Kết quả thử nghiệm, hiệu quả của đề tài:

Một phần của tài liệu skkn một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường thpt (Trang 35 - 36)

- Sau khi áp dụng các biện pháp trên trong suốt thời gian qua (trong học kì vừa rồi) tôi nhận thấy phần lớn các em đã quen với phương pháp mới. Các em đã chủ động nghiên cứu, sưu tầm, tìm tòi, làm các câu hỏi, bài tập, khai thác tranh ảnh, lược đồ trong bài học theo yêu cầu của giáo viên và đặc biệt là trong việc và sử dụng sơ đồ hóa, sơ đồ tư duy vào bài giảng học sinh học tập rất tích cực, không khí lớp học vừa rất vui và rất sôi nổi các em hào hứng tiếp thu các sự kiện lịch sử một cách dễ dàng và thuận lợi cả về chiều sâu và bề rộng. Thực tế cho thấy các buổi học bằng điện tử sinh động, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc trao đổi, thảo luận giữa thầy – trò, trò – trò. Các em đã tích cực chủ động hơn trong học tập, làm bài tập trên các dạng câu hỏi, lược đồ, bản đồ, sưu tầm, nghiên cứu, tìm tòi, phát triển tư duy trên mạng internet, tự suy nghĩ và vẽ ra các kiểu sơ đồ …Các em có hứng thú học tập bộ môn, có ý thức, động cơ học tập tốt hơn. Số học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng lên, số học sinh đạt điểm trung bình nhiều, số học sinh yếu giảm rõ rệt.

Tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt được kết quả khả quan, sử dụng sơ đồ phù hợp trong việc củng cố kiến thức trong bài hoặc hệ thống kiến thức chương hoặc cả thời kì lịch sử. Học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà quan trọng là học sinh hiểu được lịch sử nắm được bản chất của sự kiện, giúp học sinh tổng hợp, phân tích, so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất các sự kiện

- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những học sinh lười học, không chú ý nghe giảng, chưa có tinh thần và ý thức tự giác do đó kết quả học tập chưa cao. Chưa biết được các kỹ năng cần thiết nhất của việc khai thác các loại tranh ảnh, lược đồ, bản đồ… làm các dạng bài tập, sưu tầm các loại tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, các đoạn phim tư liệu…qua công nghệ thông tin ,chưa nắm được những nội dung cơ bản của bài học.

* Kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài: + Trước khi áp dụng đề tài:

Lớp Giỏi - Khá Trung bình Yếu

12S2 20% 62,4% 17,6%

12S5 21,5% 68,7% 9,8%

+ Sau khi áp dụng đề tài:

Lớp Giỏi – khá Trung bình Yếu

12S2 28% 62,5% 9,5%

12S5 38,9% 56,6% 4,5%

Với kết quả như trên tôi nhận thấy nội dung của đề tài là phù hợp và cần thiết với học sinh và phù hợp với phương pháp dạy học mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm như giai đoạn hiện nay.

* Qua áp dụng đề tài tôi nhận thấy có sự phân hoá rõ rệt đối tượng học sinh như sau:

+ Học sinh Khá - Giỏi: nắm vững, vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng, học bài, làm bài rất tốt.

+ Học sinh trung bình: Nắm được kiến thức cơ bản, học bài làm bài tương đối tốt. + Một số học sinh chưa chăm học, chưa chú ý, lười suy nghĩ, kết quả học tập chưa cao.

Một phần của tài liệu skkn một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường thpt (Trang 35 - 36)