Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử.

Một phần của tài liệu skkn một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường thpt (Trang 30 - 35)

2. Biện pháp Sử dụng “Sơ đồ hóa hóa” – “sơ đồ tư duy" trong dạy học bộ môn Lịch sử.

2.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử.

Ví dụ 1. Ở bài 16 (SGK Lịch sử lớp 12 - ban cơ bản) khi dạy sang nội dung cách mạng tháng 8-1945 giáo viên hướng dẫn cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy thể hiện : hoàn cảnh, diễn biến, nguyên nhân và ý nghĩa của cách mạng tháng 8-1945, và có rất nhiều học sinh đã vẽ được với nhiều kiểu vẽ khác nhau, ví dụ dưới đây là một minh chứng của học sinh lớp 12S2 - - em Trần Thị Minh Hà.

Tổng khởi nghĩa 8-1945 học sinh lớp 12S5 – nhóm 1 cũng thiết kế sơ đồ tư duy trong quá trình thảo luận như sau:

Ví dụ 2 : Sơ đồ tư duy của học sinh Nguyễn Thái Bình – Lớp 12S5 sau khi học xong bài số 23.Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn

toàn Miền Nam( 1973 – 1975).Ngoài ra các em khác cũng vẽ được nhiều kiểu khác nhau về sơ đồ tư duy bài này mà nội dung không thay đổi.

* Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với sơ đồ tư duy:

Hoạt động 1:học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.

Hoạt động 2: học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.

Hoạt động 3: học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

Lưu ý:Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu sơ đồ tư duy, Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về

mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).

Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và

cách diễn đạt riêng của mỗi người, Sơ đồ tư duy giúp bộ não liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống… để phát triển, mở rộng ý tưởng. Sau khi học sinh tự thiết lập sơ đồ tư duy kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

Một phần của tài liệu skkn một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường thpt (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w