0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (COLEOPTERA) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG (Trang 31 -31 )

2.5.2.1.Sản xuất nông lâm nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chính của người dân khu vực. Thu nhập chủ yếu từ canh tác nông lâm nghiệp, chăn nuôi. Nhưng có rất ít đất nông nghiệp trong Khu BTVCV và hoạt động nông nghiệp bị hạn chế ở các thung lũng nhỏ. Hầu hết các cộng đồng dân cưđịa phương đều trồng lúa, ngô, sắn, khoai sọ.

Mỗi năm chỉ tiến hành cấy trồng được một vụ lúa mùa, năng suất lúa thấp và bấp bênh do một số nguyên nhân như không chủ động nước tưới tiêu, thiếu kỹ thuật canh tác, hay bị sâu bệnh...

Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập chủ yếu của nhân dân từ sản xuất lúa ngô và chăn nuôi. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng như khu trung tâm xã, đường giao thông, thủy lợi, trường học ... đã và đang được tiến hành nhưng vẫn còn khó khăn.

Với cây ngô được trồng trên đất sau một vụ lúa nhưng năng suất các giống ngô không đồng đều qua các vụ và thấp, chỉ đạt từ 3,0 – 3,5 tấn/ha.

Người dân trong khu vực có tập quán từ bao đời nay đó là sử dụng củi đun và gỗ khai thác từ rừng để làm nhà và guồn cọn phục vụ nước tưới tiêu.

Trong thời điểm hiện nay do nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng, rừng đã được giao khoán khoanh nuôi, người dân đã có ý thức hơn trong khai thác củi. Ngoài ra, người dân cũng được hỗ trợ các kỹ thuật cũng như vật tư của tổ chức FFI để xây dựng bếp lò cải tiến, hầm Biogas nhằm tiết kiệm củi đun và tạo nguồn năng lượng mới từ chất thải.

22

2.5.2.2.Chăn nuôi, thủy sản

Chăn nuôi: Hầu hết các cộng đồng dân cưđịa phương đều nuôi gia cầm (gà, vịt), gia súc (trâu, bò, lợn), một số hộ thì nuôi dê hoặc ngựa. Tuy nhiên chăn nuôi ở các xã xung quanh khu Bảo tồn phát triển chậm chỉ mang tính tự cấp tự túc với quy mô nhỏ, lẻ. Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng cuộc sống của người dân nơi đây, chăn nuôi không những cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ mà còn cung cấp sức kéo cũng như phân bón cho sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng như việc cải tạo đồng ruộng.

Thủy sản: Với hệ thống sông Quây Sơn rộng lớn bao quanh khu Bảo tồn nhưng nơi đây nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản chưa phát triển. Với nghề đánh bắt chỉ diễn ra nhỏ lẻ và phụ thuộc nhiều vào mùa nước lũ. Sản phẩm đánh bắt được chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho người dân. Dụng cụ đánh bắt chưa đem lại nguồn cá cung cấp cho thị trường.

2.5.2.3.Cơ sở hạ tầng

Mạng lưới giao thông: Xã Ngọc Khê và Ngọc Côn có đường tỉnh lộ 217 chạy từ trung tâm huyện Trùng Khánh đến cửa khẩu Pò Peo dài 22km. Hiện nay con đường này đang được nâng cấp đảm bảo cho giao thông và vận chuyển hàng hóa buôn bán giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, có một trục đường đi qua trung tâm xã từ Nà Gạch đến Đông Si dài 14km, đang nâng cấp, mở rộng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã cũng như trong công tác tuần tra rừng. Nhưng bên cạnh đó hệ thống đường liên thôn của một số xóm còn rất khó khăn như đường vào xóm Pác Thay, xóm Đông Si, Tẩu Bản, Pác Ngà, Bó Hay.

Xã Phong Nậm đã có đường giao chính chạy dọc xã từ Bắc Xuống Nam qua trung Tâm Huyện tương đối tốt và hiện đang được mở rộng nâng cấp. Đường này xe ô tô có thể vào đến trung tâm xã và một số xóm của xã. Nhưng

23

bên cạnh đó vẫn còn một số xóm đường giao thông đi lại rất khó khăn, địa hình hiểm trở như: xóm Đà Bè, Lũng Rì…

Mạng lưới điện– Bưu chính viễn thông: Toàn bộ 3 xã vùng dự án đều đã có điện lưới quốc gia. Về mạng điện thoại di động trong khu vực đã phủ sóng đến trung tâm các xã nhưng chưa được phủ sóng đến tất cả các xóm: như xóm Đà Bè, xóm Đông Si…

2.5.2.4.Y tế - Giáo dục

Y tế: Toàn vùng chỉ có 2 xã có trạm y tế xã là trạm y tế xã Phong Nậm và

Ngọc Khê. Còn xã Ngọc Côn chưa được xây dựng trạm y tế xã nên công tác khám chữa bệnh còn phụ thuộc vào trạm Y tế xã Ngọc Khê, do vậy việc chăm sóc sức khỏe của người dân về cơ bản chưa được đảm bảo.

Ở mỗi trạm y tế xã có từ 3 – 4 cán bộ y tế. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn về thuốc men, thiếu cán bộ y tế có năng lực và chuyên môn cao. Hoạt động của các trạm y tế chỉ đáp ứng chữa trị một số bệnh thông thường và tuyên truyền để giúp cho bà con chống lại các bệnh dịch.

Giáo dục: Từ đầu năm UBND các xã đã chỉ đạo các trường từ mầm non

đến trung học cơ sở (trong vùng không có trường phổ thông trung học) giữ vững hệ thống trường lớp và sĩ số học sinh, đặc biệt là bậc tiểu học vận động con em đến trường dạt 100%. Luôn chú trọng nâng cao công tác giáo dục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thường xuyên phát động thi đua dạy tốt học tốt. Tuy nhiên trang thiết bị phục vụ học tập còn nhiều thiếu thốn như: phòng chuyên môn, phòng thí nghiệm, bàn ghế, dụng cụ trực quan…

Đội ngũ giáo viên còn thiếu, trong đó số giáo viên người dân tộc tại địa phương chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu dạy các lớp mầm non và bậc tiểu học.

24

CHƯƠNG 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (COLEOPTERA) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG (Trang 31 -31 )

×