có nhiều hoạt động học tập, trao đổi, giao lưu lẫn nhau nhưng giữa các dân tộc vẫn có những phong tục tập quán canh tác khác nhau
* Dân tộc Tày
Dân tộc Tày có dân số đông nhất trong vùng Người Tày sống ở vùng thấp thành bản làng ven theo suối và đường liên xã chủ yếu ở các xã Thượng Nung, Sảng mộc, Nghinh Tường, Thần Sa Tập quán canh tác của họ làm ruộng nước, làm nương màu và chăn nuôi Người Tày có mức sống khá hơn so với dân tộc ít người khác Ngoài ra còn một số hộ ở thị trấn, trung tâm các xã đã phát triển một số ngành nghề phụ và dịch vụ buôn bán nhỏ
* Dân tộc Dao
Là dân tộc có số dân đông thứ hai trong vùng, người Dao đã định cư từ lâu trên các bản cao, xa Tập trung nhiều ở các xã Vũ Chấn, Nghinh Tường, Thần Sa, Phú Thượng Tập quán canh tác của họ làm nương màu và ruộng lúa Quá trình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi còn dựa nhiều vào thiên nhiên nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao
* Dân tộc Nùng
Người Nùng sống thành bản tập trung ở các thung lũng, ven suối, hai bên đường liên thôn, liên xã Tập quán canh tác gần giống với người Tày như làm
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ruộng nước, làm nương màu và chăn nuôi gia súc gia cầm Đã có một số hộ làm dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ
* Dân tộc kinh
Người Kinh sống tập trung nhiều ở thị trấn Đình Cả và trung tâm các
xã trong vùng, chủ yếu làm dịch vụ buôn bán
* Dân tộc Mông
Người Mông sống ở các thung lũng cao, xa, phân bố nhiều nhất ở các xã Thượng Nung, Sảng Mộc, Thần Sa Tập quán canh tác làm ruộng bậc thang, làm nương, chăn nuôi, đời sống của họ còn nhiều khó khăn do tập quán canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
* Các dân tộc khác
Ngoài các dân tộc chính nêu trên còn có một số dân tộc ít người khác như dân tộc Cao Lan, dân tộc Sán Dìu Phân bố ở xã Thần Sa, xã Vũ Chấn Tập quán canh tác còn lạc hậu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
1.5.2.2 Các hoạt động kinh tế trong khu vực
Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội, cuộc sống của nhân dân trong khu vực còn ở mức thấp Tổng sản lượng lương thực bình quân năm đạt: 9.208,8 tấn Trung bình đạt 451 kg/người/năm Thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người/năm Số hộ nghèo trong khu vực là 1.735 hộ, chiếm 39% tổng số hộ Do cuộc sống khó khăn, người dân thường xuyên vào rừng kiếm củi, khai thác gỗ để kiếm sống đã tác động xấu đến rừng Đây là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm giá trị của rừng cả về diện tích và chất lượng
- Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã trong vùng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên: chiếm 5,07% Đất lúa và lúa màu tập trung ở các thung lũng lớn và tương đối bằng phẳng, nhiều nhất ở các xã Phú Thượng, Vũ Chấn, Thượng Nung, chiếm 48,74% tổng quỹ đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp còn lại là đất nương rẫy cố định, nương rẫy luân canh và diện tích đất vườn tạp Do thiếu vốn, điều kiện địa hình lại phức tạp, giao thông chưa thuận tiện, việc đầu
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
tư về giống, vốn, kỹ thuật cũng như việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Tình trạng sử dụng đất theo phương pháp cổ truyền, canh tác quảng canh còn khá phổ biến ở nhiều
hộ gia đình Những điều đó đã dẫn đến tình trạng đất nhanh bạc màu, năng suất cây trồng thấp Diện tích đất nương rẫy bị thoái hóa chiếm tỷ lệ khá cao.Việc phát triển kinh tế vườn và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại của địa phương còn nhiều hạn chế Một số hộ gia đình đã xây dựng mô hình vườn cây, ao
cá, chuồng trại song vẫn còn manh mún, chưa tạo ra những mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả về kinh tế và môi trường, chưa tạo thành hàng hóa có giá trị cao
Các loài cây trồng chủ yếu là lúa nước, lúa nương, ngô, sắn Năng suất bình quân cho các loại cây trồng chính khá cao, năng suất lúa 1 vụ đạt 3,7 tấn/ha, Lúa 2 vụ: 4,5 tấn/ha, Ngô: 3,3 tấn/ha, Sắn: 3,1 tấn/ha Tổng sản lượng lương thực quy thóc của vùng 8.136,3 tấn, bình quân lương thực đạt 399 kg/ người/năm
* Chăn nuôi
Tổng số lượng gia súc các loại trong khu vực là 21.759 con, gia cầm các loại
là 107.783 con Bình quân mỗi hộ có: 1 con trâu; 0,5 con bò; 3 con lợn và 24 con gia cầm Phần lớn các loài gia súc gia cầm được chăn thả tự do Việc phòng chống dịch bệnh hàng năm chưa được chú ý Mô hình trang trại trong chăn nuôi chưa phát triển, chủ yếu vẫn là quy mô hộ gia đình và mang tính tự cung tự cấp, chưa có đầu
tư vốn và khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, đưa sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hoá Vì vậy, sản lượng đạt thấp, thu nhập từ chăn nuôi không cao
- Sản xuất lâm nghiệp
* Tình hình giao đất khoán rừng
Công tác giao đất khoán rừng đã thực hiện từ trước năm 2000 Hầu hết diện tích núi đất đã được giao đến hộ gia đình Chỉ còn tỷ lệ nhỏ diện tích núi đất chưa giao là những diện tích ở xa, có độ dốc lớn Diện tích rừng núi đá ở xã Thần Sa, Phú Thượng (trong khu bảo tồn cũ) đã được giao khoán bảo vệ đến các hộ dân Còn lại rừng núi đá ở các xã Nghinh Tường, Thượng Nung, Sảng Mộc, Vũ Chấn vẫn do
Uỷ ban nhân dân các xã này quản lý Bên cạnh đó, tình trạng giao đất trùng lặp giữa các chủ quản lý còn tồn tại ở một số xã Hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng
vì thế còn hạn chế Trong thời gian tới, cần tiến hành rà soát và tổ chức lại việc giao đất, khoán bảo vệ rừng để công tác bảo vệ phát triển rừng có hiệu quả
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
* Tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng
Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được phối hợp thực hiện giữa chính quyền các cấp ở địa phương, Hạt kiểm lâm và Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép được triển khai thường xuyên Tuy nhiên, do địa bàn rộng và địa hình núi đá quá phức tạp, cuộc sống của một bộ phận người dân vẫn quen dựa vào rừng là chính nên tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn lén lút xảy ra Có thể nhận thấy sức ép đối với rừng Thần Sa - Phượng Hoàng hiện tại vẫn không ngừng gia tăng, đe doạ sự an toàn của khu rừng
Một mô hình quản lý bảo vệ rừng được thực hiện có hiệu quả là: khoán bảo
vệ rừng đến hộ gia đình dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của Ban quản lý khu bảo tồn và Uỷ ban nhân dân xã ở xã Thần Sa, Phú Thượng (hai xã trong khu bảo tồn cũ) Đây là mô hình quản lý cần được tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới đối với các xã trong khu bảo tồn mới đồng thời nhân rộng cho các khu rừng đặc dụng và phòng hộ khác trong vùng
Để công tác quản lý bảo vệ rừng đạt hiệu quả, thời gian tới cần nhanh chóng hoàn thành việc xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, đẩy mạnh việc thực hiện quản lý sử dụng ba loại rừng theo kết quả rà soát 3 loại rừng, xác định rõ chủ quản lý, sử dụng đúng quy chế cho từng loại rừng Đẩy mạnh việc phối kết hợp giữa các chủ quản lý và địa phương
- Các ngành kinh tế khác
Do điều kiện địa hình núi đá hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, tiềm năng
về khoáng sản hạn chế nên các ngành kinh tế khác ở địa phương khó có điều kiện phát triển Hiện tại chỉ có một số hộ gia đình kinh doanh buôn bán tạp hoá và ăn uống ở trung tâm huyện và các xã
1.5.2.3 Cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Giao thông trong vùng chưa phát triển Toàn bộ hệ thống giao thông chỉ có gần
150 km đường ô tô Trong đó chỉ có 13 km đường nhựa, còn lại là đường cấp phối
và đường đất Tất cả các xã trong vùng đều đã có đường ô tô đến được trung tâm xã Tuy nhiên chất lượng đường rất xấu nên việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ Ngoài ra còn hàng trăm km đường mòn dân sinh trong các xã, thôn bản, mặt đường nhỏ hẹp, chất lượng xấu
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Thủy lợi
Do địa hình trong khu vực phức tạp, chủ yếu là núi đá, bị chia cắt mạnh nên
đa phần các thửa ruộng nằm trong các thung lũng, diện tích nhỏ, việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu rất khó khăn
- Điện nước sinh hoạt
Tất cả các xã trong khu vực đã có hệ thống điện lưới quốc gia Tuy nhiên, đường điện mới chỉ được kéo đến các trung tâm xã và một số thôn bản nằm ven đường giao thông chính của xã Các bản nằm xa trục đường chính vẫn chưa được
sử dụng điện Hiện tại, một số hộ sử dụng máy thủy điện nhỏ và máy nổ để phát điện sử dụng trong gia đình
Do điều kiện địa hình núi đá rất phức tạp nên chương trình nước sinh hoạt nông thôn đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn ở phạm vi hẹp Nhiều hộ gia đình vẫn phải tìm nguồn nước tự nhiên từ trong núi để phục vụ sinh hoạt hàng ngày
1.5.2.4 Y tế, giáo dục
- Y tế: Các xã trong khu vực đều đã xây dựng trạm y tế đặt ở trung tâm xã Tại
các trạm y tế các xã có 10 bác sỹ, 14 y sỹ, 7 y tá hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng Ngoài ra còn có 70 cộng tác viên tham gia y tế cộng đồng, 9 y
sỹ hoạt động y tế học đường Tuy lực lượng cán bộ y tế đã được tăng cường nhưng
do đội ngũ cán bộ y tế chưa đồng đều, trình độ chuyên môn chưa cao, cơ sở vật chất
và thuốc men còn thiếu nên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong nhân dân còn hạn chế
- Giáo dục: Toàn bộ khu vực có 27 trường, 275 lớp với 4 cấp học: mầm non,
tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học Các trường ở thị trấn và ở trung tâm các xã được xây dựng khá khang trang nên điều kiện học tập đã cơ bản đảm bảo việc dạy và học của giáo viên và học sinh Còn lại một số trường ở các thôn bản, nhất là các lớp tiểu học chưa được xây dựng kiên cố Cơ sở vật chất rất thiếu thốn Việc dạy và học của giáo viên và học sinh ở đây còn gặp nhiều khó khăn
1.5.3 Nhận xét và đánh giá chung
1.5.3.1 Thuận lợi
- Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, có hệ động thực vật đa dạng và phong phú Đặc biệt có nhiều loài
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
đặc hữu và quý hiếm, nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới Đây là cơ
sở quan trọng cho việc bảo tồn tài nguyên động thực vật tại địa phương
- Thảm thực vật rừng ở Khu BTTN có tỷ lệ che phủ cao, mang một ý nghĩa lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, đặc biệt là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài sinh vật trong khu vực
- Tiềm năng du lịch: Trong khu bảo tồn có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có thể khai thác tiềm năng du lịch như Bãi Đá Ngườm, Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà… và với một diện tích lớn rừng kín thường xanh trên núi đá vôi
có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn
- Trong khu vực có Hạt kiểm lâm Võ Nhai hoạt động tích cực đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn của Khu bảo tồn
1.5.3.2 Khó khăn
- Dân cư sống trong vùng chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng,
vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên trong vùng như canh
tác nương rẫy, săn bắn, khai thác gỗ củi,…
- BQL Khu BTTN đã được thành lập, hoạt động tích cực, song chưa thực sự phát huy được vai trò nòng cốt thúc đẩy nền kinh tế lâm nghiệp khu vực phát triển
và bảo vệ rừng Công tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp tiến hành vẫn còn chậm
- Người dân trong vùng có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức hiểu biết
về bảo tồn thiên nhiên Đồng bào ở đây chưa được giáo dục tuyên truyền về bảo
vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên
- Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, các cụm dân cư sống rải rác, nhiều thôn bản sống ở nơi cao xa Đó là những điều kiện bất lợi cho việc đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng xã hội của khu vực
- Công tác định canh định cư đã được Đảng và Chính phủ quan tâm nhưng nguồn vốn quá ít và nhỏ giọt, hoặc còn mang tính chất rải đều nên hiệu quả chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên rừng
Trang 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 thực vật quý hiếm trong KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng 2.2.2 Thử nghiệm giâm hom loài cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon Meisn) 2.2.3 Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học tại khu bảo tồn Thân Sa - Phượng Hoàng
2.2.4 quản lý tài nguyên rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.3.1.1 Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cùng các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước tại khu bảo tồn
2.3.1.2 Phương pháp điều tra thực địa
* Phỏng vấn người dân
Để đánh giá và tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn như sau: những người được phỏng vấn gồm những người đã từng khai thác, sử dụng các loài thực vật trong khu vực để sử dụng, để trao đổi và mua bán Những người am hiểu các loài cây tại khu vực như các cụ già, các thầy thuốc, cán bộ Kiểm lâm trong khu bảo tồn, Điều tra trong dân theo mẫu biểu thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây để thu thập các thông tin về giá trị sử dụng, phân bố, Theo biểu phỏng vấn (phụ lục 1) và mẫu bảng 2.4 Số lượng người cần điều tra: 100 người
* Thuê chuyên gia
* Điều tra theo tuyến
- Dựa trên bản đồ địa hình và bản đồ quản lý khu vực tiến hành sơ thám khu vực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan và các cán bộ, người dân quen biết thông thạo địa hình Lập kế hoạch cho công tác điều tra ngoại nghiệp
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Chọn và lập tuyến điều tra đại diện cho khu vực nghiên cứu Tuyến điều tra phải đi qua tất cả các trạng thái rừng có trong khu vực nghiên cứu Tuyến điều tra được xác lập vuông góc với đường đồng mức, từ trên tuyến điều tra chính
cứ khoảng cách 100 mét chiều dài lập về 2 phía theo hình xương cá các tuyến phụ Trên các tuyến phụ tiến hành điều tra các loài thực vật ở trong phạm vi 10 m
và chỉ tiến hành khi thấy sự thay đổi của đai thực vật
Tuyến điều tra đi qua tất cả các trạng thái rừng có trong khu bảo tồn, ở các khu vực núi trung bình trong khu vực sẽ đi theo bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc từ chân lên tới đỉnh Cùng các tuyến đi theo đường song chính trong KBT
- Phương pháp thu hái sử lý mẫu: Việc thu mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm
cơ sở để xác định tên loài, Taxon và xây dựng bảng danh lục thực vật chính xác, đầy đủ Thu hái mẫu: Dùng túi nylon lớn để đựng mẫu, dùng cồn để bảo quản mẫu vật được lâu Dùng bút chì ghi nhãn trước khi gắn vào mẫu, sổ tay ghi đầy đủ các đặc điểm loài cây, bao lô, kẹp tiêu bản Mẫu thu thập phải chọn các mẫu điển hình (nên có đầy đủ hoa, quả) mỗi loài thu từ 4-6 mẫu
Điều tra trong dân theo mẫu biểu thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây, hình ảnh để thu thập các thông tin của các loài về giá trị
Xử lý mẫu sơ bộ và bảo quản theo quy định
Các số liệu cần điều tra trên tuyến được thu thập theo bảng 2.1:
Mẫu bảng 2.1 Bảng thu thập số liệu các loài cây quý hiếm