Tính đa dạng sinh học của bộ Cánh cứng trong khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG (Trang 55)

4.3.1. Đa dạng loài

Sự phong phú của từng loài côn trùng bộ Cánh cứng trong khu vực nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.5:

46

Bng 4.5: Bng thng kê s loài côn trùng b Cánh cng theo các h

STT Tên họ Số loài % loài

Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Họ Vòi voi Curculionidae 3 6,00

2 Họ Xén tóc Cerambycidae 5 10,00

3 Họ Bọ cánh cứng ăn lá Chrysomelidae 8 16,00

4 Họ bọ chân chạy Carabidae 4 8,00

5 Họ bọ hung Scarabaeidae 6 12,00 6 Họ bọ hung ăn lá Melolonthidae 4 8,00 7 Họ bọ rùa Coccinelldae 6 12,00 8 Họ bổ củi Elateridae 2 4,00 9 Họ sừng hưu (kặp kìm) Lucanidae 2 4,00 10 Họ cánh cam Rutelidae 1 2,00 11 Họ Brentidae Brentidae 1 2,00 12 Họ Erotylidae Erotylidae 1 2,00 13 Họ mọt Scolytidae 1 2,00 14 Họ Endomychidae Endomychidae 2 4,00 15 Họ Bothrideridae Bothrideridae 1 2,00 16 Họ Cetoniidae Cetoniidae 1 2,00 17 Họ Cryptophagidae Cryptophagidae 1 2,00 18 Họ Hispidae Hispidae 1 2,00 Tổng 50 100,00

Qua bảng 4.5 cho thấy số loài côn trùng cánh cứng của các họ thống kê được có sự khác nhau: Họ có số loài chiếm nhiều nhất là 16% thuộc họ Bọ cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae) với 8/50 loài. Tiếp theo là họ bọ hung (Scarabaeidae) và họ bọ rùa (Coccinelldae) có số loài như nhau: 6 loài chiếm

47

12%. Họ Xén tóc Cerambycidae (5 loài chiếm 10%), họ bọ chân chạy Carabidae và họ bọ hung ăn lá Melolonthidae có số loài như nhau (4 loài chiếm 8%). Trong khi đó, có những họ chỉ có 1 loài như: Rutelidae, Brentidae, Erotylidae, Scolytidae, Bothrideridae, Hispidae, Cryptophagidae, Cetoniidae.

Tỷ lệ số loài của các họ được thể hiện qua hình 4.3:

Hình 4.3: tỷ lệ số loài côn trùng của các họ trong bộ Cánh cứng 4.3.2. Đa dạng trong quan hệ sinh dưỡng

Tính ăn của côn trùng cánh cứng là rất phức tạp, đa số ăn thực vật, nhưng cũng có nhiều loài ăn động vật, chuyên tấn công các loài côn trùng nhỏ khác, có loài lại chuyên ăn chất hữu cơ mục nát và những di thể động thực vật, có loài thì lại chuyên ăn các bào tử nấm…

Cụ thể trong khu vực nghiên cứu sự đa dạng quan hệ dinh dưỡng của côn trùng cánh cứng được thể hiện trong bảng 4.6:

48

Bng 4.6: Các nhóm dinh dưỡng ca côn trùng cánh cng trong khu vc

STT Nguồn dinh dưỡng Số loài Tỷ lệ %

1 Ăn lá 20 40,00

2 Ăn gỗ mục, ăn phân và xác chết 10 20,00

3 Ăn nấm 1 2,00

4 Ăn thịt 10 20,00

5 Hại cau dừa 2 4,00

6 Hại rễ, củ, cành non 2 4,00

7 Chưa xác định 5 10,00

Hình 4.4: Tỷ lệ % số loài của các nhóm dinh dưỡng khác nhau 4.3.3. Đa dạng về hình thái

Hình thái côn trùng Bộ cánh cứng Coleoptera (Coleo: cái bao, cái vỏ. ptera: cánh) khá đa dạng nhưng đặc điểm chủ yếu nhất nói lên tên bộ đó là bộ phận cánh, phần lớn côn trùng bộ Cánh cứng có hai cập cánh, cập cánh trước cấu tạo bằng chất sừng cứng, cập cánh sau bằng chất màng, thường dài hơn cập cánh trước và ở trạng thái nghỉ được xếp lại dưới cập cánh trước. Tuy nhiên chúng được chia làm 3 phần rõ rệt: Đầu, ngực, bụng.

49

™ Đầu: Là phần trước của cơ thể giữ chức năng quan trọng trong đời sống của côn trùng, được cấu tạo từ 5 – 6 đốt phía trước cơ thể gộp lại mà thành, phía trước đầu từ trên xuống có: Đỉnh đầu, trán, chân môi, lá môi trên. Hai đỉnh đầu có mắt kép, phía trên trán còn có hai lỗ hõm gọi là ổ chân râu, từ đó mọc ra hai râu đầu. Tuy nhiên do điều kiện môi trường sống mà mỗi loài có những biến đổi khác nhau, có loại đầu kéo dài thành ống vòi (như Vòi Voi cau dừa) thích nghi với đời sống đục các loài cây cau dừa hoặc phân họ tre nứa, loại thì đầu biến đổi thu nhỏ rất nhiều so với phần khác. Ngoài những biến đổi cơ bản của đầu thì các bộ phận của đầu cũng có sự biến dạng như:

- Râu đầu: Côn trùng nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng chúng có một đôi râu đầu nhiều đốt, là bộ phận thính giác, khứu giác, xúc giác của côn trùng. Phần lớn râu đầu trong bộ Cánh cứng chủ yếu có dạng hình sợi chỉ (Họ Xén tóc – Cerambycidae), hình đầu gối lá lợp (Họ bọ hung – Scarabacdae), hình răng cưa (Họ bổ củi – Elateridae), hình chùy hay hình dùi trống như họ Bọ rùa, họ Vòi voi, họ Mọt.

- Miệng: Là công cụ thu thập và sơ chế thức ăn. Côn trùng thuộc bộ Cánh cứng có kiểu miệng gặm nhai, 2 hàm (hàm trên) rất phát triển.

™ Ngực: là phần thứ 2 của côn trùng, được coi là trung tâm vận động của cơ thể vì ngực mang ba đôi chân ngực (có các dạng như: Chân đào bới, chân leo, chân bơi) và hai đôi cánh dùng để bay. Còn những loài vận động nhiều như Xén tóc, Bọ hung thì chân, cánh, ngực rất phát triển. Phần ngực của côn trùng bộ Cánh cứng có những đặc điểm đặc biệt như: Mảnh lưng ngực trước có thể kéo dài dạng sừng, chân trước thì có dạng đào bới như họ Bọ hung (Scarabacdae), giữa hai cánh có mảnh thuẫn với độ to nhỏ khác nhau. Mảnh thuẫn phần lớn loài có hình tam giác như (Cánh cam – Anomala cupripes Hope). Cánh có độ cứng và màu sắc khác nhau (cánh rất cứng – màu

50

đen như: họ kặp kìm Lucanidae, họ bọ hung), cánh cứng có màu hoa văn như họ Bọ rùa, họ Xén tóc, họ Vòi voi. Cánh cứng có gai như họ Hispidae.

™ Bụng: Là bộ phận thứ ba của cơ thể của côn trùng, chứa các cơ quan đồng hóa và dị hóa, cơ quan sinh sản của côn trùng. Bộ phận này được cấu tạo bởi nhiều đốt bụng nối lại với nhau bằng một màng mỏng nên cơ thể co giãn và quay được dễ dàng. Trong bộ này thường có dạng bụng rỗng.

Ngoài những biến đổi về cấu tạo cơ thể thì màu sắc côn trùng cũng tạo nên sự đa dạng về hình thái. Mỗi loài côn trùng đều có hình dạng và kích thước đặc trưng và có màu sắc khác nhau để thích nghi với điều kiện sống, lẩn trốn kẻ thù, hay dễ dàng tìm kiếm thức ăn. Tất cả những biến đổi trên cơ thể côn trùng cánh cứng tạo nên sự đa dạng về hình thái côn trùng.

4.3.4. Đa dạng về tập tính

Để thích nghi với điều kiện ngoại cảnh như hoạt động kiếm mồi, lẩn tránh kẻ thù hay duy trì nòi giống thì côn trùng nói chung và mỗi loài nói riêng đều tạo cho mình những tập tính khác nhau để tồn tại, sinh trưởng và phát triển như:

Họ Bọ chân chạy (Carabidae) phần lớn chúng là nhóm có ích, có tập tính sống trên cạn, cư trú và hoạt động trong đất, trên mặt đất, dưới gạch đá, lá cây rụng, khi bị quấy rầy chạy rất nhanh, ít khi bay và phần lớn hoạt động về đêm.

Họ Vòi voi (Curculionidae) Thành trùng và ấu trùng đều ăn phá thực vật, tấn công nhiều bộ phận khác nhau như rễ, thân , lá, hoặc sống trong đất, trong thân cây.

Họ Bọ hung (Scarabaeidae) là họ có tập quán sinh hoạt rất khác biệt nhau, nhiều loài có tính xu hóa, hoạt động về đêm nhờ thế mà chúng có thể tìm kiếm thức ăn, tìm đôi, tìm nơi đẻ trứng và tránh được thiên địch.

Còn các loài thuộc họ Bọ ăn lá kiếm ăn trên những cây bụi nhỏ nên thường hoạt động vào ban ngày, xuất hiện vào những ngày thời tiết nắng ấm.

51

Đối với côn trùng bộ Cánh cứng có nhiều loài xu tính như: Xu hóa, xu quang, xu nhiệt...

Một số loài có tính xu quang mạnh (thường là xu quang dương) có phản ứng rất mạnh với ánh sáng, chúng vận động chủ yếu bằng cách bay tới nguồn kích thích. Chúng thường là những loài hoạt động vào ban đêm như Bọ hung, Bổ củi, với đặc điểm các mắt nhỏ không bị sắc tố tách biệt ra khỏi nhau, đó là những mắt kép thể chêm.

Một số loài có tính xu hóa như họ Mọt (Scolytidae), bọ hung…

Trên thực tế ta thấy rằng thức ăn là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tập tính sống của côn trùng và ảnh hưởng đến thời gian sinh sản của côn trùng, đa số các loài côn trùng sinh sản và phát dục vào mùa có thức ăn phong phú. Vì vậy, có thể khẳng định thức ăn là một yếu tố hình thành nên đặc tính cơ bản của côn trùng.

4.4. Đặc điểm hình thái của các loài thuộc bộ Cánh cứng thường gặp4.4.1. Bọ bốn nhánh - Cassida quadriramosa Gressitt, 1952 (Chrysomelidae) 4.4.1. Bọ bốn nhánh - Cassida quadriramosa Gressitt, 1952 (Chrysomelidae)

Con trưởng thành có chiều dài từ 5,1 – 6,2mm, râu đầu hình sợi chỉ có 2 màu, ½ râu đầu tính từ chân râu có màu vàng và nửa bên kia có màu đen. Toàn thân hình elip, với chiều rộng tối đa ở giữa,

hai bên tạo thành hình tròn một cách rộng rãi, không có các góc cơ bản. Phần trên của cánh màu ánh nâu có 1 lớp mô trên cánh nhô lên giống như 1 chiếc đĩa lồi. Có 4 vạch nâu đậm nét, 2 vạch ở 2 vai và 2 vạch ở phía cuối của cánh. Đầu dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể, mảnh lưng ngực trước phủ hết đầu hoặc gần hết đầu với bề mặt mịn màng, sáng mà cứng.

52

Đặc tính sinh vật học: ăn lá cây, đặc biệt là ăn lá cây Dảo cổ lam.

4.4.2. Bọ xanh ăn lá - Chrysochus chinensis (Họ bọăn lá: Chrysomelidae)

Đặc điểm: Cơ thể nhỏ, chiều dài khoảng từ 5 – 6 mm, râu đầu hình sợi chỉ, ngắn hơn ½ chiều dài cơ thể, mắt tròn mọc ở gần ngực trước, bàn chân có 4 đốt, đốt thứ 4 nhỏ nhất, đốt thứ 3 lớn nhất. Rất nhanh nhẹn khi bị thu bắt hoặc lẩn trốn kẻ thù.

Sâu trưởng thành sống ở trên lá. Ăn lá cây.

4.4.3. Bọ hung nâu nhỏ - Maladera orientalis (Motschulsky, 1857)

Chiều dài cơ thể khoảng từ 6 – 8 mm, màu nâu, đầu phần lớn là màu đen, phân bố ở vùng có độ cao từ thấp cho đến trung bình. Có tính hướng sáng. Thường ăn lá vào gần trưa hoặc tối. Khi ăn xong chúng thường ẩn nấp ở dưới các loài cây cỏ. Trong khu vực bắt gặp nhiều ở các thũng lũng, dưới rừng thứ sinh phục hồi, khu vực nhà trạm.

53

4.4.4. Họ bọ rùa – Coccinellidae

Đặc điểm: Gồm những loài có kích thước nhỏ, Thân dài từ 0,8 – 10 mm, có hình bầu dục hoặc tròn. Mặt lưng vồng lên hình bán cầu, mặt bụng thì phẳng. Màu sắc cơ thể rất đa dạng, thường có màu vàng, màu da cam hoặc hơi đỏ có nhiều chấm đen hoặc màu đen có chấm vàng đến đỏ. Bàn chân có cấu tạo 3-3-3. Miệng ở phía dưới đầu. Râu đầu hình chùy hay hình dùi đục, ngắn có 3 đốt, bụng có 10 đốt.

Đặc tính sinh vật học: đa số bọ rùa (cả thành trùng lẫn ấu trùng) có tính ăn thịt, sinh sống chủ yếu bằng cách tấn công rầy mềm ăn phá.

Trong khu Bảo tồn Loài Vượn Cao Vít bắt gặp nhiều ở các sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, rừng trồng, rừng thứ sinh phục hồi.

4.5. Đề xuất một số biện pháp giám sát quản lý và bảo tồn côn trùng bộ

Cánh cứng Khu Bảo tồn loài Vượn Cao Vít – Trùng Khánh

Để quản lý côn trùng chung, và côn trùng bộ Cánh cứng riêng, trước hết phải hiểu được vai trò của côn trùng nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng trong hệ sinh thái rừng. Nắm rõ được thành phần loài, hình thái, phân bố, những tập tính cơ bản của chúng. Đồng thời phải hiểu rõ được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của người dân tại khu vực nghiên cứu. Từ đó mới đưa ra các biện pháp cụ thể.

54

Sau thời gian nghiên cứu, thực tập khóa luận tại địa phương (Khu Bảo Tồn Vượn Cao Vít Trùng Khánh) và cũng là một trong những công dân trong huyện, thông qua quá trình tiếp thu, thu thập thông tin và kế thừa tài liệu. Tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý côn trùng cánh cứng tại Khu Bảo tồn loài sinh Cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh như sau:

4.5.1. Các giải pháp chung

¾ Giải pháp trong nghiên cứu khoa học

- Cần nghiên cứu thống kê, xác định thành phần loài côn trùng trong khu vực nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng.

- Mô tả đặc điểm nhận biết, hình thái, phân bố, những tập tính cơ bản của chúng. Đặc biệt về giá trị bảo tồn của loài trong đa dạng sinh học.

¾ Giải pháp về quản lý

- Tiếp tục nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn sinh cảnh động vật và côn trùng.

- Thường xuyên bồi dưỡng cán bộ, không ngừng nâng cao trình độ quản lý giám sát đa dạng sinh học.

¾ Giải pháp về tuyên truyền

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của việc quản lý và bảo vệ rừng, trong đó có côn trùng, đặc biệt là vai trò của bọ cánh cứng trong hệ sinh thái rừng.

- Đối với loài côn trùng có ích đưa ra các thông tin chỉ rõ những vai trò mà nó đem lại như: nó là côn trùng thiên địch (nó ăn con này, ăn con kia), là vật ký sinh (nó làm chết) một số loài gây hại trong đời sống, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của con người (ví dụ:…) hay nó là loài giúp phân hủy xác động thực vật và làm sạch môi trường trong hệ sinh thái…

- Đối với những loài gây hại cần chỉ rõ những thiệt hại mà nó có thể gây ra, đặc biệt khi phát dịch. Từ đó, cùng với sự tham gia của người dân, các chủ

55

rừng đưa ra các biện pháp quản lý bảo vệ hay phòng trừ có hiệu quả, làm giảm thiệt hại cho rừng, giảm chi phí phòng trừ, giảm ảnh hưởng đến môi trường ở mức tối thiểu.

- Tổ chức tuyên truyền các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ rừng, môi trường, các quy định về phòng trừ sâu bệnh hại cũng như quy định về việc tổ chức quản lý sâu hại và các quy định quản lý sử dụng thuốc trừ sâu …

- Mở các cuộc thi tìm hiểu về rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ côn trùng nói chung và bộ Cánh cứng nói riêng để cộng đồng có những cái nhìn đúng về côn trùng và côn trùng cánh cứng.

Muốn thực hiện được các giải pháp trên cần: trong kinh phí cần phân tích và có chi tiêu cụ thể cho từng hạng mục. Có như vậy mới có thể hỗ trợ các trang thiết bị tuyên truyền đến các xã, khu dân cư, làng, bản, trường học…để phục vụ công tác quản lý có hiệu quả.

¾ Giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

- Với vị trí nằm ở khu vực biên giới, nền kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, một số bản, làng còn nghèo nàn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp theo hướng tự cấp tự túc, thu nhập của người dân chưa được đảm bảo. Vì vậy cần có những mô hình phát triển kinh tế nông thôn kiểu mới phù hợp với điều kiện địa phương. Có thể áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, lựa chọn mô hình canh tác phù hợp, ưu tiên các loài cây ngắn ngày như lúa, ngô, sắn…để đảm bảo lương thực ngay tại địa phương.

- Tận dụng hết tài nguyên đất sau vụ lúa để trồng các loài cây như ngô, đậu tương và các cây hoa màu khác, thực hiện phương châm không cho đất nghỉ (trong khu vực nhưĐà bè, Bó hay, Đông si người dân chưa tận dụng hết tài nguyên đất nông nghiệp, phần lớn diện tích đất sau vụ lúa rồi để trống, đợi đến vụ lúa năm sau). Nhằm tạo nguồn thức ăn tại chỗ cho việc chăn nuôi gia súc gia cầm để tăng thêm thu nhập ngoài mùa vụ.

56

- Với diện tích đất trống rải rác ở khu vực vùng đệm còn tương đối nhiều, cần nghiên cứu kết cấu đất, loại đất, quy hoạch, để trồng những loài cây. Ví dụ như: Thông, xoan hôi… cho phù hợp với từng điều kiện lập địa khu vực. vừa tăng độ che phủ rừng, tăng sự đa dạng sinh học, vừa là nguồn gỗ củi khi rừng đến tuổi tỉa thưa cho đến khi rừng cho khai thác. Đến lúc đó sẽ giảm được những tác động của người dân vào rừng. Nhưng để đạt được

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG (Coleoptera) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)