3.4.3.1. Phương pháp bảo quản, xử lý mẫu cánh cứng
Các mẫu côn trùng cánh cứng được ngâm trong dung dịch cồn và bảo quản nơi khô ráo. Mẫu ở các ô tiêu chuẩn , các tuyến điều tra được đánh dấu và ghi chép cụ thể không bị nhầm lẫn.
Để tiện cho việc quan sát, giám định mẫu phải xử lý mẫu thu được thành tiêu bản (mẫu cắm kim).
36
Cách cắm: kim cắm côn trùng phải có kích thước phù hợp cắm xuyên qua vai cánh trước sao cho kim vuông góc với trục cơ thể, để tiện lợi cho việc quan sát côn trùng thì chiều dài đoạn kim phía trên mẫu phải chiếm 1/3 cơ thể.
3.4.3.2. Phương pháp giám định mẫu
Mẫu côn trùng cánh cứng được giám định dựa theo các tài liệu sau đây: 1. Wang Haojie, Varma R. V Xu Tiansen, 1998. Insect Pests of Bamboos in
Asia – A Illusated Manual. INBAR (Internationale Network for Bamboo and
Rattan) Technical Report volume 13.
2. Xiao Gangrou Chief Editor, 1991: Côn trùng rừng Trung quốc. Nhà xuất bản Lâm nghiệp Trung quốc.
3. Qu Tianshen,Wang Haojie, 2004. Main pest of bamboo in china.
4. Zhao Meijun. 2004. Thế giới các loài côn trùng. Hình ảnh 600 loài côn trùng Trung Quốc.
5. Zhu Chung xing, Zhu Dongming, Yin Xuning. 1999. Insect fauna of Hennan
3.4.3.3. Xử lý số liệu điều tra
Tỷ lệ có côn trùng (P%): Là tỷ lệ phần trăm của tổng số điểm có loài xuất hiện (thu bắt được) trên tổng số điểm điều tra.
P%=n/N*100
Trong đó: P%= Tỷ lệ điểm điều tra có loài cánh cứng n= Số điểm điều tra có loài cánh cứng N = Tổng số điểm điều tra (N=26) Chỉ số P% dùng để xác định độ thường gặp:
Loài thường gặp: P% >50% Loài ít gặp : 25% P% 50% Loài ngẫu nhiên gặp: P% <25%
37
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ