Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG (Trang 64)

¾ Giải pháp trong nghiên cứu khoa học

- Cần nghiên cứu thống kê, xác định thành phần loài côn trùng trong khu vực nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng.

- Mô tả đặc điểm nhận biết, hình thái, phân bố, những tập tính cơ bản của chúng. Đặc biệt về giá trị bảo tồn của loài trong đa dạng sinh học.

¾ Giải pháp về quản lý

- Tiếp tục nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn sinh cảnh động vật và côn trùng.

- Thường xuyên bồi dưỡng cán bộ, không ngừng nâng cao trình độ quản lý giám sát đa dạng sinh học.

¾ Giải pháp về tuyên truyền

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của việc quản lý và bảo vệ rừng, trong đó có côn trùng, đặc biệt là vai trò của bọ cánh cứng trong hệ sinh thái rừng.

- Đối với loài côn trùng có ích đưa ra các thông tin chỉ rõ những vai trò mà nó đem lại như: nó là côn trùng thiên địch (nó ăn con này, ăn con kia), là vật ký sinh (nó làm chết) một số loài gây hại trong đời sống, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của con người (ví dụ:…) hay nó là loài giúp phân hủy xác động thực vật và làm sạch môi trường trong hệ sinh thái…

- Đối với những loài gây hại cần chỉ rõ những thiệt hại mà nó có thể gây ra, đặc biệt khi phát dịch. Từ đó, cùng với sự tham gia của người dân, các chủ

55

rừng đưa ra các biện pháp quản lý bảo vệ hay phòng trừ có hiệu quả, làm giảm thiệt hại cho rừng, giảm chi phí phòng trừ, giảm ảnh hưởng đến môi trường ở mức tối thiểu.

- Tổ chức tuyên truyền các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ rừng, môi trường, các quy định về phòng trừ sâu bệnh hại cũng như quy định về việc tổ chức quản lý sâu hại và các quy định quản lý sử dụng thuốc trừ sâu …

- Mở các cuộc thi tìm hiểu về rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ côn trùng nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng để cộng đồng có những cái nhìn đúng về côn trùng và côn trùng cánh cứng.

Muốn thực hiện được các giải pháp trên cần: trong kinh phí cần phân tích và có chi tiêu cụ thể cho từng hạng mục. Có như vậy mới có thể hỗ trợ các trang thiết bị tuyên truyền đến các xã, khu dân cư, làng, bản, trường học…để phục vụ công tác quản lý có hiệu quả.

¾ Giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

- Với vị trí nằm ở khu vực biên giới, nền kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, một số bản, làng còn nghèo nàn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp theo hướng tự cấp tự túc, thu nhập của người dân chưa được đảm bảo. Vì vậy cần có những mô hình phát triển kinh tế nông thôn kiểu mới phù hợp với điều kiện địa phương. Có thể áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, lựa chọn mô hình canh tác phù hợp, ưu tiên các loài cây ngắn ngày như lúa, ngô, sắn…để đảm bảo lương thực ngay tại địa phương.

- Tận dụng hết tài nguyên đất sau vụ lúa để trồng các loài cây như ngô, đậu tương và các cây hoa màu khác, thực hiện phương châm không cho đất nghỉ (trong khu vực nhưĐà bè, Bó hay, Đông si người dân chưa tận dụng hết tài nguyên đất nông nghiệp, phần lớn diện tích đất sau vụ lúa rồi để trống, đợi đến vụ lúa năm sau). Nhằm tạo nguồn thức ăn tại chỗ cho việc chăn nuôi gia súc gia cầm để tăng thêm thu nhập ngoài mùa vụ.

56

- Với diện tích đất trống rải rác ở khu vực vùng đệm còn tương đối nhiều, cần nghiên cứu kết cấu đất, loại đất, quy hoạch, để trồng những loài cây. Ví dụ như: Thông, xoan hôi… cho phù hợp với từng điều kiện lập địa khu vực. vừa tăng độ che phủ rừng, tăng sự đa dạng sinh học, vừa là nguồn gỗ củi khi rừng đến tuổi tỉa thưa cho đến khi rừng cho khai thác. Đến lúc đó sẽ giảm được những tác động của người dân vào rừng. Nhưng để đạt được những yêu cầu trên cần có sự chung tay từ các nhà nghiên cứu, các cấp, các ngành cho đến người dân địa phương.

- Duy trì diện tích đất nông nghiệp hiện có và ưu tiên những loài cây trồng ngắn ngày phù hợp. Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm như : Trâu bò, lợn, gà. Tuy nhiên thì cần chú ý đến công tác phòng chống dịch bệnh và quy hoạch bãi chăn thả hợp lý.

- Ngoài việc thực hiện các mô hình thích hợp, thì nơi đây phát triển du lịch cũng là một giải pháp, cần phát triển. với nhiều ngọn núi cao và các thung lũng sâu, với các loài thực vật mọc trên đá đa dạng. Rất thích hợp cho ngành du lịch khám phá.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)