ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là lá phổi xanh của trái đất, những tác động tiêu cực hay tích cực vào lá phổi xanh đều có thể gây ra những ảnh hưởng tới hệ sinh thái, thậm chí cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Con người với những tác động vào rừng như chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn, đốt rừng…không những gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường mà còn ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của các loài động, thực vật. Nước ta nằm ở khu vực Đông Nam Á với diện tích trên 330.500km2, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao. Trong đó đa dạng về côn trùng là rất lớn, theo thống kê có đến 80% số loài côn trùng ăn cây xanh và chính bản thân chúng lại là thức ăn của nhiều loài động vật khác. Côn trùng, một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái rừng với các mặt tích cực như góp phần thụ phấn làm cho mùa màng, cây rừng sai hoa trĩu quả. Cung cấp dinh dưỡng cho các loài động vật, kìm hãm các sinh vật gây hại…góp phần tạo nên cân bằng sinh thái. Ngoài ra côn trùng cũng tạo ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực cho con người như phá hại cây cối; hoa màu; phá hoại nông sản, đồ đạc, nhà cửa, công trình xây dựng… Trong giới động vật, côn trùng là lớp có số loài lớn, chiếm khoảng 13 tổng số loài sinh vật của hành tinh. Chúng phân bố ở mọi vùng và trong mọi sinh cảnh trên lục địa. Ngày nay, con người đã tác động vào tự nhiên quá mức làm suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái biến đổi theo chiều hướng xấu đi và làm giảm tính đa dạng sinh học. Ở Việt Nam mất rừng tự nhiên đe dọa trực tiếp đến đa dạng sinh học, nhiều loài động vật bị thu hẹp nơi cư trú, có loài thì đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Theo báo cáo của WWF tại Việt Nam 2 năm 2000, tốc độ suy giảm đa dạng sinh học của nước ta nhanh hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Cách trung tâm TP.Cao Bằng khoảng 70km về phía Đông – Bắc, nơi được mệnh danh là khu quản lý một trong những loài Linh trưởng hiếm nhất trên thế giới Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus Kunckel dꞌHerculais,1884). Loài nằm trong danh sách của 25 loài Linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới, đứng thứ 9 khu vực châu Á và là một trong 5 loài nguy cấp tại Việt Nam. Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh – Cao Bằng được thành lập theo quyết định số 2536QĐ UBND ngày 15 tháng 11 năm 2006 của ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. Đây là khu rừng tự nhiên có hệ sinh thái khá phong phú, với nhiều loài động thực vật quý, hiếm như: Vượn Cao Vít, Gấu ngựa, Tê tê, Khỉ vàng, Khỉ mốc, Gà lôi trắng…; Nghiến, Mạy Puốn, Mạy thố, Trai lý, Vù hương… đặc biệt là các loài Lan núi đá vô cùng phong phú. Sau 10 năm bảo vệ, xây dựng và phát triển tài nguyên rừng, loài Vượn Cao Vít từ khi phát hiện là 26 cá thể, đến nay loài đã tăng lên 129 cá thể, cho thấy tài nguyên rừng nơi đây đang dần được phát triển, tăng tính đa dạng sinh học, trong đó chắc chắn có sự đa dạng về côn trùng. Tuy nhiên côn trùng ở đây chưa được quan tâm và chưa có công trình, tài liệu nghiên cứu nào về côn trùng nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng. Với vai trò của côn trùng cánh cứng trong hệ sinh thái rừng và trong đời sống con người là rất lớn. Chúng bao gồm những loài có lợi và những loài có hại nhưng chỉ là tương đối. Nhận biết được những vai trò của côn trùng cánh cứng tới rừng và tính cấp thiết của khu vực, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Xác định thành phần loài côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại khu Bảo tồn Vượn Cao Vít Trùng Khánh – Cao Bằng”. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát chung về côn trùng Côn trùng hay sâu bọ, là một lớp động vật có tên khoa học là Insecta (lớp Côn trùng), đây là lớp lớn nhất thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), phân bố rộng nhất trên Trái Đất. Côn trùng là nhóm phong phú và đa dạng nhất trong giới động vật. với ước tính số lượng loài côn trùng trên thế giới là rất khác nhau: theo Tangley năm 1997 khoảng 751.000 loài. Còn theo Nieuwenhuys năm 1998 khoảng 800.000, 950.000 theo IUCN năm 2004 đến hơn 1.000.000 theo Myers năm 2001. Các tính toán dựa trên ngoại suy từ loài Coleoptera và Lepidoptera tại New Guinea bởi Novotny et al năm 2002 có thể đạt tới con số từ 3.700.000 và 5.900.000 cho tổng số động vật chân đốt trên toàn thế giới. Côn trùng là một nhóm động vật đa dạng bậc nhất thế giới khoảng 1 triệu loài đã được mô tả, số loài côn trùng chiếm hơn một nửa tổng số loài sinh vật mà con người đã biết, số loài chưa được mô tả có thể lên tới 30 triệu. Người ta có thể tìm thấy côn trùng ở hầu như tất cả các môi trường sống trên Trái Đất. Có khoảng 5.000 loài chuồn chuồn; 2.000 loài bọ ngựa; 20.000 loài châu chấu; 17.000 loài bướm; 120.000 loài hai cánh; 82.000 loài cánh nửa; 350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài cánh màng. 1.2. Đặc điểm của bộ Cánh cứng Bộ cánh cứng (Coleoptera) là bộ lớn nhất trong lớp Côn trùng (Insecta), có trên 350.000 loài đã được mô tả. Côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) có kích thước rất đa dạng, từ rất nhỏ (nhỏ hơn 1mm) đến rất lớn (trên 75mm).Ví dụ: loài Xén tóc (Titanus giganteus) ở vùng nhiệt đới, chiều dài cơ thể có thể đạt đến 170mm. Các loài thuộc bộ này sống ở khắp mọi nơi. 4 Phần lớn côn trùng bộ Cánh cứng có 2 đôi cánh phát triển, đôi cánh trước kitin hóa cứng luôn nằm sát một đường thẳng trên lưng và che phủ đôi cánh sau. Đôi cánh sau là cánh màng thường dài hơn cánh trước, được gấp ở dưới cánh trước khi không bay. Các loài côn trùng thuộc bộ này có kiểu miệng gặm nhai, hai hàm trên rất phát triển, bàn chân có từ 35 đốt. Côn trùng bộ Cánh cứng thuộc nhóm biến thái hoàn toàn. Sâu non có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng đa số có dạng chân chạy hoặc dạng bọ hung. Nhộng đa số là nhộng trần, có nhiều loài làm nhộng trong đất và được bao bọc bằng kén đất hoặc tàn dư thực vật. Một số loài như xén tóc, nhộng được bao bọc bằng một lớp kén mỏng. Ngoài ra côn trùng bộ Cánh cứng còn đẻ trứng ở trong vỏ thân cây, trong mô lá, trong đất và trong nước. Trứng có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục. Thức ăn của côn trùng cánh cứng rất phức tạp, đa số chúng ăn thực vật, nhưng cũng có nhiều loài ăn động vật, nhiều loài có ích chúng ăn thịt các loài sâu hại, có loài lại chuyên ăn các chất hữu cơ mục nát hoặc những di thể động thực vật, các bào tử nấm và một số ít loài thuộc nhóm ký sinh hoặc sống cộng sinh trong ổ những côn trùng sống thành xã hội. với những loài ăn thực vật quan hệ sinh dưỡng đa dạng; có thể tấn công tất cả các bộ phận của cây, rất nhiều loài ăn hại lá, đục thân, cành, hại hoa, quả, một số loài thì đục khoét trong lá, tấn công rễ, vỏ cây. Chu kỳ sống rất khác nhau, mỗi năm có từ 3 – 4 thế hệ hoặc cần nhiều năm để hoàn thành một thế hệ. 1.3. Tổng quan nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng ở ngoài nước Với số lượng cá thể cũng như thành phần loài lớn. Cánh cứng là bộ lớn nhất trong lớp Côn trùng bao gồm các loài: hổ trùng, hành trùng, xén tóc, bổ củi, bọ hung, vòi voi... theo các nhà khoa học ước lượng trên thế giới có hơn 1.000.000 loài, trong đó đã mô tả được 360.000 – 400.000 loài cánh cứng. 5 Các công trình nghiên cứu về bộ Cánh cứng khá đa dạng, tập trung vào các vấn đề phân loại học, đặc điểm sinh học, sinh thái học hoặc đánh giá sự đa dạng trong từng khu vực hay đưa ra các biện pháp quản lý… Trong các tác phẩm nghiên cứu của nhà triết học cổ Hy Lạp Aristoteles (384 – 322 TCN) đã hệ thống hóa được hơn 60 loài côn trùng. Ông gọi tất cả những loài côn trùng ấy là những loài có chân đốt. Nhà tự nhiên học vĩ đại người Thụy Điển Carlvon Linne được coi là người đầu tiên đưa ra đơn vị phân loại và đã tập hợp xây dựng được bảng phân loại về động vật và thực vật trong đó có côn trùng. Hội côn trùng học đầu tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1745 tại nước Anh. Năm 1859, hội côn trùng ở Nga được thành lập. Nhà côn trùng học người Nga Keppen (1882 – 1883) đã xuất bản cuốn sách gồm 3 tập về côn trùng lâm nghiệp trong đó đề cập nhiều về côn trùng bộ Cánh cứng. Từ những cuộc du hành của các nhà nghiên cứu người Nga như: Potarin (1899 – 1976), Provorovski (1895 – 1979), Kozlov (1883 – 1921) đã xuất bản ra các tài liệu về côn trùng ở trung tâm châu Á. Trong các tài liệu đó đều đề cập đến các loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng. Năm 1910 – 1940, Volka và Sonkling đã xuất bản tài liệu về côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) gồm 240.000 loài, được in trong 31 tập với hàng nghìn loài thuộc bộ Cánh cứng thuộc họ Bọ cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae). Năm 1948, A.I Ilinski đã xuất bản cuốn “Phân loại côn trùng bằng trứng, sâu non và nhộng của các loài sâu hại rừng” trong đó đề cập đến một số loài họ Bọ cánh cứng ăn lá. Năm 1959, Trương Chấp Trung đã cho ra đời cuốn “Sâm lâm côn trùng học” liên tiếp đến năm 1965 giáo trình được viết lại nhiều lần, tác phẩm đó đã 6 giới thiệu hình thái, tập tính sinh hoạt và các biện pháp phòng trừ nhiều loại bọ lá phá hoại cây rừng. Năm 1964, giáo sư V.N Xegolop viết cuốn “Côn trùng học” giới thiệu về sâu cánh cứng khoai tây (Leptinotasa decemlineata Say) là loại côn trùng gây hại rất nguy hiểm cho khoai tây và một số loài cây nông nghiệp khác. Năm 1965, Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất bản 11 tập phân loại côn trùng thuộc châu Âu, trong đó có tập thứ 5 chuyên về phân loại bộ Cánh cứng (Coleoptera). Trong tập này đã xây dựng được bảng tra 1350 giống thuộc Họ Bọ cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae). Năm 1965 – 1966, N.N Padi và A.N Boronxop viết giáo trình “Côn trùng rừng” đề cập nhiều tới côn trùng bộ Cánh cứng như: Mọt, Xén tóc, Sâu đinh… Năm 1966, Bey – Bienko đã phát hiện và mô tả được 300.000 loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng. Năm 1987, Thai Bang Hoa và Cao Thu Lâm đã xuất bản cuốn “Côn trùng rừng Vân Nam” đã xây dựng một bảng tra của ba họ phụ của họ Bọ cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae). Cụ thể họ phụ Chrysomelinea đã giới thiệu 35 loài, họ phụ Alticinae giới thiệu 39 loài và họ phụ Galirucinae giới thiệu 93 loài. Năm 1987 đoàn nghiên cứu tổng hợp người Pháp tên là Mission Parie đã điều tra côn trùng Đông Dương, kết quả công bố cho thấy phát hiện được 1020 loài, trong đó có 541 loài Bộ cánh cứng, 168 loài thuộc Bộ cánh vảy, 139 loài Chuồn chuồn, 59 loài Mối, 55 loài Bộ cánh màng, 9 loài Bộ hai cánh và 49 loài thuộc các bộ khác. Năm 2003, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và giải mã gen của bọ cánh cứng đỏ. 7 Theo nghiên cứu của hai nhà côn trùng học Michael Caterino và Alexey Tishechkin đã đặt tên cho 138 loài mới thuộc chi Operclipygus (tên này xuất phát từ hình dáng bộ phận phía sau của loài này trông giống như vỏ sò), do đó số lượng các loài côn trùng thuộc họ này đã tăng lên hơn sáu lần. Phát hiện này dựa trên một nghiên cứu từ hơn 4.000 mẫu vật được trưng bày tại các bảo tàng lịch sử tự nhiên trên toàn thế giới, cũng như các mẫu vật thu được trải qua nghiên cứu thực địa của nhóm tác giả tại khắp miền Trung và Nam Mỹ. Tất cả những con bọ cánh cứng này thuộc họ Histeridae. Loài bọ này cực kỳ phong phú và đa dạng về số lượng. Ngày nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục khám phá mức độ đa dạng sinh học của loài côn trùng sinh sống tại những vùng nhiệt đới trên thế giới, với con số ước tính từ 5 đến 30 triệu loài hoặc hơn. 1.4. Tổng quan nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng ở trong nước Các nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng ở nước ta không nhiều, chủ yếu tập trung vào các loài côn trùng thuộc nhóm côn trùng gây hại, từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ, một số ít thì đưa ra các biện pháp bảo tồn các loài côn trùng có ích. Nhưng nhìn chung các tài liệu này chỉ là các con số thống kê hay chỉ nghiên cứu một số loài đại diện. Năm 1921, Vitalis de Salvza chủ biên tập “Faune Entomologi que de Lindochine” đã công bố thu thập 3612 loài côn trùng. Riêng miền Bắc Việt Nam có 1196 loài. Từ năm 1954, sau khi hòa bình được lặp lại, xuất phát từ nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp nên việc điều tra cơ bản về côn trùng được chú ý. Năm 1961, 1965, 1967 và 1968, Bộ Nông nghiệp đã tổ chức các đợt điều tra cơ bản xác định được 2962 loài côn trùng thuộc 223 họ và 20 bộ khác nhau. Năm 1968, Medvedev đã công bố một công trình về họ Bọ lá (Chrysomelidae) ở Việt Nam, trong đó có 8 loài mới đối với khoa học. 8 Năm 1973, trong cuốn sách “Sâu hại rừng và cách phòng trừ” của tác giả Đặng Vũ Cẩn. Giới thiệu một số loài sâu bọ hung hại lá Bạch đàn là: bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteri Mauer), Bọ hung nâu xám bụng dẹt (Adoretus comptessus), Bọ hung nâu nhỏ (Maladera – sp), sâu trưởng thành của nhóm thường sống ở trên tất cả các giống Bạch đàn. Ngoài ra, còn có một số loài côn trùng khác như Bọ vừng (Lepidota bioculata), Bọ sừng (Xylotrupes Gideon L.), Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope)… Năm 1982, Hoàng Đức Nhuận cho xuất bản 2 cuốn sách “Bọ rùa ở Việt Nam”. Năm 1989, tác giả Trần Công Loanh đã xuất bản giáo trình “Côn trùng lâm nghiệp”, trong đó có giới thiệu loài bọ ăn lá hồi (Oides decempunctata Billberg) thuộc họ (Chrysomelidae). Tác giả cho biết loài này xuất hiện ở Lạng Sơn, trên rừng hồi khi phát dịch chúng đã ăn trụi lá hàng chục ha rừng Hồi. Năm 1993, tạp chí lâm nghiệp số 8 có bài của Nguyễn Trung Tín với nhan đề “Xén tóc đục thân Bạch đàn tại Tứ Giác – Long Xuyên trên hai loài Bạch đàn chính Eucalyptus camaldulensis và E.reticornis”. Năm 2004, tạp chí sinh học, nghiên cứu về côn trùng từ trang 100 – 108, của Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dư: “Kết quả nghiên cứu côn trùng Cánh cứng ăn lá (Coleoptera, Chrysomelidae) tại 2 khu vực bảo tồn thiên nhiên Mường Phăng, Hang Kia – Pà Cò và VQG Ba Bể”. Năm 2006 – 2007, Tạ Huy Thịnh trong báo cáo “Điều tra nghiên cứu đa dạng côn trùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn miền Trung và đề xuất các giải pháp bảo tồn”, đã kết luận: trên địa bàn nghiên cứu thuộc phạm vi quy hoạch 2km hai bên đường của cung đường Hồ Chí Minh, đoạn từ huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tới huyện Phước Sơn (Quảng Nam), dài 623km; đi qua 9 huyện, 51 xã, thị trấn cùng với 3 xã thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Sông 9 Thanh (Quảng Nam). Đã ghi nhận được 3.296 loài, 244 họ, 15 bộ côn trùng bổ sung cho khu hệ Việt Nam 350 loài (trong đó có một loài mới cho khoa học), ghi nhận 16 loài có giá trị bảo tồn; trong đó có 5 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2000, 8 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007, 2 loài ghi trong CITES 2006, 3 loài có trong danh mục của nghị định 32CP. Đồng thời đề tài đề xuất thêm 4 loài khác nên đưa vào Sách đỏ Việt Nam gồm: Bọ hung ba sừng (Chalcosoma causasus Fabricius, 1801), Cua bay hoa (Kontum Cheirotonus gestroi Pouillaude, 1913), Xén tóc lớn Đông Dương (Neocerambyx vitalisi Pic, 1923) và Bọ lá bụng thuôn (Phyllium bioculatum Gray, 1882). Trong số 16 loài có giá trị bảo tồn, có 4 loài chỉ thấy phân bố ở miền Trung và Tây Nguyên: Chalcosoma causasus; Chalcosoma atlas; Cheirotonus gestroi và Neocerambyx vitalisi. Ngoài ra đã ghi nhận 148 loài sâu hại nông nghiệp, 79 loài côn trùng y học và thú y, 196 loài côn trùng thiên địch. Năm 2007, báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật của Đặng Thị Đáp cùng cộng sự: “Phân tích số lượng côn trùng cánh cứng (Coleoptera) theo sinh cảnh, thời gian, thời tiết và độ cao ở VQG Tam Đảo – Vĩnh Phúc”. Năm 2008, tác giả Nguyễn Thế Nhã “Nghiên cứu về sâu hại măng” kết luận có 9 loài cánh cứng hại măng thuộc 4 họ, trong đó nguy hiểm nhất là nhóm Vòi voi hại măng gồm ba loài, một loài Bổ củi, ba loài Bọ hung và hai loài Xén tóc. Năm 2008, thông tin khoa học lâm nghiệp số 2, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, của Bùi Trung Hiếu: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của Vòi voi lớn (Cyrtotrachelus buqueti) và đề xuất giải pháp phòng trừ tại khu vực Mai Châu – Hòa Bình” đã kết luận chúng gây hại nhiều nhất vào tháng 6, 7, 8, trong đó biện pháp bọc bảo vệ măng mang lại hiệu quả cao. 10 Năm 2009, Lê Xuân Huệ đã điều tra, đánh giá đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Copia – Sơn La và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn. kết quả xác định được 252 loài côn trùng thuộc 4 bộ: Bộ Cánh nửa (Heteroptera) được 47 loài thuộc 8 họ, bộ Cánh cứng (Coleoptera) được 107 loài thuộc 11 họ, bộ Cánh màng (Hymenoptera) được 29 loài thuộc 4 họ, bộ Cánh phấn (Lepidoptera) được 69 loài thuộc 9 họ. Đã bổ sung cho khu hệ Việt nam 5 giống, 15 loài và 1 loài được mô tả như loài mới cho khoa học. 4 loài côn trùng có trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 (1 loài mức EN, 3 loài mức VU) và 9 loài thuộc họ Papilionidae nằm trong danh lục đỏ IUCN 2003 Năm 2010, Nguyễn Phương Thảo, Bùi Minh Hồng và Phạm Thu Lan : “nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Bọ rùa đỏ (Micraspis discolor Fabricius)”, với kết luận Bọ rùa đỏ trưởng thành có khả năng ăn 130 con rệp Brevicoryne brassicae Linnaeus trong một ngày . Tháng 7 – 2012, Ban Quản Lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan. Được triển khai tại 4 xã: Hoài Tân, Hoài Châu, Tam Quan Nam và Hoài Thanh Tây với 60 hộ nông dân tham gia. Tháng 8 – 2012, trên Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn có bài của Lê Thị Diên, Nguyễn Hợi (Đại học Huế) và Nguyễn Văn Trọng (ĐH Nông Lâm ĐH Huế) đã thực hiện “nghiên cứu đa dạng sinh học của bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Vườn Quốc Gia Bạch Mã”. kết quả nghiên cứu ghi nhận được 178 loài thuộc 128 giống, 17 họ thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Họ có số giống và loài phong phú nhất là Chrysomelidae với 65 loài và 33 giống. Nghiên cứu đã bổ sung thêm 4 họ, 60 giống và 110 loài vào danh lục côn trùng bộ Cánh cứng ở Bạch Mã. 11 Đai cao từ 300500m có số lượng loài và lớp cao nhất với 13 họ và 52 loài và có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất; đai cao có số loài và họ thấp nhất là trên 1000m với 4 họ và 10 loài và có chỉ số đa dạng sinh học thấp nhất. Đai cao 1000m có mức độ tương đồng về thành phần loài thấp nhất với Cs=0,12. Đa số các loài phân bố ở rừng phục hồi với 69 loài và rừng cây bụi là 32 loài, 12 loài được phát hiện ở đất trồng trọt, rừng ven suối và rừng rậm có số loài thấp nhất. Sinh cảnh rừng phục hồi có chỉ số đa dạng cao nhất (d=23,36); sinh cảnh có chỉ số đa dạng thấp nhất là rừng rậm với d=2,09. Sinh cảnh rừng phục hồi và sinh cảnh rừng cây bụi có chỉ số tương đồng cao nhất là 0,16. Các cặp sinh cảnh còn lại có chỉ số tương đồng về thành phần loài rất thấp hoặc bằng 0. Năm 2013, nghiên cứu thạc sỹ của Lê Hải Hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang: “Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của côn trùng thuộc Bộ cánh cứng và đề xuất một số biện pháp quản lý”.kết quả điều tra thu thập được 60 loài thuộc 17 họ khác nhau, trong đó họ chiếm số lượng loài nhiều nhất là: Họ Xén tóc (Cerambycidae).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG ===========XW=========== KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆ N PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢ N CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG NGÀNH : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: D62.02.11 Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thế Nhã Sinh viên thực hiện : Nông Hoàng Mẫn Khóa học : 2010 – 2014 Hà Nội, 2014 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp cuối khóa có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, đây là thời gian những kiến thức đã tích lũy được trong 4 năm học đại học được áp dụng vào thực tiễn đồng thời đó cũng là thời gian sinh viên được học tập, bổ trợ những kiến thức đã và chưa hoàn thiện. Xuấ t phát từ nhu cầu thực tế và nhu cầu bản thân đồng thời được sự đồng ý, quyết định của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xác định thành phần loài côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại khu Bảo tồn Vượn Cao Vít Trùng Khánh – Cao Bằng”. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã cố g ắng nỗ lực hết mình. Những nỗ lực đó xuất phát từ người Thầy, gia đình, nhà trường, Ban Quản lý khu Bảo tồn và bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Người thầy mẫu mực GS.TS Nguyễn Thế Nhã, Người đã bồi dưỡng, truyền đạt nhữ ng kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài. Các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trường, bộ môn Bảo vệ thực vật trường Đại học Lâm nghiệp. Ban Quản lý khu Bảo tồn loài Vượn Cao Vít, gia đình cùng các cán bộ tuần rừng trong khu Bảo tồn Vượn Cao Vít. Do thời gian, thời tiết và trình độ còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nông Hoàng Mẫn ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP viii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Khái quát chung về côn trùng 3 1.2. Đặc điểm của bộ Cánh cứng 3 1.3. Tổng quan nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng ở ngoài nước 4 1.4. Tổng quan nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng ở trong nước 7 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT 12 2.1. Lược sử hình thành 12 2.2. Điều kiện tự nhiên 13 2.2.1. Vị trí địa lí 13 2.2.2. Đặc điểm địa hình 13 2.2.3. Khí hậu, thời tiết 13 2.2.4. Chế độ thủy văn 14 2.3. Tài nguyên thiên nhiên 15 2.3.1. Tài nguyên đất 15 2.3.2. Tài nguyên nước 15 2.3.3. Tài nguyên thực v ật 15 2.3.4. Tài nguyên động vật 16 iii 2.4. Hiện trạng tài nguyên rừng 17 2.4.1. Diện tích các loại đất rừng 17 2.4.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 18 2.5. Đặc điểm kinh tế, xã hội 20 2.5.1. Nguồn nhân lực 20 2.5.2. Thực trạng kinh tế xã hội 21 CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 24 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.3. Nội dung điều tra nghiên cứu 24 3.4. Phương pháp điều tra nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp kế thừa 24 3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa 25 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và bảo quản mẫu 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 37 4.1. Thành phần loài côn trùng cánh cứng trong khu vực nghiên cứu 37 4.2. Đặc điểm phân bố của bộ Cánh cứng theo các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu 42 4.3. Tính đa dạng sinh học của bộ Cánh c ứng trong khu vực nghiên cứu 45 4.3.1. Đa dạng loài 45 4.3.2. Đa dạng trong quan hệ sinh dưỡng 47 4.3.3. Đa dạng về hình thái 48 4.3.4. Đa dạng về tập tính 50 4.4. Đặc điểm hình thái của các loài thuộc bộ Cánh cứng thường gặp 51 4.4.1. Bọ bốn nhánh - Cassida quadriramosa Gressitt, 1952 (Chrysomelidae) 51 4.4.2. Bọ xanh ăn lá - Chrysochus chinensis (Họ bọ ăn lá: Chrysomelidae) . 52 iv 4.4.3. Bọ hung nâu nhỏ - Maladera orientalis (Motschulsky, 1857) 52 4.4.4. Họ bọ rùa – Coccinellidae 53 4.5. Đề xuất một số biện pháp giám sát quản lý và bảo tồn côn trùng bộ Cánh cứng Khu Bảo tồn loài Vượn Cao Vít – Trùng Khánh 53 4.5.1. Các giải pháp chung 54 4.5.2. Các giải pháp kỹ thuật giám sát 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 60 5.1. Kết luận 60 5.2. Tồn tại 61 5.3. Kiến nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BTVCV Bảo tồn Vượn Cao Vít BQL Ban quản lý ĐH Đại học OTC Ô tiêu chuẩn STT Số thứ tự UBND ủy ban nhân dân TT Thứ tự TCN Trước công nguyên FFI Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế VQG Vườn quốc gia VCV Vượn Cao Vít vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích và các loại đất rừng 17 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 18 Bảng 2.3: Hiện trạng rừng đặc dụng 18 Bảng 2.4: Hiện trạng rừng phòng hộ 19 Bảng 2.5: Hiện trạng rừng sản xuất 20 Bảng 3.1: Các dạng sinh cảnh chính trong Khu BTVCV Trùng Khánh 25 Bảng 3.2: Đặc điểm cơ bản của các ô tiêu chuẩn 28 Bảng 4.1: Danh lục côn trùng b ộ Cánh cứng Khu BTVCV năm 2014 37 Bảng 4.2: Các loài côn trùng cánh cứng thường gặp 42 Bảng 4.3: Các loài côn trùng cánh cứng ít gặp 42 Bảng 4.4: Thành phần loài côn trùng cánh cứng theo các dạng sinh cảnh 43 Bảng 4.5: Bảng thống kê số loài côn trùng bộ Cánh cứng theo các họ 45 Bảng 4.6: Các nhóm dinh dưỡng của côn trùng cánh cứng trong khu vực47 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sáu dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu 27 Hình 3.2: Tuyến điều tra xã Phong Nậm 29 Hình 3.3: Tuyến điều tra xã Ngọc Khê 29 Hình 3.4: Tuyến điều tra xã Ngọc Côn 30 Hình 4.1: Tỷ lệ độ bắt gặp các loài côn trùng bộ Cánh cứng 41 Hình 4.2 Tỷ lệ phân bố các loài côn trùng bộ Cánh cứng theo sinh cảnh 43 Hình 4.3: tỷ lệ số loài côn trùng của các họ trong bộ Cánh cứng 47 Hình 4.4: Tỷ lệ % số loài của các nhóm dinh dưỡng khác nhau 48 viii TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG ===============o0o=============== TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1. Tên khóa luận: Xác định thành phần loài côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại khu Bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh – Cao Bằng. 2. Sinh viên thực tập: Nông Hoàng mẫn 3. Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thế Nhã 4. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá bước đầu về thành phần loài và phân bố của khu hệ côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera), làm cơ sở từ đó đề xuất các biện pháp quản lý côn trùng bộ Cánh cứng tại khu Bảo Tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh. 5. Nội dung nghiên cứu: - Xác định thành phần loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. - Đặc điểm phân bố của bộ Cánh cứng theo các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu. - Đánh giá tính đa dạng sinh học côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại khu vự c nghiên cứu. - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các loài thuộc bộ Cánh cứng thường gặp. - Đề xuất một số biện pháp giám sát quản lý và bảo tồn côn trùng bộ Cánh cứng. 6. Những kết quả đạt được 1. Thành phần loài ix Xác định được 50 loài thuộc 18 họ trong bộ Cánh cứng (Coleoptera). Trong đó, nhóm ngẫu nhiên gặp với 43 loài, chiếm 86%. Loài thường gặp gồm 3 loài, chiếm 6% và loài ít gặp với 4 loài, chiếm 8%. 2. Đặc điểm phân bố Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy có số loài phân bố nhiều nhất, với 47 loài bắt gặp trong số 50 loài điều tra được trong khu vực, chiếm 94%. Rừng tự nhiên núi đá 39/50 loài, chi ếm 78%. Sinh cảnh trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic) 36/50 loài, chiếm 72%. Trảng cỏ 26 loài, chiếm 52%. Rừng trồng xen nương rẫy 20 loài, chiếm 40% và sinh cảnh có số loài bắt gặp ít nhất là rừng tre nứa tự nhiên với 9/50 loài chiếm 18%. 3. Tính đa dạng sinh học Đa dạng số loài trong các họ gồm 18 họ, họ nhiều nhất là 8 loài, chiếm 16 %. Đa dạng trong quan hệ dinh dưỡng: Côn trùng cánh cứng trong khu vực sử dụng 6 nhóm dinh dưỡng chính, đã định và 1 nhóm chưa định rõ nguồn dinh dưỡng, gồm: ăn lá, ăn gỗ mục - ăn phân và xác chết, ăn thịt, ăn nấm, hại cau dừa, hại rễ củ-cành. Đa dạng về hình thái, đa dạng về tập tính. 4. Một số đặc điểm hình thái của các loài thuộc bộ Cánh cứng. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các loài và h ọ thường gặp: gồm 3 loài (Cassida quadriramosa Gressitt, 1952. Chrysochus chinensis Baly. Maladera orientalis (Motschulsky, 1857)) và 1 họ (Coccinelldae). 5. Biện pháp quản lý Đề xuất một số biện pháp chung: giải pháp trong nghiên cứu khoa học. Giải pháp trong quản lý rừng. Giải pháp về tuyên truyền. Giải pháp về phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho cộng đồng. Đề xuất một số kỹ thuật giám sát côn trùng trong khu vực: Đối với côn trùng gây hại. Đối với côn trùng thiên địch. [...]... côn trùng cánh cứng trong hệ sinh thái rừng và trong đời sống con người là rất lớn Chúng bao gồm những loài có lợi và những loài có hại nhưng chỉ là tương đối Nhận biết được những vai trò của côn trùng cánh cứng tới rừng và tính cấp thiết của khu vực, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: Xác định thành phần loài côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại khu. .. tộc tại địa phương chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu dạy các lớp mầm non và bậc tiểu học 23 CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá bước đầu về thành phần loài và phân bố của khu hệ côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera), làm cơ sở từ đó đề xuất các biện pháp quản lý côn trùng bộ Cánh cứng tại khu Bảo Tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh. .. sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu - Đánh giá tính đa dạng sinh học côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các loài thuộc bộ Cánh cứng thường gặp - Đề xuất một số biện pháp giám sát quản lý và bảo tồn côn trùng bộ Cánh cứng 3.4 Phương pháp điều tra nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp kế thừa - Kế thừa tài liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Khu. .. nhiều nhất vào tháng 6, 7, 8, trong đó biện pháp bọc bảo vệ măng mang lại hiệu quả cao 9 Năm 2009, Lê Xuân Huệ đã điều tra, đánh giá đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Copia – Sơn La và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn kết quả xác định được 252 loài côn trùng thuộc 4 bộ: Bộ Cánh nửa (Heteroptera) được 47 loài thuộc 8 họ, bộ Cánh cứng (Coleoptera) được 107 loài thuộc 11 họ, bộ Cánh màng... và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Do thời gian có hạn nên tôi chọn pha trưởng thành Côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) làm đối tượng nghiên cứu - Địa điểm : Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít Trùng Khánh - Cao Bằng - Thời gian: 24 tháng 02 đến 04 tháng 05 năm 2014 3.3 Nội dung điều tra nghiên cứu - Xác định thành phần loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu - Đặc điểm phân bố của bộ Cánh cứng. .. giống, 17 họ thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Vườn Quốc gia Bạch Mã Họ có số giống và loài phong phú nhất là Chrysomelidae với 65 loài và 33 giống Nghiên cứu đã bổ sung thêm 4 họ, 60 giống và 110 loài vào danh lục côn trùng bộ Cánh cứng ở Bạch Mã 10 Đai cao từ 300-500m có số lượng loài và lớp cao nhất với 13 họ và 52 loài và có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất; đai cao có số loài và họ thấp nhất là... Quang: “Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của côn trùng thuộc Bộ cánh cứng và đề xuất một số biện pháp quản lý .kết quả điều tra thu thập được 60 loài thuộc 17 họ khác nhau, trong đó họ chiếm số lượng loài nhiều nhất là: Họ Xén tóc (Cerambycidae) 11 CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT 2.1 Lược sử hình thành Theo các bậc cao tuổi ở xã Phong Nậm kể rằng,... đã điều tra côn trùng Đông Dương, kết quả công bố cho thấy phát hiện được 1020 loài, trong đó có 541 loài Bộ cánh cứng, 168 loài thuộc Bộ cánh vảy, 139 loài Chuồn chuồn, 59 loài Mối, 55 loài Bộ cánh màng, 9 loài Bộ hai cánh và 49 loài thuộc các bộ khác Năm 2003, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và giải mã gen của bọ cánh cứng đỏ 6 Theo nghiên cứu của hai nhà côn trùng học Michael Caterino và Alexey... của bộ Cánh cứng Bộ cánh cứng (Coleoptera) là bộ lớn nhất trong lớp Côn trùng (Insecta), có trên 350.000 loài đã được mô tả Côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) có kích thước rất đa dạng, từ rất nhỏ (nhỏ hơn 1mm) đến rất lớn (trên 75mm).Ví dụ: loài Xén tóc (Titanus giganteus) ở vùng nhiệt đới, chiều dài cơ thể có thể đạt đến 170mm Các loài thuộc bộ này sống ở khắp mọi nơi 3 Phần lớn côn trùng bộ Cánh cứng. .. Năm 1910 – 1940, Volka và Sonkling đã xuất bản tài liệu về côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) gồm 240.000 loài, được in trong 31 tập với hàng nghìn loài thuộc bộ Cánh cứng thuộc họ Bọ cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae) Năm 1948, A.I Ilinski đã xuất bản cuốn “Phân loại côn trùng bằng trứng, sâu non và nhộng của các loài sâu hại rừng” trong đó đề cập đến một số loài họ Bọ cánh cứng ăn lá Năm 1959, . về sâu cánh cứng khoai tây (Leptinotasa decemlineata Say) là loại côn trùng gây hại rất nguy hiểm cho khoai tây và một số loài cây nông nghiệp khác. Năm 1965, Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất. loài, một loài Bổ củi, ba loài Bọ hung và hai loài Xén tóc. Năm 2008, thông tin khoa học lâm nghiệp số 2, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, của Bùi Trung Hiếu: “Nghiên cứu đặc điểm. kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài. Các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trường, bộ môn Bảo vệ thực vật trường Đại học Lâm nghiệp. Ban