Các giải pháp kỹ thuật giám sát

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG (Trang 66)

™Quản lý côn trùng gây hại

Cần thực hiện tốt công tác bảo vệ phòng chống lửa rừng, phòng chống lũ lụt, hạn chế sâu bệnh…

Thường xuyên tiến hành công tác điều tra để thu thập thông tin về các loài côn trùng gây hại có thể gây ra dịch và thiên địch của chúng, để cung cấp thông tin cho dự tính dự báo và các nghiên cứu cơ bản. Quá trình theo dõi phải diễn ra thường xuyên để tích lũy số liệu qua nhiều năm: Như về đặc điểm sinh học của loài qua các năm và các nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển của loài muốn dự báo. Cứ như vậy qua điều tra nhiều năm cập nhật sẽ tìm ra được quy luật của côn trùng gây hại chính xác hơn ở

57

bất cứ thời điểm nào và chủ động xây dựng kế hoạch phòng trừ trước khi xảy ra dịch.

Để giám sát các loài sâu hại cần áp dụng các biện pháp sau:

- Đối với các loài thuộc họ Vòi voi, họ Bọ sừng cần điều tra sâu trưởng thành theo phương pháp điều tra dưới đất.

- Với các loài thuộc họ Bọ hung ăn lá, họ Cánh cứng ăn lá, tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm trong ô tiêu chuẩn.

- Các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt được tiến hành như sau: x Với các loài họ Bọ hung ăn lá, họ Cánh cứng ăn lá.

9 Cần sử dụng chất dẫn dụ sinh học để bẫy sâu trưởng thành.

9 Chặt toàn bộ cây bị bệnh, đốt, ngâm nước hoặc phun thuốc hóa học để tiêu diệt sâu non, sâu trưởng thành.

9 Thu thập, bắt, tiêu hủy.

9 Tỉa thưa cây, dọn vệ sinh và đốt để tiêu diệt mầm bệnh x Với các loài họ Vòi voi

9 Kết hợp việc chăm sóc rừng trồng (chủ yếu là rừng trồng tre nứa) với tiêu diệt nhộng bằng cách cuốc đất lật xung quanh gốc bán kính 1 m.

9 Lấp kín vị trí đẻ trứng của chúng và tiêu diệt sâu trưởng thành, cần bọc ngay măng mới nhú khỏi mặt đất bằng túi ni lông.

9 Tập trung thu bắt chúng ở pha sâu non và pha trưởng thành

9 Dùng Bi 58 nồng độ 0,005% để phun hoặc quét lên măng từ tháng 6.

9 Sử dụng kết hợp với các loài côn trùng thiên địch của sâu hại Tre là các loài bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu.

x Với các loài họ Xén tóc: Có thể sử dụng chất dẫn dụ sinh học và chặt cây tươi để bẫy sâu trưởng thành.

58

Sử dụng tốt các loài có ích và các yếu tố tự nhiên khác để tiêu diệt quần thể sâu hại. Các loài côn trùng thiên địch của sâu hại măng là các loài bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu…

™Quản lý và bảo tồn côn trùng thiên địch

Để phát huy vai trò khống chế các loài côn trùng gây hại, sử dụng có hiệu quả côn trùng thiên địch là biện pháp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. Cụ thể như sau:

- Với các loài gây hại như sâu non Bọ hung, sâu non một số loài bộ Cánh phấn, sâu thép, sên... có thể sử dụng các loài họ Đom đóm (Lampyridae), Hành trùng (Carabidae) làm thiên địch.

- Với các loài như rệp ống, rệp muội, rệp sáp... sử dụng phần lớn các loài họ Bọ rùa (Coccinellidae) làm thiên địch.

Trước khi sâu hại bùng nổ, cần bảo vệ, giữ mật độ thiên địch luôn ổn định bằng các biện pháp bảo vệ tầng cây bụi thảm tươi, bổ sung nguồn thức ăn, làm tổ nhân tạo cải tạo nơi ở. Khi sâu hại xuất hiện với số lượng lớn, có nguy cơ xảy ra dịch hại, cần ngừng cung cấp thức ăn bổ sung đểthiên địch tập trung vào sâu hại chính. Khi nguồn thức ăn không được cung cấp nữa, các loài thiên địch sẽ ăn các loài côn trùng gây hại. Biện pháp sinh học này làm số lượng, mật độ quần thể sâu hại giảm một cách nhanh chóng, đẩy lùi sự phát triển thành dịch của sâu hại. Tuy nhiên, việc xác định đúng thời điểm xảy ra dịch hại để phát bỏ thực bì hay trồng bổ sung là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của biện pháp phòng trừ sâu hại. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến địa điểm, vị trí những khu vực cần ưu tiên.

Như vậy, côn trùng thiên địch mang lại lợi ích lớn cho việc phòng trừ sâu hại. Hơn thế nữa, các loài côn trùng có ích tại khu vực có điều kiện phát triển quanh năm (đặc biệt là các loài thuộc họ Bọ rùa). Điều đó làm giảm bớt

59

sức lực và thời gian cho việc duy trì, gây và nhân giống, chỉ cần một số hoạt động như:

x Điều tra nắm bắt số lượng, mật độ loài qua các pha.

x Bảo vệ, ngăn cấm việc chặt phá tầng cây bụi, thảm tươi để chúng có điều kiện để phát triển.

x Tập trung, thu thập các ổ trứng để làm tăng mật độ thiên địch vào các ổ dịch sâu hại.

x Gây nuôi một số loài thiên địch khi số lượng thiên địch quá ít, không thể dập tắt dịch hại.

60

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng tại Khu Bảo Tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh tôi đã thu được kết quả sau:

-Xác định được 50 loài thuộc 18 họ trong bộ Cánh cứng (Coleoptera). Trong đó, nhóm ngẫu nhiên gặp với 43 loài, chiếm 86%. Loài thường gặp gồm 3 loài, chiếm 6% và loài ít gặp với 4 loài, chiếm 8%.

-Trên các dạng sinh cảnh khác nhau cho thấy sự phân bố của các loài côn trùng cũng khác nhau. Cụ thể : Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy có số loài phân bố nhiều nhất, với 47 loài bắt gặp trong số 50 loài điều tra được trong khu vực, chiếm 94%. Rừng tự nhiên núi đá 39/50 loài, chiếm 78%. Sinh cảnh trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic) 36/50 loài, chiếm 72%. Trảng cỏ 26 loài, chiếm 52%. Rừng trồng xen nương rẫy 20 loài, chiếm 40% và sinh cảnh có số loài bắt gặp ít nhất là rừng tre nứa tự nhiên với 9/50 loài chiếm 18%.

-Hiện trạng đa dạng sinh học côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu: Đa dạng số loài trong các họ gồm 18 họ, họ nhiều nhất là 8 loài, chiếm 16 %. Đa dạng trong quan hệ dinh dưỡng: Trong khu vực côn trùng cánh cứng sử dụng 6 nhóm dinh dưỡng chính, đã định và 1 nhóm chưa định rõ nguồn dinh dưỡng gồm: ăn lá, ăn gỗ mục - ăn phân và xác chết, ăn thịt, ăn nấm, hại cau dừa, hại rễ củ-cành. Đánh giá đa dạng về hình thái, đa dạng về tập tính.

-Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các loài và họ thường gặp: gồm 3 loài (Cassida quadriramosa Gressitt, 1952. Chrysochus chinensis

61

- Đề xuất một số biện pháp giám sát quản lý và bảo tồn côn trùng cánh cứng gồm các giải pháp chung và các giải pháp kỹ thuật giám sát côn trùng gây hại, côn trùng thiên địch.

5.2. Tồn tại

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành các nội dung báo cáo đề ra nhưng do điều kiện về thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài vẫn còn nhiều tồn tại nhất định:

Mục tiêu đề ra là với tất cả các loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), nhưng thực tế chưa xác định hết số lượng này, thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng sẽ phải nhiều hơn. Chưa thực tế nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài, các pha phát triển của nó, mới chỉ dừng lại ở phương pháp kế thừa.

5.3. Kiến nghị

Nên tiến hành điều tra vào đúng mùa hoạt động của các loài côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) để xác định, thu thập mẫu đa dạng hơn, đồng thời đánh giá đúng sự phân bố cũng như sự tác động của chúng đến khu vực nghiên cứu.

Cần đi sâu vào nghiên cứu đặc tính sinh vật học của các loài cánh cứng, xác định vòng đời của chúng và các mối quan hệ của chúng từ đó có phương pháp quản lý tốt hơn.

Cần tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và các loài côn trùng cánh cứng nói riêng phát triển đa dạng hơn.

Thời gian thực tập dài hơn để nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm sinh học của các loài cánh cứng thu được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (1967), “Côn trùng học lâm nghiệp”. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Đẳng Vũ Cẩn (1973), “Sâu hại rừng và cách phòng trừ”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Thị Diên. 2012. “Nghiên cứu đa dạng sinh học của bộ Cánh cứng

(Coleoptera) tại vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên – Huế” . Tạp chí

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

4. Đặng Thị Đáp và cộng sự (2007): “Phân tích sốlượng côn trùng cánh cứng

(Coleoptera) theo sinh cảnh, thời gian, thời tiết và độ cao ở VQG Tam

Đảo –Vĩnh Phúc”. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. 5. Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dư (2004): “Kết quả nghiên cứu côn trùng ăn lá

(Coleoptera, Chrysomelidae) tại hai khu vực bảo tồn thiên nhiên

Mường Păng, Hang Kia – Pà Cò và VQG Ba Bể”. Tạo chí sinh học, đặc sản nghiên cứu về côn trùng.

6. Lê Hải Hiện (2013), “Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của côn

trùng thuộc bộ Cánh cứng và đề xuất một số giải pháp quản lý tại khu

Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn Thạc Sĩ.

Trường Đại học Lâm nghiệp.

7. Medevedev (1968), “Công bố công trình về họ Bọ lá (Chrysomelidae)" ở Việt Nam.

8. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (1997), “Giáo trình côn trùng rừng,

trường Đại học Lâm nghiệp”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (1998), “Côn trùng rừng” NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), “Bài giảng kỹ thuật phòng

11. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), “Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích”. NXB Nông Nghiệp.

12. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001), “Điều tra,

dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp”. NXB Nông Nghiệp.

12. Hoàng Đức Nhuận (1982), “Bọ rùa ở Việt Nam), NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

13. Qu Tianshen,Wang Haojie, 2004. Main pest of bamboo in china.

Phạm Bình Quyền (1994), “Sinh thái học côn trùng”. NXB Giáo dục Hà Nội.

14.Tạ Huy Thịnh (2006 – 2007) “điều tra nghiên cứu đa dạng côn trùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn miền Trung và đề xuất các giải pháp bảo tồn”, Viện sinh thái tài nguyên sinh vật.

15. Nguyễn Trung Tín (1993), “Xén tóc đục thân Bạch đàn tại Tứ Giác –

Long Xuyên trên hai loài bạch đàn chính Eucalyptus camaldulensis và

Ereticornis”, Tạp chí lâm nghiệp.

16. Trang web: gaga.biodiv.tw

17. Nguyễn Viết Tùng (2006) “Giáo trình côn trùng học đại cương”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Wang Haojie, Varma R. V Xu Tiansen, 1998. Insect Pests of Bamboos in

Asia – A Illusated Manual. INBAR (Internationale Network for

Bamboo and Rattan) Technical Report volume 13.

19. Xiao Gangrou Chief Editor, 1991: Côn trùng rừng Trung quốc. Nhà xuất bản Lâm nghiệp Trung quốc.

20. Zhao Meijun. 2004. Thế giới các loài côn trùng. Hình ảnh 600 loài côn trùng Trung Quốc.

21. Zhu Chung xing, Zhu Dongming, Yin Xuning. 1999. Insect fauna of Hennan

1

Rhynchophorrus ferrugineus Olivie r Hylobius sp.

Sphenophorus sp. Anoplophora beryllina Hope

Mesechthistatus yamahoi Mitono Euryphagus lundi Fabricius

PHỤ LỤC

2

Rhytidodera integra Kolbe Asemum striatum Linnaeus, 1758

Chrysochus sp. Cassida quadriramosa Gressitt, 1952

3

Sagra femorata Drury, 1773 Chrysochus auratusFabricius

Chlamisus sp. Plagiodera versicolora Laicharting, 1781

4

Chlaenius costiger Chaudoir Pheropsophus occipitalis (Macleay)

Anomiopus sp. Catharsius sp.

Copris lunaris (Linnaeus, 1758) Coprophanaeus sp.

Geotrupes substriatellus Fairmaire, 1897.

Catharsius molossus (Linnaeus, 1758)

5

Cyphochilus apicalis Water house Holotrichia sauteri Mauser

Maladera orientalis (Motschulsky,

1857)

Adoretus compressus (Webe r, 1801)

Harmonia axyridis Palls Harmonia dimidiata (Fabricius)

6

Harmonia octomaculata (Fabricius) Chilocorus sp.

Hippodamia sp. Illeis shensiensis Timberlake

7

Figulus binodulus Waterhouse, 1873 Figulus binodulus Waterhouse, 1873

Anomala cupripes Hope Baryrhynchus sp.

Acropteroxys gracilis (Newman 1838) Scolytidae sp.2

8

Chondria rhipiphora Strohecker Sp1.

Tetraphala collaris (Crotch,1876) Pachnoda sp.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)